GVHD: Hồ Đức
Lớp HP: 211200765
Nhóm: 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP TP.HCM
Khoa Lý Luận Chính Trị
Môn: Những Nguyên Lý Cơ Bản
Của Chủ Nghĩa Mác - lênin
Bài Thuyết Trình Nhóm 6
Những nguyên lí cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin
Chương VIII
Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
•
Vấn đề dân tộc và những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
•
Tôn giáo và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo
1. Vấn đề dân tộc và những quan điểm
cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong
việc giải quyết vấn đề dân tộc
Chọn Câu Hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu hỏi 1
1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng chung sống?
A - 50
B - 52
C - 54
D - 56
Câu hỏi 2
2. Trên Thế giới quốc gia có đông dân tộc nhất là?
A - Trung Quốc
B - Hoa Kì
C - Ấn Độ
D - Nigêria
Câu hỏi 3
3. Dân tộc chiếm dân số đông nhất của Trung
Quốc là người gì ?
A - Hán
B - Choang
C - Mãn
D - Hồi
Một Số Quốc Gia Và Dân
Tộc Trên Thế Giới
Trên thế giới có khoảng 2000 dân tộc khác
nhau
Nigeria là quốc gia có nhóm dân tộc lớn nhất
thế giới, với tổng số trên 250 nhóm dân tộc
khác nhau.
Với 1,3 tỷ người, Trung Quốc tiếp tục nắm giữ ngôi vị
quốc gia đông dân nhất thế giới. Người Hán chiếm tới
93% dân số Trung Quốc và là dân tộc chính của nước này.
Ngoài ra,
châu Á còn
có Ấn Độ là
quốc gia có
số dân
đứng thứ 2
thế giới và
có hơn 50
dân tộc lớn
nhỏ khác
nhau
Việt Nam
có 54 dân
tộc, với
90 triệu
người,
VN đứng
thứ 14
thế giới
và thứ 3
Đông
Nam Á
Khái niệm dân tộc thường được hiểu qua hai nghĩa:
- Thứ nhất:
+ Dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể,
có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau,
có sinh hoạt kinh tế và ngôn ngữ chung
và trong sinh hoạt có những nét riêng so
với những cộng đồng khác.
a. Khái niệm dân tộc
+ Xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc và có sự kế thừa,
phát triển hơn cộng đồng này; có ý thức tự giác của
các thành viên.
+ Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ
chung (tiếng mẹ đẻ) để giao tiếp nội bộ. Các thành
viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá,
vật chất, tinh thần, tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc.
- Thứ hai:
+ Chỉ một cộng đồng người ổn định,
bền vững hợp thành nhân dân của một
quốc gia; có lãnh thổ, nền kinh tế, ngôn
ngữ, truyền thống văn hóa, truyền thống
đấu tranh chung trong dựng nước và
giữ nước.
+ Dân tộc được hiểu theo nghĩa
cộng đồng quốc gia dân tộc, là một
cộng đồng chính trị – xã hội, được chỉ
đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên
một lãnh thổ chung như: dân tộc Việt
Nam, dân tộc Lào, dân tộc Trung Hoa…
Kết luận:
Như vậy, theo nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai trên
khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có sự gắn
bó chặt chẽ với nhau. Đây là những nhân tố bổ sung
và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.
b. Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong
xây dựng chủ nghĩa xã hội
Dân tộc và phong trào dân tộc trong
chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin đã phân
tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển
có tính khách quan của nó:
- Xu hướng thứ nhất: Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự
thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn
tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập.
- Biểu hiện cụ thể:
+ Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống
áp bức dân tộc.
+ Họ tự quyết định con đường phát triển của dân tộc mình…
- Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc
gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn
liên hiệp lại với nhau.
- Biểu hiện cụ thể :
+ Tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế
mở rộng giữa các dân tộc xóa bỏ sự biệt lập
khép kín thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau
trên cơ sở bình tự nguyện và bình đẳng.
Vấn đề dân tộc trong xây dựng xã hội:
- Sau thắng lợi CMT10 Nga, một thời
đại mới xuất hiện – thời đại quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Đây là sự quá độ lên một xã hội trong
đó các quyền tự do bình đẳng và mới
quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa
người với người được thực hiện.
- Với thắng lợi của cách mạng vô
sản, giai cấp công nhân đã trở thành
giai cấp cầm quyền tạo tiền đề cho
tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,
đồng thời cũng mở ra quá trình hình
thành và phát triển của dân tộc xã hội
chủ nghĩa.