Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

“Nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty TNHH tiến hải, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.61 KB, 81 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Tài
nguyên và Môi trường và các thầy cô Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Cao Trường Sơn là
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH Tiến Hải, xã La Phù,
huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè,
những người đã khích lệ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan những kết quả trong báo cáo này là sự thật.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2013
SV. Nguyễn Thị Lý
i
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vii
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu 2
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu 2
2.1.1. Tình hình phát triển 3
2.1.2. Hình thức chăn nuôi 5
2.1.3. Tỷ lệ phân bố 7
2.1.4. Đặc điểm chuồng trại 8
2.2. Tổng quan các vấn đề môi trường chăn nuôi 9
2.2.1. Nguồn thải phát sinh từ chăn nuôi 9


2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi 12
2.3. Tình hình áp dụng SXSH ở Việt Nam 16
Sản xuất sạch hơn đã được triển khai áp dụng thành công tại Việt Nam
hơn mười năm qua. Từ năm 2002, phương pháp luận này đã được Bộ
Công Thương đẩy mạnh triển khai áp dụng tại năm tỉnh: Phú Thọ,
Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre. Trong năm 2010,
hoạt động nâng cao nhận thức đã được thực hiện tại 59 tỉnh thành còn
lại trên toàn quốc ( ). Đến nay
đã có một số cơ sở thuộc các lĩnh vực khác nhau áp dụng thành công
sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất 17
3.1. Đối tượng nghiên cứu 20
3.2. Phạm vi nghiên cứu 20
3.3. Nội dung nghiên cứu 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
4.1. Giới thiệu Công ty TNHH Tiến Hải 21
4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 21
4.1.2. Tình hình sản xuất chăn nuôi của Công ty 22
4.1.3. Giới thiệu công nghệ sản xuất chăn nuôi lợn 26
ii
4.1.6. Nguyên liệu chính trong sản xuất chăn nuôi của Công ty 28
4.2. Phân tích các công đoạn sản xuất chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Tiến Hải
33
4.2.1. Quy trình sản xuất chăn nuôi của Công ty 33
4.2.3. Cân bằng vật chất cho cả quy trình sản xuất chăn nuôi 38
4.3. Xác định và đánh giá các nguồn thải phát sinh của Công ty TNHH Tiến Hải. 43
4.3.1. Các nguồn thải chính của công ty TNHH Tiến Hải 43
4.3.3. Phân tích các nguyên nhân phát sinh dòng thải 50
4.5. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp 60
4.5.1. Đánh giá tính khả thi cho giải pháp xây bể biogas để phát điện 60
Bảng 4.19: Bảng tính NPV, IRR, PB 62

Đơn vị tính: 1.000 đồng 62
4.5.2. Đánh giá tính khả thi cho giải pháp sử dụng chế phẩm EM bổ sung vào
thức ăn cho lợn Công ty TNHH Tiến Hải nhằm tăng khả năng hấp thụ thức
ăn, giảm mùi hôi chuồng trại 64
5.1. Kết luận 67
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DO Ô xy hòa tan trong nước
BOD
5
Nhu cầu ôxy sinh hóa
COD Nhu cầu ôxy hóa học
EC Độ dẫn điện
HDPE Màng chống thấm (High Density Poly Etylen – HDPE)
TCTK Tổng cục thống kê
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
SXSH Sản xuất sạch hơn
TCTK Tổng cục thống kê
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
UNEP Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations
Environment Programme – UNEP)
VOCs Chất hữu cơ bay hơi
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp hàng năm Error: Reference source not
found

Bảng 2.2: Các loại trang trại phân theo vùng tính đến 1/7/2011 Error:
Reference source not found

Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Số lượng hộ chăn nuôi lợn theo quy mô số con lợn của từng vùng KT –
XH, thời điểm 1/7/2011 Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Lượng phân và nước tiểu một số vật nuôi thải ra trung bình trong
một ngày đêm Error: Reference source not found
Bảng 2.6: Thành phần trung bình của nước tiểu các loại gia súc Error: Reference
source not found

Bảng 2.7. Các loại vi khuẩn có trong
phân
Error: Reference source not found
Bảng 2.8: Hiện trạng chất thải rắn chăn nuôi ước tính năm 2008 Error:
Reference source not found
Bảng 2.9: Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của Việt NamError: Reference source
not found

Bảng 2.10 : Kết quả khảo sát số liệu nền cho các mục tiêu trong chiến lược
sản xuất sạch hơn Error: Reference source not found
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất tại công ty TNHH Tiến HảiError: Reference
source not found
Bảng 4.2. Công suất chăn nuôi quý I năm 2013 Error: Reference source not found
Bảng 4.3. Sản phẩm chăn nuôi quý I năm 2013 Error: Reference source not
found
Bảng 4.4: Cơ cấu đàn lợn trong công ty Error: Reference source not found
Bảng 4.5: Kiểu nền và kiểu chuồng nuôi Error: Reference source not found
v
Bảng 4.6: Khối lượng các loại thức ăn sử dụng hàng tháng cho lợn của công ty . Error:
Reference source not found

Bảng 4.7: Chương trình vaccine đang sử dụng cho lợn của Công tyError: Reference

source not found

Bảng 4.8: Lượng thuốc thú y và vaccine sử dụng hàng tháng của công ty Error:
Reference source not found

Bảng 4.9: Nhu cầu sử dụng nước hàng tháng của công ty Error: Reference source
not found

Bảng 4.10: Nhu cầu sử dụng điện hàng tháng của công ty Error: Reference source
not found

Bảng 4.11. Cân bằng vật chất cho quá trình sản xuất của công ty ( Error: Reference
source not found

Bảng 4.12: Các loại chất thải và nguồn phát sinh của công tyError: Reference
source not found
Bảng 4.13: Các thông số nước thải chăn nuôi của Công ty TNHH Tiến Hải Error:
Reference source not found

Bảng 4.14: Các thông số chất lượng nước ao của Công ty TNHH Tiến Hải
Error: Reference source not found
Bảng 4.15: Chi phí bên trong của Công ty TNHH Tiến Hải . Error: Reference source
not found

Bảng 4.16: Nguyên nhân phát sinh dòng thải công ty TNHH Tiến Hải Error:
Reference source not found

Bảng 4.17: Các cơ hội sản xuất sạch hơn của Công ty TNHH Tiến Hải Error:
Reference source not found
Bảng 4.18: Bảng sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn của Công ty TNHH Tiến

Hải Error: Reference source not found

Bảng 4.19: Bảng tính NPV, IRR, PB Error: Reference source not found
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta Error:
Reference source not found
Hình 4.1. Sơ đồ nhân sự của công ty Error: Reference source not found
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình sản xuất chăn nuôi của công ty TNHH Tiến Hải
Error: Reference source not found
Hình 4.3: Sơ đồ dòng quá trình sản xuất chăn nuôi của công ty TNHH Tiến
Hải Error: Reference source not found
vii
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với hai ngành chính là trồng
trọt và chăn nuôi đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp thực
phẩm đồng thời góp phần cải thiện thu nhập của người dân.
Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung và chuyên môn hóa cao là
một trong những nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa sản xuất
nông nghiệp nước ta trong thời kỳ đổi mới. Trong đó, chăn nuôi lợn với quy
mô trang trại có vai trò quan trọng, góp phần làm tăng sản lượng nông sản
hàng hóa, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động khu vực nông thôn.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn quy mô trang trại đã có
những bước phát triển đáng kể, quy mô tập trung ngày càng nhiều. Theo cuộc
khảo sát của Tổng Cục Thống Kê (tháng 6/2012), tổng đàn lợn trên cả nước là
26,7 triệu con, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2011 (www.thepigsite.com truy
cập ngày 25/3/2013). Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang gặp phải rất nhiều khó
khăn, không chỉ về mặt kỹ thuật như việc cung cấp thức ăn, sức khỏe gia súc,
tạo giống và quản lý mà cả những yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội.

Những khó khăn trong việc thu gom và xử lý các chất thải chăn nuôi là
những vấn đề đầu tiên gắn liền với sự thâm canh chăn nuôi.
Các trang trại chăn nuôi tập trung, mặc dù phần lớn đã có hệ thống xử
lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để đã gây ra ô nhiễm nghiêm
trọng môi trường đất, nước, không khí ở nông thôn, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ
sinh thái, chuỗi thức ăn và sức khỏe con người.
Sản xuất sạch hơn với mục tiêu là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài
nguyên, nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất trong sản xuất đang ngày
càng được áp dụng nhiều ở nước ta đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế và
môi trường.
1
Việc nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong chăn nuôi là một
vấn đề mới, vừa nhằm nâng cao sản xuất ngành chăn nuôi vừa tăng cường hạn
chế ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất. Công ty TNHH Tiến Hải đóng
trên địa bàn huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ là một công ty chuyên sản
xuất, chăn nuôi lợn nái sinh sản với quy mô lớn, rất thuận lợi cho việc nghiên
cứu ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn.
Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty TNHH Tiến Hải, huyện Thanh
Thủy, tỉnh Phú Thọ” nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất chăn nuôi của công
ty và đưa ra biện pháp kiểm soát ô nhiễm theo hướng sản xuất sạch hơn,
mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường cho công ty.
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá quy trình chăn nuôi lợn hiện tại của công ty TNHH Tiến Hải
- Xác định các cơ hội áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn cho
công ty TNHH Tiến Hải
- Đề xuất và đánh giá tính khả thi các giải pháp sản xuất sạch hơn cho
công ty TNHH Tiến Hải.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu

- Các nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được các mục tiêu đề ra của
đề tài.
- Các số liệu, kết quả phải trung thực, chính xác, khoa học.
2
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về ngành chăn nuôi
2.1.1. Tình hình phát triển
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO): Châu Á sẽ trở
thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất. Chăn
nuôi Việt Nam, giống như các nước trong khu vực phải duy trì mức tăng
trưởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước
hướng tới xuất khẩu. (Đào Lệ Hằng, 2012). Kể từ năm 1990 đến nay, ngành
chăn nuôi có hướng phát triển tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt đến 5,27% năm (Trần Khải Châu, 2010)
Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng dần qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1986 – 1990, chiếm 23,78%, giai đoạn 1990 – 1996 chiếm 25,78%,
giai đoạn 1997 – 2005 chiếm 33,67%, giai đoạn 2006 – 2010 chiếm 38,12%.
Nhìn chung nông nghiệp càng phát triển thì tỷ trọng chăn nuôi càng lớn hơn
so với trồng trọt.
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp hàng năm
( Đơn vị: %)
Năm
Ngành
1986-1990 1990-1996 1997-2005 1986-2005 2006-2010
Nông nghiệp
khác
3,4 6,0 5,5 5,2 4,1
Trồng trọt 3,4 6,1 5,4 5,2 5,5
Chăn nuôi 3,4 5,8 6,7 5,6 8,5

Dịch vụ 4,1 4,6 2,3 3,6 4,2
Nguồn: Tổng Cục Thống kê – Viện kinh tế nông nghiệp,2009
Ngành chăn nuôi của nước ta đang ngày càng tăng cả về quy mô và số
lượng. Theo Tổng Cục Thống Kê, tổng hợp kết quả chương trình điều tra chăn
3
nuôi tại thời điểm 1/10/2012, cả nước có 2,6 triệu con trâu; 5,2 triệu con bò; 26,48
triệu con lợn; 308,3 triệu con gia cầm (Trung tâm Tin học và Thống kê, 2012).
Theo kết quả tổng hợp này, năm 2011 do có Thông tư số 27/2011/TT-
BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn quy định tiêu chí mới về trang trại nên cả nước có 20.065 trang trại
(bằng 13,8% số trang trại năm 2010). Trong đó, có 6.202 trang trại chăn nuôi,
chiếm 30,9% tổng số trang trại trong cả nước.
Bảng 2.2: Các loại trang trại phân theo vùng tính đến 1/7/2011
Tổng số
trang
trại
Chia theo loại trang trại
Trồng
trọt
Chăn
nuôi
Lâm
nghiệp
Nuôi trồng
thủy sản
Tổng
hợp
Cả nước 20.065 8.642 6.202 51 4.433 737
Đồng bằng sông Hồng 3.506 39 2.396 3 923 145
Trung du và miền

núi phía Bắc
587 38 506 6 21 16
Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung
1.747 756 512 38 258 183
Tây Nguyên 2.528 2.138 366 0 9 15
Đông Nam Bộ 5.389 3.434 1.844 4 55 52
Đồng bằng sông
Cửu Long
6.308 2.237 578 0 3.167 326
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2011
Trong những năm gần đây, do thiên tai rét đậm rét hại ở miền Bắc và
dịch bệnh lở mồm long móng có chiều hướng gia tăng nên chăn nuôi của
nước ta gặp nhiều khó khăn, số lượng đàn gia súc giảm nhẹ, đàn gia cầm vẫn
tăng đều về số lượng qua các năm.
Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm
Trâu Bò Ngựa Dê, cừu Lợn Gia cầm
(Nghìn con)
(Triệu
con)
2001 2.807,9 3.899,7 113,4 571,9 21.800,1 218,1
4
2002 2.814,5 4.062,9 110,9 621,9 23.169,5 233,3
2003 2.834,9 4.394,4 112,5 780,4 24.884,6 254,6
2004 2.869,8 4.907,7 110,8 1.022,8 26.143,7 218,2
2005 2.922,2 5.540,7 110,5 1.314,1 27.435,0 219,9
2006 2.921,1 6.510,8 87,3 1.525,3 26.855,3 214,6
2007 2.996,4 6.724,7 103,5 1.777,7 26.560,7 226,0
2008 2.897,7 6.337,7 121,2 1.483,4 26.701,6 248,3
2009 2.886,6 6.103,3 102,2 1.375,1 27.627,7 280,2

2010 2.877,0 5.808,3 93,1 1.288,4 27.373,3 300,5
2011 2.712,0 5.436,6 88,1 1.267,8 27.056,0 322,6
2012 2.627,8 5.194,2 26.500,0 308,5
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2013
Qua bảng 2.3 cho thấy, trong 10 năm từ 2001 đến 2011, tốc độ tăng
trưởng bình quân của một số loại gia súc, gia cầm đều cao. Số lượng trâu, bò
tăng bình quân một năm là 2,15%, lợn tăng 2,41%, gia cầm 4,79%. Chỉ có số
lượng ngựa giảm dần với tốc độ bình quân 2,23%/năm.
Bước sang năm 2012, chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp khó khăn do giá
thịt giảm, chi phí đầu vào tăng cao và khó khăn về vốn nên chăn nuôi của các
hộ và các doanh nghiệp cũng như trang trại bị ảnh hưởng. Theo kết quả điều
tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2012, đàn lợn cả nước có 26,5 triệu con,
giảm 2,1% so với cùng thời điểm năm 2011, trong đó đàn lợn nái có 4,0 triệu
con, giảm 0,5%; đàn trâu có 2.627,8 nghìn con, giảm 3,1%; đàn bò có 5.194,2
nghìn con, giảm 4,5%. Nguyên nhân chủ yếu do diện tích chăn thả bị thu hẹp,
chăn nuôi hiệu quả thấp nên chưa khuyến khích người nuôi mở rộng quy mô
đàn. Riêng nuôi bò sữa vẫn phát triển, tổng đàn bò sữa tại thời điểm trên của
cả nước đạt 167 nghìn con, tăng 17% so với cùng thời điểm năm 2011. Đàn
gia cầm có 308,5 triệu con, giảm 4,4% so với thời điểm 01/10/2011, trong đó
đàn gà 223,7 triệu con, giảm 3,86% (Tổng Cục Thống kê, 2013).
2.1.2. Hình thức chăn nuôi
Hiện nay, ở nước ta có 2 hình thức chăn nuôi chính là chăn nuôi hộ
gia đình và chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung.
5
Sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các hộ quy mô
nhỏ. Đây là hình thức chăn nuôi đã có từ lâu đời, chủ yếu là chăn nuôi tận
dụng và sử dụng lao động gia đình. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chính
sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), hơn 92% người sản xuất chăn nuôi chỉ sử
dụng lao động của hộ gia đình trong sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên, các hộ
không chỉ tập trung vào chăn nuôi mà còn kết hợp với trồng trọt và các hoạt

động phi nông nghiệp khác. Trong các hộ gia đình, phần lớn nông dân chỉ
nuôi dưới 3 con lợn (Trịnh Quang Tuyên và cộng sự, 2010).
Đến năm 2011, số hộ nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ (từ 1- 5 con) còn chiếm một
tỷ lệ lớn trong tổng số hộ có chăn nuôi lợn ở nước ta (50%), trong đó Bắc Trung Bộ
và Duyên hải miền Trung có đến 85%, số hộ nuôi từ 6 – 10 con chiếm 20%, từ 11
con trở lên chiếm 30% (Cục Chăn nuôi,2011; Tổng Cục Thống kê,2011)
Hình thức chăn nuôi này yêu cầu mức đầu tư thấp, không đòi hỏi cao
về mặt kỹ thuật nhưng năng suất chăn nuôi thấp.
Những năm gần đây, bên cạnh phương thức chăn nuôi lợn truyền
thống mà đặc trưng là chăn nuôi hộ gia đình với quy mô nhỏ, năng suất thấp,
chăn nuôi theo kiểu trang trại tập trung đã hình thành và có xu hướng ngày
càng phát triển. Nhất là từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày
02/02/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại. Đây là hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta
(Cục Chăn nuôi, 2007). Trang trại chăn nuôi lợn tập trung có quy mô từ 30
đến dưới 100 con chiếm tỷ lệ lớn (Trịnh Quang Tuyên và cộng sự, 2010).
Chăn nuôi trang trại làm tăng khả năng khai thác đất, tiềm năng về vốn, kỹ
thuật của mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư mạnh mẽ vào chăn nuôi công
nghiệp hóa, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, cải thiện chất
lượng cuộc sống của người dân.
Hiện nay, số lượng trại chăn nuôi quy mô lớn ngày càng tăng. Các trại
chăn nuôi lợn tập trung có trên 400 - 500 đầu lợn có mặt thường xuyên trong
6
chuồng nuôi. Tính đến năm 2011, cả nước có: 6.202 trang trại chăn nuôi trong
tổng số 20.065 trang trại của cả nước, chiếm 30,9% (Tổng Cục Thống kê, 2012).
2.1.3. Tỷ lệ phân bố
Những năm gần đây, trang trại chăn nuôi phát triển nhanh về số lượng,
chủng loại và quy mô. Theo số liệu thống kê năm 2011, cả nước có 6.202 trang
trại chăn nuôi, trong đó, các trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở Đông Nam
Bộ và Đồng bằng sông Hồng với 4.240 trang trại, chiếm 68,3% số trang trại chăn

nuôi của cả nước (Tổng Cục Thống kê, 2011), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông
Cửu Long với 578 trang trại, chiếm 9,3%. Vùng Tây Nguyên có số trang trại chăn
nuôi tập trung ít nhất cả nước chiếm 5,9% (366 trang trại).
Hình 2.1: Cơ cấu trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2011
Tính đến thời điểm 01/7/2011 cả nước có trên 4,13 triệu hộ có chăn
nuôi lợn, tổng đàn lợn của nước ta khoảng 27 triệu con (Cục Chăn nuôi,
2011; Tổng Cục Thống kê, 2011). Tính chung 3 vùng ở miền Bắc và miền
Trung chiếm hơn 80% tổng số hộ có nuôi lợn: Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung (30%), Trung du và miền núi phía Bắc (29,1%) và Đồng bằng
7
sông Hồng (21,1%). Trong 3 vùng còn lại, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm
12%, Tây Nguyên chiếm 5,1% và Đông Nam Bộ chiếm 2,7%.
Bảng 2.4: Số lượng hộ chăn nuôi lợn theo quy mô số con lợn của từng
vùng KT – XH, thời điểm 1/7/2011
(Đơn vị: 1.000 hộ)
Tổng số
Chia theo quy mô số con lợn
1 đến 2
con
3 đến 5
con
6 đến
9 con
Từ 10 con
trở lên
Cả nước 4.131,6 2144,0 1.060,0 367,2 560,4
Đồng bằng sông Hồng 870,7 454,4 170,4 66,1 179,9
Trung du và miền núi
phía Bắc

1.204,3 615,5 351,0 120,6 117,2
Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung
1238,8 709,9 343,4 95,5 90,0
Tây Nguyên 210,8 106,3 50,7 20,5 33,3
Đông Nam Bộ 110,2 30,1 17,5 11,7 51,0
Đồng bằng sông Cửu Long 496,7 227,9 127,0 52,8 89,0
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2012
Qua bảng trên cho thấy, nhóm hộ nuôi nhỏ lẻ từ 1 đến 2 con vẫn
chiếm đến trên 50% trên phạm vi cả nước. Tỷ lệ số hộ nuôi 1-2 con
cao nhất là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (57,3%) và thấp
nhất là Đông Nam Bộ (27,3%). Nhóm có quy mô nhỏ (từ 3 đến 5 con) cũng
chiếm đến hơn 1/4 số hộ có chăn nuôi lợn trên phạm vi cả nước tập trung chủ
yếu ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (29,1%). Số hộ nuôi từ 6 đến 9
con lợn chiếm tỷ lệ thấp nhất cả nước (8,9%).
2.1.4. Đặc điểm chuồng trại
Trong những năm gần đây, các trang trại chăn nuôi đã có sự đầu tư
đáng kể về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi theo các tiêu chuẩn tiên
tiến. Trong chăn nuôi lợn, chuồng trại kiên cố chiếm tỷ lệ cao nhất trong quy
mô trang trại, đạt 71,88%, sau đến gia trại 68,75%, trong nông hộ tỷ lệ này
8
chỉ đạt 48,21%. Chăn nuôi nông hộ chủ yếu là bán kiên cố và đơn giản với tỷ
lệ tương ứng là 41,70 và 10,71% (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009).
Đối với lợn sinh sản thì một số trang trại sử dụng chuồng kín, chuồng
sàn có hệ thống làm mát để giảm nóng về mùa hè, sưởi ấm cho gia súc non,
góp phần cải thiện đáng kể năng suất vật nuôi. Đối với lợn thịt áp dụng phổ
biến cả hai kiểu chuồng kín và chuồng hở. Máng ăn tự động, bán tự động;
máng uống, thiết bị cung cấp nước uống cũng có sự cải tiến phù hợp với độ
tuổi vật nuôi (Cục Chăn nuôi, 2007).
Trong chăn nuôi gia cầm quy mô nông hộ chuồng trại chủ yếu là loại

chuồng đơn giản, tận dụng chiếm 71,67%; chuồng kiên cố chỉ có 1,67%. Với
chăn nuôi gia trại và trang trại chủ yếu là loại hình bán kiên cố với tỷ lệ tương
ứng là 56,25% và 53,57%. Ở trang trại chuồng kiên cố cao nhất cũng chỉ đạt
10,71% (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009).
2.2. Tổng quan các vấn đề môi trường chăn nuôi
2.2.1. Nguồn thải phát sinh từ chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất tạo ra lượng chất thải
lớn nhất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Các chất thải chăn
nuôi được phát sinh chủ yếu
từ:
- Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm như phân, nước tiểu,
lông, vảy da và
các
phủ tạng loại thải của gia súc, gia
cầm
- Nước thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ và thiết
bị
chăn
nuôi, nước làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn
nuôi…
- Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú y bị loại ra trong quá
trình chăn
nuôi.
- Bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm
chết.
- Bùn lắng từ các mương dẫn, hố chứa hay lưu trữ và chế biến hay
xử lý chất
thải
Trong chất thải chăn nuôi thường chứa hàm lượng chất dinh dưỡng
9

cao, có thể sử dụng để bón cho cây trồng.
Lượng phân và nước tiểu sinh ra trong chăn nuôi khác nhau, tùy vào
chủng loại, giống vật nuôi, giai đoạn sinh trưởng, chế độ dinh dưỡng và
phương thức vệ sinh chuồng trại. Lượng phân và nước tiểu trung bình một số
vật nuôi thải ra trong một ngày đêm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5: Lượng phân và nước tiểu một số vật nuôi thải ra trung bình
trong một ngày đêm
Loại gia súc
Lượng phân trung
bình/ngày đêm
(kg/ngày.đêm)
Nước tiểu trung
bình/ngày đêm
(kg/ngày.đêm)
Trâu
18 – 25 8 – 12

15 – 20 6 – 10
Ngựa
12 – 18 4 – 6
Heo <10 kg
0,5 – 1 0,3 – 0,7
Heo 15 – 45 kg
1 – 3 0,7 – 2
Heo 45 – 100 kg
3 – 5 2 – 4

1,5 – 2,5 0,6 – 10
Gà, vịt
0,02 – 0,05 -

Nguồn: Hill và Toller, 1974
Lượng phân và nước tiểu do các loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa
thải ra trong 24 giờ là nhiều nhất, các loại gia cầm do chúng thải ra phân
được trộn lẫn với nước tiểu nên không xác định được lượng nước tiểu trong
một ngày đêm.
Để sản xuất 1.000 kg thịt
lợn
thì hàng ngày sản sinh ra 84 kg nước
tiểu; 39 kg phân; 11 kg TS (chất rắn tổng số); 3,1
kg
BOD
5;
0,24 NH
4
-N
chưa kể ô nhiễm từ nước tắm và rửa
chuồng. (
Bùi Hữu Đoàn, 2011)
10
Thành phần nước tiểu gia súc khác nhau tùy vào loại thức ăn mà
chúng sử dụng, chủ yếu là nước, nước tiểu của Dê, Cừu, Ngựa chứa lượng
chất hữu cơ cao. Ngoài ra, trong đó còn chứa các khoáng chất khác (Bảng 2.6)
Bảng 2.6: Thành phần trung bình của nước tiểu các loại gia súc
(Đơn vị: %)
Loại gia
súc
H
2
O
Chất

hữu cơ
N P
2
O K
2
O CaO MgO Cl
Trâu, bò 92,5 3,0 1,0 0,01 1,5 0,15 0 – 0,1 0,1
Ngựa 89,0 7,0 1,2 0,05 1,5 0,02 0,24 0,2
Heo 94,0 2,5 0,5 0,05 1,0 0 – 0,2 0 – 0,1 0,1
Dê, cừu 87,0 8,0 1,5 0,1 1,8 0 – 3,0 0,25 0,28
Nguồn: Suzuki Tatsushiko, 1968
Nước thải từ chăn nuôi bao gồm hỗn hợp nước tiểu, nước rửa chuồng,
nước tắm cho vật nuôi với khối lượng rất lớn. Nước thải chăn nuôi chứa chất
rắn lơ lửng, chất hữu cơ, Nitơ, Photpho và các thành phần khác, đặc biệt là
các vi sinh vật gây bệnh.
11
Bảng 2.7. Các loại vi khuẩn có trong
phân
Loại vi khuẩn Số lượng Gây bệnh
Điều kiện bị diệt
Nhiệt
độ(
o
C)
Thời
gian(s)
Salmonella
typhi
Thương
hàn 55 30

Salmonella typhi
A$B
Phó thương
hàn 55 30
Shigella
spp Lỵ 55 60
Vibrio
cholerae Tả 55 60
Escherichia
coli
10
5
/100ml
Viêm dạ dày
ruột 55 60
Hepatite
A
Viêm
gan 55 3 - 5
Taenia
saginata Sán 50 3 - 5
Micrococcus
Ung
nhọt 54 10
Sreptococcus
10
2
/100ml
Làm
mủ 50 10

Ascaris
lumbrucoides
-
Giun
đũa 50 60
Mycobacterium - Lao 60 20
Tubecudsis -
Bạch
hầu 55 45
Diptheriac - Sởi 45 10
Corynerbavterium -
Bại
liệt 65 30
Giardia
lamblia -
Tiêu
chảy 60 30
Tricluris
trichiura
-
Giun
tóc 60 30
Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2011
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí đặc biệt là ô
nhiễm
mùi từ chăn
nuôi đang là vấn đề được quan tâm và là sự phàn nàn của dân cư những
vùng
có ngành chăn nuôi phát triển. Các khí ô nhiễm có thể phát sinh
khắp mọi nơi từ chuồng chăn

nuôi,
quá trình thu gom, dự trữ và sử dụng
chất thải. Các khí thải chăn nuôi chủ yếu là NH
3
, H
2
S, CH
4
, CO
2
được hình
thành từ quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ có trong chất thải.
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn phát triển với tốc độ
rất nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ
thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó năng suất chăn nuôi thấp và
12
gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Ô nhiễm môi trường không
những ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, năng suất chăn nuôi mà còn ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, mỗi năm ngành chăn nuôi của nước
ta thải ra 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng
trăm triệu tấn chất thải khí. Việc phân và nước thải không qua xử lý xả trực
tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Bảng 2.8: Hiện trạng chất thải rắn chăn nuôi ước tính năm 2008
TT
Loài vật
nuôi
Tổng số đầu
con năm 2007

(1.000.000 con)
Chất thải rắn bình
quân
(kg/con/ngày)
Tổng chất thải
rắn/năm (triệu
tấn)
1 Bò 6,33 10 23,13
2 Trâu 2,89 15 15,86
3 Lợn 26,70 2 19,49
4 Gia cầm 247,32 0,2 18,05
5 Dê 1,34 1,5 0,73
6 Cừu 0,08 1,5 0,04
7 Ngựa 0,12 4 0,17
8 Hươu, Nai 0,04 2,5 0,03
9 Chó 8,07 1 2,95
Tổng cộng 80,45
Nguồn: Đào Lệ Hằng, 2012
Qua bảng trên cho thấy, lượng chất thải rắn do trâu, bò thải ra lớn
nhất: 38,99 triệu tấn/năm chiếm 48,46% tổng số chất thải rắn chăn nuôi năm
2008. Mặc dù tổng số đầu con trâu, bò không phải lớn nhất trong các loài vật
nuôi. Lượng chất thải rắn do chăn nuôi lợn thải ra cũng rất lớn: 19,49 triệu
tấn/năm, chiếm 24,22% tổng lượng chất thải rắn chăn nuôi năm 2008.
Bảng 2.9: Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của Việt Nam
TT Loài vật CTR bình Tổng chất thải rắn (triệu tấn/năm)
13
nuôi
quân (kg/ngày/
con)
2006 2007 2008 2009 2010

1 Bò 10 23,762 24,528 23,105 22,276 21,593
2 Trâu 15 15,987 16,37 15,823 15,801 15,948
3 Lợn 2 19,601 19,389 19,491 20,17 19,98
4 Gia cầm 0,2 15,666 16,499 18,054 20,44 21,9
5 Dê, cừu 1,5 0,832 0,969 0,0,734 0,750 0,706
6 Ngựa 4 0,127 0,146 0,175 0,149 0,131
Nguồn: Tổng Cục Thống kê và Cục Chăn nuôi, 2011
Chất thải rắn chăn nuôi đang là một trong những nguồn thải lớn ở
nông thôn. Tổng lượng chất thải rắn chăn nuôi của nước ta mỗi năm rất lớn:
80.450.000 tấn/năm (năm 2008) (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia,
2011). Trong những năm gần đây, do tổng số các loài vật nuôi ít biến động
nên tổng khối lượng chất thải rắn chăn nuôi tương đối ổn định.
Hiện nay, chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu vẫn ở quy mô hộ gia đình,
chất thải chăn nuôi của các hộ này chủ yếu được xử lý bằng các hình thức:
Hầm biogas, tận dụng nuôi thủy sản, làm phân ủ bón ruộng. Có khoảng 19%
chất thải chăn nuôi không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường xung
quanh. (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2011)
Ngành chăn nuôi ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu cuộc sống
của con người. Kéo theo đó là lượng chất thải rắn chăn nuôi cũng ngày một
gia tăng, người chăn nuôi vì chạy theo lợi nhuận hoặc do thiếu hiểu biết mà
đổ chất thải chưa qua xử lý ra môi trường gây nên các vấn đề nghiêm trọng
cho môi trường. Nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cộng sự năm 2009 cho
thấy: Trong chăn nuôi lợn, tỷ lệ hộ có khu xử lý chất thải rất thấp, nông hộ đạt
48,39%; gia trại 55,17% và chăn nuôi trang trại cũng chỉ đạt 51,72%.
14
Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi còn chưa được quan tâm
đúng mức. Phần lớn các cơ sở chăn nuôi đổ chất thải trực tiếp ra môi trường,
chỉ có một số nhỏ cơ sở có khu xử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu là ủ phân
tươi và phần nhỏ xử lý bằng biogas (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009).
Năm 2007, kết quả điều tra sơ bộ của Cục Chăn nuôi cho biết:

Tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội): 10% số phân tươi gia súc thải ra dùng
cho hố ủ Biogas, 80% chỉ đánh đống, không ủ sau đó đem bán hoặc nuôi cá
trực tiếp và 10% đổ ra vườn nhà hoặc thải trực tiếp ra đường.
Tại huyện Lâm Thao (Phú Thọ): 90% phân thải không xử lý, phân
được đánh đống không ủ hoặc dùng trực tiếp nuôi cá và bón ruộng, 5% thu
gom ủ trong vườn và 5% thải trực tiếp ra môi trường.
Tại huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) 12% số hộ chăn nuôi có thu gom và
ủ phân, 88% số hộ không có biện pháp xử lý; phân và nước thải dùng trực tiếp
nuôi cá hoặc thải ra môi trường.
85% số hộ chăn nuôi được phỏng vấn cho rằng thiếu khả năng xử lý
chất thải do thiếu đất, thiếu kinh phí và thiếu công nghệ.
100% số hộ chăn nuôi mong muốn được hỗ trợ về kiến thức và kinh
phí xử lý môi trường (Cục Chăn nuôi,2008).
Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người
trên nhiều khía cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường
khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân
gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hoá, do trong chất thải chứa nhiều VSV
gây bệnh, trứng giun
Nước thải chăn nuôi không được xử lý gây ô nhiễm nặng nề môi
trường xung quanh, đặc biệt là các chỉ tiêu vi sinh vật, đây là một nguồn lây
lan dịch bệnh (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009).
Việc kiểm soát chất thải chăn nuôi là một nội dung cấp bách cần được
các cấp quản lý, các nhà sản xuất và cộng đồng dân cư bắt buộc quan tâm để:
15
Hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người, cảnh quan khu
dân cư cũng như không kìm hãm sự phát triển của ngành.
2.3. Tình hình áp dụng SXSH ở Việt Nam
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, SXSH trong công nghiệp trở thành
một trong những chiến lược quan trọng của Việt Nam nhằm giảm ô nhiễm
môi trường. Thông qua chiến lược này, các doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật

để tiết kiệm chi phí, nguyên liệu và năng lượng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm
trên thị trường.
Ở Việt Nam, khái niệm sản xuất sạch hơn đã xuất hiện ở nước ta từ
những năm 90 của thập kỷ trước và được thử nghiệm áp dụng trong công
nghiệp tử năm 1995 qua hai dự án do quốc tế tài trợ là “SXSH trong công
nghiệp giấy” (1995 – 1997) và “Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp dệt” ở
Hà Nội (1995 – 1996) do UNEP/NIEM (United nations environment
programme/Network for Industrial Environmental Management − Chương trình
Môi trường Liên Hiệp Quốc/Mạng lưới quản lý môi trường công nghiệp) tại
Bangkok (Thái Lan) và CIDA-IDRC (Cultural Industries Development Agency
– International Development Research Centre, Cơ quan Phát triển Quốc tế
Canada − Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada) (Canada) tài trợ.
Năm 1998, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong "Tuyên
ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn" (International Declaration on Cleaner
Production) của UNEP. Năm 1999, Việt Nam đã ký tuyên ngôn Quốc tế về
SXSH khẳng định cam kết của Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.
(Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Huế, 2012). Cùng năm 1998, Tổ chức
Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã giúp Việt Nam thành
lập “Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam” tại Viện Khoa học và Công nghệ
Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong khuôn khổ một dự án
US/VIE/96/063 do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ thông qua UNIDO
(pc, truy cập ngày 17/2/2013)
16
“Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020” (2003) của Việt Nam đã xác định quan điểm “Coi phòng ngừa là
chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm…”. Một trong 36 chương trình, đề
án, dự án ưu tiên cấp quốc gia trong chiến lược (số 28) liên quan đến SXSH.
Sản xuất sạch hơn đã được triển khai áp dụng thành công tại Việt Nam
hơn mười năm qua. Từ năm 2002, phương pháp luận này đã được Bộ Công
Thương đẩy mạnh triển khai áp dụng tại năm tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên,

Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre. Trong năm 2010, hoạt động nâng cao nhận
thức đã được thực hiện tại 59 tỉnh thành còn lại trên toàn quốc
( ). Đến nay đã có một số cơ sở thuộc
các lĩnh vực khác nhau áp dụng thành công sản xuất sạch hơn vào quá trình
sản xuất.
Nhà nước ta đã có nhiều văn bản hướng dẫn và tính đến nay đã có hơn
350 doanh nghiệp đã và đang áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất.
Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) bắt đầu thực
hiện từ tháng 9 năm 2005 và kết thúc vào tháng 12 năm 2011 với kết quả
đáng ghi nhận. Không chỉ thành công trong việc đạt được những mục tiêu đề
ra như xây dựng Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm
2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009), xây dựng và vận
hành đơn vị SXSH tại Bộ Công Thương và 5 tỉnh mục tiêu, đưa SXSH vào kế
hoạch kiểm soát ô nhiễm và xây dựng kế hoạch hành động SXSH tại các tỉnh
mục tiêu, CPI đã vượt mục tiêu ở các khía cạnh khác nhau.
CPI đã thực hiện trình diễn SXSH tại 61 doanh nghiệp, truyền thông
và nhân rộng mô hình thực hiện SXSH sang các tỉnh ngoài mục tiêu. Đến cuối
năm 2011, CPI đã có hoạt động hỗ trợ thực hiện SXSH cho toàn bộ 63 tỉnh/thành
trên cả nước ở mức độ khác nhau, hỗ trợ được 50% số tỉnh, thành xây dựng kế
hoạch hành động về SXSH và đơn vị hỗ trợ SXSH, đánh giá nhanh SXSH tại 260
17
cơ sở sản xuất, tổ chức được gần 300 hội nghị, hội thảo về SXSH cho trên 22.000
lượt người trên toàn quốc.(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)
Thông qua các dự án trình diễn của CPI có thể thấy SXSH thực sự
mang lại lợi ích về kinh tế và môi trường.
Sản xuất sạch hơn đã được áp dụng ở hầu hết các ngành công nghiệp:
Sản xuất giấy và bột giấy, sản xuất bia – rượu, dệt may, sản xuất xi măng,
ngành thép, gia công kim loại và các ngành sản xuất, chế biến thực
phẩm Các điển hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp: Công ty
cổ phần xuất khẩu giấy Thái Nguyên, công ty Cổ phần bia rượu Sài Gòn –

Đồng Xuân, công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Hưng, nhà máy xi
măng Phú Thọ, công ty TNHH nhà nước một thành viên Kim loại màu Thái
Nguyên, công ty cổ phần Việt Vương, công ty cổ phần mía đường Bến Tre,
Tính đến năm 2010, cả nước có 2.509 cơ sở sản xuất công nghiệp
nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn tương đương với
28%, 1.031 cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn (11%), 309
doanh nghiệp giảm trên 5% tiêu thụ năng lượng, nguyên, nhiên liệu trên một
đơn vị sản phẩm (3%) (Bộ Công Thương, 2010).
18

×