Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập tình huống chương 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.29 KB, 9 trang )

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 8:
Mr. Indifference, CFO của VDEC đã quyết định khắc phục tình trạng
giảm sút nhu cầu ở Mỹ đối với sản phẩm giày trượt “Speedos” bằng cách
xuất hàng sang Thái Lan. Hơn nữa vì giá cao su và nhựa ở Đông Nam Á rẻ
nên Mr. Indifference đã quyết định nhập một số yếu tố cần thiết để sản xuất
“Speedos” từ Thái Lan. Mr. Indifference cảm thấy rằng nhập cao su và nhựa
từ Thái Lan đã mang lại cho VDEC lợi ích về mặt chi phí (giá nguyên vật
liệu nhập từ Thái Lan rẻ hơn 20% so với cùng chủng loại tại Mỹ). Hiện tại,
20 triệu đôla hoặc khoảng 10% doanh số của VDEC được đóng góp bởi hoạt
động kinh doanh tại Thái Lan. Ngược lại, chi phí cho cao su và nhựa nhập từ
Thái Lan chỉ chiếm 4% giá vốn của VDEC.
Việc cạnh tranh tại thị trường Thái Lan với các nhà sản xuất giày trượt
Mỹ cũng thưa thớt. Những đối thủ này xuất hàng sang Thái Lan và tính trị
giá lô hàng theo đôla Mỹ. Hiện tại, VDEC đang theo chiến lược là tính giá
bán theo đồng baht Thái. Mr. Indifference cảm thấy rằng điều này đã tạo ra
cho VDEC một lợi thế cạnh tranh vì các nhà nhập khẩu Thái sẽ lập kế hoạch
dễ dàng hơn khi họ không phải lo lắng cho những số tiền thanh toán khác
nhau do biến động tỷ giá. Hơn nữa, một khách hàng lớn của VDEC (một cửa
hàng bán lẻ) đã thỏa thuận mua một số lượng cố định giày trượt “Speedos”
hàng năm nếu như cửa hàng được tính giá bằng THB trong khoảng thời gian
3 năm. Việc mua các nguyên vật liệu đầu vào của VDEC từ các nhà xuất
khẩu Thái hiện tại cũng được tính bằng THB.
Mr. Indifference có phần hài long với những kế hoạch hiện tại và nhận
thấy thiếu các đối thủ cạnh tranh ở Thái và bước đầu có thể đảm bảo được
tương lai của VDEC tại thị trường giày trượt Thái Lan. Đặc biệt, Mr.
Indifference cảm thấy các nhà nhập khẩu Thái Lan thích VDEC hơn các đối
thủ khác vì VDEC tính giá bán bằng đồng THB. Hơn nữa, ông cũng cho
rằng những sản phẩm giày trượt chất lượng cao của VDEC sẽ đảm bảo cho
sự thành công trong tương lai cho công ty trên thị trường Thái.
Bạn, chuyên gia phân tích tài chính của VDEC, thì lại ngờ vực về sự thành
công đảm bảo trong tương lai của VDEC. Mặc dù bạn vẫn tin ở chiến lược


xuất nhập hàng ở Thái của VDEC là tốt nhưng bạn đã nhận ra những dấu
hiệu của khủng hoảng châu Á sẽ làm suy yếu nền kinh tế Thái Lan. Đặc biệt,
bạn quan tâm đến những kỳ vọng hiện tại về tương lai kinh tế Thái Lan và
những điều này sẽ tác động như thế nào đến VDEC. Những dự báo hiện tại
chỉ ra rằng lạm phát dự kiến sẽ cao, thu nhập quốc dân giảm và đồng THB
tiếp tục giảm giá. Theo quan điểm của bạn, những biến động trong tương lai
này sẽ gây nên những tác động tài chính đối với VDEC và cả những nhà
cung cấp lẫn nhà nhập khẩu Thái. Cả những người tiêu dung và công ty Thái
sẽ điều chỉnh thói quen chi tiêu của họ khi những biến động này xảy ra.
Trong quá khứ, thật là khó có thể để khuyên Mr. Indifference về những
vấn đề tiềm năng có thể xảy ra tại Thái Lan. Do đó, bạn đã thực hiện một
danh sách các câu hỏi và dự định trình bày cho vị CFO khó tính này sau khi
đã trả lời chúng. Các câu hỏi của bạn như sau:
1. Mức lạm phát cao hơn ở Thái Lan sẽ tác động như thế nào đến VDEC
(giả sử lạm phát ở Mỹ không đổi)?
2. VDEC sẽ bị tác động như thế nào về mặt cạnh tranh từ các đối thủ bao
gồm các công ty Thái Lan và công ty Mỹ hoạt động tại Thái Lan?
3. Thu nhập quốc dân của Thái Lan giảm sẽ tác động như thế nào đến
VDEC?
4. Sự giảm giá tiếp tục của đồng THB sẽ tác động như thế nào đến
VDEC? Điều này sẽ tác động như thế nào đến các nhà xuất khẩu giày trượt
Mỹ khi họ tính giá hàng xuất khẩu bằng đôla Mỹ.
5. Nếu VDEC gia tăng hoạt động ở Thái Lan và trải qua những vấn đề
tài chính nghiêm trọng thì có cơ quan quốc tế nào để công ty có thể tiếp cận
tìm kiếm những khoản vay và sự hỗ trợ về tài chính.
Bài làm:
Câu 1: Mức lạm phát cao hơn ở Thái Lan sẽ tác động như thế nào đến
VDEC (giả sử lạm phát ở Mỹ không đổi)?
Giả định:
 Thu nhập quốc dân không đổi.

 Không có sự can thiệp của chính phủ vào tỷ giá ( tỷ giá thả nổi hoàn
toàn)
 Dự doán khủng hoảng châu á sẽ xảy ra thì mức độ lạm phát của Thái
Lan sẽ cao hơn mức độ của lạm phát của Mỹ.
Vì công ty VDEC đã thỏa thuận với một khách hàng lớn ở Thái Lan (một
cửa hàng bán lẻ) bán một số lượng cố định về giày trượt “Speedos” hàng
năm nếu như cửa hàng được tính bằng THB trong khoảng thời gian 3 năm
thì công ty VDEC có nên dự trữ đồng THB hay không? Việc dự trữ hay
không dự trữ đồng THB có ảnh hưởng gì đến kết quả hoạt động kinh doanh
của VDEC về sản phẩm giày trượt hay không?
♦ Trường hợp 1: VDEC có dự trữ đồng THB:
Chiến lược của công ty VDEC có thể là tiếp tục thực hiện chiến lược giữ
nguyên giá bán theo đồng THB hay chiến lược tăng giá theo đồng THB.
o Đối với chiến lược giữ nguyên giá:
• Doanh thu bằng đồng THB của VDEC từ việc xuất khẩu
sản phẩm giày “Speedos” sang Thái Lan không đổi so với trước khi chưa có
sự gia tăng lạm phát ở Thái Lan.
• Chi phí bằng đồng THB tăng do: giá nguyên vật liệu ở
Thái Lan tăng (lạm phát ở Thái Lan tăng) đồng thời vì dự trữ đồng THB của
công ty VDEC không có lợi (đồng THB giảm giá so với USD).
• Vì doanh thu bằng đồng THB không đổi mà chi phí bằng
đồng THB tăng do đó lợi nhuận bằng đồng THB sẽ giảm.
• Lúc này, VDEC có thể nhập khẩu nguyên vật liệu từ các
nước không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng châu Á (nếu cuộc khủng
hoảng này không tác động đến tất cả các nước ở khu vực châu Á.
o Đối với chiến lược của công ty là tăng giá bán theo đồng THB:
• Doanh thu bằng đồng THB của VDEC từ việc xuất khẩu sản phẩm
giày “speedos” sang Thái Lan sẽ tăng so với trước khi chưa có sự gia tăng
lạm phát ở Thái Lan.
• Chi phí bằng đồng THB tăng do: giá nguyên vật liệu ở Thái Lan tăng

(lạm phát ở Thái Lan tăng) đồng thời vì dự trữ đồng THB của công ty
VDEC không có lợi (đồng THB giảm giá so với USD).
-Nếu mức tăng doanh thu mà lớn hơn mức tăng chi phí thì lợi nhuận tăng.
-Nếu mức tăng doanh thu bằng với tăng chi phí thì lợi nhuận không đổi.
-Nếu mức tăng doanh thu nhỏ hơn mức tăng chi phí thì lợi nhuận sẽ giảm.
Trong trường hợp này, VDEC có thể chuyển hướng nhập khẩu nguyên vật
liệu từ các nước không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng châu Á (nếu
cuộc khủng hoảng này không tác động đến tất cả các nước ở khu vực châu
Á.
♦ Trường hợp 2: VDEC không có dự trữ đồng THB.
Chiến lược của công ty VDEC có thể là tiếp tục thực hiện chiến lược giữ
nguyên giá bán theo đồng THB hay chiến lược tăng giá theo đồng THB.
o Đối với chiến lược giữ nguyên giá:
• Doanh thu bằng đồng THB của VDEC từ việc xuất khẩu sản phẩm
giày “Speedos” sang Thái Lan không đổi so với trước khi chưa có sự gia
tăng lạm phát ở Thái Lan.
• Chi phí bằng đồng THB có thể không đổi hoặc tăng nhưng không
đáng kể do: giá nguyên vật liệu ở Thái Lan tăng (lạm phát ở Thái Lan tăng)
đồng thời vì hưởng lợi từ việc đồng THB giảm giá nhiều hơn so với USD
(VDEC dùng USD đổi sang THB mua nguyên vật liệu).
• Trong trường hợp này thì lợi nhuận bằng đông THB sẽ không đổi
hoặc giảm thì giảm không đáng kể.
o Đối với chiến lược tăng giá bán bằng đồng THB:
• Doanh thu bằng đồng THB của VDEC từ việc xuất khẩu
sản phẩm giày “Speedos” sang Thái Lan tăng so với trước khi chưa có sự gia
tăng lạm phát ở Thái Lan.
• Chi phí bằng đồng THB có thể không đổi hoặc tăng
nhưng không đáng kể do: giá nguyên vật liệu ở Thái Lan tăng (lạm phát ở
Thái Lan tăng) đồng thời vì hưởng lợi từ việc đồng THB giảm giá nhiều hơn
so với USD (VDEC dùng USD đổi sang THB mua nguyên vật liệu).

• Trong trường hợp này thì lợi nhuận bằng đông THB sẽ
tăng.
Kết luận: Nếu tiếp tục duy trì việc xuất khẩu sang Thái Lan thì có khả thi
hay không nếu đồng THB tiếp tục giảm giá do nguy cơ của cuộc khủng
hoảng Châu Á xảy ra tác động trực tiếp đến Thái Lan?
Là một chuyên gia phân tích tài chính của VDEC, tôi có ý kiến là:
 Nếu mục tiêu của chúng ta la thu được lợi nhuận từ việc xuất khẩu sản
phẩm “speedos” sang Thái Lan sang đó chuyển sang USA để chuyển về Mỹ.
Thì việc xuất khẩu sản phẩm “speedos” sang Thái Lan không thu được lợi
nhuận nhiều vì đông THB mất giá do lạm phát của Thái Lan tăng cao hơn so
với múa lạm phát ổn định của Mỹ.
 Nếu vẫn duy trì xuất khẩu sang Thái Lan thì lợi nhuận kiếm được nên
giữ lai bằng đồng THB để tái đầu tư lại ở Thái Lan bằng cách mua nguyên
vật liệu ở Thái Lan sau đó đưa về Mỹ để sản xuất sản phẩm “speedos” sau
đó xuất khẩu sang Thái Lan.
Câu 2: VDEC sẽ bị tác động như thế nào về mặt cạnh tranh từ các đối
thủ bao gồm các công ty Thái Lan và công ty Mỹ hoạt động tại Thái
Lan:
Giả định: Dự doán khủng hoảng châu á sẽ xảy ra thì mức độ lạm phát của
Thái Lan sẽ cao hơn mức độ của lạm phát của Mỹ.
Sức cạnh tranh của VDEC cũng phụ thuộc vào việc VDEC có dự trữ đồng
THB hay không?
♦ Trường hợp 1: VDEC không có dự trữ đồng THB:
Việc VDEC có dự trữ đồng THB thì có tạo ra sức cạnh tranh với các công ty
Thái Lan và các công ty Mỹ hoạt động tại Mỹ?
Lúc này công ty VDEC vẫn duy trì chiến lược giữ nguyên giá bán bằng đồng
THB. Còn chiến lược tăng giá sản phẩm “speedos” để tăng tính cạnh tranh
bởi vì chi phí sản xuất giầy trượt không đổi sẽ không được áp dụng.
Chiến lược giữ nguyên giá bán bằng đồng THB (chiến lược giữ khách hàng)
của VDEC:

• Đối với các công ty Thái Lan: do lạm phát tăng nếu:
- Công ty Thái Lan vẫn giữ nguyên giá bán như trước: thì điều gì sẽ
xảy ra đối với các công ty này? Nếu mà lạm phát tăng thì giá nguyên vật liệu
cao su và nhựa sẽ gia tăng do dó chi phí sản xuất giầy trượt sẽ tăng thì việc
giữ nguyên giá bán có thể bù đắp được chi phí đã bỏ ra hay không ? đồng
thời vì chất lượng giầy “speedos” của Mỹ có chất lượng tốt hơn so với giầy
trượt của các công ty của Thái Lan (dây truyền sản xuất sản phẩm và trình
độ nhân công của VDEC cao hơn các công ty Thái Lan) . Do đó, sức cạnh
tranh của sản phẩm “speedos” vẫn cao hơn của các công ty Thái Lan.
- Các công ty Thái Lan tăng giá bán bằng đồng THB của sản phẩm
giầy trượt thì dĩ nhiên lúc này công ty VDEC càng có được lợi thế cạnh
tranh so với các công ty Thái Lan.
Kết luận : Trong trường hợp này thì việc dự trữ đông THB sẽ tạo cho VDEC
có sức cạnh tranh cao hơn so với các công ty Thái Lan
• Đối với các công ty Mỹ hoạt động tại Thái Lan: do lạm phát tăng
( các công ty này thanh toán lô hàng xuất khẩu bằng tiền USD)
-Nếu các công ty này giữ nguyên giá bán bằng USD (tức là giá theo đồng
THB sẽ tăng). Lúc này người dân Thái Lan bỏ ra một lượng THB cao hơn
để mua sản phẩm này. Điều này làm cho công ty VDEC sẽ có tình cạnh
tranh cao hơn.
-Nếu các công ty này giảm giá bằng đồng USD ( để giữ nguyên giá bán
theo đồng THB)nhưng chi phí nguyên vật liệu mua vẫn cao hơn so với
VDEC. Khả năng cạnh tranh của công ty VDEC sẽ giảm trong ngắn hạn.
♦ Trường hợp 2: VDEC có dự trữ đồng THB:
Lúc này công ty VDEC vẫn duy trì hai chiến lược giữ nguyên giá bán bằng
đồng THB, chiến lược tăng giá sản phẩm “speedos”
o Chiến lược giữ nguyên giá bán bằng đồng THB (chiến lược giữ khách
hàng) của VDEC:
• Đối với các công ty Thái Lan: do lạm phát tăng:
-Nếu các công ty này giữ nguyên giá: thì việc cạnh tranh giữa công ty

Thái Lan và VDEC sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính của hai bên. Vì công

×