Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông của Tổng công ty xây dựng Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.64 KB, 117 trang )

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu
khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Hong Giang
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS.
Phan Kim Chiến. Học viên trân trọng cảm ơn Thầy giáo đã định hướng và chỉ
dẫn mẫu mực trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo khoa Khoa
học quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo và giúp đỡ khoa
học trong quá trình hoàn thiện nghiên cứu này.
Học viên xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban lãnh đạo Tổng Công ty
xây dựng Thăng Long, các anh/chị em đồng nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ thông
tin, góp ý và các phân tích sâu sắc những nội dung liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
Trân trọng cảm ơn!
HỌC VIÊN
Hoàng Giang
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
GTVT Giao thông vận tải
SXKD Sản xuất kinh doanh
PMU Ban quản lý dự án
TCT Tổng công ty
XDCB Xây dựng cơ bản
XDCTGT Xây dựng công trình giao thông


DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các cấp độ chiến lược của doanh nghiệp Error: Reference source not
found
Hình 1.2: Khung tổng thể xây dựng lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp
Error: Reference source not found
Hình 1.3: Những yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành Error: Reference
source not found
Hình 1.4: Ba chiến lược cạnh tranh phổ quát của Michael E.Porter Error:
Reference source not found
TểM TT LUN VN
Vic Vit Nam chớnh thc gia nhp T chc Thng mi Th gii (WTO) ó
m ra mt trang s mi trong phỏt trin kinh t - xó hi ca t nc. WTO m ra
nhiu c hi mi c nn kinh t nc ta cng nh mi doanh nghip thu hỳt
thờm sc mnh tng nng lc cnh tranh, phỏt trin nhanh v bn vng. Trong xu
hng tớch cc ch ng hi nhp, cỏc doanh nghip Vit Nam núi chung v Tng
Cụng ty xõy dng Thng Long núi riờng cn phi ún u nm bt nhng c hi
v hn ch, khc phc cỏc tỏc ng tiờu cc - coi ú nh l nhng thỏch thc cn
phi vt qua. Trờn c th trng trong nc v quc t, nng lc cnh tranh hin
nay ca hu ht cỏc doanh nghip XDCTGT Vit Nam núi chung v Tng cụng ty
xõy dng Thng Long núi riờng c ỏnh giỏ l cũn thp. Do ú, hon thin chin
lc cnh tranh ca doanh nghip XDCTGT l mt tt yu khỏch quan trong quỏ
trỡnh hi nhp kinh t khu vc v th gii. Xut phỏt t thc t trờn, vic tỡm gii
phỏp hon thin chin lc cnh tranh trong lnh vc xõy dng cụng trỡnh giao
thụng cho Tng cụng ty xõy dng Thng Long trong iu kin hi nhp kinh t hin
nay l yờu cu rt thit thc v cp bỏch. ú chớnh l lý do tỏc gi nghiờn cu ti:
Hon thin chin lc cnh tranh trong lnh vc xõy dng cụng trỡnh giao thụng ca
Tng cụng ty xõy dng Thng Long".
Ni dung ca lun vn gm 3 chng chớnh:
Chng 1: C s lý lun v hon thin chin lc cnh tranh ca doanh nghip.

Chng 2: ỏnh giỏ chin lc cnh tranh trong lnh vc xõy dng cụng
trỡnh giao thụng ca Tng Cụng ty xõy dng Thng Long.
Chơng 3: Các giải pháp hon thin chiến lợc cạnh tranh tranh trong lnh vc
xõy dng cụng trỡnh giao thụng ca Tổng Công ty xây dựng Thăng Long.
CHNG 1: C S Lí LUN V
HON THIN CHIN LC CNH TRANH CA DOANH NGHIP
1.1. Chin lc cnh tranh ca doanh nghip
Chin lc cnh tranh c hiu l mt h thng t duy, ý tng qun lý
mang tớnh khỏi quỏt v di hn, ch dn ng li cho cỏc cụng ty nhn din v khai
thỏc c u th vt tri ca mỡnh so vi cỏc i th cnh tranh trờn th trng,
i
nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tập khách hàng hiện thực và tiềm năng, xây
dựng năng lực tăng trưởng bền vững, ổn định tại các thị trường mục tiêu nhất định.
Chiến lược cạnh tranh là chiến lược kinh doanh cấp ngành. Doanh nghiệp
muốn phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh cần phải nhận thức được vai
trò và ảnh hưởng của chiến lược canh tranh trong công tác quản lý và hướng tới khả
năng tiếp cận, hoàn thiện chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Hoàn thiện chiến lược
cạnh tranh là một khâu của hoạch định và điều hành chiến lược cạnh tranh cho các
nhóm đơn vị kinh doanh chiến lược và triển khai quản trị sự thay đổi và làm thích
ứng chiến lược cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh quốc gia và quốc tế của
doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
trong dài hạn.
M. Porter đã đưa ra ba cách tiếp cận chiến lược cạnh tranh có triển vọng
thành công, giúp doanh nghiệp vượt qua các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Đó là:
- Chiến lược tổng chi phí thấp
- Chiến lược đặc trưng hóa khác biệt
- Chiến lược trọng tâm
1.2. Hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
Hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết vì
những nhân tố của môi trường bên trong và bên ngoài luôn biến động nên mọi chiến

lược đều cần có sự thay đổi để thích ứng, nên chiến lược cạnh tranh của doanh
nghiệp cũng cần tiến hoá liên tục.
Thông qua việc tăng sức cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ tăng hình ảnh của
doanh nghiệp và sản phẩm mà nó cung cấp trên thị trường, qua đó tăng thị phần,
doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Quy trình hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm
các bước công việc sau:
- Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh.
+ Phân tích môi trường bên ngoài
+ Lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
- Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến chiến lược
cạnh tranh.
ii
+ Phân tích môi trường bên trong.
+ Lập ma trận các yếu tố bên trong IFE
- Lập ma trận SWOT
- Đánh giá chiến lược cạnh tranh
- Khẳng định sứ mệnh tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp
- Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược cạnh tranh
CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC XDCTGT
CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THĂNG LONG
2.1. Tổng quan về Tổng công ty xây dựng Thăng Long và lĩnh vực xây dựng
CTGT của Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
Tổng công ty xây dựng Thăng Long với 40 năm xây dựng và phát triển mà
khởi đầu thành lập được đánh dấu bằng công trình cầu Thăng Long của những thập
niên 70-80. Với đội ngũ trên một vạn lao động trong đó có hàng ngàn kỹ sư, các
chuyên gia kỹ thuật và công nhân lành nghề giàu kinh nghiệm và luôn đi đầu trong
lĩnh vực tiếp thu và ứng dụng công nghệ thi công tiên tiến của thế giới.
Trong những năm gần đây, trên thị trường xây dựng công trình giao thông

diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Trong hoàn cảnh đó, Tổng Công ty xây dựng Thăng
Long vẫn tham gia và nhận được nhiều công trình xây dựng giao thông với giá trị
sản lượng cao, tạo được việc làm cho đội ngũ lao động của mình, đồng thời sản xuất
kinh doanh có lãi tạo đà phát triển cho doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với
Ngân sách Nhà nước.
2.2. Phân tích các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh
trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông của Tổng công ty xây dựng
Thăng Long
2.2.1. Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô
Do khó khăn về nền kinh tế nên vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản giảm, thị
trường bị bó hẹp dẫn đến tình trạng cạnh tranh giữa các nhà thầu khốc liệt hơn. Bên
cạnh đó hệ thống văn bản quy định về đầu tư quản lý xây dựng cơ bản thay đổi
nhiều lần từ Nghị định số 42/NĐ-CP đến Nghị định số 52/NĐ-CP, sửa đổi số
iii
12/NĐ-CP và hiện nay Luật Xây dựng; Quy chế đấu thầu thay đổi từ Nghị định số
43/NĐ-CP đến Nghị định số 88/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi số 14/NĐ-CP và Luật
đấu thầu năm 2005 trong thời gian tới cũng sẽ có điều chỉnh bổ sung. Từ chỗ
thường xuyên có sự thay đổi đã có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh, hiệu
quả sản xuất kinh doanh và đôi lúc còn dẫn đến nhiều bó buộc cho các đơn vị trong
đấu thầu. Các chính sách khác như huy động vốn, thanh quyết toán công trình của
Nhà nước cũng còn nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.
2.2.2. Các yếu tố thuộc về môi trường ngành xây lắp.
Có rất nhiều yếu tố thuộc về môi trường ngành xây lắp ảnh hưởng đến chiến
lược cạnh tranh của Tổng công ty xây dựng Thăng Long như: Chủ đầu tư; Cơ
quan tư vấn; Các đối thủ cạnh tranh; Các nhà cung cấp đầu vào cho XDCTGT.
2.2.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài
Căn cứ vào đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh và tình hình môi trường
bên ngoài của TCT, thiết lập ma trận các yếu tố bên ngoài cho TCT từ đó, đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự ứng phó của Tổng công ty xây dựng
Thăng Long đối với các nhân tố này.

2.3. Phân tích các yếu tố của môi trường bên trong ảnh hưởng đến chiến lược
cạnh tranh trong lĩnh vực XDCTGT của TCT Thăng Long
2.3.1. Yếu tố nguồn lực
So với các doanh nghiệp khác trong nước như Tổng Công ty Sông Đà, Tổng
Công ty Vinaconex, Tổng Công ty xây dựng số 1 thì đội ngũ lao động của TCT
xây dựng Thăng Long được đánh giá cao. Tuy nhiên với một số tồn tại cơ bản như
phong cách quản lý, nguồn nhân lực chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ hiện
đại, nếu không có được giải pháp nâng cao chất lượng sẽ không theo kịp xu thế,
cạnh tranh sẽ vô cùng khó khăn với các Tập đoàn, Tổng Công ty khác trong và
ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài những lợi thế về tài sản, vốn chủ sở hữu lớn cũng như tình hình nợ
hợp lý, với những biến động khó lường của thị trường, các hoạt động trong toàn
TCT cũng bộc lộ những tồn tại. Trong thời gian tới nếu Tổng Công ty xây dựng
Thăng Long không có sự điều chỉnh trong chiến lược tài chính thì xu hướng mất
khả năng thanh toán về các khoản nợ tồn đọng và sản phẩm dở dang sẽ rất cao.
iv
Điều này sẽ ảnh hưởng bất lợi không chỉ về năng lực sản xuất kinh doanh mà còn
về niềm tin của các chủ đầu tư và đây cũng là điểm bất lợi để các đối thủ cạnh tranh
khai thác.
2.3.2.Yếu tố sản xuất
Đó chính là máy móc thiết bị, công nghệ thi công phục vụ phát triển chiến
lược cạnh tranh.
Cũng như tất cả các ngành sản xuất kinh doanh khác, ngoài yếu tố nhân lực
thì chất lượng sản phẩm, hiệu quả đầu tư của Tổng Công ty còn phụ thuộc vào máy
móc, thiết bị, công nghệ. Năng lực máy, thiết bị, công nghệ được đánh giá qua các
thông số của máy. Năng lực máy, thiết bị, công nghệ thi công có vai trò quyết định
đến tiến độ, chất lượng, giá thành công trình, đặc biệt là trong lĩnh vực XDCTGT
chi phí máy móc thi công chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình.
2.3.3. Yếu tố Marketing
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành XDCTGT, Tổng Công ty xây dựng

đã khẳng định được thương hiệu trong lĩnh vực, bằng chứng là hầu khắp các công
trình trên lãnh thổ Việt Nam không đâu là không có bàn tay cán bộ công nhân của
Tổng Công ty.
Hoạt động quảng bá danh tiếng của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan
trọng nhằm tạo uy tín đối với chủ đầu tư về các mặt kinh nghiệm của doanh nghiệp
trong lĩnh vực kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp (con người, tài chính, thiết
bị ).
Tuy nhiên, công tác marketing tìm kiếm thị trường cũng như dự báo sự biến
động, thay đổi môi trường, xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường
chưa được coi trọng xứng đáng với vị trí quan trọng của nó. Dẫn đến làm hạn chế
trong khâu chỉ đạo điều hành dự án đấu thầu của TCT khi gặp những đối thủ cạnh
tranh lớn.
Chi phí cho hoạt động marketing như nghiên cứu thị trường, thu thập thông
tin về đối thủ cạnh tranh chưa được Tổng Công ty xây dựng Thăng Long quan tâm
đúng mức. Hoạt động marketing chưa có bộ phận chuyên trách dẫn đến hiệu quả
chưa cao.
2.3.4. Ma trận các yếu tố bên trong
v
Căn cứ tình hình nội tại của TCT, có thể thiết lập ma trận các yếu tố bên
trong cho TCT, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chiến lược
cạnh tranh của Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
2.4. Đánh giá chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực XDCTGT của TCT xây
dựng Thăng Long
2.4.1 Kết quả thực hiện chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực XDCTGT của Tổng
Công ty xây dựng Thăng Long
Sau khi luật đấu thầu được ban hành, thị trường xây dựng giao thông trở nên
sôi động trong đó có sự tham gia của các nhà thầu trong nước và quốc tế tại Việt
Nam. Đấu thầu đã chở thành một phương tiện chính để nhận hợp đồng xây lắp hay
nói cách khác, Tổng Công ty xây dựng Thăng Long phải cạnh tranh với các doanh
nghiệp XDCTGT về năng lực đấu thầu.

Tỷ lệ thắng thầu của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long trong giai đoạn
2008-2012: Tính theo số dự án (gói thầu):36%; Tính theo giá trị dự án (hoặc gói
thầu) 36,88%. Trên thực tế những năm qua, có hàng chục Tổng Công ty trong nước
và nước ngoài với trình độ năng lực tổ chức cao, thiết bị hiện đại, đồng bộ, khả
năng tài chính lớn cùng cạnh tranh thì xác suất trúng thầu và giá trị các gói thầu
trúng thầu của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long là tương đối cao so với các
Tổng Công ty khác trong nước. Song xét về tổng giá trị các gói thầu đã thắng so với
năng lực sản xuất của Tổng Công ty thì chưa tương xứng.
Qua việc phân tích kết quả kinh doanh, các nhân tố của môi trường bên
ngoài, cũng như thực tế thực hiện các dự án, công trình mà Tổng Công ty xây dựng
Thăng Long tham gia xây dựng, chúng ta có thể nhận thấy lợi thế cạnh tranh cốt lõi
của TCT như sau:
 Năng lực, kinh nghiệm và uy tín trong xây dựng cầu đường.
 Kỹ thuật, chất lượng xây dựng công trình.
 Tiến độ thi công.
Tổng Công ty xây dựng Thăng Long là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực
xây lắp công trình giao thông, với khả năng kỹ thuật, máy móc thiết bị, nguồn nhân
lực có kinh nghiệm, có uy tín lâu năm trong ngành xây dựng CTGT cho nên thị
vi
trường hoạt động của Tổng Công ty là toàn quốc từ Bắc xuống Nam đâu cũng có dự
án mà Công ty đã thực hiện hoặc đang thực hiện. Với phạm vi thị trường rộng lớn
và ngành nghề kinh doanh đa dạng.
Trong đó thị trường mà TCT luôn coi là thế mạnh đó là thị trường xây dựng
cầu, đường bộ, cầu cảng,
Qua thực tế hoạt động cho thấy; Tổng Công ty xây dựng Thăng Long chiếm
khoảng 15% thị phần xây dựng công trình giao thông trong cả nước (khoảng 43% thị
phần khu vực Phía Bắc và miền Trung), khoảng 10% thị phần các khu vực còn lại.
Các kết quả đạt được chỉ ra rằng Tổng Công ty xây dựng Thăng Long là đơn
vị nằm trong nhóm những Tổng Công ty quan trọng của Bộ GTVT nói riêng và các
đơn vị XDCTGT nói chung. Tuy nhiên, trong cơ chế hội nhập ngày nay, đặc biệt từ

khi có Luật Đấu thầu xây dựng thì vị thế, thị phần của Tổng Công ty đang có xu
hướng giảm sút. Đây là một xu thế chung của các Tổng Công ty XDCTGT Việt
Nam, do không đủ khả năng đáp ứng năng lực để đảm đương những dự án lớn từ
nguồn vốn ODA giành cho đầu tư xây dựng cơ bản.
2.4.2. Đánh giá chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công trình giao
thông của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long
Những tồn tại của chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng CTGT của
TCT xây dựng Thăng Long qua nghiên cứu
- Hệ thống thu thập thông tin của TCT chưa được xây dựng hiệu quả, chưa
có nhân viên chuyên trách để thực hiện công việc.
- Việc xử lý, phân tích và dự báo chưa đem lại hiệu quả dẫn đến việc dự báo
sự biến động của môi trường chưa tốt.
- Dẫn đến mục tiêu chiến lược, chiến lược cạnh tranh không thay đổi cho phù
hợp với sự thay đổi của môi trường.
- Trong nhiều dự án đấu thầu do không nắm bắt được thông tin về đối thủ
cạnh tranh, chủ đầu tư dẫn đến bị thất bại.
- Khi theo đuổi các dự án đấu thầu thi công xây dựng thì giá dự thầu cũng là
yếu tố rất quan trọng. Do TCT tập trung phát triển chiến lược theo sự khác biệt nên
giá công ty đưa ra trong một số dự án còn cao.
- Việc triển khai chiến lược cạnh tranh ở một số các Công ty con, Công ty
vii
thành viên còn nhiều hạn chế do năng lực về tài chính, con người, máy móc thiết bị
phù hợp với chiến lược.
- Tổng Công ty chưa xây dựng được chiến lược cạnh tranh hoàn chỉnh cho
các Công ty con và thành viên.
- Chưa có sự bám sát, đánh giá, dự báo sự biến động của thị trường, của đối
thủ cạnh tranh, nhà cung cấp đề thay đổi mục tiêu, chiến lược cạnh tranh cho phù
hợp.
- Đặc biệt nguồn nhân lực để triển khai chiến lược còn nhiều hạn chế, thiếu
về số lượng và chất lượng.

CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC XDCTGT
TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THĂNG LONG
3.1. §Þnh híng chiến lược ph¸t triÓn của Tổng công ty xây dựng Thăng Long
đến năm 2020
GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần
ưu tiên phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững tạo tiền đề cho phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước. Tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông hiện có kết hợp với xây dựng mới các công trình quan trọng khác,
ưu tiên các công trình thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm và các khu đầu mối giao
thông để hình thành mạng lưới giao thông vận tải hiện đại, liên hoàn, liên kết được
các phương thức vận tải, đảm bảo giao thông thông suốt, tiết kiệm chi phí đầu tư
xây dựng và khai thác vận tải.
3.2. Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược trong lĩnh vực xây dựng công
trình giao thông của Tæng C«ng ty x©y dùng Th¨ng Long.
Mục tiêu của phát triển chiến lược cạnh tranh hay sứ mệnh của Tổng Công
ty xây dựng Thăng Long là phát biểu thể hiện triết lý kính doanh, những giá trị lâu
dài mà Công ty sẽ vươn tới. Từ những căn cứ nêu trên, chúng ta có thể đề ra sứ
mệnh lịch sử (mục tiêu chiến lược) cho Tổng Công ty xây dựng Thăng Long đến
năm 2020 như sau: "Mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tập trung
viii
vào lĩnh vực xây dựng và đầu tư lấy xây dựng cầu là mũi nhọn, mở rộng lĩnh vực
kinh doanh tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học công
nghệ, năng cao thu nhập cho CBCNV. Chung sức xây dựng TCT phát triển nhanh
và bền vững".
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực
XDCTGT của TCT xây dựng Thăng Long.
3.3.1. Phân tích ma trận SWOT trong điều kiện môi trường cạnh tranh hiện tại

thay đổi cho TCT xây dựng Thăng Long trong phát triển chiến lược cạnh tranh.
Mục đích của phân tích này là đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
đe dọa từ môi trường kinh doanh. Qua đó, phối hợp các điểm mạnh, yếu của doanh
nghiệp với các nguy cơ và cơ hội bên ngoài TCT một cách thích hợp từ đó sẽ xác
định được mục tiêu phát triển chiến lược cạnh tranh, cũng như đề ra các chiến lược
cạnh tranh tốt nhất có thể trong điều kiện tình thế môi trường thay đổi
3.3.2. Hoàn thiện xác định mục tiêu của chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực
XDCTGT của TCT xây dựng Thăng Long
Mục tiêu của phát triển chiến lược cạnh tranh hay sứ mạng của Tổng Công ty
xây dựng Thăng Long thể hiện triết lý kính doanh, những giá trị lâu dài mà Công ty
sẽ vươn tới. Sứ mạng lịch sử (mục tiêu chiến lược) của Tổng Công ty xây dựng
Thăng Long đến năm 2020 là: "Mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tập trung vào lĩnh vực xây dựng và đầu tư, lấy xây dựng cầu là mũi nhọn, mở rộng
lĩnh vực kinh doanh, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa
học công nghệ, năng cao thu nhập cho CBCNV. Chung sức xây dựng TCT phát
triển nhanh và bền vững".
Để đạt được mục tiêu trên Tổng Công ty xây dựng Thăng Long cần xác định
rõ đâu sẽ là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của Tổng Công ty trong việc xây dựng chiến
lược nhằm đạt được mục tiêu đã định.
3.3.3. Hoàn thiện hồ sơ dự thầu, đặc biệt chú trọng phương án chọn giá dự thầu
- Tăng cường điều tra và nâng cao chất lượng thông tin.
- Chú trọng tính hệ thống và chất lượng của phần hành chính pháp lý và phần
hồ sơ kỹ thuật trong lập hồ sơ dự thầu.
- Xác định giá dự thầu trên cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc.
ix
3.3.4. Hoàn thiện giải pháp tài chính
Nhằm đảm bảo thực hiện thành công chiến lược tài chính các giải pháp được
đề nghị là:
 Cơ cấu lại nguồn vốn kinh doanh của Tổng Công ty.
 Thông qua đào tạo, cần chú trọng nâng cao và áp dụng chức năng quản trị

tài chính ở cẩp Tổng Công ty và Công ty, đơn vị thành viên.
 Về mặt tổ chức cần phải kiện toàn lại Phòng tài chính - kế toán cho phù hợp
với mô hình Công ty cổ phần. Bổ sung chức năng quản lý vốn (quản trị tín dụng,
tiền mặt, chi tiêu vốn, kế hoạch tài chính, và phân tích tài chính).
3.3.5. Hoàn thiện giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
Để nguồn nhân lực phục vụ theo kịp định hướng phát triển, cần có chính sách
phát triển đồng bộ ở tất cả các bộ phận, ngành nghề.
- Chính sách tuyển dụng.
- Chính sách giữ người, khuyến khích và động viên
Ngoài ra, phải xây dựng quy trình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí cao
hơn phải công khai, công bằng và minh bạch, có bậc thang điểm, có quy trình theo
dõi quá trình làm việc và quản lý hồ sơ năng lực của người lao động, từ đó, tạo
động lực khuyến khích người lao động thể hiện hết năng lực sáng tạo, có tinh thần
trách nhiệm với công việc.
3.3.6. Hoàn thiện tổ chức bộ máy cho TCT xây dựng Thăng Long theo mô hình
Công ty cổ phần.
Ngày 1/7/2010, Luật Doanh nghiệp nhà nước sẽ hết hiệu lực. Toàn bộ các
DNNN hiện tại sẽ buộc phải chuyển đổi hình thức để phù hợp với quy định của
Luật Doanh nghiệp. Và sau hơn 15 năm tồn tại khung pháp luật riêng về DNNN,
các DNNN sẽ hoạt động dưới các hình thức tổ chức doanh nghiệp như các thành
phần kinh tế khác, bình đẳng về hình thức tổ chức doanh nghiệp, về hình thức pháp
lý của doanh nghiệp.
3.3.7. Hoàn thiện chiến lược nghiên cứu phát triển thị trường và xây dựng
thương hiệu, văn hóa cho Tổng Công ty xây dựng Thăng Long.
Thành lập bộ phận nghiên cứu dự báo thị trường XDCTGT trong nước và
ngoài nước để Ban lãnh đạo TCT xây dựng chiến lược cạnh tranh định hướng thị
x
trường và điều chỉnh chiến lược hoạt động kịp thời. Đồng thời, đội ngũ nhân viên
của công tác này phải được đào tạo chính quy, bài bản và hiểu biết về lĩnh vực
XDCTGT để thu thập thông tin chính xác nhằm cung cấp những kết quả nghiên cứu

dự báo có chất lượng cao.
Phát triển chiến lược thương hiệu và văn hóa Tổng Công ty xây dựng Thăng Long
Trong thời kỳ hội nhập với kinh tế thế giới, việc xây dựng được thương hiệu
mạnh sẽ tạo được được lợi thế cạnh tranh trong quá tình nhận thức của khách hàng,
của các chủ đầu tư. Là niềm tin để họ tin tưởng vào thương hiệu Tổng Công ty xây
dựng Thăng Long. Để thực sự có thương hiệu mạnh, là công sức, sự đoàn kết của cả
tập thể TCT phấn đấu xây dựng.
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Đối với Tổng Công ty xây dựng Thăng Long
Đối với Ban lãnh đạo TCT, HĐQT cần xây dựng quy chế, chính sách thu hút
nguồn lực hợp lý hơn, đặc biệt là nguyền lực có tri thức, học vấn cao như các nhà
khoa học, nhà quản lý doanh nghiệp giỏi, các kỹ sư đầu ngành và quan trọng hơn
là biết sử dụng họ đúng cách và bổ nhiệm họ vào những vị trí quan trọng, đồng thời
cỏ chế độ thu nhập cũng như điều kiện làm việc thỏa đáng. Ngoài ra, cần chú trọng
đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất kinh doanh TCT cần xây
dựng chiến lược cạnh tranh theo hướng đa dạng về ngành nghề và hướng vào sự
khác biệt về chất lượng sản phẩm, với chi phí thấp, chiến lược phải có tầm nhìn xa
và là những chiến lược dài hạn, có chiến lược cho từng năm, đây là vấn đề rất quan
trọng đổi với TCT để có những bước phát triển vững chác, không thể tồn tại quan
niệm, cách nhìn nhận vần đề theo kiểu nhỏ lẻ, cục bộ, làm năm nào biết năm đó,
thiếu thông tin về môi trường, chỉ đạo công việc theo kinh nghiệm lối mòn. Vì vậy,
ban lãnh đạo TCT cần phải hình thành nhóm nghiên cứu chiến lược và đề ra giải
pháp thực hiện chiến lược.
Cần phải tập trung nghiên cứu, phân tích các yếu tốt môi trường bên trong và
bên ngoài một cách kỹ càng, và khoa học nhằm:
Xác định phân khúc thị trường, khách hàng và nhu cầu XDCTGT cụ thể để
đáp ứng.
xi
Đánh giá và phân tích chính xác hơn được khả năng của các đối thủ cạnh tranh.

Biết cách tạo ra nhu cầu mới, dịch vụ mới phù hợp với điều kiện của TCT và
xu hướng chuyển biến của thị trường xây dựng nói chung và XDCTGT nói riêng.
3.4.2. Đối với Nhà nước
Thể chế hoá những quy định về luật pháp
Môi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của
TCT nên Nhà nước cần phải tạo hành lang pháp lý ổn định, bình đẳng giữa các loại
hình doanh nghiệp.
Các bộ luật và văn bản pháp quy cần phải được bổ sung, hoàn thiện theo xu
hướng đơn giản hoá nhưng chặt chẽ, không bị chồng chéo, phù hợp với xu thế toàn
cầu hoá như Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Luật đấu thầu và các Thông tư hướng
dẫn liên quan đến thi công xây dựng công trình giao thông như xác định giá ca máy
và thiết bị thi công công trình, quyết toán hoàn thành thuộc nguồn vốn NN thuộc
các Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ Tài chính
Một khi môi trường kinh doanh ổn định, hành lang pháp lý an toàn thì các
nhà quản lý có thể an tâm để xây dựng và phát triển chiến lược cạnh tranh nhằm đạt
được mục tiêu chiến lược mà các doanh nghiệp đã định.
xii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) đã mở ra một trang sử mới trong phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. WTO mở ra nhiều cơ hội mới để cả nền kinh tế nước ta cũng như mỗi
doanh nghiệp thu hút thêm sức mạnh để tăng năng lực cạnh tranh, phát triển
nhanh và bền vững. Trong xu hướng tích cực chủ động hội nhập, các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng Công ty xây dựng Thăng Long nói riêng
cần phải đón đầu nắm bắt những cơ hội và hạn chế, khắc phục các tác động
tiêu cực - coi đó như là những thách thức cần phải vượt qua. Vấn đề cấp
bách đặt ra cho các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông (XDCTGT)
Việt Nam nói chung và Tổng công ty xây dựng Thăng Long nói riêng hiện
nay là làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tồn

tại và phát triển bền vững trong điều kiện thị trường có sự tham gia của các
tập đoàn quốc tế đổ bộ vào Việt Nam, thời hậu WTO.
Trên cả thị trường trong nước và quốc tế, năng lực cạnh tranh hiện nay
của hầu hết các doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam nói chung và Tổng công ty
xây dựng Thăng Long nói riêng được đánh giá là còn thấp. Nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng đó là do năng lực của doanh nghiệp còn rất khiêm
tốn, đã hạn chế các doanh nghiệp trong việc tập trung vốn đầu tư, nghiên cứu
thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý và điều hành, nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, sử dụng nhân lực và các nhu cầu
phát triển khác của doanh nghiệp. Do đó, hoàn thiện chiến lược cạnh tranh
của doanh nghiệp XDCTGT là một tất yếu khách quan trong quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được điều này, doanh
1
nghiệp không chỉ thất bại trên "sân khách" mà còn gánh chịu những hậu quả
tương tự trên "sân nhà".
Xuất phát từ thực tế trên, việc tìm giải pháp để hoàn thiện chiến lược
cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông cho Tổng công ty xây
dựng Thăng Long trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay là yêu cầu rất thiết
thực và cấp bách. Đó chính là lý do tác giả nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện chiến
lược cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông của Tổng công ty
xây dựng Thăng Long".
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu các mục tiêu cơ bản sau:
- Xác định khung lý thuyết cho hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của
doanh nghiệp.
- Đánh giá chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công trình
giao thông của Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh trong lĩnh
vực xây dựng công trình giao thông của Tổng công ty xây dựng Thăng Long.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh
theo mô hình chiến lược cạnh tranh cơ bản của Michael E.Porter; Thực trạng
chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông của Tổng
công ty xây dựng Thăng Long trên thị trường Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về không gian: Tổng công ty xây dựng Thăng Long là một đơn vị kinh
doanh với rất nhiều ngành nghề liên quan đến nhiều lĩnh vực nhưng trong
khuôn khổ của luận văn, tác giả giới hạn ở phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực
xây dựng công trình giao thông tại thị trường Việt nam từ năm 2009 đến nay.
2
Về thời gian: Khảo sát chiến lược cạnh tranh thực tế trong lĩnh vực xây
dựng công trình giao thông của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, đề xuất
giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công
trình giao thông của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long cho giai đoạn đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Khung lý thuyết
Hình 0.1: Khung lý thuyết
4.2. Quy trình nghiên cứu.
- Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết về chiến lược, chiến lược cạnh tranh, hoàn
thiện chiến lược cạnh tranh từ đó xây dựng khung lý thuyết cho hoàn thiện chiến
lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài, môi trường trong nội bộ tác động
đến Tổng công ty xây dựng Thăng Long để thấy được những thách thức, cơ hội,
điểm mạnh, điểm yếu.
3
Đánh giá
chiến lược
cạnh tranh
của DN

Phân tích môi
trường của
doanh nghiệp
Môi trường
bên ngoài
- Môi trường
vĩ mô
- Môi trường
ngành
Môi trường
nội bộ doanh
nghiệp
Khẳng
định sứ
mệnh
tầm
nhìn,
chiến
lược
cấp DN
Mục tiêu
chiến lược
cạnh tranh
Phương thức
chiến lược
cạnh tranh
Đề xuất các
giải pháp hoàn
thiện chiến
lược cạnh

tranh của DN
Hoàn thiện
mục tiêu chiến
lược
cạnh tranh
Hoàn thiện
phương thức
chiến lược
cạnh tranh
Đề xuất
các giải
pháp cơ
bản để
thực hiện
chiến lược
cạnh
tranh của
DN
- Bước 3: Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của Tổng
công ty xây dựng Thăng Long đến năm 2020.
- Bước 4: Đánh giá chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công trình
giao thông của Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
- Bước 5: Đưa ra các giải pháp chiến lược chức năng cơ bản để hoàn thiện
chiến lược cạnh tranh của Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược cạnh tranh cho một doanh
nghiệp ở Việt Nam còn đang là vấn đề rất mới. Do vậy những nghiên cứu của luận
văn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về sự phù hợp và hiệu
lực chiến lược cạnh tranh trong điều kiện môi trường thay đổi ở VN với cặp sản
phẩm - thị trường cụ thể, vai trò và tầm quan trọng của chiến lược cạnh tranh đối

với Tổng công ty xây dựng Thăng Long nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh nói chung trong điều kiện thị trường tự do và hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Chương 2: Đánh giá chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công
trình giao thông của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long.
Ch¬ng 3: C¸c gi¶i ph¸p hoàn thiện chiÕn lîc c¹nh tranh tranh trong lĩnh vực
xây dựng công trình giao thông của Tæng C«ng ty x©y dùng Th¨ng Long.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về chiến lược và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp:
* Lý thuyết về cạnh tranh
Canh tranh, theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng việt do Nguyễn Như Ý chủ
biên (NXB Văn hóa - Thông tin) là "tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức
năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình" và năng lực canh tranh
là "khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại
trên cùng thị trường tiêu thụ".
Theo từ điển Thuật ngữ Kinh tế học (NXB Từ điển Bách khoa, HN - 2001)
"cạnh tranh - sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh
tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai
cũng có thể giành được" và "chiến lược cạnh tranh - một khía cạnh của chiến lược
thương mại bao gồm việc xí nghiệp phát triển các chính sách để đối phó và đánh bại
các đối thủ của mình trong vấn đề cung cấp một sản phẩm nhất định". Trong đại từ
điển kinh tế thị trường (Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức Bách khoa, Hà Nội,

1998) cũng đưa ra định nghĩa "cạnh tranh hữu hiệu là một phương thức thích ứng
với thị trường của xí nghiệp, mà mục đích là giành được hiệu quả hoạt động thị
trường làm cho người ta tương đối thỏa mãn nhằm đạt được lợi nhuận bình quân
vừa đủ để có lợi cho việc kinh doanh bình thường và thù lao cho những rủi ro trong
việc đầu tư, đồng thời hoạt động của đơn vị sản xuất cũng đạt được hiệu suất cao,
không có hiện tượng quá dư thừa về khả năng sản xuất trong một thời gian dài, tính
chất sản phẩm đạt trình độ hợp lý "
Cạnh tranh, xét về bản chất luôn được nhìn nhận trong trạng thái động và
ràng buộc trong mối quan hệ so sánh tương đối. Vì vậy, mọi quan hệ giao tiếp mà
5
các bên tham gia nỗ lực tìm kiếm vị thế có lợi cho mình đều có thể diễn tả trong
khái niệm cạnh tranh. Khái niệm cạnh tranh được xem xét đầy đủ trên cả hai mặt:
tích cực tạo động lực cho việc vươn tới một kết quả tốt nhất, nhưng một khi những
kỹ năng này được thể hiện một cách cực đoan, nó có thể dẫn đến một thực trạng tiêu
cực với kết quả trái ngược.
* Khái niệm về chiến lược
Quan điểm về chiến lược thì có rất nhiều, trong luận văn của mình tôi xin
giới thiệu 2 khái niệm về chiến lược cơ bản sau:
 Alfred Chandler: "Chiến lược bao hàm việc ấn định các chiến mục tiêu cơ
bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng
như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này".
 Johnson & Scholes: "Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ
chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng
các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và
thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan".
Tuy có nhiều cách tiếp cận và nhiều quan điểm khác nhau của từng học giả,
của từng thời kỳ phát triển, nhưng nhìn chung lại chiến lược vẫn bao hàm những nội
dung chính sau:
+ Mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp
+ các giải pháp hỗ trợ để đạt được mục tiêu

+ Triển khai và phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó
* Khái niệm về chiến lược cạnh tranh.
Hiện còn nhiều tranh cãi về định nghĩa chiến lược cạnh tranh. Theo tôi, chiến
lược cạnh tranh là một hệ thống tư duy, ý tưởng quản lý mang tính khái quát và dài
hạn, chỉ dẫn đường lối cho các công ty nhận diện và khai thác được ưu thế vượt trội
của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nhằm đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu tập khách hàng hiện thực và tiềm năng, xây dựng năng lực tăng trưởng bền
vững, ổn định tại các thị trường mục tiêu nhất định.
6
Theo cách diễn đạt của nhiều chuyên gia kinh tế, nội dung của chiến lược
bao gồm năm thành tố (5Ps): Kế hoạch (plan), mưu lược (ploy), mô hình/ dạng thức
(pattern), vị thế (position) và tiền đồ/ triển vọng (perspective)
1.1.2. Vị trí của chiến lược cạnh tranh trong hệ thống chiến lược của
doanh nghiệp
Một tổ chức điển hình thường có ba cấp độ chiến lược: (1) chiến lược cấp tổ
chức; (2) chiến lược cấp ngành/lĩnh vực; (3) chiến lược cấp chức năng. Hình 1.1
biểu thị các cấp chiến lược của một doanh nghiệp.
Hình 1.1: Các cấp độ chiến lược của doanh nghiệp
• Chiến lược cấp tổ chức: Định hướng và phạm vi tổng thể của doanh nghiệp.
• Chiến lược cấp ngành: Phương thức cạnh tranh trên thị trường (ngành kinh
doanh). Michael Porter đã khám phá ba dạng chiến lược cơ bản (chiến lược giá
thấp, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung), chúng có thể được áp dụng
ở cấp độ đơn vị chiến lược để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phòng thủ chống lại các
tác động bất lợi từ năm lực lượng cạnh tranh.
• Chiến lược cấp chức năng: Mục tiêu và hành động tại lĩnh vực chức năng.
Như vậy, chiến lược cạnh tranh là chiến lược kinh doanh cấp ngành. Doanh
nghiệp muốn phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh cần phải nhận thức
được vai trò và ảnh hưởng của chiến lược canh tranh trong công tác quản lý và
7
Chiến lược cấp tổ chức

Chiến lược cấp ngành
Chiến lược cấp chức năng

×