Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Báo cáo thực tập tại công ty TNHH xây dựng An Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.51 KB, 38 trang )

Mục Lục
Chương I: Tổng quan chung về công ty TNHH xây dựng An Bình 2
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH xây dựng An Bình 2
1.1.Giới thiệu chung về công ty 2
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 2
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 3
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3
4. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH xây dựng An Bình 4
4.1. Sơ đồ tổ chức 4
5
4.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong công ty 6
4.3. Cơ cấu nhân sự 8
4.3.1. Đội ngũ lãnh đạo Công ty 8
4.3.2. Cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên 9
Chương I: Tổng quan chung về công ty TNHH xây dựng An Bình
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH xây dựng An Bình
1.1.Giới thiệu chung về công ty
+Thông tin chung về công ty TNHH xây dựng An Bình
-Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH xây dựng An Bình
-Địa chỉ trụ sở kinh doanh: số 21 ngõ 236 hẻm 236/14/7 ngách 236/14
phố Đại Từ, phường Đại Kim.
-Giám đốc: Nguyễn Thanh tuấn
-Hình thức pháp lý: Công ty TNHH
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 7/2/2007 được sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép kinh doanh.
Công ty TNHH xây dựng An Bình thành lập và chính thức bước vào hoạt
động, trong đó anh Nguyễn Thanh Tuấn là người đại diện pháp lý của công
ty, đồng thời giữ chức vụ giám đốc.
Đến nay qua 5 năm hoạt động , vượt qua khá nhiều những khó khăn và
thách thức, công ty đã tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường, cùng một
sự chuyển biến nhanh và bền vững.


Bằng ý chí quyết tâm cộng với nghị lực của mình công ty vừa tổ chức
sản xuất vừa thương mại dịch vụ, vừa xây dựng và phát triển nhờ đường lối
đổi mới của Đảng, được sự quan tâm tạo điều kiện của bộ công nghiệp, cùng
các cấp, các ngành … cán bộ công nhân viên Công ty TNHH xây dựng An
Bình đã liên tục phấn đấu vượt qua khó khăn thử thách khắc nghiệt của cơ
chế thị trường. Đến nay công ty đã phát triển rộng và thêm một số chi nhánh
trên địa bàn Hà Nội.
Song song với việc đầu tư đổi mới công nghệ công ty cũng rất chú trọng
yếu tố con người bằng chính sách đãi ngộ thỏa đáng, hợp lý về vật chất và
tinh thần, theo dõi năng lực của từng người. Nhờ những nỗ lực cố gắng trên
đó giúp Công ty TNHH xây dựng An Bình đã có những bước tiến vững chắc.
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty TNHH xây dựng An Bình hoạt động theo giấy đăng ký doanh
được cấp ngày 07/02/2007 với ngành nghề kinh doanh ,theo giấy đăng ký
kinh doanh bao gồm:
- Thực hiện đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị, khu công
nghiệp;
- Tư vấn ,thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao
thông thủy lợi.
- Thực hiện việc sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư,
vật liệu , thiết bị và công nghệ xây dựng.
- Thi công,lắp đặt các hệ thống thông gió, hệ thống điện và chiếu sáng.
- Tư vấn, giám sát xây dựng và hoàn thiện các công trình dân dụng và
công nghiệp.
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của Pháp luật.
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Thực hiện chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp
luật cho phép.
- Công ty hoạt động theo sự quản của Nhà nước
- Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng và đảm bảo tôn

trọng quyền làm chủ tập thể của các thành viên trong công ty.
- Công ty hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập, tự trang trải
về tài chính, đảm bảo giải quyết đứng đắn mối quan hệ giữa các lợi ích xã hội,
lợi ích công ty, lợi ích của người lao động trong đó coi trọng lợi ích của người
lao động
4. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH xây dựng An Bình
4.1. Sơ đồ tổ chức
Sso

4.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong công ty
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong công ty.
- Giám đốc công ty: Là một doanh nghiệp tư nhân nên giám đốc là người có
quyền cao nhất, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ hoạt động của công ty, thu
nhập thông tin và ý kiến từ phòng ban để đưa ra những quyết định quan trọng
và đúng đắn trong lĩnh vực kinh doanh giúp công ty ngày càng phát triển
mạnh và có nghĩa vụ cũng như quyền lợi đối với nhà nước.
- Phó giám đốc: Hỗ trợ giám đốc thực hiện việc quản lý điều hành công ty,
thay mặt giám đốc trong một số trường hợp thực hiện đối nội, đối ngoại, và
ký kết hợp đồng.
- Phòng Kinh tế kế hoạch: Hỗ trợ cho giám đốc trong việc quản lý kinh tế, các
vấn đề về vật tư cung ứng hay chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT,
Giám đốc Công ty trong lĩnh hợp đồng kinh tế giúp thực hiện các thủ tục
thương thảo, hợp đồng, quản lý thiết bị vật tư và hệ thống kho .
- Phòng Tổ chức lao động: Với nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty trong lĩnh
vực quản lý nhân sự, sắp xếp, cải tiến tổ chức quản lý, bồi dưỡng đào tạo và
tuyển dụng cán bộ. Thực hiện chức năng lao động tiền lương, thực hiện công
tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn tại trụ sở, đảm bảo
an toàn cho kho tàng, bến bãi của công ty TNHH xây dựng An Bình.
- Phòng Tài chính kế toán: Lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, định kỳ
và đột xuất phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế và triển khai thực hiện kế hoạch

đó.Mở sổ sách theo dõi các số liệu về các hoạt động mua bán, lỗ lãi, các khoản
thu chi nộp ngân sách. Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính
sách tài chính, việc sử dụng hiệu quả đồng tiền từ các nguồn vốn, các khoản của
công ty. Phát hiện các sai sót làm thất thoát tiền vốn, vật tư tài sản, đề xuất các
biện pháp ngăn ngừa và xử lý vi phạm. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trên
cơ sở các hợp đồng mua bán và nhiệm vụ được giao theo quy định. Sắp xếp hệ
thống lại các chứng từ sổ sách theo quy định.
- Phòng Kỹ thuật thi công: Có chức năng giúp việc cho Ban Giám đốc Công
ty để thực hiện công tác quản lý xây lắp, giám sát công trình, quản lý kỹ thuật
thi công, tiến độ, biện pháp thi công; là bộ phận xử lý các thông tin về vật
liệu, công nghệ và các tiến bộ về khoa học - kỹ thuật trong xây dựng; quản lý
những vấn đề cơ bản về tiêu chuẩn kỹ thuật giám sát tiến độ thi công công
trình đồng thời đảm bảo về an toàn lao động, ngoài ra bộ phận còn có có
nhiệm vụ thiết kế công trình tính toán khối lượng nguyên vật liệu, khối lượng
thi công của dự án công trình, đánh giá các sáng kiến cải tiến kỹ thuật
- Phòng An toàn cơ điện: Đây là bộ phận có chức năng giúp đỡ giám đốc
công ty về đảm bảo cho sự an toàn lao động, đảm bảo sự ổn định của tổ chức
quản lý hệ thống kho tàng của công ty và hệ thống quản lý chất lượng của
công ty.
- Phòng Thị trường và đấu thầu: Phòng này có nhiệm vụ chính là hỗ trợ giảm
đốc để tiếp thị hay đấu thấu các công trình dự án cho công ty và lập hồ sơ mời
thầu đối với những dự án, công trình mà công ty là chủ đầu tư chính.
- Phòng Đầu tư và quản lý dự án: Phòng này có vai trò quan trọng trong
việc đưa ra các kiến nghị, đề xuất, đưa ra các quy chế cho quản lý về lĩnh vực
đầu tư hay kinh doanh nhà, khu đô thị, công nghiệp trong khi thực hiện dự
án phòng này có nhiệm vụ thực hiện việc quản lý ,triển khai đầu tư các dự án
của công ty sao cho có hiệu quả, thực hiện công tác tổ chức trong việc tiếp thị,
kinh doanh nhà, hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp.
- Các đơn vị trực thuộc Công ty:
- Các đơn vị, bộ phận trực thuộc Công ty:

Các đội xây dựng: Các đội xây dựng của công ty được đặt tên theo số
thứ tự từ 1 đến 11 với nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các hoạt động như xây
lắp, sản xuất từ giai đoạn chuẩn bị đến khi kết thúc nghiệm thu bàn giao và
thanh quyết toán với công trình, bảo hành công trình.
Xưởng mộc nội ngoài thất: Đây là bộ phận tương đương như là một
nhà cung ứng của Công ty , đội công trình khi thi công các công trình
4.3. Cơ cấu nhân sự
4.3.1. Đội ngũ lãnh đạo Công ty
 Giám đốc công ty:
Ông Nguyễn Thanh Tuấn sinh năm 1973 tốt nghiệp khoa xây dựng và
dân dụng trường Đại học Xây dựng, có bằng thạc sĩ về lĩnh vực quản lý doanh
nghiệp và xây dựng dân dụng, có 5 năm kinh nghiệm tại công ty xây dựng
INTRACOM (từ năm 1995 đến năm 2000)với vai trò là cán bộ quản lý dự án
xây dựng công trình…. Ông Tuấn cũng đã từng là giám đốc của công ty tnhh
xây dựng và dịch vụ Hà Anh từ năm 2001- 2005 . Với năng lực cũng như
kinh nghiệm về quản lý doanh nghiệp, lãnh đạo và am hiểu về dự án xây dựng
công trình ông Tuấn đã giúp cho công ty tnhh xây dựng An Bình có những
hướng đi đúng đắn và vững chắc.
 Phó giám đốc công ty:
Ông Hoàng trọng Thành sinh năm 1979 tốt nghiệp ngành quản trị doanh
nghiệp của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, có bằng thạc sĩ về lĩnh vực
quản lý doanh nghiệp đồng thời ôngThành có kinh nghiệm nhiều năm về việc
quản lý doanh nghiệp ông đã từng giữ chức vụ về quản lý xây dựng Dự án
nhà ở của công ty cổ phần xây dựng Hoa Đô được hơn 10 năm, với kinh
nghiệm của mình ,Phó giám đốc công ty Hoàng Trọng Thành đã hoàn thành
rất tốt nhiệm vụ của mình và hỗ trợ rất nhiều về mặt chuyên môn trong khâu
quản lý dự án xây dựng nhà ở
4.3.2. Cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên.
Bảng cơ cấu lao động của Công ty
Cơ cấu lao động của Công ty

STT trình độ học vấn số người
tỷ
trọng(%)
1 Kiến trúc sư 8 1.8%
2 Kỹ sư 20 4.5%
3
Cao đẳng - Trung cấp và công
nhân kỹ thuật
250 56%
5 Trình độ thạc sỹ 5 1.12%
6 Cử nhân các chuyên ngành 50 11.23%
7 Công nhân phổ thông 112 25.35%
8 Tổng cộng 445 100,00%
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY
1.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ khi thành lập cho đến nay, do đặc điểm về năng lực tài chính cũng
như kinh nghiệm mà hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty:
Về hoạt động xây dựng dân dụng và công nghiệp: từ khi thành lập cho
đến nay công ty đã và đang tham gia nhiều công trình xây dựng của tư nhân,
của nhà nước tại thành phố Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc, số lượng công
trình tham gia lên tới 30 công trình, trong đó hầu hết là các công trình công ty
đóng vai trò là nhà đầu tư trực tiếp, nhà thầu chính, giá trị của các công trình
tham gia lên tới hàng trăm tỉ đồng.
Về hoạt động xây dựng các công trình điện: với đặc điểm chuyên môn và
kinh nghiệm còn hạn chế trong lĩnh vực điện vì thế các công trình xây dựng
điện mà công ty tham gia từ trước tới nay vẫn còn ít, chỉ chiếm 10 công trình,
tuy nhiên các công trình này công ty luôn đóng vai trò là nhà thầu chính, thi
công các gói thầu có giá trị 20 tỉ đồng trở lên

Về hoạt động xây dựng các công trình giao thông và thủy lợi: với thế
mạnh của mình, cũng như kinh nghiệm đạt được trong các năm vừa qua, số
công trình loại này của công ty ngày càng tăng theo các năm, tính đến nay,
công ty đã tham gia xây dựng 22 công trình giao thông và thủy lợi, giá trị của
các công trình này lên tới 100 tỉ đồng
Hoạt động tư vấn giám sát: đây là hoạt động công ty những năm gần đây
mới tiến hành kinh doanh, số lượng dự án tham gia còn hạn chế, chỉ chiếm 5
dự án và giá trị mỗi dự án từ 10 tỉ đồng trở lên.
Về hoạt động đầu tư theo dự án: những năm qua, công ty đã tiến hành
đầu tư trực tiếp các dự án khu vui chơi giải trí, thực hiện xây dựng các khu tái
định cư cho dân cư vùng dự án thủy điện, dự án xây dựng nhà ở khu công
nghiệp, khu đô thị.
1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh
Bảng: Kết quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH xây dựng An Bình
năm 2010 -2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Mã số Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 1 27.879 25.532 24.126
2. Các khoản giảm trừ
(03=04+05+06+07) 3
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 10 27.879 25.532 24.126
4. Giá vốn hàng bán 11 26.768 24.418 23.133
5. Lợi nhuận gộp 20 1.129 1.113.900 993.011
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 954 0 2.678
7. Chi phí tài chính 22 267 39.625 104.396
- Trong đó: Lãi vay phải trả 23 39.625
8. Chi phí bán hàng 24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 981 699.482 444.953

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 30 835 374.792 446.340
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác 40
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 835 374.792 446.340
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp 51 208,75 93,698 124,975
16. Lợi nhuận sau thuế 60 626,25 281,094 321,361
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2012
Từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy
Thứ nhất: từ năm 2010 đến năm 2012, doanh thu của doanh nghiệp
luôn ở mức cao và tăng liên tục, tăng từ 24.126 triệu đồng (năm 2010) lên
25.532 triệu đồng (năm 2011), tức tăng 10,58 % và tăng lên mức 27.879 triệu
đồng (năm 2012)
Thứ hai: lợi nhuận thuần sau thuế từ năm 2010 đến 2012 đều đạt mức
lợi nhuận dương và tăng mạnh từ 281,094 triệu (năm 2011) lên đến mức
626,25 triệu đồng ( năm 2012) , nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế, những dự án đầu tư của công ty chưa thể triển khai vào khai thác, đồng
thời chi phí giai đoạn này tăng cao, điều này dẫn đến lợi nhuận năm 2011
giảm xuống còn 281,094 triệu đồng.
1.3 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển
1.3.1 Qui mô vốn đầu tư phát triển
Theo thời gian hoạt động, vốn điều lệ của công ty có sự thay đổi rõ rệt,
nếu năm 2007 vốn điều lệ của công ty chỉ là 15.000.000.000 VNĐ, thì đến
năm 2012, số vốn này đã tăng lên 20.000.000.000 VNĐ
Để đáp ứng nhu cầu mở rộng thì trường của công ty trong các năm vừa
qua, ngoài vốn huy động từ các cổ đông chiến lược, một phần thu nhập giữ lại
không chia, và vốn vay từ ngân hàng, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp
trong những năm qua không ngừng tăng thêm.

Bảng: Qui mô vốn đầu tư phát triển công ty TNHH xây dựng An Bình
giai đoạn 2009 – 2012
Năm 2009 2010 2011 2012
Nguồn vốn (triệu đồng) 7.363 17.266 9.010 20.763
Tốc độ tăng định gốc
(%)
100 134 22,37 181,99
Tốc độ tăng liên hoàn
(%)
- 134 -47,82 130,44
Nguồn: phòng đầu tư và quản lý dự án công ty TNHH xây dựng An Bình
Từ bảng số liệu cho thấy từ năm 2009 đến 2010 nguồn vốn đầu tư phát
triển của doanh nghiệp tăng cao từ mức 7.363 triệu đồng lên 17.266 triệu
đồng, tức tăng 134%, sang đến năm 2012, mức tăng này lên tới 20.763 triệu
đồng, điều này được giải thích năm 2012 tiến hành đầu tư vào các dự án vui
chơi giải trí mới tại các cơ sở.
Tuy nhiên năm 2009 sang năm 2010 vốn đầu tư giảm 47,82 % , nguyên
nhân của sự sụt giảm này đó là năm 2010 công ty tiến hành đầu tư nhiều hơn
cho máy móc thiết bị văn phòng, ít đầu tư cho nhà xưởng, thiết bị phục vụ
công tác xây dựng, hơn nữa trong năm 2010 doanh nghiệp chỉ tiến hành hoàn
thiện các dự án đang triển khai những năm trước đó mà không đầu tư cho dự
án mới, điều này dẫn đến vốn đầu tư trong năm này sụt giảm so với năm
2010.
1.3.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển
Công ty được thành lập bởi 3 thể nhân, nguồn vốn đầu tiên của công ty
là từ vốn góp cổ đông nói trên, bên cạnh đó để thực hiện được các dự án xây
dựng mà công ty trực tiếp đầu tư và các gói thầu công ty trúng thầu, vốn ngân
hàng được vay bổ sung hàng năm và vốn từ quỹ khấu hao cơ bản:
Bảng: Nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2009 -2012
Năm

2008 2009 2010 2011
Qui mô
(triệu
đồng)
Tỉ
trọng(%)
Qui
mô(triệu
đồng)
Tỉ trọng
(triệu
đồng)
Qui
mô(triệu
đồng)
Tỉ trọng
(%)
Qui mô
(triệu
đồng)
Tỉ trọng
(%)
Vốn tự có 5.342 72,55 15.070 87,28 7.860 87,24 18.383 88,54
Vốn vay 1.006 13,66 1.808 10,47 1.016 11,28 2.270 10,93
Khấu hao
cơ bản
39 0,53 163,73
6
0,95 60,300 0,67 40,160 0,19
Nguồn

khác
976 13,29 224,26
4
1,30 73,7 0,81 69,84 0,36
Tổng 7.363 100 17.266 100 9.010 100 20.763 100
Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2012
Từ bảng số liệu cho thấy:
Thứ nhất: tổng vốn đầu tư phát triển của công ty luôn đạt mức cao tron những
năm vừa qua, tuy nhiên có những năm lượng vốn này giảm như trong giai
đoạn năm 2010 đến 2012 từ 17.266 triệu đồng xuống còn 9.010 triệu đồng
Thứ hai: tổng tổng vốn đầu tư phát triển, vốn tự có vẫn chiếm số lượng và tỉ
trọng cao nhất, thường chiếm hơn 2/3 tổng vốn đầu tư, tiếp đến là vốn vay
ngân hàng, vốn khấu hao cơ bản và các nguồn vốn khác chiếm tỉ trọng nhỏ và
liên tục giảm tỉ trọng trong các năm qua, điều này cho thấy tiềm lực tài chính
của công ty khá an toàn, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư có hiệu quả.
1.3.3 Hoạt động đầu tư phát triển theo các nội dung đầu tư
Mặc dù mới chỉ được thành lập 6 năm, song trong suốt nhưng năm vừa qua,
công ty tăng cường đầu tư cho hoạt động phát triển doanh nghiệp, với các nội
dung và qui mô chủ yếu sau:
Bảng: Đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư công ty giai đoạn 2009 -
2012
Năm 2009 2010 2011 2012
Chỉ tiêu
VĐT
(triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
VĐT

(triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
VĐT
(triệu
đồng
)
Tỉ
trọng
(%)
VĐT
(triệu
đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Đầu tư xây
dựng cơ bản
5.367 72,89 14.540 84,21 6.845 75,97 18.414 88,68
Đầu tư phát
triển nguồn
nhân lực
1.056 14,34 1.846 10,69 1.675 18,59 1.563 7,53
Đầu tư hoạt
động
Marketing
0.357 4,85 0.351 2,03 0.171 1,89 0.279 1,34
Đầu tư hàng

tồn trữ
0.538 7,92 0.529 3,07 0.318 3,55 0.507 2,45
Tổng số 7.363 100 17.266 100 9.010 100 20.763 100
Nguồn: phòng đầu tư và quản lý dự án công ty tnhh xây dựng An Bình
Qua bảng số liệu cho thấy:
Thứ nhất: đầu tư cho xây dựng cơ bản, đáp ứng nhu cầu mở rộng thị
trường đầu tư, xây dựng, năm 2010 gần đây nhất, công ty đã mở rộng thêm cơ
sở làm trụ sở giao dịch tại thành phố Nam Định, điều này thể hiện tổng vốn
đầu tư cho năm này lớn thứ hai trong 4 năm qua; bên cạnh đó hàng năm công
ty luôn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết sử dụng cho các chuyên ngành
xây dựng, thiết bị sử dụng cho xây dựng dân dụng, thiết bị sử dụng cho xây
dựng giao thông và hạ tầng, lượng vốn đầu tư cho nội dung này luôn chiếm tỉ
trọng cao nhất và liên tục tăng trong các nội dung đầu tư của doanh nghiệp,
tăng từ 12,89 %( năm 2009) lên 88,86%(năm 2012)
Thứ hai: đầu tư cho nguồn nhân lực, hàng năm công ty liên tục tổ chức
các khóa học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng quản trị cho ban lãnh
đạo công ty, mở lớp đào tạo thực hành cho các kĩ sư mới vào nghề, cho lao
động phổ thông kiến thức về chuyên môn, kiến thức bảo hộ an toàn lao động,
đào tạo lại lao động cho phù hợp với yêu cầu của các dự án có sự tham gia
của công ty…; bên cạnh đó công ty còn lập các quĩ dự phòng mất việc, quĩ
khen thưởng, quĩ bảo hiểm xã hội, nhằm mục đích khuyến khích, động viên
người lao động cống hiến năng lực và sức sáng tạo của bản thân, công ty liên
tục bổ sung, sửa đổi chính sách tiền lương nhằm mục đích trả tiền lương đúng
và đủ cho nhân viên và công nhân, nội dung này chiếm tỉ trọng đứng thứ hai
sau nội dung đầu tư xây dựng cơ bản, song lại liên tục giảm tỉ trọng trong các
năm qua từ 14,34% (năm 2009) xuống còn 7,53% (năm 2012) , từ điều này
chứng tỏ mặc dù công ty rất chú trọng trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân
lực, tuy nhiên tỉ trọng đầu tư còn thấp trong tổng mức đầu tư phát triển, trong
khi đó đối với một doanh nghiệp đầu tư xây dựng thị hiếu của khách hàng
thay đổi qua các năm, yêu cầu kĩ thuật của nhà nước với mỗi công trình cũng

là khác nhau, điều này yêu cầu đội ngũ lao động cần được đào tạo chuyên
môn, chuyên sâu nhiều hơn.
Thứ ba: đầu tư cho hoạt động Marketing, tỉ trọng vốn đầu tư cho nội
dung này những năm vừa qua tăng liên tục tăng, từ mức 0,357% (năm 2009)
lên mức 1,34% (năm 2012).
Thứ tư: đầu tư cho hàng tồn trữ, với nội dung đầu tư này tỉ trọng vốn đầu
tư liên tục giảm từ mức 7,92% (năm 2009) xuống còn 2,45% (năm 2012).
1.4 Thực trạng quản lí hoạt động đầu tư
1.4.1 Chính sách đầu tư
Để phù hợp với xu thế phát triển và những thay đổi của nền kinh tế,
trong những năm tới, ngoài mục tiêu giữ vững vị thế trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng nhà ở, công ty mở rộng đầu tư thêm nhiều dự án về các lĩnh vực như
xây lắp, giao thông, thủy lợi, điện
Nhận thức rõ: Chất lượng là sự sống còn, quyết định sự tồn tại và phát
triển, công ty đã và đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001:2012 trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu
hướng đến sự thỏa mãn cao nhất của khách hàng, cùng với hệ thống đó, công
ty hàng năm tổ chức các đợt đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ công
ty
Từ đó cho thấy những năm gần đây công ty chủ yếu đầu tư vào hoạt
động đầu tư xây dựng cơ bản và hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực,
hoạt động đầu tư cho hoạt động Marketing ngày càng được chú trọng đầu tư.
1.4.2 Kế hoạch vốn
Để đảm bảo cho các công trình đầu tư thực hiện có hiệu quả, hàng năm,
công ty luôn có kế hoạch huy động vốn từ các cổ đông chiến lược, đồng thời
huy động vốn tín dụng của ngân hàng, trích từ quĩ khấu hao cơ bản, từ các
nguồn vốn khác như vốn nhà nước bổ sung, lợi nhuận giữ lại.

Bảng: Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển từ năm 2009 – 2012
Năm 2009 2010 2011 2012

Kế
hoạch
(triệu
đồng)
Thực
tế
(triệu
đồng)
tình
hình
thực
hiện
kế
hoạch
(%)
Kế
hoạch
(triệu
đồng)
Thực tế
(triệu
đồng)
tình
hình
thực
hiện
kế
hoạch
(%)
Kế

hoạch
(triệu
đồng)
Thực
tế
(triệu
đồng)
tình
hình
thực
hiện
kế
hoạch
(%)
Kế
hoạch
(triệu
đồng)
Thực
tế
(triệu
đồng)
tình
hình
thực
hiện
kế
hoạch
(%)
Tổng 8.272 7.363 89,01 18.968 17.266 91,03 10.356 9.010 87 22.345 20.763 92,92

Vốn tự có 5.342 5.342 100 15.070 15.070 100 7.860 7.860 100 18.383 18.383 100
Vốn vay
ngân
hàng
1.646 1.006 61,12 2.910 1.808 62,13 1.975 1.016 51,44 3.785 2.270 59,97
Vốn khấu
hao cơ
bản
39 39 100 174 163,736 94,10 70 60,300 86,14 80 40,160 50,2
Vốn khác 1.245 976 78,39 814 224,264 27,55 451 73,7 16,34 97 69,84 72
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Thứ nhất: tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển của
công ty không đạt chỉ tiêu đề ra tổng vốn huy động luôn bé hơn 100%, tuy nhiên
con số này tăng lên theo thời gian, nếu như mức thực tế toánTừ bảng số liệu có thể
cho thấy: huy động chỉ đạt 89,01%(năm 2009) thì sang năm 2012 nó tăng lên
92,02%.
Thứ hai: với từng nguồn vốn tình hình huy động vốn tự có luôn đạt mức 100%
kế hoạch đề ra, vốn vay ngân hàng có chiều hướng biến đổi không ổn định, có năm
khả năng huy động tăng, có năm tỉ lệ huy động giảm, với những nguồn vốn khác
cũng có sự biến đổi không đồng đều, nếu như năm 2009 tỉ lệ này là 78,38% thì đến
năm 2010, tỉ lệ này giảm xuống còn 27,55%.
1.4.3 Thẩm định dự án đầu tư
Để đảm bảo cho các dự án mà công ty đã và đang triển khai trong thời gian vừa
qua, công ty đã tổ chức thẩm những dự án thuộc chuyên môn sâu, dự án mà công
ty có kinh nghiệm thực hiện những năm trước đó, với những dự án khác, công ty
tiến hành thuê công ty tư vấn đầu tư xây dựng thẩm định, nhằm mục đích đánh giá
tốt nhất dự án đầu tư, tránh thất thoát lãng phí trong quá trình đầu tư xây dựng
Qui trình thẩm định dự án tại công ty
Từ qui trình thẩm định nhận thấy, công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty
được tiến hành chặt chẽ, dự án đầu tư được phòng đầu tư tiếp nhận, phòng đầu tư

thành lập nhóm thẩm định bao gồm:
Thứ nhất: nhóm chuyên gia thực hiện thẩm định các nội dung kinh tế - kĩ thuật
của dự án, nhân sự của nhóm này:
Ông Vũ Bá Bường: trưởng phòng kế hoạch, kỹ thuật công ty
Ông Nguyễn Đăng Toan: kỹ sư
Thứ hai: nhóm phản biện độc lập, nhóm này có nhiệm vụ xem xét lại một lần
nữa tính khả thi của dự án và đưa ra các nhận xét nhận định, nhằm hoàn thiện dự
án tốt nhất.
Ông Hoàng Như Tới: phó giám đốc kinh doanh
Ông Cao Văn Thoa: phó giám đốc kĩ thuật
Bà Nguyễn Xa Lan: Tiến sĩ môi trường
Ông Phạm Công Phúc: giám đốc chi nhánh tại Nam Định
Dự án sau khi được thẩm định, phản biện độc lập và lấy ý kiến của các cơ
quan chuyên ngành có liên quan, biên bản thẩm định được chuyển cho trưởng
phòng đầu tư xem xét, Giám đốc công ty là người cuối cùng đưa ra quyết định đầu
tư .
Nội dung thẩm định dự án
Dự án Nội dung thẩm định
Mua sắm máy
móc thiết bị
Thẩm định tác động môi trường
+) Lượng chất thải rắn lỏng khí
+) Ô nhiễm tiếng ồn
+) giải pháp khắc phục tác động môi trường
Thẩm định khía cạnh kĩ thuật
+) công nghệ sử dụng
+) công suất sản xuất
+) giá mua
+) tiêu hao nguyên vật liệu
Dự án xây

dựng
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao
gồm:
+) sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án
+) quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện
dự án
+) phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao
gồm:
+) sự phù hợp với quy hoạch
+) nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên
+) khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn
đáp ứng tiến độ của dự án
+) kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư
+) khả năng hoàn trả vốn vay
+) giải pháp phòng, chống cháy nổ
+) các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh,
môi trường trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các cơ quan
liên quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Với những dự án đầu tư do công ty thẩm định, chủ yếu thuộc các dự án mua
sắm máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ xây dựng của công
ty, các dự án đầu tư mở rộng chi nhánh tại thành phố Điện Biên, và thành phố Yên
Bái
Phương pháp thẩm định chủ yếu trong qui trình thẩm định của công ty đó là
phương pháp đối chiếu, cán bộ thẩm định của công ty tiến hành thu thập thông tin
các dự án tương tự, tiến hành phân tích số liệu so sánh với khả năng tài chính, năng
lực kĩ thuật của công ty để có điều chỉnh phù hợp và cuối cùng là đưa ra các quyết
định đầu tư.
1.4.4 Công tác đầu thầu
1.4.4.1 Qui trình đấu thầu

1.4.4.2 Tình hình đấu thầu
Kể từ thành lập công ty và tiến hành sản xuất và cung cấp dịch vụ tới nay,
với đặc thù là một đơn vị xây dựng nên công ty hàng năm đã có rất nhiều gói thầu
được đưa ra. Hình thức cũng như chi phí của các gói thầu đều rất linh hoạt. Từ
những hoạt động mua sắm trang thiết bị trị giá vài trăm triệu cho tới cả những gói
thầu xây lắp có giá trị hàng tỷ, hàng chục tỷ đồng.
1.5 Đánh giá
1.5.1 Kết quả đạt được
1.5.1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng: Lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
giai đoạn 2010 – 2012
Nguồn: báo cáo tài chính công ty TNHH xây dựng An Bình giai đoạn 2010 - 2012
Từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy: từ năm 2010 đến 2012 lợi
nhuận sau thuế luôn đạt mức dương, tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu tăng từ 1,1%
(năm 2011 lên 2,25% (năm 2012) điều đó chứng tỏ một đồng doanh thu tạo ra số
đồng lợi nhuận tăng theo thời gian, hiệu quả kinh doanh đang được cải thiện theo
hướng tích cực.
1.5.1.2 Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư
Bảng: Tình hình thực hiện vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2009 - 2012
Năm 2009 2010 2011 2012
Kế hoạch (triệu đồng) 7.363 17.266 9.010 20.763
Thực hiện (triệu đồng) 6.367 13.633 7.980 14.489
Tỉ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch (%) 86,47 78,95 88,56 69,78
Nguồn: phòng đầu tư và quản lý dự án công ty TNHH xây dựng An Bình
Năm 2012 2011 2010
Lợi nhuận sau thuế
(triệu đồng) 626,25 281,094 321,361
Lợi nhuận sau
thuế/doanh thu (%) 2,25 1,10 1,33

×