LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm và các cán bộ nhân viên trong dự
án JICA luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành báo cáo theo
tiến độ của nhà trường.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Thạc sĩ Vũ Phong Lâm, giảng viên bộ môn nông
nghiệp, khoa Nông Lâm Trường Đại học Tây Bắc người đã luôn tận tình giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập.
Trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn sinh viên Trường Đại
Học Tây Bắc. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên Trường Đại Học
Tây Bắc, đã luôn giúp đỡ và ủng hộ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp
này.
Xin chân thành cảm ơn…!
Sơn La, ngày 02 tháng 11 năm 2014
Sinh viên
Lò Văn Phước
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia có 80% dân số sống ở nông thôn và làm việc gắn
liền với sản xuất nông nghiệp. Điều đó không những khẳng định vai trò của ngành
nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đến tồn tại của xã hội mà còn đóng vai
trò quan trọng đến sự pháp triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội của đất nước.
Nghề trồng cây ăn quả là một bộ phận của sản xuất nông nghiệp đồng thời
nghề trồng cây ăn quả có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người. Không
những phong phú về sản phẩm quả, đa dạng về dinh dưỡng, làm thuốc chữa bệnh,
làm cây bóng mát, cây chắn gió, cây tạo cảnh quan, mà còn có tác dụng tạo công ăn
việc làm, chống xói mòn đất,… góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái
làm tăng giá trị cuộc sống của con người. Hiện nay cây ăn quả đã trở thành một
trong những loại cây là thế mạnh kinh tế ở Việt Nam. Sản phẩm cây ăn quả ngoài
cung cấp cho thị trường trong nước, đồng thời là nguồn xuất khẩu sang nước khác
trong khu vực cũng như một số thị trường lớn trên thế giới như Châu Âu. Cùng với
sự pháp triển của các ngành công nghiệp, sản phẩm cây ăn quả ở Việt Nam ngoài
sử dụng ăn tươi, còn là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Cây đào có tên khoa học là Prunus persica, là loại cây ăn quả có giá trị kinh
tế cao trên thị trường trong nước và thế giới, một loại quả quý trong tập đoàn giống
cây ăn quả ở nước ta. Quả đào có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa
chuộng. Trong 100g cùi thịt quả đào có 0,9g protein, 0,1g lipit, 7g gluxit, 8mg
canxi, 20mg phốtpho, 10mg sắt, 2mg Caroten, 8,3mg Vitamin B1, 2mg Vitamin
B2, 6mg Vitamin C, các axit hữu cơ: Xitric, Tactric, Clorogenic… đều là những
chất cần cho nhu cầu dinh dưỡng của con người, thích hợp với ăn tươi. Đào tươi là
một mặt hàng có giá trị trên thị trường tiêu thụ trong cả nước và ngoài nước.
Đào có thể dùng ăn tươi, chế biến làm nước ép, đồng thời còn là một loại vị
thuốc thường được dùng trong đông y chữa các chứng bệnh: Hay quên, thần kinh
kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ, hen suyễn… Đào là cây đặc biệt không
thể thiếu của người dân Việt Nam khi tết đến xuân về, nó có giá trị về văn hóa rất
lớn, không còn nhưng thế đào còn được các nước tôn vinh làm biểu tượng như:
Nhật Bản…
Sơn La, Điện Biên là các tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ Quốc có khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa khí hậu: Mùa đông lạnh, ít mưa và mùa
hè nóng, mưa nhiều. Tuy nhiên do điều kiện canh tác còn hạn chế phải phụ thuộc
vào tự nhiên, sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, vì thế chất lượng sản phẩm còn thấp chưa
đáp ứng được nhu cầu thị trường. Sản xuất cây ăn quả trong những năm gần đây
tuy đã được người dân chú trọng nhưng năng xuất chưa cao, việc đưa cây đào vào
trong sản xuất nông nghiệp là một hướng đi tốt để phát triển nền kinh tế nông
nghiệp. Vậy để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất đáp ứng được nhu cầu của thị trường
là rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Đào H’mông còn được coi là đặc sản và niềm tự hào của đồng bào dân tộc
Tây Bắc. Hiện nay do việc nhân giống đào bằng hạt là chủ yếu dẫn đến thoái hóa
giống, diện tích trồng đào H’mông ngày càng giảm. Đứng trước thực trạng đó việc
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến khả năng sinh
trưởng của cây ghép” là việc làm cần thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế
mà còn có giá trị khoa học to lớn, góp phần lưu giữ bảo tồn nguồn tài nguyên di
truyền quý hiếm của đất nước và đáp ứng nhu cầu thực tế.
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm được vị trí ghép tốt nhất đối với đào H’mông.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
Đánh giá sự sinh trưởng phát triển của cây đào H’mông ở các vị trí ghép
khác nhau.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ghép là một phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách đem
gắn một bộ phận của cây giống (mắt ghép nhỏ có gỗ) sang cây khác (cây gốc ghép)
để tạo nên một cây mới giữ được những đặc tính di truyền của cây giống ban đầu.
Sau khi ghép mắt trên gốc ghép làm cho tượng tầng của cành ghép hay mắt
ghép tiếp xúc với nhau. Trước tiên những tế bào thương tổn của hai phần tạo thành
một lớp tế bào phân cách màu nâu, sau đó lớp này mất dần vì dưới lớp phân cách
đó các tế bào nhu mô phân chia nhanh hình thành mô liên hợp giữa mắt ghép hay
gốc ghép. Các tế bào mới sản sinh của mắt ghép và gốc ghép liên hệ với nhau bằng
những đường ống qua vách tế bào. Chất nguyên sinh đồng hóa lẫn nhau do đó chất
dinh dưỡng của mắt ghép chuyển về gốc ghép và chất dinh dưỡng gốc ghép lấy
được từ đất được chuyển lên mắt ghép. Những tế bào mới sinh của mắt ghép chịu
ảnh hưởng của những tế bào bên cạnh của gốc ghép mà phân hóa thành mô tương
tự. Những tế bào mới sinh của mắt ghép, có mối liên quan tương ứng với mạch dẫn
của gốc ghép thì phân hóa thành mô của mạch dẫn, cứ như thế sẽ làm cho các mô tế
bào của mắt ghép và gốc ghép có mối liên quan tương ứng và hình thành một thể
cộng sinh mới vì vậy mắt ghép và gốc ghép kết hợp chặt chẽ với nhau hay không là
do mối liên hợp của chúng quyết định “sự tiếp hợp và mối quan hệ dẫn truyền quy
định”. Lớp tiếp hợp càng chặt chẽ chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết hợp càng
được củng cố. Sự trao đổi chất dinh dưỡng vô cơ của gốc ghép và chất hữu cơ của
mắt ghép càng được dễ dàng vì thế trong khi ghép cần phải chú ý cho mắt ghép và
gốc ghép áp chặt với nhau trong một thời gian nhất định sẽ làm cho mắt ghép và
gốc ghép trở thành một thể sống cộng sinh.
Ở mắt ghép tính di truyền của giống được giữ nguyên đặc tính của cây mẹ, vì
vậy trong lịch sử nghề làm vườn hàng loạt giống cây trồng đươc nhân giống bằng
phương pháp ghép trải quả hàng trăm năm vẫn không bị thay đổi chất lượng sản
phẩm.
Cây ghép sớm ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của
cây mẹ (cây giống) tăng cường khả năng chống chịu của cây đối với những điều
kiện ngoại cảnh bất thuận như: Hạn hán, úng, rét, sâu bệnh… điều tiết sinh trưởng
của cây ghép. Khi chọn được những tổ hợp ghép thích hợp có thể điều chỉnh cây
cao hay lùn đi…
Có khả năng hồi phục sinh trưởng của cây, cây duy trì giống cây quý. Ví dụ
đối với những cây bị bệnh ở gốc có thể dùng phương pháp nối cầu tiếp rễ để thay
gốc ghép của cây. Có một cây hồng khôn hoặc ít hạt chiết rất khó ra rễ cây, cây sắp
chết do một nguyên nhân nào đó, muốn duy trì giống đó chỉ có cách sử dụng
phương pháp ghép.
Hệ số nhân giống cao, trong một thời gian ngắn có thể sản xuất nhiều cây
giống đáp ứng yều cầu của sản xuất.
Sau khi ghép sống gốc ghép và mắt ghép nhỏ có gỗ là một cơ thể thống nhất
hoàn chỉnh, tuy gốc ghép không để cành lá nhưng giữ chúng có mối quan hệ hữu
cơ rất phức tạp về nhiều mặt.
Sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất, tính chống chịu và tuổi thọ
của cây ghép chịu ảnh hưởng rất lớn của cây gốc ghép bởi ở từng điều kiện sinh
thái cụ thể cần nghiên cứu xác định được tổ hợp ghép thích hợp cho mỗi giống
chúng ta mới hi vọng phát huy được những ưu điểm vị trí ghép khác nhau, có được
những quy trình vị trí ghép phát triển tốt nhất cho cây.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đào trên thế giới
Các khu vực sản xuất đào ăn quả quan trọng trong lịch sử là Trung Quốc, Nhật
Bản, Iran và các quốc gia khu vực Địa Trung Hải. Gần đây, Hoa Kỳ (các bang
California, Nam Carolina, Michigan, Texas, Alabama, Georgia, Virginia), Canada
(miền nam Ontario và British Colummbia) và Australia (khu vực Riverland) cũng đã
trở thành các quốc gia quan trọng trong trồng đào. Các khu vực có khí hậu đại dương
như khu vực tây bắc Thái Bình Dương và British Isles nói chung không thích hợp cho
việc trồng đào do không có đủ nhiệt về mùa hè, mặc dù đào đôi khi cũng được trồng
tại đây [7].
Theo Giáo sư Vũ Công Hậu [2]: Cây đào trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới
nóng và ở các nước Á nhiệt đới. Trên phạm vi toàn thế giới, cùng với táo tây, lê,
cam, quýt, chuối, dứa, đào là một trong 5 – 6 loại quả quan trọng nhất thế giới.
Theo tài liệu Fao statistics (2012) diện tích đào trên toàn thế giới là 1.608.768
ha, năng suất trung bình đạt 11,189 tấn/ha. Tổng sản lượng đạt 18.000.853 tấn.
Trung Quốc là nước có diện tích đào lớn nhất thế giới 782.686 ha, chiếm 48,65%
diện tích đào trên toàn thế giới. Australia là nước năng suất đào cao nhất thế giới
44,152 tấn/ha, tiếp đó là Mỹ 20,592 tấn/ha, Pháp 20,005 tấn/ha…
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất sản lượng đào một số nước trên thế giới
Địa điểm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(kg/ha)
Sản lượng
(tấn)
Toàn thế giới 1.608.768 11.189,2 18.000.853
Châu Á 989.837 10.555,6 10.448.392
Trung Quốc 782.837 10.641,9 8.329.329
Iran 25.500 15.294,1 390.000
Hàn Quốc 16.000 7.500 120.000
Nhật Bản 10.200 14.725,4 150.200
Châu Âu 275.387 14.868,7 4.094.656
Italy 86.062 18.464,8 1.589.118
Tây Ban Nha 79.966 15.062,4 1.159.300
Hy Lạp 36.900 19.894,3 734.100
Pháp 15.000 20.005,7 301.164
Chây Mỹ 189.491 12.887,2 2.442.025
Mỹ 63.252 20.592,8 1.302.536
Mexico 39.757 5.082,5 202.066
Barazil 22.600 8.845,1 199.900
Chile 17.221 15.562,3 268.000
Châu Phi 133.149 6.584 876.664
Ai Cập 80.199 4.980,3 399.416
Algeria 15.000 6.333,3 95.000
Australia 20.000 6.545,8 130.916
Nguồn: Fao statistics.2012
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đào ở Việt Nam
Vùng phân bố tự nhiên của đào ở Việt Nam chủ yếu trên những vùng núi cao.
Đào trồng chủ yếu ở miền núi phía Bắc như: Bắc Hà, Sa Pa (Lào Cai); Mộc Châu
(Sơn La); và các tỉnh Hòa Bình, Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn… với các giống
đào nổi tiếng như đào Vân Nam trồng ở Sa Pa (Lào Cai), đào Mẫu Sơn trồng ở
Lạng Sơn.
Hiện nay, các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lào Cai đã trồng được nhiều giống đào
có nguồn gốc từ Trung Quốc (giống đào Vân Nam, đào trắng chín muộn), từ Pháp
(các giống DD1, DD2, Melina), từ Australia (Các giống Tropic Beauty,
Earrligrand, Sunwright).
2.4. Giới thiệu một số giống đào
2.4.1. Các giống đào trong nước [17]
2.4.1.1. Giống đào Mèo
Là giống đào địa phương được trồng rất lâu đời tại các tỉnh Miền núi phía
Bắc, giống đào này sinh trưởng rất khỏe, thời gian ra hoa xung quanh dịp tết
nguyên đán, quả chín vào tháng 7, còn gọi là đào H’mông.
2.4.1.2. Giống đào Tuyết
Đặc điểm cây sinh trưởng khỏe. Được trồng ở vùng Sa Pa, thời gian ra hoa
vào tháng 2, thu hoạch giữa tháng 6. Quả trung bình, vỏ và thịt quả đều màu trắng,
giòn, vị chua.
2.4.1.3. Giống đào Vàng
Là giống được trồng rải rác ở các huyện vùng cao của các tỉnh Sơn La, Lào
Cai, Hà Giang. Quả chín vào tháng 6, quả chín có màu vàng, vị chua nhưng có mùi
thơm rất đặc trưng.
2.4.2. Các giống đào nhập nội
2.4.2.1. Giống đào Vân Nam
Đây là giống đào được nhập nội từ Trung Quốc vào những năm 1963 và
1967. Có hai loại giống chín sớm giống chín muộn, được trồng nhiều tại huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai.
Giống chín sớm quả trung bình, chất lượng khá. Màu quả phớt hồng thịt quả
hồng nhạt, giòn, hơi chua. Thời gian thu hoạch quả cuối tháng 5.
Giống chín muộn, quả to, chất lượng quả ngon. Mầu quả vàng, thịt quả mầu
trắng, giòn, róc hạt. Thời gian thu hoạch quả cuối tháng 6 đầu tháng 7.
2.4.2.2. Giống đào Pháp Đ1, Đ2
Được tuyển chọn từ tập đoàn cây ăn quả ôn đới do FAO tài trợ từ năm 1991.
Cả hai giống đều chín sớm, quả nhỏ, thời gian thu hoạch cuối tháng 4. Giống Đ1
quả nhỏ có màu đỏ hồng, giống Đ2 quả bình thường có màu vàng hồng. Cả hai
giống thịt quả đều mềm [17], [13].
2.4.2.3. Giống đào Tropic Beauty
Giống đào Earligrand: Là giống đào quả to, thịt quả màu vàng và mềm. Giống
này có hai phần không đối xứng và có rãnh quả lớn. Quả rất hấp dẫn với 50% màu
đỏ phủ lên nền màu vàng. Hạt rời, giống này sinh trưởng, ra hoa quả tốt ở vùng
sinh thái Sa Pa và Bắc Hà tỉnh Lào Cai.
Giống đào Desertred: Là giống đào quả to, thịt quả màu vàng hơi trắng, rãnh
quả sâu, hai nửa quả đối xứng nhau, hạt nửa dính. Mẫu mã quả đẹp có từ 85 – 90%
màu đỏ sáng trên nền màu vàng. Giống này mẫn cảm với bệnh đốm vi khuẩn.
Giống đào Floridagol: Là giống chính vụ, thịt quả màu vàng hấp dẫn. Quả có
kích thước từ 50 – 65cm, vỏ quả có màu đỏ tươi chiếm 60% trên nền màu vàng
tươi. Hạt nửa dính, thịt quả rất chắc và chứa nhiều nước. Ở những nơi mà độ lạnh
thấp hơn so với nhu cầu của giống thì rãnh quả phát triển rõ và hơi nhô lên. Giống
này mẫn cảm với bệnh đốm vi khuẩn [6], [18], [4].
Giống đào Sunwright: Là giống đào nhẵn, dạng quả tròn, có kích thước trung
bình hoặc to, rãnh quả nông, thịt quả màu vàng.
Quả có một điểm nhỏ ở đáy lõm của quả và đối xứng hai bên. Màu quả rất hấp
dẫn, màu đỏ phủ trên 70% nền vàng. Độ đường thấp, mùi rất hấp dẫn.
Giống đào Sunblaze: Là giống đào nhẵn, kích thước quả trung bình, thịt cứng,
rãnh quả nông, đáy quả lõm. Thịt quả màu vàng và có sắc tố xung quanh hạt. Hạt
dính, màu quả rất hấp dẫn 90% màu đỏ phủ trên nền vàng/xanh [5], [7].
2.5. Nguồn gốc, phân loại và phân bố cây đào
2.5.1. Nguồn gốc
Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây có nguồn gốc
từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Tên gọi khoa học Persica có lẽ có
từ niềm tin ban đầu của người Châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba
Tư (Persia) (hiện nay là Iran). Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học
ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng
như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu
của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên (Huxley
và cộng sự, 1992) [13].
2.5.2. Phân loại
Các giống đào trồng được chia thành hai loại “Hột rời” và “Hột dính” phụ
thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không, cả hai loại này đều có cùi thịt
trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua,
trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc
dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ
trong lớp thịt chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc,
Nhật Bản và các Quốc gia Châu Á xung quanh, trong khi người Châu Âu và Bắc
Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn.
2.5.3. Phân bố
Cây đào là cây ăn quả ôn đới nên được phân bố chủ yếu ở các nước nằm trong
vùng có khí hậu ôn đới. Cây đào được trồng nhiều tại các nước như: Mỹ, Trung
Quốc, Ấn Độ…
Ở Việt Nam, cây đào được phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc như:
SaPa (Lào Cai), Nghĩa Lộ (Yên Bái), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tuần Giáo (Điện
Biên), Mộc Châu, Thuận Châu (Sơn La)…
2.5.4. Nghiên cứu về công dụng và giá trị kinh tế của cây đào
Quả đào được coi là 1 trong những loại quả quý vì có mã quả đẹp, vị ngọt,
chua, rất hợp với khẩu vị của nhiều người, quả đào được dùng chính để ăn tươi
hoặc có thể chế biến thành các sản phẩm như: Đào ướp đường, ô mai đào, rượu
đào… Ngoài ra quả, hạt, nhân hạt, lá, hoa và nhựa cây đều là những vị thuốc, trong
đó nhân hạt được dùng phổ biến hơn. Đào nhân có tác dụng dược lý sau: Ức chế
đông máu, chống dị ứng và chống viêm. Là thuốc chữa ho, bế kinh, đau kinh, ứ
huyết sau sinh, đau bụng dưới, bí đại tiện, điều trị phụ nữ rối loạn nội tiết tố trong
thời kỳ mãn kinh đạt kết quả tốt. Liều dùng mỗi ngày 4 – 8g dưới dạng thuốc sắc.
Nước sắc lá đào thường được dùng ngoài, tắm chữa ghẻ lở, ngứa, ngâm chữa viêm
kẽ chân.
2.6. Đặc điểm thực vật của cây đào
2.6.1. Rễ
Rễ đào tập trung chủ yếu ở trên tầng đất mặt từ 10 – 50cm tùy thuộc từng
giống và từng loại đất, một số rễ cái ăn sâu và lòng đất giúp cho cây đứng vững
không bị đổ. Với đặc điểm phân cành sớm và nhiều cành nhỏ cộng lại với một số rễ
cái nằm sâu, lá nhỏ nhẹ, cây đào ít bị đổ khi gặp gió bão. Ngoài trừ trồng trên đất
mùn hoặc đất đá vôi cây thường bị đổ do nguyên nhân là đất quá tơi xốp và dễ bị
xụt lở. Tuy nhiên hoa và quả rất dễ bị rụng do gió bão nên khi thiết kế vườn đào
người ta thường thiết kế đai rừng chắn gió [12].
Khác với các loại rễ cây ăn quả khác, trên rễ đào nhất là phần nổi trên mặt đất
thường có các mầm ngủ. Trong điều kiện thích hợp các mầm ngủ có thể bật mầm
mọc thành cây. Lợi dụng đặc điểm này, người ta làm vườn có thể nhân giống đào
bằng giâm rễ theo nhiều phương pháp khác nhau. Rễ đào thường phát triển theo
chiều ngang do đó các mầm ngủ của rễ phần gần sát mặt đất khi gặp điều kiện
thuận lợi thường mọc thành cây. Qua quan sát phát triển khoảng không gian mọc
của cây con cho thấy rễ đào thường phát triển rộng hơn tán cây [4].
2.6.2. Thân cành
Bình thường khi để mọc tự nhiên, đào thuộc loại cây gỗ nhỡ, thông thường
cây gieo hạt có một thân chính và 2 đến 3 thân phụ tỏa về các phía (cành cấp I).
Nếu đào được nhân bằng cành chiết hay ghép có thân phụ sẽ lớn hơn. Cây
trung bình cao 3 -4m, tán xòe rộng có nhiều cành nhỏ [12].
Tán cây để bình thường tùy từng loại và điều kiện sinh thái mà hình dáng khác
nhau, vùng nhiệt đới tán cây có hình mâm xôi hay chóp nón. Cây sinh trưởng khỏe,
cành rậm rạp. Cành của cây đào có thể ra quả nhiều lần trên một cành, nhiều cành
vừa là quả vừa là mẹ. Đặc điểm này có ở hầu hết các loài trong họ đào, mơ, mận.
Ở cây đào, cành quả hoặc sẽ trở thành cành quả hoặc không là phụ thuộc vào
sức sinh trưởng của cành (đường kính, số lá, chiều dài). Cũng ít khi phụ thuộc vào
tuổi cành. Tuy nhiên những cành ra vào cuối thu năm trước có thể rất nhỏ, 7 tháng
đến nhiều năm tuổi, thậm chí ngay cả cành cấp I và cấp II ở cây đào cao tuổi đôi
khi cũng ra hoa và đậu quả tốt.
Điều này cũng cho thấy để trở thành cành mẹ hoặc cành quả ở cây đào phụ
thuộc vào độ chín sinh lý, thời gian ngủ nghỉ qua đông để đảm bảo độ chín sinh lý
cần thiết. Ở những nước có khả năng thâm canh cao, hình dáng bộ tán cây đào
không trở nên quan trọng do cành được uốn nắn trên các giàn giống như giàn nho,
giàn bầu bí ở Việt Nam hoặc được uốn thành cố định theo bốn phía trên khung đai
thép định sẵn.
2.6.3. Lá
Nhìn chung lá đào có hình dáng tương đối đồng nhất giữa các loài, hình dáng
bầu dục của lá là một đặc trưng hình thái của cây đào. Độ lớn của lá rất khác nhau
tùy thuộc vào từng loài và giống, nhìn chung dao động từ 1cm đến 4cm (chiều
rộng) 1,5 đến 10cm (chiều dài). Gân lá nổi rõ mép lá có hình răng cưa rõ rệt hoặc
không rõ rệt tùy từng giống từng loài, đỉnh lá nhọn hoặc tù. Màu sắc lá cũng rất
khác nhau tùy giống, nhìn chung lá đào có màu đặc trưng đỏ, tím, xanh, xanh đậm,
xanh nhạt. Lá đào thường rụng vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12 hoặc sớm
hơn một chút là tùy theo vùng sinh thái.
Những vườn đào giai đoạn còn non (kiến thiết cơ bản) trồng ở những vùng
nóng ẩm lá có thể rụng không triệt để, đôi khi còn lại một vài lá ngả màu xanh
vàng, chỉ đến khi cây ra hoa số lá này mới rụng hết để cành bật lộc mới lá đào rụng
càng sớm càng triệt để chứng tỏ điều kiện ngoại cảnh và nội tại giúp cây có quá
trình ngủ sâu trong vụ đông, thì hoa nở càng nhiều và tỷ lệ đậu quả rất cao, chất
lượng quả tốt.
2.6.4. Hoa
Màu sắc của hoa đào tùy từng loài có màu đỏ tươi, màu hồng, hoặc màu trắng.
Hoa đào thuộc loại hoa nhỏ, tính theo hình chiếu không gian của hoa, đường kính
hoa giao động từ 5mm – 25mm tùy từng loài. Hoa đào thường là 5 cánh hoa nở đều
về 4 phía, có những giống số cánh hoa có thể nhiều hơn (như đào bích kép), phần
đài hoa bao bọc lấy bầu, có từ 20 – 30 chỉ nhị, chiều cao của chỉ nhị thường tương
đương với chiều cao của cánh hoa, bao phấn không nở sớm mà nở vào thời điểm
hoa đã nở. Đầu nhụy vươn nên ngay kề cạnh bao phấn. Hoa đào nở vào khoảng 12
tháng đến tháng 2 hàng năm, đối với những giống đào dại (đào thóc) thường nở
sớm hơn và có quả chín sớm hơn một chút. Ở các nước châu Á nhất là Trung Quốc
và Việt Nam, giống đào hoa có ý nghĩa về mặt kinh tế do bán hoa giá cũng khá cao
[1].
Phần lớn các giống đào không có khả năng tự thụ nghĩa là: Khi tự thụ quá
trình thụ tinh không xảy ra và kết quả là tỷ lệ đậu quả thấp thậm chí hoa rụng
100%. Bởi vậy, muốn có được năng suất cao cần phải trồng xen trong vườn đào ăn
quả với các giống đào khác nhau để làm cho cây có nguồn hạt phấn phong phú hơn.
2.6.5. Quả
Đào là loại quả hạch, độ lớn của quả đào thay đổi rất nhiều tùy thuộc từng
loại, các giống đào Châu Á quả thường nhỏ hơn đào Châu Âu và Châu Mỹ, loại to
khoảng 8 – 10 quả/kg, màu sắc quả cũng thay đổi rất nhiều tùy giống, từ vàng đỏ,
vàng trắng và một số quả khi chín vẫn giữ nguyên màu xanh. Cũng có một số giống
đào khi quả chín còn phủ lớp lông trắng bên ngoài, lớp lông này có tác dụng bảo vệ
quả chống sự xâm nhiễm của vi khuẩn, nấm, tránh cho quả hấp thụ quả lớn nhiệt độ
vào khi trời quá nóng.
Một số giống đào sớm quả thường chín vào khoảng giữa từ tháng 4 đến đầu
tháng 5, các giống chín trung bình vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6, giống chín
muộn vào khoảng cuối tháng 6. Nhìn chung thời gian chín của đào có thay đổi theo
từng vùng sinh thái và thay đổi theo từng lục địa khác nhau [3].
2.7. Đặc điểm sinh học của cây đào
2.7.1. Giai đoạn sinh trưởng
Đào là cây ăn quả có thân gỗ nhỡ, rụng lá ở vùng ôn đới, lá đào rụng về mùa
đông. Thời kỳ non cây sinh trưởng có thể đạt tới 2 - 3 lần. Tuổi thọ của cây đào còn
phụ thuộc vào chủng loại giống, kỹ thuật nhân giống, trồng trọt… mà có sự khác
nhau rõ ràng (đào trồng bằng hạt có tuổi thọ cao hơn trồng bằng cây ghép và chiết
cành và giâm rễ).
Giống đào Trung Quốc có tuổi thọ cao hơn giống đào Châu Âu, sự nảy mầm
của đào tương đối mạnh. Cây đào ra lộc mỗi năm 2 – 3 đợt lộc vào các vụ xuân, vụ
hè, vụ thu, chồi lá phát sinh ở ngọn cành và từ lá mọc cả chồi hoa. Sau khi thu hái
quả thì chồi gọn của cành quả năm trước vươn dài thành cành quả mới và kéo dài
liên tục trong 4 – 5 năm liền.
2.7.2. Giai đoạn phát triển
Cây đào ra hoa trong tháng 1 – 2 Dương lịch và phát triển quả tới tháng 5 – 6
thì chín, quả chín kéo dài trong gần một tháng. Cây trồng bằng hạt sau trồng 4 năm
trở lên mới ra hoa, cho thu hoạch quả. Cây trồng bằng cây ghép, chiết thì sau trồng
2 – 3 năm thì có quả và 5 – 6 năm thì bước vào thời kỳ sai quả. Trồng bằng cây
ghép sớm ra hoa hơn so với cây trồng bằng gieo hạt.
Cành quả có thể phân ra cành dài, trung bình, ngắn và cành quả ngắn có nhiều
hoa và cành quả ngắn. Loại cành quả dài và trung bình tuy phát dục tốt, các đốt
mầm hoa nhiều, lượng hoa nở không ít, nhưng do ở đầu các cành thường nảy các
cành mới, dinh dưỡng tiêu hao nhiều nên dễ bị rụng hoa, rụng quả.
Hiện tượng cây đào tự thụ phấn không thành quả tương đối nghiêm trọng, vấn
đề này có liên quan đến các bộ phận của hoa phát dục không hoàn toàn, thụ phấn
không tốt hoặc cung cấp dinh dưỡng không đủ. Do đó mỗi cành quả ngắn có nhiều
hoa, có thể nở từ 10 – 20 hoa nhưng số lượng quả đậu chỉ từ 2 – 4 quả.
Sự sinh trưởng phát dục của quả đào có thể phân chia làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Từ sau khi thụ phấn cho đến khi hạt bắt đầu cứng. Trong
thời kỳ này sự sinh trưởng của quả tương đối nhanh, có thể nhìn thấy sự lớn của
quả. Ở thời kỳ này cây rất cần nước và phân để cung cấp dinh dưỡng cho việc phát
triển của quả. Trong giai đoạn này nếu có mưa đá và sương muối thì quả rất dễ bị
rụng.
- Thời kỳ thứ hai: Thời kỳ hạt được cứng lên, hạt từ màu trắng sữa dần dần
chuyển sang màu nâu, chất vỏ hạt cứng lên, nhân của hạt ở trạng thái nước có màu
trắng sữa. Ở thời kỳ này quả sinh trưởng chậm, chủ yếu là sinh trưởng phát dục vào
thời kỳ này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc đậu hoa ở cây ăn quả tùy thuộc vào 2 yếu
tố: Tinh bột (Hydrat carbon) và chất kích thích sinh trưởng. Sự ra hoa là sự cân
bằng giữa các chất kích thích sinh trưởng tăng và chất kích thích sinh trưởng giảm.
Hoa đào ra vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Khi hoa nở nếu trời ấm, nắng khô, ít
sương mù, không mưa phùn thì việc thụ phấn, thụ tinh thuận lợi, tỷ lệ đậu sẽ cao.
2.8. Yêu cầu về sinh thái của cây đào
Theo các tác giả R.J.Nissen; A.P.George; S. Hetherington và S.Newman [19].
Cho biết: Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, đất đai và đặc tính vật lý của
đất là yêu cầu cần thiết để cây đào sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất, hiệu
quả kinh tế cao.
2.8.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sức sống, sự phát triển, khả năng ra hoa, đậu
quả và chất lượng quả đào. Nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao đều có thể làm tổn thương
nụ và làm giảm khả năng đậu quả. Hoa và quả non đặc biệt mẫn cảm với sương giá
vào cuối mùa đông và mùa xuân, nhiệt độ hạ xuống dưới 2
0
C. Nhiệt độ cao hơn
18
0
C cũng có thể làm giảm việc đậu quả.
Cây đào phát triển nụ trong mùa hè và chuyển sang giai đoạn ngủ nghỉ khi độ
dài ngắn và nhiệt độ giảm trong mùa đông. Nụ chuyển sang giai đoạn ngủ nghỉ sẽ
không bị ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp trong mùa đông. Nụ duy trì ngủ
nghỉ cho tới khi chúng tích lũy đủ độ lạnh. Yêu cầu lạnh của nụ được quy ra đơn vị
lạnh. Một khi nụ nhận được đủ đơn vị lạnh thì chúng sẽ phát triển do nhiệt độ ấm
áp trong mùa xuân vè trong mùa hè.
Nếu độ lạnh không đầy đủ, việc ra hoa, lá sau ngủ nghỉ của cây có thể sẽ ít,
việc đậu quả và năng suất sẽ bị giảm đáng kể.
Ở một số huyện miền núi phía Bắc nước ta như Mộc Châu (Sơn La), Bắc Hà,
Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn)… có mùa đông lạnh phù hợp với các giống
đào có yêu cầu độ lạnh trung bình (từ 400 – 600 CU).
2.8.2. Ánh sáng
Bức xạ mặt trời hoặc độ chiếu sáng thấp có thể ảnh hưởng đến việc đậu quả,
năng suất, chất lượng quả và các quá trình sinh lý của cây như quá trình quang hợp
và phát triển của cây.
Các nghiên cứu về cây đào đã chỉ ra rằng để quả có màu sắc đẹp và độ đường
cao thì ngưỡng tối thiểu của độ chiếu sáng phải đạt trên 20% tổng số độ chiếu sáng.
2.8.3. Lượng mưa
Phân bố lượng mưa cũng rất quan trọng. Ở nhiều vùng nhiệt đới và Á nhiệt
đới, có một mùa khô đặc trưng với mưa ít hay không có mưa và một mùa ẩm ướt.
Do vậy, có thể gây hạn hán trong mùa khô và ứng trong mùa mưa. Lượng mưa
lớn trong giai đoạn nở hoa có thể gây thiệt hại cho việc đậu quả. Đậu quả ít trong
mùa mưa là do hiệu quả bất lợi của mưa làm giảm sức sống của phấn hoa và hoạt
động của côn trùng thụ phấn.
Ở vùng nhiệt đới, sự kết hợp giữa lượng mưa lớn và nhiệt độ cao làm tăng khả
năng nhiễm sâu bệnh hại. Một trong những vấn đề chủ yếu là việc rụng lá sớm này
sẽ làm giảm việc hình thành sự tích lũy tinh bột trong cây cho những vụ tiếp theo,
cây sẽ suy yếu nhanh chóng sau 2 – 3 năm cho quả.
2.8.4. Yêu cầu về đất
Đối với cây đào thì đặc tính vật lý của đất là quan trọng nhất và độ phì nhiêu
của đất thường được xem là yếu tố quan trọng thứ 2, tuy nhiên đặc tính của đất có
thể dễ dàng cải tạo.
Cây đào thích hợp hơn với các loại đất có kết cấu nhẹ dao động từ cát nhẹ,
phù sa sét, đến sét nhẹ. Đất cát nhẹ đến đất mùn là phù hợp nhất và độ sâu mực
nước ngầm phải trên 1 mét.
Nhìn chung các loại đất ở miền núi phía Bắc nước ta, với độ cao so với mặt
nước biển từ 500 – 600m đến 1.000 – 2.000m, có độ sâu hơn 1m, có cấu tượng tơi
xốp, giữ ẩm tốt dễ thoát nước, có độ mùn khá như đất rừng mới khai phá, đất dốc
tụ, phù sa cổ, đất Feralit đỏ, vàng, có độ pH 5,5 – 6,5 đều có thể trồng đào ăn quả.
2.9. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc đào
Nghiên cứu thiết kế vườn trồng, bố trí mật độ, khoảng cách theo từng địa hình,
kiểu tán cây, kỹ thuật cắt tỉa và chế độ chăm sóc. Xu hướng chung là sử dụng gốc
ghép lùn, trồng mật độ cao, khai thác chu kỳ ngắn.
Theo M.DeJong (2007) [16] khi nghiên cứu cây để chọn làm gốc ghép cho
giống đào Flavorcrest and Loadel trên gốc của 5 giống đào khác nhau, kết quả
nghiên cứu cho thấy gốc ghép có ảnh hưởng đến sinh trưởng cũng như năng suất
của cây ghép.
Theo Bonhomme và cộng sự (1999) [20] khi nghiên cứu về giống đào quả
nhẵn trồng tại Pháp cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của cành mẹ như chiều dài,
vị trí, số mắt lá trên cành mẹ có tương quan chặt đến sinh trưởng của cành quả.
Nghiên cứu kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình, tỉa cành để tạo cho tán có khả năng hấp
thụ tốt nhất ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm bón, phòng trừ
sâu bệnh, điều tiết sinh trưởng, kích thích ra hoa, tăng đậu quả để đạt năng suất cao
như mong muốn.
Theo Rieger M và cộng sự (1993) [17]: Khi nghiên cứu mật độ trồng cho
giống đào Garnet Beauty qua 4 năm cho thấy: Sự phát triển của tán cây có tương
quan chặt chẽ đến phát triển của rễ. Với mật độ trồng từ 2m trở lên tán cây có khả
năng phát triển tốt. Năng suất đào ổn định với các cây có mật độ trồng là 2m trở
lên. Mật độ trồng dẫn tới sự cạnh tranh về ánh sáng xảy ra ngay từ năm đầu tiên sau
trồng, trong khi ảnh hưởng của mật độ trồng với bộ rễ chỉ xảy ra từ năm thứ ba sau
trồng.
Theo Furukawa Y. (2003) [11] khi nghiên cứu về mật độ trồng cho đào với
các mật độ trồng từ 1.250 cây/ha đến 2.500 cây/ha trong 6 năm từ 1995 – 2001 cho
thấy mật độ trồng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Qua phân tích
tương quan cho thấy, mật độ trồng có tương quan chặt đến năng suất quả, số lượng
quả có kích thước trung bình. Tuy nhiên số lượng quả có kích thước nhỏ và lớn
không có tương quan đến mật độ trồng.
Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân: Bón phân dựa vào tính chất nông hóa – thổ
nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cây… dựa trên phân tích lá, phân tích đất, kết hợp
giữa bón phân quanh gốc, phun phân trên lá, bổ sung phân vi lượng, chất điều tiết
sinh trưởng…
Nghiên cứu kỹ thuật tưới và quản lý ẩm độ đất: Bao gồm những kỹ thuật tủ
gốc, trồng xen, trồng cây che phủ đất, các biện pháp công trình làm đường đồng
mức, các túi chứa nước trên đất dốc… đến các kỹ thuật tưới phun, tưới nhỏ giọt,
tưới nước kết hợp với bón phân.
Theo Ben Mechlia và cộng sự (2006) [14] khi nghiên cứu về tưới nước cho
đào trong năm năm cho thấy, sự giảm hàm lượng nước trong các thời kỳ quả phát
triển làm ảnh hưởng đến năng suất quả, kết quả nghiên cứu cho thấy sự hạn chế
nước vào giai đoạn cuối của sự phát triển có thể làm giảm năng suất tới 33%.
Nghiên cứu kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh: Biện pháp phòng trừ tổng hợp
IPM được coi là biện pháp chủ đạo khuyến cáo áp dụng ở nhiều nước hiện nay.
2.10. Cách thu hoạch và bảo quản quả
Theo Montana, (2005) [15] khi nghiên cứu về khả năng bảo quản cho hai
giống đào trồng tại Colombia cho thấy: Khi thu hoạch những quả đào sạch bệnh
được gói bằng bao giấy chuyên dùng và bảo quản trong phòng có nhiệt độ 4
0
C và
phòng có nhiệt độ thường 19
0
C. Kết quả cho thấy trong điều kiện nhiệt độ lạnh đào
có thể được bảo quản tốt từ 37 – 41 ngày. Trong nhiệt độ thường có thể bảo quản
được từ 5 – 7 ngày.
2.11. Phương pháp nhân giống
2.11.1. Phương pháp gieo hạt
Đây là phương pháp truyền thống khá thông dụng trước đây ở các vùng trồng
đào nhưng mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm của nó.
- Ưu điểm: Phương pháp này có thể tạo ra được nhiều cây con trong nhiều
thời gian ngắn. Cây gieo hạt có bộ rễ khỏe thích hợp với vùng đồi núi có gió to.
- Nhược điểm: Cây lâu ra quả, do phân li mạnh nên có hiện tượng thoái hóa
giống ở các cây đời sau.
2.11.2. Phương pháp chiết cành
- Ưu điểm: Nhanh ra quả, cây có bộ rễ khung tán đẹp, cây thấp thuận lợi cho
chăm sóc và thu hoạch. Cây giữ được những đặc tính di truyền của mẹ.
- Nhược điểm: Hệ số nhân giống không cao, nếu chiết nhiều cành trên cây thì
ảnh hưởng tới cây mẹ. Cây chiết cành thường không có rễ chính nên không bền,
tuổi thọ không cao, kém chịu gió, bão.
2.11.3. Phương pháp ghép cành
- Ưu điểm: Cây sinh trưởng phát triển tốt, tuổi thọ cao nhờ rễ gốc ghép hoạt
động tốt. Cây giữ được những đặc tính tốt của mẹ. Cây ghép sớm ra hoa và kết quả,
có hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể tạo ra được một số lượng lớn
cây giống. Cây có thể duy trì được nòi giống, cây có thể tạo tán.
- Nhược điểm: Cây ghép dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra việc ghép cây còn đòi
hỏi người làm phải có trình độ tay nghề thành thạo.
2.12. Nghiên cứu về giống
2.12.1. Điều tra tuyển chọn giống đào
Theo Trần Thế Tục [3], [10]: Công tác điều tra tuyển chọn giống gồm 5 bước
sau đây:
Bước 1: Theo dõi tính ổn định về năng suất, chất lượng quả của các cá thể
tuyển chọn qua 3 năm liên tục. Các cá thể tuyển chọn được đánh dấu theo dõi trong
ba năm liên tục về các chỉ tiêu: Năng suất, chất lượng, tính chống chịu với sâu bệnh
và các thời kỳ vật hậu: Ra hoa, đậu quả, chất lượng quả.
Bước 2: Xác định giống bằng ISOZYME hoặc PCR. Ngoài mô tả hình thái,
các cá thể tuyển chọn được kiểm tra gen di truyền bằng kỹ thuật phân tích
ISOZYME hoặc PCR để xác định sự khác biệt giữa các giống.
Bước 3: Xây dựng vườn thực liệu giống tuyển chọn. Tất cả các cá thể được
tuyển chọn năm đầu tiên sẽ được nhân bằng phương pháp ghép và trồng trong vườn
gọi là vườn thực liệu giống tuyển chọn. Mục đích là để có được những cây giống làm
cây mẹ ngay sau khi kết thúc ba năm tuyển chọn tại hộ gia đình.
Bước 4: Xây dựng vườn cây mẹ. Gồm các cá thể của các giống đã được tuyển
chọn đánh giá sau ba năm, được coi là giống gốc làm thực liệu nhân giống cung
cấp cho sản xuất.
Bước 5: Xây dựng mô hình giống đã được tuyển chọn. Mô hình giống tuyển
chọn là để chứng minh cho kết quả tuyển chọn, đồng thời là địa bàn áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật ngay từ đầu, tạo điều kiện cho người dân dần tiếp cận với những kỹ
thuật mới trong sản xuất.
2.12.2. Nhập nội và khảo nghiệm giống đào
Nhập nội giống đào cũng đã được tiến hành khá sớm, từ những năm 1986 đến
nay. Nhìn chung công tác nhập nội và khảo nghiệm các giống đào đã được thực
hiện ở nhiều quy mô và điều kiện sinh thái khác nhau ở các tỉnh miền núi phía Bắc
nhưng kết quả còn rất hạn chế, song vẫn là một hướng cần được tiếp tục với quy
mô và cường độ lớn hơn để rút ngắn thời gian chọn tạo giống trong nước.
2.13. Nghiên cứu về dinh dưỡng và kỹ thuật trồng trọt
2.13.1. Nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho đào
Theo Đỗ Văn Chuông (2000) [8] cho biết: Cây ăn quả cũng như cây trồng nói
chung cần hút chất dinh dưỡng từ đất và từ phân bón để tạo ra sản phẩm thông qua
quá trình quang hợp. Nếu thiếu dinh dưỡng hoặc các chất dinh dưỡng không cân
đối làm cho cây sinh trưởng kém dẫn tới giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Nếu thừa dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng quá mạnh cũng làm giảm năng suất,
đồng thời các phân bón bón thừa sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước.
Sự biểu hiện khi thiếu các chất dinh dưỡng ở cây đào như sau:
Thiếu Đạm: Lá vàng, có nhiều chấm đỏ, cành ngắn, quả bị chín ép (chín sớm).
Thiếu Kali: Các lá cuốn lại, nhăn nheo, mép khô, dễ bị rụng quả.
Thiếu Phốt pho: Lá màu xanh tối, cuốn lại, hàm lượng đường trong quả giảm.
Thiếu Mg: Lá có các đám màu nâu nhạt, rìa lá bị khô.
Thiếu Ca: Dễ bị rụng quả, cần phun Booc đô kết hợp trừ bệnh nấm.
Thiếu kẽm: Lá có màu nâu nhạt, gợn sóng và nhăn nheo, đầu các gân nhỏ có
hình hoa hồng, lá bé.
Theo Trần Thế Tục [3], [10] cho biết: Cây đào hàng năm có rụng quả sinh lý
nên lượng phân bón phải đầy đủ để đảm bảo yêu cầu sinh lý của cây. Bón phân cho
đào phải cân đối N, P
2
O
5
, K
2
O vào đúng lúc, đúng cách theo nhu cầu của cây.
Theo kinh nghiệm của các tác giả Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội: Hàng
năm nên bón phân lót cho đào vào tháng 1 trước khi nảy lộc. Đối với những cây đã ra
quả ổn định từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây là 30 – 50kg phân chuồng hoai
trộn với 0,3 – 0,5kg N + 0,3kg P
2
O
5
+ 0,5kg K
2
O.
Cách bón: Chiếu theo mép tán cây, đào 3 hố đều nhau với kích thước sâu và
rộng 40cm, sau đó bón phân lấp đất hơi cao hơn mặt đất. Năm sau đào hố bón phân
xen kẽ với hố năm trước. Làm như vậy vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây, vừa có tác dụng cải tạo đất trong vườn cây [13].
2.13.2. Kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình và tạo quả
Sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp ứng yêu cầu về cấu
trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây. Người làm vườn cần phải tác
động tích cực để tạo dựng hệ thống cành khung, nửa khung và cành nhánh của cây
cho phù hợp với cấu trúc của vườn và mục đích kinh doanh. Trong kỹ thuật làm
vườn hiện đại việc đốn, cắt tỉa là khâu kỹ thuật then chốt, cần có kiến thức, kinh
nghiệm và tay nghề [3].
Hiện nay nhiều biện pháp đốn tỉa tạo hình cây đào rất được quan tâm. Thông
thường cây đào vừa đem trồng phải đốn tạo hình ngay, chỉ giữ một thân chính cao
80 – 100cm. Các cành cắt cụt hết để cây bật ra những cành khỏe hơn. Chọn trên
thân chính 3 cành khỏe mọc ra 3 hướng khác nhau để làm cành khung. Cuối năm
thứ nhất, chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp I chỉ để 2 - 3 cành khung cấp II và
những vị trí thích hợp sao cho các cành hướng ra phía ngoài. Nếu cây khỏe có thể
gây thêm một cành khung cấp I thứ 4 ở phía ngọn cây. Cuối năm thứ 2 chủ yếu là
cắt ngắn các cành khung cấp hai và năm thứ 3 chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp
III. Hết năm thứ 3 coi như tán cây đào đã ổn định, cây đào bắt đầu bói quả và bắt
đầu bước sang thời kỳ đốn tạo quả [9], [3].
Cành quả chỉ sinh ra trên cành mẹ mọc từ năm trước. Do vậy, các tác giả trên
đã đưa ra nguyên tắc cơ bản của đốn tỉa tạo quả là không đốn hớt ngọn vì dễ làm
mất những mắt sinh ra cành quả, mà cắt từ chân loại bỏ hẳn những cành mẹ cành
quả nào chủ yếu, quá tập trung. Cành đã ra quả do dinh dưỡng tập trung nuôi quả
nên sinh trưởng yếu đi, do vậy cũng cần đốn, kỹ thuật đốn tỉa như sau: Cắt tận chân
gốc nếu cành khỏe, cắt phía trên nơi đã có quả, để lại một, hai mầm, những mầm
này năm sau sẽ phát triển thành cành mẹ, cành quả và sẽ chọn ở gốc cành một hai
cành mẹ cành quả khỏe nhất.
Những cành mẹ, cành quả nếu năm nay được đốn tỉa hợp lý, năm sau sẽ sinh
ra những cành quả khỏe với số lượng phù hợp ở những vị trí cần thiết [18], [13].
2.12. Một số tác dụng cây đào trong đông y
Trong 100g cùi thịt quả đào có 0,9g Protein, 0,1g Lipit, 7g Gluxit, 8mg
Canxi, 20mg Phốtpho, 10mg Sắt, 2mg Caroten, 8,3mg Vitamin B1, 2mg Vitamin
B2, 6mg Vitamin C, các axit hữu cơ: Xitric, Tactric, Clorogenic. Đào rất bổ dưỡng
nhưng không nên ăn nhiều vì đào tính ấm, vị ngọt, chua, ăn nhiều dễ sinh bốc hoả,
đầy chướng bụng, sinh mụn nhọt. Ngoài thịt quả, các bộ phận khác của cây đào đều
là những vị thuốc quý.
Nhân hạt đào vị đắng ngọt, tính bình vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng phá
huyết tan ứ, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm
ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau
do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu.
Rễ đào: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da.
Nhựa thân cây đào: Chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản.
Lá đào: Có Amygdalin, axit Tanic, Cumarin. Thường dùng lá đào diệt sâu
bọ. Ngâm vào nước tù đọng diệt được bọ gậy, cho vào hố xí diệt được giòi, đun lấy
nước chữa lở ngứa, ghẻ, viêm âm đạo.
Hoa đào: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu. Dầu hoa đào làm kem
bôi mặt, da mặt sẽ mịn màng…
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Gốc ghép: Giống đào thóc. Gốc ghép này có khả năng tiếp hợp tốt với đoạn
ghép, cây có khả năng phát triển và sinh trưởng tốt. Gốc ghép được xử lý theo quy
trình chung. Thu hạt xong
→
phơi hạt trong râm
→
cất đi đến tháng 10 âm (ngâm
trong nước 12 - 18h)
→
rải ra làm luống phủ đất lên đậy lưới/mặt, tưới ẩm sau 1
tháng đập lấy nhân phủ cát lên giữ độ ẩm thích hợp đến khi hạt nảy mầm cắm vào
túi bầu. Sau khi hạt nảy mầm, chuyển hạt vào túi bầu có kích thước 15,5 x 20cm,
bằng nilon có đục lỗ đáy bầu (4 - 6 lỗ), trước khi đóng bầu phải xử lí đất. Sau đó
làm luống và xếp theo hàng, phủ đất thành luống. Cứ 10 - 15 ngày thì phun thuốc
định kỳ để trừ nấm. Khi gốc ghép cao khoảng 30 - 40cm thì đảo bầu để cây gốc
ghép sinh trưởng đồng đều. Đường kính gốc ghép 0,45cm trở lên thì đạt tiêu chuẩn
ghép.
Cành ghép: Là giống đào H’Mông đã được tuyển chọn là cây bố mẹ có tuổi
trên 5 năm, có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, mẫu mã đẹp, qủa to, má quả
phớt hồng khi chín, ăn ngon. Là cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. Chọn cành
bánh tẻ để lấy mắt ghép, cành to, khỏe, không sâu bệnh, ở rìa tán có nhiều mắt ngủ,
mắt lồi to, khỏe.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
Dao ghép: Dùng dao ghép bằng thép, không rỉ.
Dây ghép: Trung Quốc màu trắng, dai, mỏng để buộc chặt vào vết ghép sao
cho vết ghép chặt với đoạn ghép.
Kéo cắt cành để cắt ngọn, gốc ghép và cành ghép.
Phân bón: Dùng phân NPK và phân bón qua lá Thiên Nông để chăm sóc cây
ghép.
Bình bơm: Phun thuốc sâu và phân bón qua lá định kỳ.
Sổ, bút để ghi chép, theo dõi các chỉ tiêu của công thức thí nghiệm.
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại nhà kính trường Đại học Tây Bắc - thành phố Sơn
La.
3.1.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2014 đến tháng 11/2014.
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vị trí ghép đối với đào đến khả năng sinh
trưởng của cây sau khi ghép.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm nghiên cứu vị trí ghép trên gốc ghép
Bố trí thí nghiệm theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB). Thí nghiệm gồm 3
công thức, với 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc thực hiện 45 cây/1 lần nhắc, 3 lần nhắc
lại, 135 cây/1 công thức. Tổng số cây thí nghiệm của 3 công thức là 405 cây.
Công thức I: Ghép khoảng cách từ mặt đất đến chỗ ghép 15cm.
Công thức II: Ghép khoảng cách từ mặt đất đến chỗ ghép 20cm.
Công thức III: Ghép khoảng cách từ mặt đất đến chỗ ghép 25cm.
Bảng 3.1: Sơ đồ thí nghiệm
Lần nhắc 1
Lần nhắc 2
Lần nhắc 3
I II III
II III I
III I II
Chăm sóc sau khi ghép
Tưới nước giữ ẩm thường xuyên, ghép sau 10 ngày thì dùng NPK hòa nước
tưới nhẹ cho cây với tỉ lệ 0,1% tăng dần nồng độ, sau đó 15 - 20 ngày tưới một lần
(làm cỏ sạch trước khi tưới phân). Khi mầm đã ổn định, lá đã xòe chuyển màu xanh
đậm, dùng phân bón qua lá Thiên Nông phun, cứ 6 - 10 ngày kiểm tra xoa mầm dại
để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi cành ghép nhanh nảy mầm và mầm to, khỏe,
đồng thời phun thuốc trừ sâu định kỳ 10 - 15 ngày/1 lần đề phòng trừ sâu bệnh.
3.2.3. Các chỉ tiêu theo và phương pháp theo dõi
Theo dõi thời gian ghép đến bật mầm: Theo dõi 30 cây/1 công thức ở một
lần nhắc lại. Tổng số cây theo dõi là 90 cây/1 công thức. Theo dõi, quan sát sự bật
mầm sau khi ghép của cây ghép và xác định các chỉ tiêu.
+ Ngày bật mầm (10% số cây có mầm bật).
+ Ngày mầm rộ (70% số cây có mầm bật).
+ Ngày kết thúc bật mầm (90% số cây mầm bật).