Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tiểu luận triết học MỐI LIÊN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.03 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH – KHCN & QHĐN
________________________________



BÀI TIỂU LUẬN
MÔN TRIẾT HỌC

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC


GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
HVTH: LÊ THỊ THU THẢO
MSHV: CH1301057




TPHCM, tháng 08 năm 2014
Trang 1 / 20


MỤC LỤC
Chủ đề Trang
Mục lục 1
Lời mở đầu 2
Khái quát về Tôn giáo 3
Khái quát về Khoa học 9
Mối quan hệ giữa Tôn giáo và Khoa học 11


Kết luận 19
Tài liệu tham khảo 20

Trang 2 / 20


LỜI MỞ ĐẦU
“Khoa học không có tôn giáo thì què quặt, còn tôn giáo không có khoa học thì
mù lòa”. (Albert Einstein)
Chỉ qua một phát biểu ngắn gọn như vậy, ta đã cảm nhận được mối quan hệ chặt
chẽ và không thể tách rời giữa hai vấn đề trên. Chúng cần nhau như cá và nước.
Tuy nhiên, phát biểu trên cũng chứa đầy sự nghi vấn vì thoạt nhìn Tôn giáo và
Khoa học vốn là hai kẻ không đội trời chung. Tôn giáo luôn muốn đè nén, kìm hãm
Khoa học và ngược lại Khoa học ngày qua ngày giết chết tôn giáo bằng những minh
chứng của mình.
Để làm rõ mối quan hệ giữa Tôn giáo và Khoa học, ta hãy lần lượt cùng nhau
tìm hiểu các nội dung sau:
1.

Khái quát về Tôn giáo
2.

Khái quát về Khoa học
3.

Mối quan hệ giữa Tôn giáo và Khoa học
Đây là một đề tài rất lý thú, tuy nhiên cũng khó và rất rộng. Em xin cám ơn
Thầy Mưa, thông qua bài giảng, đã cung cấp cho em những kiến thức hữu ích và gợi ý
thực tế để em thực hiện tiểu luận này.
Tuy rất cố gắng nhưng chắc chắn tiểu luận này không tránh khỏi sai sót. Kính

mong Thầy góp ý hướng dẫn thêm.
Học viên thực hiện
Lê Thị Thu Thảo










Khái quát về Khoa học

Trang 3 / 20

KHÁI QUÁT VỀ TÔN GIÁO
I.

TÔN GIÁO LÀ GÌ?
1.

Lịch sử hình thành thuật ngữ Tôn giáo
“Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài vào từ
cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể hàm chứa được tất cả
nội dung đầy đủ của nó từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây. Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có
nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó cũng có một quá trình biến đổi nội dung.
“Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và“religion” lại xuất phát
từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên.

Vào đầu công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu phải có một
tôn giáo chung và muốn xóa bỏ các tôn giáo trước đó cho nên lúc này khái niệm
“religion” chỉ mới là riêng của đạo Kitô. Bởi lẽ, đương thời những đạo khác Kitô đều bị
coi là tà đạo. Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của đạo Tin Lành - tách ra từ Công giáo –
trên diễn đàn khoa học và thần học châu Âu, “religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ
hai tôn giáo thờ cùng một chúa. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm
vi châu Âu, với sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc các nền văn minh khác Kitô giáo,
biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm chỉ các hình thức tôn giáo
khác nhau trên thế giới.
Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản
vào đầu thế kỷ XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, vào
thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý nghĩa khác, nó nhằm chỉ đạo Phật
(Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật).
Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, nhưng do kỵ
húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”.
2.

Một số thuật ngữ tương đồng với Tôn giáo
- Đạo: từ này xuất xứ từ Trung Hoa, tuy nhiên “đạo” không hẳn đồng nghĩa với tôn
giáo vì bản thân từ đạo cũng có thể có ý nghĩa phi tôn giáo. “Đạo” có thể hiểu là con
đường, học thuyết. Mặt khác, “đạo” cũng có thể hiểu là cách ứng xử làm người: đạo vợ
chồng, đạo cha con, đạo thầy trò… Vì vậy khi sử dụng từ “đạo” với ý nghĩa tôn giáo
thường phải đặt tên tôn giáo đó sau từ “đạo”. Ví dụ: đạo Phật, đạo Kitô…
- Giáo: từ này có ý nghĩa tôn giáo khi nó đứng sau tên một tôn giáo cụ thể. Chẳng
hạn: Phật giáo, Nho giáo, Kitô giáo… “Giáo” ở đây là giáo hóa, dạy bảo theo đạo lý của
tôn giáo. Tuy nhiên “giáo” ở đây cũng có thể hiểu là lời dạy của thầy dạy học.
- Thờ: đây có lẽ là từ thuần Việt cổ nhất. Thờ có ý bao hàm một hành động biểu thị
sự sùng kính một đấng siêu linh: thần thánh, tổ tiên… đồng thời có ý nghĩa như cách
ứng xử với bề trên cho phải đạo như thờ vua, thờ cha mẹ, thờ thầy hay một người nào
Khái quát về Khoa học


Trang 4 / 20

đó mà mình mang ơn…Thờ thường đi đôi với cúng. Đối với người Việt, tôn giáo theo
thuật ngữ thuần Việt là thờ hay thờ cúng hoặc theo các từ gốc Hán đã trở thành phổ
biến là đạo, là giáo.

3.

Tôn giáo là gì?
Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng,
được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải
những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất
đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ
thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi
tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
Một cách ngắn gọn hơn: Tôn giáo là một phương cách để giúp con người sống và
tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người.
Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần
tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái
siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ
sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo.
4.

Các Tôn giáo lớn tại Việt Nam
Có 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo Tin Lành, Hồi giáo,
Đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo.
II.

ĐẶC ĐIỂM CỦA TÔN GIÁO

1.

Nguồn gốc của Tôn giáo
a. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo

Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện khách
quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo.
Trong đó một số nguyên nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con người.
- Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên: tôn giáo học mácxít cho rằng sự bất lực
của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên là một nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
Mối quan hệ của con người với tự nhiên thực hiện thông qua những phương tiện và
công cụ lao động mà con người có. Công cụ và phương tiện càng kém phát triển bao
nhiêu thì con người càng yếu đuối trước giới tự nhiên bấy nhiêu và những lực lượng tự
nhiên càng thống trị con người mạnh bấy nhiêu. Sự bất lực của con người nguyên thủy
trong cuộc đấu tranh với giới tự nhiên là do sự hạn chế, sự yếu kém của các phương tiện
tác động thực tế của họ vào thế giới xung quanh. Khi không đủ phương tiện, công cụ để
đảm bảo kết quả, mong muốn trong lao động, người nguyên thủy đã tìm đến phương
tiện tưởng tượng hư ảo, nghĩa là tìm đến tôn giáo. F.Ăngghen nhấn mạnh rằng tôn giáo
Khái quát về Khoa học

Trang 5 / 20

trong xã hội nguyên thủy xuất hiện do kết quả phát triển thấp của trình độ lực lượng sản
xuất. Trình độ thấp của sự phát triển sản xuất đã làm cho con người không có khả năng
nắm được một cách thực tiễn các lực lượng tự nhiên. Thế giới bao quanh người nguyên
thủy đã trở thành cái thù địch, bí hiểm, hùng hậu đối với họ. Chúng ta cần thấy rằng, sự
thống trị của tự nhiên đối với con người không phải được quyết định bởi những thuộc
tính và quy luật của giới tự nhiên, mà quyết định bởi tính chất mối quan hệ của con
người với tự nhiên, nghĩa là bởi sự phát triển kém của lực lượng sản xuất xã hội, mà

trước hết là công cụ lao động.
Như vậy, không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo, mà là mối quan hệ đặc
thù của con người với giới tự nhiên, do trình độ sản xuất quyết định. Đây là một nguồn
gốc xã hội của tôn giáo.
Nhờ hoàn thiện những phương tiện lao động và toàn bộ hệ thống sản xuất vật chất
mà con người ngày càng nắm được lực lượng tự nhiên nhiều hơn, càng ít phụ thuộc một
cách mù quáng vào nó, do đó dần dần khắc phục được một trong những nguồn gốc
quan trọng của tôn giáo.
- Mối quan hệ giữa người và người: nguồn gốc xã hội của tôn giáo còn bao gồm cả
phạm vi các mối quan hệ giữa con người với nhau, nghĩa là bao gồm các mối quan hệ
xã hội, trong đó có hai yếu tố giữ vai trò quyết định là tính tự phát của sự phát triển xã
hội và ách áp bức giai cấp cùng chế độ người bóc lột người.
Trong tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa, những mối quan hệ xã hội đã phát triển một cách tự phát. Những quy luật
phát triển của xã hội biểu hiện như là những lực lượng mù quáng, trói buộc con người
và ảnh hưởng quyết định đến số phận của họ. Những lực lượng đó trong ý thức con
người được thần thánh hoá và mang hình thức của những lực lượng siêu nhiên. Đây là
một trong những nguồn gốc xã hội chủ yếu của tôn giáo.
Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp, chế độ bóc lột là một
nhân tố quan trọng làm nảy sinh tôn giáo.
Người nô lệ, người nông nô, người vô sản mất tự do không phải chỉ là sự tác động
của lực lượng xã hội mù quáng mà họ không thể kiểm soát được, mà còn bị bần cùng cả
về mặt kinh tế, bị áp bức cả về mặt chính trị, bị tước đoạt những phương tiện và khả
năng phát triển tinh thần. Quần chúng không thể tìm ra lối thoát hiện thực khỏi sự kìm
kẹp và áp bức trên trái đất, nhưng họ đã tìm ra lối thoát đó ở trên trời, ở thế giới bên kia.
b. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo

Trước hết, lịch sử nhận thức của con người là một quá trình từ thấp đến cao, trong
đó giai đoạn thấp là giai đoạn nhận thức tự nhiên cảm tính. Ở giai đoạn nhận thức này,
con người chưa thể sáng tạo ra tôn giáo, bởi vì tôn giáo với tư cách là ý thức, là niềm tin

bao giờ cũng gắn với cái siêu nhiên, thần thánh, mà nhận thức trực quan cảm tính thì
chưa thể tạo ra cái siêu nhiên thần thánh được. Như vậy, tôn giáo chỉ có thể ra đời khi
Khái quát về Khoa học

Trang 6 / 20

con người đã đạt tới một trình độ nhận thức nhất định. Thần thánh, cái siêu nhiên, thế
giới bên kia… là sản phẩm của những biểu tượng, sự trừu tượng hoá, sự khái quát dưới
dạng hư ảo. Nói như vậy có nghĩa là tôn giáo chỉ có thể ra đời ở một trình độ nhận thức
nhất định, đồng thời nó phải gắn với sự tự ý thức của con người về bản thân mình trong
mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Khi chưa biết tự ý thức, con người cũng chưa nhận
thức được sự bất lực của mình trước sức mạnh của thế giới bên ngoài, do đó con người
chưa có nhu cầu sáng tạo ra tôn giáo để bù đắp cho sự bất lực ấy.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của của quá trình nhận
thức. Đó là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn, nó là sự thống nhất một cách biện
chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Những hình thức phản ánh thế
giới hiện thực càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận
thức thế giới xung quanh sâu sắc và đầy đủ bấy nhiêu. Nhưng mỗi một hình thức mới
của sự phản ánh không những tạo ra những khả năng mới để nhận thức thế giới sâu sắc
hơn mà còn tạo ra khả năng “xa rời” hiện thực, phản ánh sai lầm nó. Thực chất nguồn
gốc nhận thức của tôn giáo cũng như của mọi ý thức sai lầm chính là sự tuyệt đối hoá,
sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người, biến nó thành cái không còn nội
dung khách quan, không còn cơ sở “thế gian”, nghĩa là cái siêu nhiên thần thánh.
c. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo

Ngay từ thời cổ đại, các nhà duy vật đã nghiên cứu đến ảnh hưởng của yếu tố tâm lý
(tâm trạng, xúc cảm) đến sự ra đời của tôn giáo. Họ đã đưa ra luận điểm “Sự sợ hãi sinh
ra thần thánh”.
Các nhà duy vật cận đại đã phát triển tư tưởng của các nhà duy vật cổ đại - đặc biệt
là L.Phơbách – và cho rằng nguồn gốc đó không chỉ bao gồm những tình cảm tiêu cực

mà cả những tình cảm tích cực, không chỉ tình cảm, mà cả những điều mong muốn, ước
vọng, nhu cầu khắc phục những tình cảm tiêu cực, muốn được đền bù hư ảo.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giải quyết vấn đề nguồn gốc tâm
lý của tôn giáo khác về nguyên tắc so với các nhà duy vật trước đó. Nếu như các nhà
duy vật trước Mác gắn nguyên nhân xuất hiện tôn giáo với sự sợ hãi trước lực lượng tự
nhiên thì chủ nghĩa Mác lần đầu tiên vạch được nguồn gốc xã hội của sự sợ hãi đó.

2.

Chức năng của Tôn giáo
Ở các ngôi mộ người tiền sử có niên đại khoảng 100.000 năm trước, các nhà khảo
cổ đã tìm thấy công cụ và vũ khí được chôn theo. Dưới góc độ nhân học, điều đó có
nghĩa là người cổ đại tin vào thế giới bên kia. Đó chính là những manh nha đầu tiên của
Tôn giáo. Vậy Tôn giáo có chức năng gì đối với xã hội loài người? Các nhà nhân học
tổng kết và chia các chức năng đó dưới một trong hai phạm trù xã hội và tâm lý.
Xã hội: Thứ nhất Tôn giáo là một cách kiểm soát xã hội. Thông qua các điều răn,
luật lệ Tôn giáo duy trì trật tự xã hội bằng cách ủng hộ các hành vì được xã hội chấp
Khái quát về Khoa học

Trang 7 / 20

nhận và ngược lại. Mọi tôn giáo đều mang trong nó một hệ thống các chuẩn mực đạo
đức quy định các hành vi đúng đắn trong bối cảnh của xã hội nó tồn tại. Khi mà các
chuẩn mực này được gắn liền với các thế lực siêu nhiên, nó có tác động mạnh hơn. Vì
khi các thành viên tin vào sự tồn tại của các thế lực siêu nhiên, họ sẽ tuân thủ các chuẩn
mực một cách chặt chẽ hơn. Không ăn vật phẩm từ lợn trong Đạo Hồi, hay không giết
bò ở văn hóa Hindu là những minh chứng cho chức năng kiểm soát xã hội của Tôn
giáo. Thứ hai, Tôn giáo là giúp giải quyết xung đột. Thông qua Tôn giáo, những lo lắng
căng thẳng về mặt tâm lý được giảm nhẹ. Nhờ đó nguy cơ về xung đột xã hội cũng
được giảm bớt. Thứ ba nhờ Tôn giáo và sự đoàn kết cộng đồng được củng cố. Vì thông

qua tôn giáo các thành viên cộng đồng có thể biểu lộ sự đồng nhất của mình, thông qua
đó mối quan hệ xã hội chặt chẽ được xây dựng. Nói cụ thể hơn, mỗi tôn giáo đều có
một hệ thống thần thánh hay thế lực siêu nhiên cụ thể. Các thành viên với việc tham gia
các lễ nghi sẽ có cùng một niền tin, một truyền thống sẽ cảm thấy gần gũi hơn. Thông
qua đó, tính đoàn kết cộng đồng được tăng lên.
Tâm lý: Theo các nhà nhân học, Tôn giáo có hai chức năng tâm lý là nhận thức và
tình cảm. Khác với các loài khác, loài người phát triển hơn nhiều, do đó nhu cầu tìm
hiểu về thế giới xung quanh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, mọi xã hội, kể cả hiện đại, đều
có những sự vật hiện tượng mà không giải thích một cách logic được. Ví dụ như: Cuộc
sống bắt đầu khi nào? Sau cái chết thì cái gì sẽ diễn ra? Tôn giáo giúp chúng ta trả lời
các hiện tượng không giải thích này. Về mặt tình cảm, Tôn giáo giúp các cá nhân đối
mặt với sự lo lắng thường xuất phát từ cuộc sống hàng ngày. Vì con người chưa bao giờ
kiểm soát được thế giới xung quanh, nên Tôn giáo giúp tối đa hóa sự kiểm soát này.
Con người tham gia vào các lễ nghi tôn giáo như là một cách cầu xin các thế lực siêu
nhiên giúp họ kiểm soát các hiện tượng mà họ chưa bao giờ kiểm soát được.
3.

Các loại hình Tôn giáo
Theo Anthony Wallace, Tôn giáo có thể được chia làm bốn hình thái sau:
- Tôn giáo mang tính cá nhân: Trong hình thái này không tồn tại những cá nhân có
nhiệm vụ chuyên biệt thực thi các lễ nghi Tôn giáo. Mỗi cá nhân có mối quan hệ riêng
trực tiếp với một hoặc nhiều thế lực siêu nhiên bất cứ khi nào họ có nhu cầu. Trong
hình thái này, vai trò của người thực hiện lễ nghi và tín đồ là một nên Marvin Harris
xem đó là hình thái Tôn giáo "tự phục vụ".
- Saman giáo: Trong hình thái này có những người có nhiệm vụ thực hiện lễ nghi
một cách chuyên biệt nhưng chỉ là bán thời gian. Họ là những người được xem là có
được khả năng bẩm sinh, do đào tạo, hoặc được ban cho. Khả năng này có thể là đoán
tương lai, chữa bệnh Đây là hình thái phân chia lao động Tôn giáo sơ khai nhất. Các
thầy Shaman được xem là có khả năng tiếp xúc với các thế lực siêu nhiên theo yêu cầu
của các tín đồ.

Khái quát về Khoa học

Trang 8 / 20

- Tôn giáo mang tính cộng đồng: Ở hình thái này, niềm tin và các lễ nghi ở một mức
cao và phức tạp hơn. Nó được tiến hành với sự tham gia của một nhóm, thông thường
liên quan tới nhau thông qua quan hệ huyết thống, thị tộc, cùng độ tuổi Lễ nghi được
tiến hành phục vụ cho cộng đồng lớn, với tính chất quan trọng. Mặc dù trong lễ nghi có
thể có sự tham gia của các cá nhân có nhiệm vụ chuyên biệt về tôn giáo, nhưng số đông
những người thường tham gia có vai trò quan trọng đối với sự thành công của buổi lễ.
Nó thường được diễn ra dưới hai dạng lễ đánh dấu sự chuyển đổi về vị trí xã hội (ví dụ
lễ trưởng thành) hay nghi lễ tăng tính đoàn kết cộng đồng như cầu mưa, cầu mùa vụ
- Tôn giáo chuyên biệt: Hình thái này thường được thấy trong các xã hội nhà nước
ví dụ như Aztec, Inca, Hy Lạp và Ai Cập cổ đại Nó thường có đặc điểm là đơn thần,
nghĩa là chỉ thờ phụng một vị thần tối cao duy nhất. Ví dụ: Phật giáo, Thiên chúa giáo,
Hồi giáo Nó có một đội ngũ chuyên nghiệp (tu sĩ, nhà sư) thực hiện các nhiệm vụ tông
giáo như thờ cúng, lễ nghi toàn thời gian và được đặt dưới sự kiểm soát của giáo hội
trung ương. Phần lớn các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ Tôn giáo
đều thuộc giai cấp thống trị. Phần lớn họ đều là nam giới.
Tóm lại, bốn hình thái Tôn giáo trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với hình thái tổ
chức kinh tế xã hội.
Bảng so sánh các loại hình tôn giáo
Hình thái
Tôn giáo

Các cá nhân chịu trách nhiệm
thực hiện nhiệm vụ tôn giáo

Hình thái kiếm sống


Cá nhân
Không có
Kiếm lương thực
Saman
Bán thời gian
Săn bắn hái lượm / Chăn thả gia súc/ Nông
nghiệp quảng canh
Cộng đồng
Theo nhóm
Chăn thả gia súc/ Nông nghiệp quảng canh
Chuyên biệt
Toàn thời gian theo hệ thống thứ bậc
Xã hội công nghiệp hóa
4.

Mặt tích cực và tiêu cực của Tôn giáo
Mặt tích cực
Hầu hết các tôn giáo đều hướng con người đến cái thiện, cái tốt đẹp, khuyên răn con
người làm điều hay lẽ phải và nhân từs với đồng loại.
Mặt tiêu cực:
Tôn giáo làm cho con người bằng lòng với thực tế, thụ động, làm mất tính sáng tạo.
Tôn giáo dễ làm cho con người mê tín, tâm lý sợ hãi, chờ đợi, nhờ cậy vào Thần,
Thánh, Phật mỗi khi gặp khó khăn.
Tôn giáo dễ bị lợi dụng bởi các thế lực khác dẫn đến những hậu quả xấu, ảnh hưởng
đến xã hội.

Khái quát về Khoa học

Trang 9 / 20


KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC
I.

KHOA HỌC LÀ GÌ?
Khoa học là quan sát, tìm tòi, khám phá, chứng minh, thử nghiệm để làm
phong phú hơn nhận thức của loài người.
II.

ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOA HỌC
1.

Quy luật hình thành và phát triển khoa học:
Trong nghiên cứu, người nghiên cứu có thể xuất hiện nhiều loại ý tưởng: Hình
thành một phương hướng khoa học mới; Đề xướng một trường phái khoa học mới;
Xây dựng một bộ môn khoa học mới. Từ đó, Khoa học có các quy luật phổ biến sau:
-

Quy luật về sự phân lập các khoa học
-

Quy luật về sự tích hợp các khoa học
a)

Sự phân lập khoa học là gì?
Là sự tách một bộ môn khoa học mới ra khỏi một bộ môn khoa học đang tồn tại.
Bản chất của quá trình phân lập các khoa học là đối tượng nghiên cứu của một bộ môn
khoa học để hình thành một bộ môn khoa học có đối tượng nghiên cứu hẹp hơn. Ví dụ
Hoá học tách ra thành: Hoá vô cơ, Hữu cơ, Phân tích
Toán học tách ra thành: Số học, Đại số, Hình học, Lượng giác
b)


Sự tích hợp các khoa học là gì?
Là sự tích hợp phương pháp luận của hai bộ môn khoa học riêng lẻ để hình
thành một bộ môn khoa học mới. Ví dụ
Hoá học + Vật lý = Hoá lý
Hoá học + Sinh vật = Hoá sinh
Hoá học + Nông nghiệp = Hoá nông
Hoá học + Công nghiệp = Hoá công nghiệp
2.

Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học:
Có 4 tiêu chí:

a)

Có một đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là gì? Là bản thân sự vật hoặc hiện tượng được đặt trong
phạm vi quan tâm của bộ môn khoa học.
b)

Có một hệ thống lý thuyết
Bao gồm: Những khái niệm, phạm trù, qui luật, định luật, định lý
Hệ thống lý thuyết của một bộ môn Khoa học bao gồm:
- Bộ phận riêng có (đặc trưng)
- Những cơ sở lý thuyết kế thừa từ các bộ môn khoa học khác
Khái quát về Khoa học

Trang 10 / 20

c)


Có hệ thống phương pháp luận:
Gồm 2 bộ phận

- Phương pháp luận riêng có
- Phương pháp luận thâm nhập từ các bộ môn khoa học khác
d)

Có mục đích ứng dụng:
Đây là tiêu chí rất quan trọng để tránh lãng phí

3.

Phân loại khoa học:
có 7 quan điểm tiếp cận phân loại khoa học

- Phân loại theo nguồn gốc hình thành khoa học
- Phân loại theo mục đích ứng dụng khoa học
- Phân loại theo mức độ khái quát hoá của khoa học
- Phân loại theo tính tương liên giữa các khoa học
- Phân loại theo kết quả hoạt động chủ quan của con người
- Phân loại theo cơ cấu của hệ thống tri thức hay chương trình đào tạo
- Phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học
4.

Các hệ tri thức trong Khoa học
Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động
của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình
thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.
Khoa học có 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.

a)

Tri thức kinh nghiệm
Là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan
hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp
con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ
giữa những con người trong xã hội.
Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong
hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất,
chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và
con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất
định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
b)

Tri thức khoa học
Là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên
cứu khoa học. Các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa
học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát,
thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt
động xã hội, trong tự nhiên.
Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học
(discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…
Mối quan hệ giữa Tôn giáo và Khoa học

Trang 11 / 20

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC
I.

QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI TIN VÀO THIÊN CHÚA

Ở Mỹ có một giải thưởng khoa học tên là Templeton. Giải thưởng này được
thành lập năm 1972, với số tiền thưởng là một triệu mỹ kim trên một người nhận giải.
Chính ông Templeton người sáng lập giải thưởng này đã từng tuyên bố: “Giải thưởng
này không dành cho sự đạo đức, thánh thiện hoặc các công tác từ thiện hay một phát
minh khoa học lớn mà là một giải thưởng khoa học dành cho sự tiến bộ của tôn giáo”.
Câu hỏi cần đặt ra: Tại sao có giải thưởng lớn vậy cho Tôn giáo? Tôn giáo và
Khoa học có mối quan hệ gì với nhau?
Trong trường, học sinh được dạy rằng: Sự ra đời của khoa học đã phá tan tư
tưởng của nhà thờ; Khoa học đã chứng minh rằng không có Thiên Chúa, không có
Thượng Đế. Con người chỉ là một loài động vật bậc cao chết đi là hết, không còn sự
sống nào nữa Những luồng tư tưởng này của chủ nghĩa vô thần đã ảnh hưởng một
cách sâu sắc trong ý thức hệ của giới trẻ ngày nay. Vì thế, khi lớn lên rất khó để một
thanh niên chấp nhận giáo lý của Tôn giáo.
Trong nhiều sách giáo dục Kitô giáo thì lại nhận định rằng: Khoa học tiến bộ đã
làm cho con người xa rời Thiên Chúa. Nhờ sự tiến bộ của khoa học đã đưa đến một đời
sống vật chất đầy đủ. Khoa học đã mở rộng nhãn giới, phát minh ra những định luật,
thay đổi những quan niệm cũ, có thể làm thay đổi cả thế giới. Khoa học làm cho việc
chế biến được mau lẹ, sản xuất thì nhanh chóng. Con người giờ chỉ cần hưởng thụ
những thành tựu đó của khoa học. Nhưng khi hưởng thụ một cách thái quá, cộng với sự
yếu đuối của thể xác làm họ quên mất đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng. Họ chỉ
biết chạy theo những thành tựu của khoa học mà dần quên mất đi sự hiện diện của
Thiên Chúa.
Thực trạng đó, đưa ta đến một vấn đề, có phải khoa học đã phá vỡ tư tưởng của
tôn giáo không? Và khoa học càng phát triển thì tôn giáo càng mai một không?
Blaise Pascal một nhà khoa học đồng thời cũng là một nhà tư tưởng nổi tiếng
người Pháp đã trả lời: “Tất cả mọi cố gắng của khoa học không thể làm suy yếu những
chân lý của tôn giáo, nhưng chỉ làm cho những chân lý ấy cất cánh cao hơn”.
Tôn giáo là tư tưởng ra đời từ ngàn xưa, trước rất nhiều so với các nghiên cứu
của khoa học. Và từ cổ chí kim, con người giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên đều
dựa vào tư tưởng của tôn giáo. Khi những nghiên cứu khoa học ra đời họ đã tìm ra được

những cách giải thích khác. Họ đã tìm ra được những quy luật, những quan niệm mới
mẻ, cụ thể, chi tiết nhưng nó cũng không thay thế những tư tưởng của tôn giáo mà nó
lại làm cho các tư tưởng đó được cất cánh cao hơn. Nhiều nhà khoa học đã tin tưởng
một cách chắc chắn rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống không phải là một cấu tạo ngẫu
nhiên, nhưng là một tuyệt tác của một trật tự siêu việt. Khi quan sát vũ trụ mênh mông
Mối quan hệ giữa Tôn giáo và Khoa học

Trang 12 / 20

vô tận qua lăng kính của mình, Newton đã thốt lên: “Ôi thật tuyệt vời! tôi đã nhìn thấy
Thiên Chúa qua ống kính của tôi”.
Trong bộ sách Những cuộc trở lại của thế kỷ XX, người ta thấy rất đông các nhà
khoa học, bác học và giáo sư danh tiếng trên thế giới như: Pasteur, Einstein, Marie
Curie, Newton, … đã viết hồi ký thú nhận: Sở dĩ các vị này tìm về với Thượng Đế mà
cụ thể là Thiên Chúa trong đạo Công giáo, vì trong suốt cuộc đời nghiên cứu, tìm tòi,
học hỏi về vũ trụ mênh mông bao la, sự cấu tạo thể lý các tạo vật. Đặc biệt, là cấu trúc
kỳ diệu nơi thân xác con người. Họ không thể nào không nhìn nhận có một nguyên
nhân cơ bản an bài tất cả vũ trụ đó là Thiên Chúa. Từ đó, các vị này không thể nào
không tìm cho đời mình một lý tưởng, một điểm tựa đó là niềm tin vào Thiên Chúa.
II.

TÔN GIÁO ĐỐI ĐẦU VỚI KHOA HỌC
Sự nhận thức về hiểm nguy và muốn được an toàn là nguyên nhân chính cho tôn
giáo và khoa học ra đời. Song song với nỗi lo sợ về thiên tai, con người cũng kinh ngạc,
thán phục trước những kỳ công của thiên nhiên. Đây không phải là sự tò mò ngẫu
nhiên: con người bị bắt buộc phải tìm ra những giải đáp cho những thiên tai đang đe
dọa mạng sống của họ. Vì lo sợ và vì cố gắng thoát khỏi những nguy hiểm mà con
người gián tiếp khao khát muốn biết sự thật về đấng tạo hóa; và từ đó khoa học ra đời.
Như vậy, Tôn giáo ra đời vì nỗi mong muốn tránh nguy hiểm, và Khoa học ra
đời từ ước vọng muốn biết sự thật về tạo hóa.

Tôn giáo và Khoa học đôi khi được xem là những kẻ tử thù của nhau. Đối với
một số người, hai phạm trù này dường như đã bị khóa chặt trong một trận chiến một
mất một còn. Ví dụ: Nhà sinh vật học Richard Dawkins phát biểu: “Phải chăng hiểu
cách đúng đắn nhất tôn giáo là bệnh truyền nhiễm của lý trí?”.Hay như nhà hóa học
Peter Atkins cho rằng sự hòa hợp giữa tôn giáo và khoa học là điều “không thể có
được”. Theo ông Atkins, tin “Chúa Trời là một sự lý giải (cho bất kỳ điều gì, chứ đừng
nói chi đến mọi điều) là đáng khinh về mặt trí tuệ”.
Còn bên kia chiến tuyến là những người sùng đạo lên án khoa học là mầm mống
hủy hoại đức tin. Họ tin rằng khoa học ngày nay chỉ là một sự lường gạt, trưng ra những
sự kiện có thể là đúng nhưng lại diễn giải chúng một cách sai lầm khiến đức tin của
những người sùng đạo bị suy yếu. Chẳng hạn, nhà sinh vật học William Provine đã phát
biểu rằng thuyết Darwin đồng nghĩa với việc “không có căn bản, nền tảng đạo đức;
không có ý nghĩa tối hậu của đời sống”.
Tuy nhiên, cuộc đối đầu này hình thành và phát triển một phần là do những
tuyên bố sai lầm hoặc vô căn cứ của cả hai phía. Trong hàng thế kỷ, các nhà lãnh đạo
tôn giáo đã dạy những chuyện huyền hoặc và giáo lý sai lầm đi ngược lại những khám
phá khoa học hiện đại và cũng không căn cứ trên lời Kinh Thánh được soi dẫn. Chẳng
hạn, Giáo Hội Công Giáo La Mã đã lên án Galileo khi ông đưa ra kết luận đúng trái đất
Mối quan hệ giữa Tôn giáo và Khoa học

Trang 13 / 20

xoay quanh mặt trời. Quan điểm của Galileo hoàn toàn không trái ngược với Kinh
Thánh, nhưng chỉ trái ngược với sự dạy dỗ của giáo hội lúc bấy giờ.
Mặt khác, các nhà khoa học cũng đáng trách khi đưa vào dạy như một sự kiện
thật một học thuyết tiến hóa chưa được chứng minh, nói rằng sự sống tiến hóa từ vật
chất vô sinh, không có sự tác động của Đức Chúa Trời. Họ phỉ báng niềm tin tôn giáo là
phi khoa học.
Như vậy, liệu khoa học và tôn giáo có thể hòa hợp với nhau được chăng?
III.


SỰ HÒA HỢP CỦA TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC
Ta đang sống trong thời đại được chứng kiến nhiều điều kỳ lạ hơn bất kỳ thời
nào khác. Những khám phá mới ngoài trái đất đang buộc các nhà thiên văn học phải
xem xét lại quan điểm của họ về nguồn gốc vũ trụ. Nhiều người đã kinh ngạc trước sự
hài hòa của vũ trụ và nêu lên câu hỏi ngàn xưa liên quan đến sự hiện hữu của chúng ta:
Vũ trụ và sự sống đã bắt đầu thế nào và tại sao?
Ngược lại, bản đồ về bộ gen người vừa được hoàn tất gần đây cũng khiến người
ta phải đặt câu hỏi: Vô số hình thái khác nhau của sự sống đã được tạo nên thế nào?
Vậy, ai, nếu có, đã tạo ra chúng?
1.

Phương pháp “Hai

cánh

cửa”

Một số nhà khoa học cho rằng mọi vận hành trong vũ trụ đều có thể được giải
thích bằng phân tích lý luận, mà không cần đến một sự khôn ngoan siêu phàm nào.
Nhưng nhiều người, kể cả một số nhà khoa học, không cảm thấy quan điểm đó
thỏa đáng. Vì thế, họ cố gắng tìm hiểu sự thật qua cả hai lăng kính, khoa học và tôn
giáo. Họ nghĩ rằng khoa học giúp lý giải chúng ta và vũ trụ quanh ta hiện hữu thế nào,
còn tôn giáo chủ yếu cho biết tại sao.
Giải thích về phương pháp kép này, nhà vật lý học Freeman Dyson nói: “Khoa
học và tôn giáo là hai cánh cửa mà qua đó người ta cố gắng tìm hiểu về vũ trụ bao la
bên ngoài”.
Tác giả William Rees-Mogg cho rằng: “Khoa học nghiên cứu những gì có thể
đo lường được, còn tôn giáo nghiên cứu những điều không thể đo lường được”. Ông
cũng nói: “Khoa học không thể chứng minh hoặc bài bác sự hiện hữu của Thượng Đế,

cũng như nó không thể chứng minh hoặc bài bác một quan điểm đạo đức hay thẩm mỹ.
Không có một lý do khoa học nào khiến người ta yêu thương người lân cận hay tôn
trọng sự sống con người ”.
Những

giới

hạn

của

Khoa

học
Có một sự tôn trọng đúng đắn đối với sự hiểu biết và các thành quả khoa học là
điều thích hợp. Tuy nhiên, nhiều người sẽ đồng ý rằng mặc dù khoa học là một con
đường dẫn đến sự hiểu biết, đó không phải nguồn hiểu biết

duy

nhất. Mục tiêu của khoa
Mối quan hệ giữa Tôn giáo và Khoa học

Trang 14 / 20

học là mô tả các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và giúp giải đáp câu hỏi các hiện
tượng đó hình thành

như


thế

nào.
Khoa học giúp chúng ta có sự hiểu biết sâu xa hơn về vũ trụ vật chất, tức mọi
thứ có thể thấy được. Nhưng cho dù các nghiên cứu khoa học có tiến xa đến đâu chăng
nữa, nó vẫn sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi căn bản—tại sao vũ trụ hiện hữu.
Tác giả Tom Utley bình luận: “Có một số câu hỏi mà các nhà khoa học không
bao giờ có thể trả lời được. Có thể vụ nổ Big Bang đã xảy ra 12 tỉ năm trước.
Nhưng tại sao nó xảy ra? Làm thế nào các hạt cơ bản hình thành? Cái gì đã tồn tại
trước đó?” Ông Utley kết luận: “Dường như rõ ràng hơn bao giờ hết, khoa học sẽ
không bao giờ thỏa mãn được cơn đói của con người về lời giải đáp”.
Sự hiểu biết khoa học thu thập được qua các cuộc nghiên cứu như thế không
những không thể bài bác sự cần thiết phải có Thượng Đế, mà càng xác định rằng chúng
ta đang sống trong một thế giới vô cùng phức tạp, khó hiểu, và đáng thán phục. Nhiều
người có suy nghĩ đã nhận ra kết luận hợp lý này là các quy luật vật lý, các phản ứng
hóa học, cũng như DNA và sự đa dạng lạ lùng của sự sống, tất cả đều chứng tỏ có một
Đấng Tạo Hóa hiện hữu. Không có bằng chứng vững chắc nào chứng minh điều ngược
lại.
2.

Nhóm trung gian
Ta không thể phủ nhận một sự khác biệt lớn giữa Tôn giáo và Khoa học là Tôn
giáo dành cho số đông, trong khi Khoa học chỉ có thể thích hợp cho một số ít người.
Để giữ sự đồng nhất về việc tế lễ, cũng như việc dạy dỗ tín đồ, tôn giáo nghiêng
nặng về lòng tin. Tôn giáo bắt nguồn từ lòng tin, và dựa vào lòng tin để gìn giữ sự giáo
huấn. Tôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng không đổi thay với những giáo điều phải
được tuân theo mà không được đặt câu hỏi.
Khoa học thì dành cho những người thích suy nghĩ, thích tìm hiểu. Tính chất của
khoa học là tìm tòi sự thật qua những thí nghiệm có căn cứ. Khoa học vì vậy gìn giữ và
truyền bá sự thật qua sự hiểu biết có tính cách suy nghiệm và lý giải.

Tôn giáo tìm ra giải đáp cho những vấn đề liên quan đến đời sống con người, từ
thấp đến cao, đủ mọi trình độ. Mặt khác, khoa học quan sát sự thật từ những biểu thị
riêng rẻ. Khoa học tìm tòi và thu nhặt những mảnh vụn để ráp chúng lại với nhau và hy
vọng tìm được câu trả lời thích đáng. Dù rằng khoa học cần có những nguyên tắc
chung, nhưng những nguyên tắc nầy cũng bị điều kiện hóa; vì vậy, sự thật tìm thấy
được cũng không hẳn hoàn toàn.
Như vậy, ta có thể nói Tôn giáo cho câu trả lời đầy đủ, còn Khoa học thì chỉ một
phần.
Vì tôn giáo và khoa học đều có giới hạn, cho nên có một thành phần thứ ba xuất
hiện, muốn tìm hiểu về sự sống và vũ trụ. Nhóm nầy không vừa ý với tôn giáo vì câu
Mối quan hệ giữa Tôn giáo và Khoa học

Trang 15 / 20

trả lời không nằm trong phạm vi lý luận. Ngược lại, Khoa học có câu trả lời dựa trên
nguyên nhân và lý luận nhưng chưa có những giải đáp tuyệt đối.
Nhóm thứ ba nầy không muốn chờ khoa học cho câu trả lời, nên họ đã tự tìm lấy
những giải đáp bằng cách lý luận và phân tách mà không cần sự kiểm chứng. Cách nầy
đã cho ra đời một môn khoa học được mệnh danh là Triết học.
Chúng ta có thể hình dung ba đối tượng này như sau :
l. Khoa học - vì đang còn trong vòng kiểm chứng và quan sát nên chưa có được
câu trả lời thích đáng.
2. Triết học - ráng tìm ra câu trả lời qua những phân tách và lý luận, mà chưa
được kiểm chứng.
3. Tôn giáo - cho đầy đủ những câu trả lời mà không cần kiểm chứng.
Khoa học và triết học đều xuất hiện sau tôn giáo, và cả hai đều cố gắng tìm
những giải đáp rõ ràng, minh bạch. Nhưng cả hai đều thất bại khi mà họ không cho
được những giải đáp đầy đủ , thích ứng trong đời sống hằng ngày. Ngược lại , tôn giáo
vẫn tồn tại vì đã đáp ứng được những câu hỏi của con người mặc dù do lòng tin mà ra.
3.


Mối quan hệ tương hỗ giữa Tôn giáo và Khoa học
Bởi vì tôn giáo đáp ứng được tức thời sự thật, câu trả lời cho số đông, nhưng
không được kiểm nhận bằng năm giác quan, tất cả chỉ được dựa vào lòng tin. Và vì
những giải đáp nầy không được kiểm chứng nên chúng luôn bị thay đổi.
Ngược lại, khoa học trả lời chậm chạp, thứ tự, kiểm chứng từng điểm một. Khoa
học giải quyết vấn đề bằng duy lý. Bởi thế mới có câu : " Có rất nhiều tôn giáo nhưng
khoa học chỉ có một thôi." Nhưng theo cái nhìn lịch sử thì vì khoa học không có cái
nhìn thấu suốt về sự thật cho nên có rất nhiều môn khoa học. Những lý luận về vạn vật
và vũ trụ thay đổi không ngừng. Vì vậy mà hiện tại có rất nhiều môn khoa học đang
hiện hành. Có những khoa học gia muốn kiểm chứng lại những lý thuyết đã có trước
đây, họ không đồng ý với mớ lý thuyết cũ và vì vậy chúng ta nghe nói đến vật lý mới và
khoa học mới .
Khoa học đối đầu với ngoại cảnh, dựa trên mực thước của năm giác quan. Còn
tôn giáo thì nhắm vào ngoại cảnh và con người trong bối cảnh đó. Khoa học chỉ nhắm
vào sự quan sát ngoại vật; tôn giáo thì nhắm vào con người với khả năng của các giác
quan đối với ngoại cảnh.
Khi tìm nguyên nhân của một vấn đề thì tôn giáo nhìn vào ngoại cảnh chung
quanh, không khác chi là khoa học. Tôn giáo nhìn vào ngoại cảnh để tìm ra nguyên
nhân của vấn đề, hoặc của đau khổ.
Có những tôn giáo vì muốn có câu trả lời cấp tốc cho một số vấn đề đã buộc
phải giải thích rằng nguyên nhân là do những lực ngoài khả năng của con người, như
Mối quan hệ giữa Tôn giáo và Khoa học

Trang 16 / 20

lực của thượng đế, thánh thần, ma quỷ, v v Trong lúc đó khoa học vì không bị thúc
đẩy phải có câu trả lời cấp tốc nên họ tìm kiếm nguyên nhân và truy xét một cách từ từ .
Tôn giáo hướng vào những khát vọng khác nhau của bao từng lớp con người; vì
vậy theo thời gian, tôn giáo cũng có nhiều tông phái vì trình độ hiểu biết của con người

cũng không giống nhau.
Trong quá khứ, sự thật khoa học được kiểm chứng bằng năm giác quan. Theo
thời gian, chúng ta có những dụng cụ tối tân như viễn vọng kính, kính hiển vi, làm tăng
cường khả năng của các giác quan. Nhưng bây giờ chúng ta cần những máy móc tinh vi
hơn, tuyệt xảo hơn. Sự phát triển của khoa học tăng dần với những dụng cụ kiểm chứng
tối tân, đã trở thành một nghành chuyên môn mà ít có người lãnh hội được,vì một người
bình dân đâu có phương tiện có những máy móc tối tân để giúp họ kiểm chứng về
những phát minh của khoa học. Cả đến những phương thức quan sát kiểm chứng của
khoa học cũng không thật chắc chắn trăm phần trăm, vì bị giới hạn bởi những dụng cụ
hay công thức.
Ngược lại, tôn giáo dành cho số đông. Cho nên một người bình dân vẫn có thể
hoặc tiếp thu hoặc loại bỏ mà không cần kiểm chứng.
Ta cần nhớ là có hai loại không có khả năng kiểm chứng sự thật. Loại thứ nhất
vì không có những dụng cụ cần thiết để kiểm chứng, loại thứ hai thì vì những sự thật
nầy không thể kiểm chứng bằng dụng cụ.
Hiện tại khoa học đang rối đầu về hai vấn đề nêu trên, nhất là cố gắng định
nghĩa về sự thật tối cao, hoặc giả tìm tòi câu trả lời trong thế giới của tinh thần.
Nếu cái nhìn của khoa học không được mở rộng, thì chắc chắn khoa học sẽ đi
vào ngõ cụt. Khoa học có được nguồn cảm hứng phải tìm cho ra câu trả lời về vũ trụ,
nhưng hình như chúng ta chưa bao giờ có được câu trả lời thích đáng. Cũng như trong
sự tìm tòi nghiên cứu khoa học dường như gần tìm thấy sự thật, nhưng hiện tại sự thật
vẫn nằm ngoài vòng tay của khoa học.
Có rất ít người có được sự hiểu biết sâu sắc về khoa học. Phần đông, họ chỉ tin
vào những gì họ nghe nói hoặc họ học được . Vì vậy khoa học ngày nay từ từ cũng trở
thành gần như tôn giáo, chỉ có tin hay không tin mà thôi.
Cho dù khoa học có cách giải quyết một số vấn đề của chúng ta, khoa học cũng
bị trở ngại là " ít quá, trễ quá." "Ít quá", có nghĩa là muốn nói đến sự hiểu biết của khoa
học về những vấn đề cơ bản trong cuộc sống con người. Khoa học không thể làm cho
con người tốt hơn, không làm cho con người vui vẻ, không thể chỉ cho con người làm
sao để sửa đổi những thói quen xấu, không trị được đau khổ, buồn bã, giận hờn, thất

vọng, v v Khoa học không thể giải quyết được những vấn đề xã hội.
Khoa học không khác các tôn giáo cổ xưa là bao, khi bắt con người dựa vào
những phát minh của khoa học để mưu cầu hạnh phúc. Ngày xưa cũng thế, vì sợ thánh
thần, thượng đế trừng phạt, con người đã cầu xin, van lạy, cúng tế và đặt mạng sống họ
Mối quan hệ giữa Tôn giáo và Khoa học

Trang 17 / 20

vào tay đấng thiêng liêng. Trong hai trường hợp, hạnh phúc và khổ đau của con người
nằm trong tay các đấng thiêng liêng hoặc những điều kiện từ bên ngoài; và như vậy
khoa học và tôn giáo cổ xưa đã hủy hoại tính độc lập của con người.
Điều thứ hai là "trễ quá". Sự thật của khoa học không hoàn toàn, nên không thể
cho chúng ta những câu trả lời thích đáng, và cũng chưa có dấu hiệu gì cho thấy là khoa
học có thể trả lời những câu hỏi trên. Sự hiểu biết về khoa học thì thay đổi không
ngừng. Lúc thì như thế nầy lúc thì như thế kia. Nếu chúng ta phải ngồi chờ khoa học
cho câu trả lời thích đáng thì có lẻ chúng ta sẽ chết trước khi biết được phải sống như
thế nào cho xứng đáng với cuộc sống của mình.
Khoa học luôn tìm một nguyên tắc chung nhưng họ chỉ tìm được một phần nhỏ
của nguyên tắc đó, như tìm được những mảnh vụn của một tấm hình lớn. Trong khi chờ
đợi khoa học giải thích về sự thật, chúng ta dùng những tiện nghi kỹ thuật đang có để
nâng cao đời sống của chúng ta và cũng để chiều theo những dục vọng của chính mình.
Khi khoa học có thể giải đáp rốt ráo được những câu hỏi của con người thì lúc
đó khoa học sẽ được hoàn hảo. Có những tôn giáo sẽ bị đào thải. Ngược lại, tôn giáo
nào mà dẫn đến chân lý, sẽ đứng vào vị trí thống nhất với khoa học. Lúc đó, khoa học
và tôn giáo sẽ đạt đến một điểm chung, điểm cuối cùng nơi mà tôn giáo trở nên khoa
học và khoa học trở thành tôn giáo, sự chia rẻ đôi bên sẽ vĩnh viễn bị mất đi.
Tôn giáo vẫn tồn tại trên trái đất vì con người vẫn còn chờ đợi một câu trả lời
đầy đủ và hoàn toàn; câu trả lời đúng với trường hợp và có thể thực tập được liền. Vì
những câu trả lời không được kiểm chứng và vì khoa học không thể chứng minh được,
cho nên phần đông con người tự tìm lấy niềm tin của mình.

Khoa học tiến nhanh nhưng chỉ trên phương diện kỹ thuật vật chất, còn về
những nhu cầu của con người tìm hiểu sự thật về thiên nhiên thì khoa học chưa có tiến
triển gì khả quan.
Sự phát triển của khoa học giúp cho sự hiểu biết của con người được nâng cao,
đây là điều không chối cãi được. Nếu chúng ta nhìn kỹ sẽ thấy sự phát triển của khoa
học đồng thời cũng làm cho sự thông minh và hiểu biết của con người bị suy kém. Lúc
đầu mới phát triển, khoa học đã gây một ấn tượng sâu sắc cho con người với những
phát minh mới lạ. Lúc ấy, tất cả mọi người đều trông chờ vào những phát minh mới và
những kỹ thuật tân tiến. Tất cả những bí mật của thiên nhiên sẽ được khám phá và khoa
học sẽ đưa con đến một thời đại hạnh phúc hoàn toàn. Những người tin tưởng hết lòng
vào những câu trả lời của khoa học bắt đầu nghi ngờ tôn giáo, và đã có rất nhiều người
mất hết niềm tin và bỏ đạo.
Đáng tiếc thay, sự thật mà khoa học cung cấp chỉ là một phần nhỏ. Khoa học chỉ
đối phó với thế giới vật chất. Khoa học không có câu trả lời cho những vấn đề nội tại
của con người, và vì vậy con người đành quay lại với tôn giáo.
Mối quan hệ giữa Tôn giáo và Khoa học

Trang 18 / 20

Nhưng cũng nhờ vào khoa học mà con người hiểu rõ hơn về những tôn giáo
đang có mặt. Tôn giáo trong vai trò chủ động, trong vài tông phái, đã lợi dụng cơ hội để
ngăn chận sự phát triển trí thông minh của con người. Vài tôn giáo vẫn còn bám víu
một cách mù quáng vào những thực hành & niềm tin vô lý. Khoa học cũng giúp cho tôn
giáo phải ước lượng lại giáo lý & thái độ hiện có. Khoa học được coi như là một thước
đo để đánh giá những câu trả lời được đưa ra từ những tôn giáo khác nhau.
Mặt khác, có thể là khoa học đang tìm cách chứng minh những gì mà tôn giáo
đã nói đến. Khi mà nhân loại không thể chờ đợi câu trả lời, thì chính tôn giáo là câu trả
lời cho chúng ta. Khi mà điều nầy chưa được minh chứng thì chúng ta chỉ có cách chấp
nhận, chờ khoa học từ từ chứng minh. Trong bối cảnh nầy, khoa học là một cố gắng của
con người để chứng minh những sự thật (hoặc là không thật) của tôn giáo.

Nhìn vào phương diện nầy, tôn giáo và khoa học hòa hợp với nhau; vì đều bắt
nguồn từ một điểm tương đồng, và một lần nữa tôn giáo và khoa học hợp nhất.




Trang 19 / 20


KẾT LUẬN
Hiện nay, có ý kiến cho rằng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật
và sự lớn mạnh không ngừng của tinh thần duy lý, lãnh vực của tôn giáo - hiểu như một
hình thái đặc biệt của ý thức xã hội - sẽ dần dần thu hẹp lại. Người ta đã nói đến sự suy
tàn và "cái chết" của tôn giáo trong một thế giới đã được con người "chế ngự bằng tinh
thần khoa học và thực dụng. Do bởi tôn giáo chỉ là "sự phản ảnh hư ảo trong đầu óc con
người những lực lượng bên ngoài thống trị họ trong cuộc sống hàng ngày", nên khi sự
"phản ánh hư ảo" này không con chỗ dựa ở thực tế nữa thì tôn giáo cũng không còn có
lý do tồn tại nữa.
Thế nhưng, Khoa học không phải là một sức mạnh vạn năng có thể giải quyết
bất cứ vấn đề nào của nhân loại, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp hay gián
tiếp đến ý nghĩa sinh tồn của con người. Sự thành công của khoa học trong công cuộc
khám phá, chinh phục thế giới vật chất hoàn toàn không có nghĩa là khoa học cũng sẽ
thành công trong lĩnh vực tâm linh, hoặc trong việc truy tìm và thăng hoa các giá trị và
ý nghĩa cuộc sống con người. Chính khi sự phát triển của khoa học được đẩy lên đến
mức cao nhất, người ta mới nhận ra được sự giới hạn của khoa học. Tuy nhiên, sự giới
hạn này không thể làm giảm giá trị của khoa học; bởi vì khoa học chỉ có thể làm những
gì trong phạm vi khả năng mà nó cho phép.
Sự đối lập giữa tôn giáo và khoa học như đã từng xảy ra trong lịch sử thật ra chỉ
là một sự đối lập giả tạo khi tôn giáo không có thẩm quyền lại lên tiếng về những vấn
đề thuộc phạm vi riêng của khoa học, và khoa học lại can thiệp vào những vấn đề thuộc

vào bản chất và đặc trưng của tôn giáo, điều đó không có nghĩa là đem tôn giáo đối lập
với khoa học, mà là để trả lại tôn giáo và khoa học những chức năng và vai trò mà
chúng vốn có.
Như vậy, sống trong một thế giới được mệnh danh là "hiện đại", dù khoa học -
kỹ thuật phát triển đến mức nào chăng nữa, nhưng nếu bao lâu con người vẫn còn thắc
mắc về ý nghĩa của cuộc sống, vẫn còn ngạc nhiên về sự huyền bí và vô tận của vũ trụ,
cũng như có nhu cầu mạnh mẽ về sự giải thoát tâm linh thì khi đó cảm thức tôn giáo
vẫn còn hiện hữu.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy Mưa. Nhờ kiến thức mà Thầy
truyền đạt và các gợi ý của Thầy trên lớp mà em đã cố gắng thực hiện đề tài này.

Trang 20 / 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1.


2.

/>_voi_ton_giao_trong_tu_tuong_Phuong_Dong_qua_cach_nhin_cua_Heghen_va
_mot_so_hoc
3.

/>_he_voi_van_hoa
4.

/>h%E1%BB%8Dc/
5.


/>anII-05.php
6.


7.


8.


9.


10.


11.


12.

/>g%C3%AC-m%E1%BA%B7t-t%C3%ADch-c%E1%BB%B1c-v%C3%A0-
ti%C3%AAu-c%E1%BB%B1c-c-9
13.


14.


15.



16.

/>Cuong_.pdf
17.


18.


19.


20.


21.


22.


23.

/>khoa-hoc-14432.html
24.

/>hoc.htm
25.



26.
/>quan-gi-a-dh-c-tin-va-khoa-h-c-qua-lang-kinh-van-hoa

×