Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

áp dụng hình thái học và sinh học phân tử trong định loại sán lá gan lớn tại một số tỉnh miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 84 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN






ÁP DỤNG HÌNH THÁI HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ
TRONG ĐỊNH LOẠI SÁN LÁ GAN LỚN
TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC – VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC







Hà Nội – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN


ÁP DỤNG HÌNH THÁI HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ
TRONG ĐỊNH LOẠI SÁN LÁ GAN LỚN
TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC – VIỆT NAM
Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số : 60 42 01 21



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THU HƢƠNG
PGS. TS. NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

Hà Nội, 2014
i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc khóa luận cao học này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự
giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức.

Tôi xin chân thành cảm ơn:
Các thầy/cô Phòng Sau đại học và Bộ môn Di truyền học - khoa Sinh học,
trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN.
Ban giám đốc Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng, Khoa Dịch
tễ Sốt rét đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị
Hồng Vân và TS. Nguyễn Thu Hƣơng - hai ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS. Trịnh Đình Đạt, PGS. TS. Lê Thanh
Hòa, TS. Nguyễn Thị Hƣơng Bình, TS. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, TS. Trƣơng Văn
Hạnh, TS. Lê Xuân Hợi và các anh/chị em Khoa Ký sinh trùng, Khoa Sinh học
phân tử, Khoa Dịch tễ sốt rét đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài cũng

nhƣ đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn của tôi.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn lớp cao học K21 Sinh học, bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên và chia sẻ những vui buồn
với tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Học viên


Nguyễn Thị Hoàng Yến
ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở ngƣời và động vật 3
1.1.1. Bệnh sán lá gan lớn trên thế giới 3
1.1.2. Bệnh sán lá gan lớn tại Việt Nam 4
1.2. Đặc điểm sinh học của sán lá gan lớn 7
1.2.1. Phân loại sinh học 7
1.2.2. Hình thể sán trƣởng thành 7

1.2.3. Hình thể trứng 9
1.3. Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn 9
1.4. Các vật chủ của sán lá gan lớn 11
1.4.1. Vật chủ chính 11
1.4.2. Vật chủ trung gian 11
1.4.3. Vật chủ tình cờ 12
1.5. Các yếu tố nguy cơ của bệnh sán lá gan lớn 12
1.5.1. Thói quen ăn uống 12
1.5.2. Môi trƣờng 13
1.5.3. Tuổi và giới 13
1.6. Đặc điểm của bệnh do sán lá gan lớn 14
1.6.1. Đặc điểm lâm sàng 14

1.6.2. Đặc điểm cận lâm sàng 14
1.7. Tính đa dạng di truyền của Fasciola spp. 16
1.7.1. Các yếu tố tác động đến đa dạng di truyền của Fasciola spp. 16
1.7.2. Vai trò của việc xác định loài và phân tích đa hình sán lá gan lớn 17
1.8. Các phƣơng pháp xác định loài sán lá gan lớn 18
1.8.1. Phƣơng pháp hình thái 18
1.8.2. Phƣơng pháp sinh học phân tử 19
iii

1.9. Thuốc điều trị sán lá gan lớn tại Việt Nam 23
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 25

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 25
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.2. Dụng cụ, trang thiết bị chung 25
2.3. Hóa chất 27
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 28
2.4.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 28
2.4.2. Cỡ mẫu phân tích 29
2.4.3. Phƣơng pháp xác định kích thƣớc các chỉ số hình thái 29
2.4.4. Các phƣơng pháp định loài bằng kỹ thuật sinh học phân tử 31
2.5. Xử lý số liệu nghiên cứu 33
2.6. Đạo đức nghiên cứu 33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 34

3.1. Kết quả về hình thái của sán lá gan lớn tại các địa điểm nghiên cứu 34
3.1.1. Kích thƣớc sán lá gan lớn ở động vật 34
3.1.2. Các chỉ số trứng SLGL thu đƣợc trên động vật (vật kính 40x) 42
3.2. Kết quả định loại bằng phƣơng pháp sinh học phân tử 44
3.2.1. Kết quả nhân đoạn gen ITS-2 bằng kỹ thuật PCR 44
3.2.2. Kết quả PCR - RFLP 45
3.2.3. Kết quả so sánh sự sai khác, tỷ lệ tƣơng đồng của trình tự ITS-2 49
3.2.4. Kết quả mối tƣơng quan trên cây phả hệ 58
KẾT LUẬN 61
KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC




iv

CHỮ VIẾT TẮT
ADN : Axit deoxyribonucleic
ARN : Axit ribonucleic
Atp8 : Gen mã hóa adenosine triphosphatase 8
BL : Body length (chiều dài cơ thể)
bp : Base pair (cặp bazơ)
BR : Body roundness (chu vi cơ thể)

BW : Body width (chiều rộng cơ thể)
Buffer : Dung dịch đệm
CL : Cone length (Chiều dài đầu sán)
CS : Cộng sự
CW : Cone width (chiều rộng đầu sán)
COX 1 : Cytochrome oxidase 1
COB : Cytochrome oxidase b
CT : Côn trùng
dATP : Deoxy adenosine triphosphate
dCTP : Deoxy cytosine triphosphate
dGTP : Deoxy guanidine triphosphate
dTTP : Deoxy thymidine triphosphate

dNTP

: Deoxy nucleotide triphosphate
FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức
lƣơng thực và nông nghiệp Liên Hiệp quốc)
GOT : Glutamic oxaloacetic transaminase
GPT : Glutamic pyruvic transaminase
ITS : Internal Transcribed Spacer (đoạn giao gen)
KST : Ký sinh trùng
Marker : Thang đo trọng lƣợng phân tử
NAD 1 : Nicotinamide dehydrogenase subunit 1
v


NA : Nghệ An
OS : Oral sucker (giác miệng)
PBS : Phosphate buffered saline (dung dịch đệm)
PCR : Polymerase Chain Reaction (phản ứng chuỗi
Polymerase)
RFLP : Restriction fragment length polymorphism (đa
hình chiều dài đoạn cắt giới hạn)
Primer : Mồi
SLG : Sán lá gan
SLGL : Sán lá gan lớn
TL : Taking both testes together length (độ dài tinh

hoàn)
TW : Testicular space width (độ rộng tinh hoàn)
TBE : Tris Boric acid
VCTG : Vật chủ trung gian
VS : Ventral sucker (giác bụng)
VS-P : Khoảng cách giữa giác miệng và điểm cuối thân
Vit-P : Khoảng cách từ cuối tuyến hoàng thể đến cuối
thân
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế
giới)

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ nhiễm SLGL ở trâu/bò tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam [13] 5
Bảng 2.1. Kết quả dự đoán sản phẩm ADN bằng các kỹ thuật PCR và PCR - RFLP
33
Bảng 3.1. Kích thƣớc chiều dài và chiều rộng của sán lá gan lớn 34
Bảng 3.2. Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng của sán lá gan lớn 35
Bảng 3.3. Chu vi giác bụng và giác miệng 36
Bảng 3.4. Kích thƣớc chiều rộng cổ và chiều dài đầu sán 37
Bảng 3.5. Kích thƣớc khoảng rộng và dài tinh hoàn 37
Bảng 3.6. Kích thƣớc đoạn từ giác bụng đến cuối thân và đoạn từ giao điểm của
tuyến hoàng thể đến cuối thân 38

Bảng 3.7. Sự phù hợp về loài sán theo chỉ số BL/BW và VS-P 39
Bảng 3.8. Các chỉ số kích thƣớc trứng thu trên động vật 42
Bảng 3.9. Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng của trứng sán lá gan lớn thu trên động vật 43
Bảng 3.10. Vị trí biến đổi của nucleotide của vùng gen ITS-2 của mẫu sán [11] 56
Bảng 3.11. Sự sai khác và mức độ tƣơng đồng về nucleotide của các mẫu SLGL tại
điểm nghiên cứu với F. gigantica của Niger 57


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thể sán lá gan lớn trƣởng thành 8

Hình 1.2. Cấu tạo cơ quan của sán lá gan lớn 8
Hình 1.3. Hình thể trứng sán lá gan lớn 9
Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn 11
Hình 1.5. Tổn thƣơng gan do sán lá gan lớn trên siêu âm 15
Hình 1.6. Mô hình cấu trúc ribosome ADN của gen nhân [17] 20
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 28
Hình 2.2. Các chỉ số của sán lá gan lớn trƣởng thành [51] 30
Hình 3.1. So sánh tỷ lệ BL/BW của sán lá gan lớn tại 5 tỉnh miền Bắc 35
Hình 3.2. So sánh tỷ lệ VS-P của sán lá gan lớn tại 5 tỉnh miền Bắc 38
Hình 3.3. So sánh sự phù hợp về loài sán theo tỷ lệ (%) BL/BW và VS-P 39
Hình 3.4. Một số hình ảnh con sán lá gan lớn 41
Hình 3.5. Hình thể và kích thƣớc mẫu SLGL tại một số điểm nghiên cứu 41

Hình 3.6. Một số hình ảnh trứng sán lá gan lớn. Ảnh chụp trên vật kính 40x (hình a,
b) và vật kính 10x (hình c, d), thƣớc đo = 10 µm 42
Hình 3.7. So sánh tỷ lệ chiều dài/chiều rộng của trứng SLGL thu trên động vật 43
Hình 3.8. Kết quả nhân gen mẫu SLGL bằng phản ứng PCR 45
Hình 3.9. Sản phẩm PCR-RFLP của các mẫu sán cho kết quả F. gigantica 45
Hình 3.10. Trình tự đoạn ADN thu đƣợc với trình tự mồi BD1 của mẫu trứng BGS1
46
Hình 3.11. Sản phẩm PCR-RFLP của mẫu sán cho kết quả F. hepatica (mẫu THT2)
46
Hình 3.12. Trình tự đoạn ADN thu đƣợc với trình tự mồi BD1 của mẫu trứng THT2
47
Hình 3.13. Sản phẩm PCR-RFLP của các mẫu sán cho kết quả F. gigantica/F.

hepatica (mẫu NA6) 48
Hình 3.14. Trình tự đoạn ADN thu đƣợc với trình tự mồi BD1 của mẫu trứng NA6
48
Hình 3.15. Kết quả so sánh trình tự ITS-2 của mẫu THT2 (H5) với trình tự mẫu F.
hepatica của Niger (AM900370.1) (độ tƣơng đồng 99%) trên GENBANK 50
Hình 3.16. Kết quả so sánh trình tự ITS-2 của mẫu THT2 (H5) với trình tự mẫu F.
gigantica của Niger (JN828955.1) (độ tƣơng đồng 99%) trên GENBANK 51
viii

Hình 3.17. Kết quả so sánh trình tự ITS-2 của mẫu BGS1 (H3) với trình tự mẫu F.
gigantica của Niger (AM900370.1) (độ tƣơng đồng 99%) trên GENBANK 52
Hình 3.18. Kết quả so sánh trình tự ITS-2 của mẫu BGS1 (H3) với trình tự mẫu F.

hepatica của Tây Ban Nha (AM709649.1) (độ tƣơng đồng 99%) trên GENBANK 53
Hình 3.19. Kết quả so sánh trình tự ITS-2 của mẫu NA6 (H6) với trình tự mẫu F.
hepatica của Tây Ban Nha (AM709499.1) (độ tƣơng đồng 99%) trên GENBANK 54
Hình 3.20. Kết quả so sánh trình tự ITS-2 của mẫu NA6 với trình tự mẫu F.
gigantica của Niger (AM850108.1) (độ tƣơng đồng 99%) trên GENBANK 55
Hình 3.21. Sơ đồ hình cây biểu hiện mối quan hệ phả hệ dựa trên trình tự đoạn gen
thu đƣợc của SLGL trong nghiên cứu với SLGL ở một số nƣớc trong khu vực và
trên thế giới 58



1


MỞ ĐẦU

Bệnh do sán lá gan lớn (SLGL) rất phổ biến ở động vật nhai lại (trâu, bò…),
do Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây ra. Ngƣời là vật chủ tình cờ của sán
lá gan lớn khi ngƣời ăn rau sống hoặc uống nƣớc lã có nang ấu trùng của sán lá gan
lớn còn sống. Ở ngƣời, sán lá gan lớn gây tổn thƣơng chủ yếu ở gan nhƣng cũng có
thể gây tổn thƣơng ngoài gan khi sán lá gan lớn lạc vị trí ký sinh. Tại một số khu
vực trên thế giới, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở ngƣời rất cao và nhiễm sán lá gan lớn
đƣợc xem là vấn đề sức khỏe đƣợc cộng đồng đặc biệt quan tâm [53]. Mặc dù F.
hepatica đƣợc coi là có nguồn gốc ở châu Âu, nhƣng cho đến nay loài này đã có
mặt và phân bố rộng rãi trên thế giới. Hiện nay, loài sán này đã đƣợc tìm thấy ở

châu Âu, châu Mỹ và châu Đại Dƣơng [37]. Ở châu Á, châu Phi nhiễm phối hợp cả
2 loài [37, 27].
Hai loài Fasciola hepatica và Fasciola gigantica có nhiều điểm giống và
khác nhau. Để phân biệt 2 loài này, ngƣời ta có thể sử dụng phƣơng pháp hình thái
học [59] hoặc sinh học phân tử [1]. Dựa vào các đặc điểm hình thái nhƣ chiều dài,
chiều rộng cơ thể, khoảng cách từ giác bụng đến cuối thân và tỷ lệ chiều dài/chiều
rộng có thể cho phép xác định loài sán lá gan lớn [59]. Phƣơng pháp này đơn giản,
dễ thực hiện, không cần những thiết bị phức tạp và có thể thực hiện ở hầu hết các
phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng sán lá gan lớn có sự đa hình về
hình thái, kích thƣớc. Hình dạng của sán lá gan lớn thay đổi phụ thuộc vào vật chủ
ký sinh, số lƣợng sán nhiễm và tình trạng dinh dƣỡng của vật chủ [9, 29]. Vì vậy,
chỉ dựa vào hình thái rất khó có thể xác định SLGL là Fasciola hepatica hay

Fasciola gigantica [9, 29]. Phƣơng pháp sinh học phân tử đã khắc phục đƣợc những
hạn chế của phƣơng pháp hình thái. Các kỹ thuật sinh học phân tử cho phép xác
định và phân biệt các loài Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Một số kỹ thuật
đã đƣợc sử dụng để giám định và phân biệt Fasciola hepatica và Fasciola gigantica
là kỹ thuật đa hình của ADN nhân bản ngẫu nhiên (PCR- RADP), kỹ thuật đa hình
chiều dài đoạn cắt giới hạn (PCR -RFLP) [35] và kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp
cơ bản (PCR) kết hợp với so sánh giải trình tự gen thu đƣợc với ngân hàng gen [46].
2

Việc xác định loài sán lá gan lớn là cơ sở để lựa chọn, thực hiện các nghiên
cứu tiếp theo nhằm tìm hiểu cơ chế bệnh sinh, nghiên cứu tạo ra các kít huyết thanh
chẩn đoán, nghiên cứu thuốc điều trị, tình hình kháng thuốc… Qua đó góp phần

quan trọng trong công tác phòng chống bệnh do sán lá gan lớn gây ra ở động vật và
ở ngƣời phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ.
Ở Việt Nam, việc xác định loài sán lá gan lớn gây bệnh ở ngƣời và động vật
đã đƣợc một số tác giả nghiên cứu [5, 22]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng
lại ở phân tích kích thƣớc chiều dài, chiều rộng và việc xác định loài chỉ ở một vài
đặc điểm cụ thể nên các kết luận đƣa ra còn rất hạn chế. Vì vậy, để có thêm những
dữ liệu về hình thái và sinh học phân tử để góp phần xác định loài sán lá gan lớn
nhằm góp phần phòng chống bệnh do sán lá gan lớn gây ra cho động vật và ngƣời
tại Việt Nam hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Áp dụng hình
thái học và sinh học phân tử trong định loại sán lá gan lớn tại một số tỉnh miền Bắc
– Việt Nam” nhằm các mục tiêu: Xác định đƣợc loài sán lá gan lớn bằng sử dụng chỉ
thị hình thái học và chỉ thị phân tử ITS-2.

3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở ngƣời và động vật
1.1.1. Bệnh sán lá gan lớn trên thế giới
Bệnh SLGL là một trong những bệnh ký sinh trùng quan trọng ở động vật ăn
cỏ và ngƣời. Tác nhân gây bệnh thuộc giống Fasciola, họ Fasciolidae. Loài sán lá
này đƣợc ghi nhận gây bệnh ở ngƣời từ thời kỳ đồ đá đến thời kỳ đồ sắt La Mã,
khoảng từ 3.500 năm trƣớc công nguyên đến 200 năm sau công nguyên, bằng sự
phát hiện ra trứng SLGL trong các xác ƣớp Ai Cập thời các Pharaon. Năm 1379,
Jehan de Brie là ngƣời đầu tiên liên hệ nguồn gốc của bệnh trên cừu với một loài
sán hay gặp ở cừu, sau đó đƣợc gọi là sán lá gan cừu. Năm 1758, Carl von Linaeus

đã đặt tên cho loài sán lá gan cừu này là Fasciola hepatica [63]. Vòng đời và tính
chất gây bệnh cho ngƣời của F. hepatica đƣợc làm sáng tỏ vào cuối thế kỷ 19. Năm
1856, Cobbold phát hiện ra F. gigantica tại Nhật Bản. F. gigantica ít gây bệnh cho
ngƣời hơn so với F. hepatica, nhƣng vòng đời, sự truyền bệnh, hình thái học, diễn
biến lâm sàng, sự truyền nhiễm và điều trị của F. gigantica tƣơng tự nhƣ F.
hepatica [28].
Cho tới nay, một số loài thuộc giống Fasciola đã đƣợc mô tả nhƣng chỉ 2
loài F. hepatica và F. gigantica đƣợc xác định là gây bệnh cho cả ngƣời và động vật
[52]. Những nghiên cứu trong vài năm gần đây cho thấy bệnh sán lá gan lớn ở
ngƣời là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới [29].
Bệnh phân bố chủ yếu ở các quốc gia có tỷ lệ chăn nuôi cừu và gia súc (động vật
nhai lại) cao. Bệnh sán lá gan ở ngƣời đƣợc thông báo ở một số quốc gia thuộc châu

Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Phi và châu Đại dƣơng. Tỷ lệ các trƣờng hợp mắc bệnh
ở ngƣời ngày càng tăng tại 51 quốc gia của 5 lục địa [55]. Một phân tích toàn cầu
cho thấy bệnh do SLGL chỉ xuất hiện ở những vùng có mối liên hệ giữa bệnh ở
động vật với bệnh ở ngƣời và vật chủ trung gian có các điều kiện thuận lợi để phát
triển. Một số nghiên cứu cho rằng, sự lƣu hành bệnh do SLGL ở ngƣời không liên
quan với bệnh do SLGL ở thú. Ví dụ, ở Nam Mỹ, những vùng lƣu hành cao
(hyperendemic) và lƣu hành vừa (mesoendemic) đƣợc tìm thấy ở Bolivia và Peru,
4

nơi vấn đề bệnh SLGL ở động vật ít quan trọng, trong khi ở các quốc gia nhƣ
Uruguay, Argentina và Chile, bệnh sán lá gan chỉ lẻ tẻ hoặc mức độ vừa [55].
Ở châu Á, bệnh sán lá gan ở vật nuôi tập trung ở một số nƣớc nhƣ: Thái

Lan, I rắc, I ran, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nê pan, Nhật Bản, Hàn Quốc và
Phi líp pin. Trong đó bệnh SLGL ở ngƣời đƣợc thông báo nhiều nhất ở I ran, đặc
biệt ở tỉnh Gilan, khu vực gần biển Caspian. Theo một thống kê, ở I ran đã có trên
10.000 trƣờng hợp bệnh SLGL ở ngƣời xuất hiện rải rác. Một số trƣờng hợp bệnh
SLGL ở ngƣời cũng đã đƣợc thông báo tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và
Thái Lan [55], [61].
Hậu quả SLGL gây ra cho ngƣời rất khác nhau. Khi nang ấu trùng xuyên qua
thành ruột hoặc tá tràng gây xuất huyết và viêm, giai đoạn này các tổn thƣơng có
thể gây triệu chứng không rõ rệt. Quá trình ký sinh ở gan, SLGL gây tiêu hủy tổ
chức gan lan rộng, gây chảy máu và phản ứng viêm, phản ứng miễn dịch. Sán có thể
vào đƣờng mật và ở đây chúng có thể sống vài năm gây viêm nhiễm dẫn tới xơ hóa,
dày lên và giãn rộng, có thể chảy máu đƣờng mật [3, 29].

Đặc biệt SLGL có quá trình di chuyển lạc vị trí nên có thể gây bệnh ở các cơ
quan ngoài gan. Ở ngƣời, vị trí tổn thƣơng ngoài gan thƣờng gặp nhất là đƣờng tiêu
hóa [29]. Các vị trí lạc chỗ khác đƣợc thông báo nhƣ: mô dƣới da, tim, mạch máu,
phổi và khoang màng phổi, não, hốc mắt, thành bụng, ruột thừa, tuyến tụy, lách, u
vùng háng, cổ… [29]. Ở các vị trí lạc chỗ, SLGL không bao giờ phát triển thành
con trƣởng thành [29]. Các biểu hiện thông thƣờng của tổn thƣơng ngoài gan là do
dấu vết di cƣ gây tổn thƣơng mô dẫn tới viêm và xơ hóa. Ở các vị trí ký sinh ngoài
gan, SLGL có thể bị vôi hóa hoặc tạo thành dạng u hạt. Nhìn chung bệnh ngoài gan
do SLGL hiếm gặp và khó chẩn đoán. Bệnh thƣờng đƣợc chẩn đoán tình cờ (trong
khi phẫu thuật) hoặc khi SLGL có lối thoát để bò ra [29].
1.1.2. Bệnh sán lá gan lớn tại Việt Nam
Bệnh sán lá gan lớn ở trâu/bò

Tại Việt Nam, trƣờng hợp đầu tiên của bệnh sán lá gan ở bò đã đƣợc báo cáo
vào năm 1938 bởi Houdemer. Fasciola spp. đã đƣợc tìm thấy trong một phạm vi
rộng lớn gồm trâu, bò, dê, hƣơu, nai. Việc xác định bệnh SLGL ở động vật thông
qua xác định hình thể con sán trƣởng thành, kiểm tra tại lò mổ và phân tích huyết
5

thanh học. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở các loài động vật khác nhau
trong khoảng 2-60%. Bằng chẩn đoán huyết thanh học, tỷ lệ nhiễm ở gia súc đã
đƣợc tìm thấy là từ 50-89% [15]. Tuy nhiên, tỷ lệ này chịu ảnh hƣởng của tuổi động
vật, các nghiên cứu về dịch tễ học của tuyến trùng và nhiễm trùng sán lá ở bò vàng
và bò sữa báo cáo tỷ lệ thấp, tƣơng ứng là 22% và 28% [34]. Nghiên cứu tại lò mổ
trâu bò tại các tỉnh trong cả nƣớc, các tác giả công bố tỷ lệ nhiễm sán ở gan từ 22 %

đến 67% [34]. Cũng nghiên cứu tại lò mổ, Anderson và CS (1999) thông báo rằng
hơn 66,7% gia súc bị nhiễm bệnh do Fasciola spp. Và số lƣợng sán trong gan đã
đƣợc tìm thấy tỷ lệ thuận với độ tuổi của động vật [25]. Có trƣờng hợp hơn 200 con
sán đƣợc tìm thấy trong gan nhiễm bệnh của gia súc 3 năm tuổi trở lên. Thời gian
nhiễm bệnh do Fasciola ở bê non thƣờng gặp là 3 đến 4 tháng tuổi [34]. Tại Việt
Nam chƣa có tài liệu nghiên cứu nào báo cáo về thiệt hại kinh tế do bệnh SLGL.
Tại Quảng Nam, Nguyễn Khắc Lực và CS (2010) tiến hành nghiên cứu xác
định tỷ lệ nhiễm SLGL trên 245 trâu/bò bằng phƣơng pháp tìm trứng trong phân.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm chung là 40,8% và tỷ lệ nhiễm SLGL ở trâu (43,2%)
cao hơn ở bò (38,3%). Một nghiên cứu tƣơng tự của Võ Thị Hải Lê (2010) tại Nghệ
An cho thấy, tỷ lệ nhiễm SLGL ở trâu là 61,6% và ở bò là 26,86%. Theo các tác
giả, tỷ lệ nhiễm SLGL ở trâu cao hơn ở bò là do đặc tính ƣa ăn cỏ ngập nƣớc của

trâu, trong khi đó ở bò ít hơn. Tỷ lệ nhiễm SLGL ở trâu/bò trong nghiên cứu của
Nguyễn Khắc Lực (2010) [13] và Võ Thị Hải Lê (2010) [12] cao hơn của Lê Thị
Tuyết và cộng sự (2009) [23] nghiên cứu tại Nam Định (35,3%) và cao hơn của
Phạm Văn Lực và cộng sự (2006) [14] nghiên cứu tại Đắc Lắc (34,22%).
Bảng 1.1. Tỷ lệ nhiễm SLGL ở trâu/bò tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam [13]
Loài gia súc
Tuổi (năm)
Tổng số
Số nhiễm
Tỷ lệ %
Trâu
1 – 3

43
16
37,2
4 – 8
42
18
42,9
> 8
40
20
50,0
Tổng số

125
54
43,2
6


1 – 3
40
12
30,0
4 – 8
36

14
38,9
> 8
44
20
45,5
Tổng số
120
46
38,3
Tổng số
245

100
40,8
Về tỷ lệ trâu bò nhiễm theo tuổi, theo hầu hết các nghiên cứu, ở cả trâu và
bò, tuổi càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng cao (bảng 1). Theo Nguyễn Khắc Lực (2010),
nhóm trâu/bò độ tuổi > 8 năm có tỷ lệ nhiễm cao nhất (50% ở trâu và 45,5% ở bò)
[13]. Giải thích về vấn đề này, các tác giả cho rằng tuổi trâu/bò càng cao thì sự tiếp
xúc ngoại cảnh càng dài và cơ hội ăn phải nang ấu trùng SLGL (metacercaria) càng
cao [12, 13]. Hơn nữa, SLGL trƣởng thành sống trong gan của trâu/bò tƣơng đối dài
(3 – 5 năm, thậm chí 10 năm).
Bệnh sán lá gan lớn ở ngƣời
Hai trƣờng hợp đầu tiên của bệnh sán lá gan của con ngƣời tại Việt Nam khi
chẩn đoán qua khám nghiệm tử thi, đã đƣợc báo cáo vào năm 1978 [6]. Tính đến

năm 2006, bệnh sán lá gan đã đƣợc chẩn đoán ở 4.585 bệnh nhân ở 47 tỉnh. Năm
2012, Nguyễn Văn Đề và CS cho rằng có ít nhất 52 tỉnh có lƣu hành bệnh do SLGL
và số ngƣời mắc bệnh lên tới trên 20.000 ngƣời [8]. Tỷ lệ nhiễm SLGL cao tại các
tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nhƣ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Gia Lai [19]. Trong khi đó tại các tỉnh miền Bắc, theo số liệu của Viện Sốt rét
– KST – CT TƢ trong gần 3 năm (2009, 2010, tháng 4/2011) số ca bệnh đƣợc chẩn
đoán SLGL đến khám và điều trị tại Viện chiếm 4,6%-8% tổng số bệnh nhân giun
sán đều trị tại Viện. Bệnh nhân các tỉnh miền Bắc mắc SLGL không nhiều nhƣ các
tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Trƣớc đây, một số tác giả cho rằng ở Việt Nam có lƣu hành cả 2 loài SLGL
là F. hepatica và F. gigantica. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây sử dụng sinh học
phân tử để xác định loài SLGL ở cả ngƣời và động vật ở Việt Nam cho thấy chỉ có

một loài F. gigantica [2, 16]. Một số cho rằng nhiều mẫu sán ở Việt Nam có sự lai
khác loài giữa F. hepatica và F. gigantica [17].
7

1.2. Đặc điểm sinh học của sán lá gan lớn
1.2.1. Phân loại sinh học
Theo Dunn (1978) và Soulsby (1982), sự phân loại của SLGL trong sinh giới
nhƣ sau:
Ngành : Giun sán
Lớp : Giun dẹt
Dƣới lớp : Lƣỡng tính
Họ : Sán lá

Giống (chi) : Fasciola
Loài : Fasciola hepatica (Linnaeus, 1758)
Fasciola gigantica (Cobbold, 1885)
1.2.2. Hình thể sán trƣởng thành
Theo Boray (1982) con sán lá trƣởng thành F. hepatica có dạng hình lá dẹt
(Hình 1.1 A), hình dạng đặc trƣng cho các loài sán lá. Kích thƣớc từ 18 - 32 mm
chiều dài và 7 - 14 mm chiều rộng. Cơ thể của nó kéo dài về phía trƣớc sau, đoạn
cuối phía trƣớc có dạng chóp nón, lan tỏa rộng về phía vai và hẹp dần về phía cuối
sau, trên đó có giác miệng, phần giữa có thể có giác bụng. Kích thƣớc của giác bụng
và giác miệng xấp xỉ nhƣ nhau. Ruột của con trƣởng thành chia nhiều nhánh và nằm
ở nửa sau cơ thể. Các buồng trứng tƣơng đối nhỏ gọn nằm ngay phía trên tinh hoàn
và trứng đƣợc đổ vào tử cung. Tử cung đổ vào lỗ sinh dục nằm ngay sau giác bụng.

Khi còn sống, sán có màu nâu xám, cơ thể phẳng thuôn dài, có viền màu tối bên
ngoài do manh tràng chứa đầy máu. Hình thể của F. gigantica có một số điểm khác
biệt với F. hepatica là kích thƣớc thƣờng dài hơn, trung bình 24 - 76 mm chiều dài
và 5 - 13 mm chiều rộng (Hình 1.1 B) [27]. Ngoài ra, tỷ lệ phần đầu hình nón thì
nhỏ hơn của F. hepatica và phần cơ thể của nó hình dạng giống chiếc lá hơn [29].
Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp rất khó phân biệt 2 loại này về mặt hình thái. Tác
giả Valero (1999, 2009) thấy rằng kích thƣớc của chiều dài, chiều rộng cũng nhƣ
khoảng cách của các giác miệng có sự thay đổi, phụ thuộc vào vật chủ ký sinh cuối
cùng mà sán ký sinh [65, 67].
8



Hình 1.1. Hình thể sán lá gan lớn trƣởng thành
(A. Fasciola hepatica; B. Fasciola gigantica)
(Nguồn: www.Iranhelminthparasites.com)

Hình 1.2. Cấu tạo cơ quan của sán lá gan lớn
(Nguồn: www.impe-qn.org.vn)
9

1.2.3. Hình thể trứng
Trứng sán lá gan lớn có kích thƣớc lớn nhất trong các loài sán lá, kích
thƣớc trung bình 165 x 77,5µm (dao động 153 – 175 x 75 - 95µm). Theo Mas-
Coma & Bargues (1997), trứng của F. gigantica có kích thƣớc 150 - 196 x 90 -

100µm, trong khi trứng của F. hepatica là 130 - 150 x 63 - 90µm (Hình 1.3) [56].
Sở dĩ trứng có kích thƣớc khác nhau do SLGL tồn tại 2 thể: Nhị bội (diploid) và
tam bội (triloid). Trứng của Fasciola spp. có thể phân biệt với các loài sán lá gan
khác, đặc biệt là với các trứng lớn của sán Paramphistome. Trứng SLGL có vỏ
màu vàng nâu với một nắp không rõ ràng và các tế bào phôi nằm bên trong. Trong
khi đó ở Paramphistome, vỏ trứng có màu trong suốt, nắp rõ ràng và các tế bào
phôi sáng màu bên trong trứng. Ngoài ra, trứng có một mấu nhỏ nằm phía sau của
trứng [29, 21].

Hình 1.3. Hình thể trứng sán lá gan lớn
(Nguồn:
1.3. Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn

Theo các tác giả vòng đời của F. hepatica và F. gigantica kéo dài khoảng 14
– 23 tuần và yêu cầu qua 2 vật chủ. Chu kỳ SLGL bao gồm 4 giai đoạn [27].
10

Giai đoạn đầu tiên (chu kỳ phát triển trong vật chủ):
Vật chủ bị nhiễm sán do ăn phải ấu trùng (metacercariae) SLGL giai đoạn
lây nhiễm từ cỏ (đối với động vật), rau thủy sinh (ngƣời) và/hoặc uống phải nƣớc
có nhiễm mầm bệnh. Các ấu trùng thoát vỏ trong đƣờng ruột và sau đó di chuyển
tới gan và đƣờng mật. Trong tá tràng, ký sinh trùng bị vỡ nang ấu trùng và chui
qua niêm mạc ruột vào khoang phúc mạc. Các sán non vừa thoát ra không hấp thụ
dinh dƣỡng trong giai đoạn này, nhƣng một khi nó tìm thấy nhu mô gan thì quá
trình này bắt đầu. Giai đoạn con sán chƣa trƣởng thành trong mô gan là giai đoạn

gây bệnh, gây ra thiếu máu và dấu hiệu lâm sàng đôi khi quan sát thấy ở động vật
bị nhiễm bệnh. Con sán di chuyển đến mô gan trong thời gian từ 5 – 6 tuần và cuối
cùng tìm đƣờng đến các ống mật. Sau 3 – 4 tháng, phát triển thành con sán trƣởng
thành và đẻ trứng, đƣợc bài tiết vào trong mật và ruột. Ở động vật một con sán
trƣởng thành có thể đẻ đến 25.000 đến 500.000 trứng/ngày, số lƣợng này sẽ đƣợc
đào thải vào các đồng cỏ và môi trƣờng. Con sán trƣởng thành có thể sống 9 – 14
năm trong vật chủ.
Giai đoạn thứ 2 (chu kỳ phát triển trong môi trƣờng nƣớc ngọt): Trứng SLGL
đƣợc bài tiết theo phân vật chủ (ngƣời hoặc động vật) ra ngoài môi trƣờng. Trong
môi trƣờng nƣớc ngọt, trứng phát triển thành giai đoạn trùng lông (miracidium).
Giai đoạn thứ 3 (chu kỳ phát triển ở vật chủ trung gian): Trong môi trƣờng
nƣớc ngọt, miracidia xâm nhập vào ốc vật chủ trung gian, ốc Lymnaea, phát triển

thành cercaria, và đƣợc thải loại qua phân ốc vào trong nƣớc.
Giai đoạn thứ 4 (chu kỳ trên thực vật thủy sinh): Ngay sau khi rời khỏi ốc,
cercariae bơi ra hồ nƣớc trong đồng cỏ, và nhanh chóng phát triển thành giai đoạn
ấu trùng nang (metacercariae) bám vào bề mặt thực vật thủy sinh, trong vòng 24
giờ. Một số metacercariae không gắn với vật chủ nhƣng vẫn có thể bơi trong nƣớc.
Từ đây, metacercariae bị động vật nhai lại ăn phải, hoặc trong một số trƣờng hợp,
do con ngƣời ăn thực phẩm chƣa nấu chín nhƣ cải xoong hoặc uống phải nƣớc có ô
nhiễm mầm bệnh (Hình 1.4).

11



Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn
(Nguồn: www.dpd.cdc.gov/dpdx)
1.4. Các vật chủ của sán lá gan lớn
1.4.1. Vật chủ chính
Vật chủ thích hợp nhất là: Trâu, bò, cừu và một số động vật ăn cỏ, cây thủy
sinh, cũng có thể là: Lừa, lợn, ngựa, chuột, thỏ, khỉ và động vật hoang dại khác.
Cừu, dê và động vật ăn cỏ là súc vật dự trữ mầm bệnh và một số động vật
khác cũng có thể nhiễm nhƣng không quan trọng. Ngoài ra, Mas-Coma và CS
(1998) còn cho thấy lừa và lợn cũng góp phần lây bệnh ở Bolivia. Trong số động
vật hoang dại một số tác giả cho rằng chuột rattus cũng đóng vai trò lây truyền bệnh
ở Corsica [50].
1.4.2. Vật chủ trung gian

Theo tác giả Boray các yếu tố sinh học bao gồm ốc trung gian truyền bệnh và
một môi trƣờng thích hợp để SLGL phát triển là rất cần thiết [27]. Theo Mas-Coma
và CS (2005) có nhiều loài ốc Lymnaeid với phân bố địa lý rộng lớn trên thế giới
[52, 49]. Ở Australia vật chủ trung gian truyền bệnh SLGL quan trọng nhất là ốc
12

nƣớc ngọt L. tomentosa. Tại Corsica, L. truncatula là vật chủ trung gian truyền bệnh
nhƣ ở châu Âu [57]. Lymnaea là trung gian truyền bệnh không chỉ ở châu Âu mà có
cả ở Nam Mỹ [32] và ngƣời nhiễm quanh năm [50]. Bắc Mỹ và vùng Thái Bình
Dƣơng ốc trung gian truyền F. hepatica và F. gigantica chủ yếu là L. collumella và
L. viridis. Vùng Trung Mỹ và Carribbean, Venezuela ốc truyền F. hepatica là
Fossaria cubensis. Vùng Nam Mỹ ốc truyền F. hepatica là L. viatrix và L.

diaphana. Vùng Địa Trung Hải chỉ có duy nhất L. cailliaudi đƣợc tìm thấy dọc bờ
sông Nile. Loài SLGL F. gigantica thƣờng gặp ở Triều Tiên, Iran, Ấn Độ, Nhật
Bản. Vật chủ trung gian truyền bệnh là loài ốc L. truncatula và L. viridis. Ngoài ra,
F. gigantica còn gặp ở Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia, loài ốc trung
gian truyền bệnh là L. rubiginosa. Cả 2 loài F. gigantica và F. hepatica đều gặp ở
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cam pu chia và Phi líp pin. Loài ốc trung gian truyền
bệnh F. hepatica là L. swinhoei, còn ốc L. viridis truyền đƣợc cả 2 loài SLGL [69].
1.4.3. Vật chủ tình cờ
Ngƣời là vật chủ tình cờ của SLGL. Khi ăn phải ấu trùng SLGL vào đƣờng
tiêu hóa, sau 1 giờ, ấu trùng thoát kén và xuyên qua thành ruột. Sau 2 giờ xuất
hiện trong ổ bụng, chúng tiếp tục vào gan và đến gan vào ngày thứ 6 và nằm trong
nhu mô gan gây những ổ hoại tử lớn. Nếu thích hợp, chúng có thể tồn tại ở ngƣời

từ 9 – 14 năm.
Do ngƣời chƣa là vật chủ thích hợp nên sán non có thể di chuyển xuống đại
tràng, ra thành ngực, đến tuyến vú hoặc chui qua da, tạo những đƣờng hầm dƣới da
trong quá trình di chuyển hƣớng ra ngoài. Trên thế giới cũng đã từng ghi nhận
những trƣờng hợp sán chui cả xuống buồng trứng, tinh hoàn, màng phổi…
1.5. Các yếu tố nguy cơ của bệnh sán lá gan lớn
1.5.1. Thói quen ăn uống
Rau thủy sinh: Theo Mas-Coma (2009), động vật nhiễm SLGL do ăn phải
cỏ hoặc uống nƣớc có nhiễm ấu trùng SLGL. Ngƣời nhiễm khi họ ăn phải rau
thủy sinh nhiễm metacercariae SLGL (cải xoong, rau muống nƣớc, rau ngổ, ngó
13


sen…) trong một số trƣờng hợp, rau cạn (nhƣ rau diếp, xà lách, húng,…) tƣới
bằng nƣớc ô nhiễm.
Nguồn nƣớc ăn và sinh hoạt: Nguồn nƣớc đƣợc xem nhƣ một yếu tố quan
trọng tham gia vào đƣờng lây truyền bệnh. Tại các vùng dịch tễ bệnh SLGL, ấu
trùng đƣợc tìm thấy trong các nguồn nƣớc tự nhiên [56]. Thói quen uống nƣớc chƣa
đun sôi, hay bằng cách sử dụng dụng cụ rửa trong nƣớc bị ô nhiễm hoặc có thể ăn
gan chƣa chín có nhiễm sán chƣa trƣởng thành [52].
1.5.2. Môi trƣờng
Tại Bolivia Altiplano ở độ cao 4000 mét và với nguồn nƣớc bẩn cũng tìm
thấy ốc L. truncatula và xét nghiệm thấy có tới 13% ốc nhiễm ấu trùng SLGL [31].
Trong thực nghiệm tỷ lệ phát triển của trứng F. gigantica nuôi trong nƣớc cất và
nƣớc ao hồ là từ 80 – 96%, ở điều kiện nhiệt độ từ 27 – 35

o
C, thời gian phát triển từ
trứng đến metacercaria là 42 – 58 ngày, trong ốc vật chủ trung gian từ 31 – 40 ngày
[19]. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng F. gigantica ở ốc L. viridis và L. swinhoei vào cuối mùa
khô khoảng giữa tháng 5 và tháng 7 là 0%. Tuy nhiên, con số này vào cuối mùa
mƣa lại là 1,2 – 2,1%. Tỷ lệ nhiễm này ở ốc là không khác biệt giữa miền núi, ven
biển và đồng bằng [30]. Tỷ lệ mắc bệnh ở động vật cao nhất tại các vùng chăn nuôi
gia súc tập trung và chăn thả trên các cánh đồng cỏ.
1.5.3. Tuổi và giới
Ngƣời nhiễm SLGL có thể tìm thấy ở hầu hết các độ tuổi. Theo tác giả
Nguyễn Văn Đề (2006) nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 20 – 49 tuổi (69,5%).
Tác giả Đặng Thị Cẩm Thạch (2008, 2010) cho rằng tỷ lệ mắc của nhóm tuổi này

còn lên đến 80%. Tuy nhiên một số trƣờng hợp bệnh phát hiện ở trẻ còn rất nhỏ, có
1 ca bệnh mới 10 tháng tuổi (Phú Thọ) và 1 ca khác 12 tháng tuổi (Bắc Ninh). Năm
2005 trong số 285 bệnh nhân SLGL đƣợc theo dõi ở Hà Nội thì có tới 32 trẻ nhiễm
bệnh. Tại các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, trong 2 năm (2006 – 2007) có 212 trẻ
mắc bệnh SLGL đƣợc điều trị tại Quy Nhơn.
Theo các tác giả, nữ giới mắc bệnh SLGL nhiều hơn nam đến hơn 2 lần [24,
4]. Bệnh có tính chất gia đình [70].
14

1.6. Đặc điểm của bệnh do sán lá gan lớn
1.6.1. Đặc điểm lâm sàng
Bệnh cảnh của bệnh SLGL ở ngƣời đƣợc Chen và Mott mô tả tóm tắt từ

những năm 1990. Con ngƣời đƣợc xác định không phải là vật chủ tự nhiên mà chỉ là
vật chủ tình cờ của bệnh. Các triệu chứng lâm sàng thƣờng xuất hiện sau 2 tuần
nhiễm nang ấu trùng và phụ thuộc vào số lƣợng sán ký sinh [29].
Bệnh SLGL đƣợc chia ra làm các thời kỳ: thời kỳ ủ bệnh (từ khi nang ấu
trùng xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên); thời kỳ
toàn phát (SLG di chuyển vào đƣờng mật); thời kỳ bệnh tiềm tàng (sán trƣởng
thành và bắt đầu đẻ trứng); và thời kỳ tắc nghẽn hay mãn tính [29].
Thời kỳ ủ bệnh: triệu chứng của thời kỳ ủ bệnh rất thay đổi phụ thuộc vào số
lƣợng ấu trùng xâm nhập và sự đáp ứng của cơ thể vật chủ. Ở ngƣời, triệu chứng
thời kỳ này thƣờng không rõ ràng, thời gian có thể là vài ngày, 6 tuần, 2-3 tháng
hoặc có khi dài hơn.
Thời kỳ toàn phát: giai đoạn này kéo dài 2-4 tháng. Các triệu chứng hình

thành từ quá trình phá hủy tổ chức gan và phúc mạc từ sự di chuyển của ấu trùng,
độc tố và hoạt động của các chất gây dị ứng. Tại các vùng khu trú nhiễm SLG, các
triệu chứng thƣờng trùng lặp với các bệnh mãn tính hoặc cấp tính trên nền mãn tính.
Vì vậy, giai đoạn cấp tính có thể kéo dài và gối vào giai đoạn tiềm tàng.
1.6.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Xét nghiệm máu [29]: Trong giai đoạn cấp tính, số lƣợng bạch cầu thƣờng
tăng trên 10.000 đến 43.000/mm
3
máu. Số lƣợng bạch cầu ái toan luôn tăng trên
5%, có khi lên đến 83%. Đây là một dấu hiệu gợi ý quan trọng khi kết hợp với tổn
thƣơng gan trên siêu âm. Dấu hiệu thiếu máu thƣờng gặp nhƣng thƣờng không
nghiêm trọng. Tốc độ máu lắng có thể tăng cao trong giai đoạn cấp tính, đạt giá trị

165 mm trong 1 giờ. Trong giai đoạn tiềm tàng và mãn tính, máu lắng bình thƣờng
hoặc chỉ cao vừa phải.
15

Xét nghiệm chức năng gan [29]: Các kết quả bất thƣờng có thể đƣợc tìm ra
khi kiểm tra chức năng gan là:
Giai đoạn cấp tính: GOT, GPT, globulin và bilirubin tăng nhẹ trong hầu hết
các trƣờng hợp.
Giai đoạn mãn tính: Vàng da đƣợc chứng minh bằng sự tăng cao bilirubin
trong huyết thanh. Tỷ lệ bilirubin huyết thanh từ 2,0 đến 8,6 mmol/l đã đƣợc báo
cáo. Nƣớc tiểu màu vàng sẫm thƣờng đi kèm với tăng GOT và globulin huyết thanh
(chủ yếu là γ-globulin) thƣờng tăng, trong khi albumin thì giảm.

Chẩn đoán hình ảnh [29]: siêu âm cho thấy hình ảnh tổn thƣơng gan là
những ổ âm hỗn hợp hình tổ ong hoặc có thể thấy hình ảnh tụ dịch dƣới bao gan
(Hình 1.5).

Hình 1.5. Tổn thƣơng gan do sán lá gan lớn trên siêu âm
(Nguồn: www.benhgiunsan.com)
Chẩn đoán miễn dịch [29]: Kỹ thuật miễn dịch có ƣu điểm là có thể chẩn
đoán nhiễm SLGL trong tất cả các giai đoạn của bệnh, đặc biệt trong giai đoạn cấp
tính. Kỹ thuật miễn dịch thƣờng đƣợc sử dụng nhất là ELISA.

×