Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận môn triết học LÝ LUẬN “CÁC LOẠI SÓNG” CỦA ALVIN TOFFLER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.61 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG ĐT SĐH – KHCN & QHĐN
* * *

* * *
LÝ LUẬN “CÁC LOẠI SÓNG” CỦA
ALVIN TOFFLER
HVTH : Võ Trúc Vy. CH1301073. CH-08
GVPT : TS. Bùi Văn Mưa
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2014
Lời cám ơn
Em xin chân thành cám ơn Thầy TS. Bùi Văn Mưa đã tận tình giảng dạy môn Triết
học bậc Cao học.
Với sự nhiệt tình của Thầy, em đã thấm nhuần được tri thức mà em còn đang thiếu,
giúp em có định hướng rõ ràng hơn, tự tin hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức và
làm việc.
Em xin chân thành cám ơn Thầy.
Mục lục
Giới thiệu
Đề tài tìm hiểu lý luận “Các loại sóng” hay “Đợt sóng thứ ba” của Alvin
Toffler.
Alvin Toffler là nhà xã hội học và tương lai học của Mỹ, giáo sư Trường Đại
học Cornell, nhà khoa học nổi tiếng của tổ chức Russell. Ông đã đạt 5 bằng tiến sĩ
về các ngành khoa học Xã hội nhân văn như: triết học, văn học và luật học, xã hội
học v.v
Đề tài định nghĩa làn sóng, đặc điểm các làn sóng và liên hệ đến Việt Nam
trãi qua ba làn sóng như thế nào
Đề tài tìm hiểu các loại sóng trong các khía cạnh khác nhau: xã hội, kinh tế,
chính trị, đời sống,
Đề tài chia thành 5 chương
Chương 1: Định nghĩa các làn sóng


Chương 2: Làn sóng thứ nhất
Chương 3: Làn sóng thứ hai
Chương 4: Làn sóng thứ ba
Chương 5: Việt Nam và ba làn sóng
Chương 6: Kết luận
Tài liệu sử dụng là cuốn sách nổi tiếng “Đợt sóng thứ ba” của Alvin Toffler
được Nguyễn Lộc và Phan Ngọc dịch từ nguyên bản tiếng Anh, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội in và phát hành, năm 1996.
Chương 1: Định nghĩa các làn sóng
Alvin Toffler đã dùng hình ảnh các đợt sóng để chỉ các nền văn minh loài người,
chúng không ngừng xô đẩy, va chạm, ảnh hưởng qua lại, thách thức và phủ nhận lẫn
nhau tượng trưng cho sự tồn tại và phát triển xã hội.
Giữa các đợt sóng là giai đoạn ngắt quãng, tượng trưng cho sự gián đoạn phát
triển, sau đó lại có những sáng tạo mới điều chỉnh xã hội.
Theo Alvin Toffler, lịch sử nhân loại có ba nền văn minh kế tiếp nhau: nền
văn minh nông nghiệp, nền văn minh công nghiệp và nền văn minh hậu công
nghiệp.
Đợt sóng thứ nhất là sự ra đời của nông nghiệp và cùng với nó là nền văn
minh nông nghiệp - bước ngoặt thứ nhất trong sự phát triển của xã hội loài người.
Đợt sóng thứ hai là sự ra đời của công nghiệp hoá và cùng với nó là nền văn
minh công nghiệp.
Hiện nay, đang xuất hiện đợt sóng thứ ba cùng với nền văn minh hậu công
nghiệp, ở đó, con người chứng kiến sự hội nhập rộng rãi và phát triển của công nghệ
thông tin, những thành tựu vĩ đại của công nghệ sinh học (di truyền học). Song đợt
sóng thứ ba đồng thời cũng đang là một thách thức lớn đối với xã hội loài người.
Chương 2: Làn sóng thứ nhất
Từ khoảng năm 8.000 trước Công Nguyên và thống trị không có đối thủ đến
năm 1650 - 1750 sau Công Nguyên.
Đặc điểm
- Ruộng đất là cơ sở kinh tế, trở thành tảng quy định cả lối sống văn hoá, cấu

trúc gia đình và thể chế chính trị.
- Sự phân chia lao động đơn giản chiếm ưu thế và một số đẳng cấp, giai cấp
đã được xác định rõ ràng. Quyền lực độc đoán một cách cứng nhắc. Nền
kinh tế bị phân quyền để mỗi cộng đồng tự sản xuất hầu hết những nhu cầu
riêng của họ
Dấu hiệu thoái trào
- Một số nhà máy sản xuất hàng loạt (chưa phát triển), mỏ dầu, hệ thống
quan, các thành phố rộng lớn, có tiền và hối đoái, các con đường thương
mại đi chéo nhau qua sa mạc, đại dương và đồi núi, các công ty và quốc gia
phôi thai đã hiện hữu.
- Có sự phân tách giữa sản xuất và tiêu dùng thúc đẩy quá trình chuyên môn
hóa, tạo ra một cơ chế sản xuất chạy theo tăng lợi nhuân thặng dư.
Chương 3: Làn sóng thứ hai
Làn sóng thứ nhất chưa bị kiệt lực vào cuối thế kỷ XVII, chỉ trong vòng một hai
thế kỷ, làn sóng thứ hai đã cách mạng hóa cuộc sống ở châu Âu, Bắc Mỹ và một số
nơi khác trên trái đất.
Ở nhiều quốc gia, xung đột quyền lực của đợt sóng thứ nhất và đợt sóng thứ hai
nổ ra gay gắt, dẫn đến khủng hoảng và những biến động chính trị.
Đặc điểm
- Dùng năng lượng chủ yếu là than đá và dầu khí để sản xuất.
- Nguồn năng lượng này đẩy công nghệ lên một trình độ cao, với những máy
điện cơ khổng lồ, sản xuất ra những máy công cụ hoạt động dây chuyền,
một loạt ngành công nghiệp ra đời: công nghiệp than, dệt, đường sắt, cơ khí
ôtô, nhôm, công nghiệp hoá chất, thiết bị Các đô thị đồ sộ xuất hiện. Các
trung tâm công nghiệp sản xuất ra hàng loạt những sản phẩm giống nhau.
- Sự ra đời của sản xuất hàng loạt đã làm thay đổi cả phương thức sản xuất
và tiêu thụ. Công nghệ của đợt sóng thứ hai đòi hỏi nhiều nhà tư bản lớn
liên kết với nhau hình thành những công ty trách nhiệm hữu hạn đồ sộ.
- Gia đình bị chia nhỏ, không cùng làm việc như một đơn vị nữa vì không
cùng sản xuất. Sự chuyên môn hóa yêu cầu con người dành nhiều thời gian

cho công việc, giáo dục và chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào xã hội. Như
vậy sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ, kéo theo cả hệ thống giáo dục
và an sinh xã hội.
Trong làn sóng thứ hai này, A. Toffler đã đề cập đến "một loạt các quy tắc chỉ
đạo toàn bộ hoạt động đời sống như một kiểu”. Các quy tắc đó phát triển một
cách tự nhiên, được A.Toffler tổng hợp lại như sau:
- Tiêu chuẩn hoá được áp dụng toàn bộ.
- Chuyên môn hoá trên cơ sở đồng bộ và toàn bộ.
- Đồng bộ hoá được coi là sự phối hợp nhịp nhàng với nhau. Con người phải
vận hành theo nhịp độ của máy móc, chặt chẽ, tinh vi và chính xác hơn.
- Sự tích tụ cũng là sự tập trung dân cư từ nông thôn ra các đô thị khổng lồ.
- Cực đại hoá người ta thường khoe những toà nhà chọc trời, những đường
phố phố to rộng và đông dân, những nhà máy khổng lồ và tự hào với
những thành quả đó.
- Tập trung hoá thúc đẩy sự tập trung cao độ trong nền kinh tế đòi hỏi chế độ
chính trị cũng phải chặt chẽ hơn, đẩy mạnh quyền lực, độc quyền về tiếng
nói quyết định, đặc biệt ở cấp trung ương.
Nói tóm lại, với cuộc cách mạng công nghiệp, đợt sóng thứ hai đã thiết kế xã
hội theo mô hình nhà máy, sản xuất hàng loạt, sản xuất để tiêu thụ. Giáo dục, thông
tin đều theo hướng đại chúng hoá, con người trong xã hội trở nên có kỷ luật hơn.
Dấu hiệu thoái trào
- Tạo ra những khủng hoảng mới mang tính toàn cầu: môi trường sinh thái bị
đe dọa, ô nhiễm đại dương và không khí, tầng ozon bị phá thủng, nguồn
năng lượng lấy từ lòng đất ngày càng cạn kiệt, bệnh AIDS đã trở thành
hiểm họa của loài người
- Về chính trị: phong trào đòi ly khai, chiến tranh tôn giáo sắc tộc ngày càng
sâu sắc. Khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn.
- Tâm lý con người bị ức chế, gia đình tan vỡ, tệ nạn xã hội tràn lan, tỷ lệ
người không tìm thấy lẽ sống gia tăng
Chương 4: Làn sóng thứ ba

Theo A.Toffler, dấu hiệu thoái trào của làn sóng thứ hai có nguồn gốc là do nền
văn minh công nghiệp (làn sóng thứ hai) đã đi vào giai đoạn bế tắc.
Xã hội đòi hỏi một công nghệ mới khi nền sản xuất dựa trên cơ sở điện cơ khí
không còn phù hợp. Công nghệ mới tạo ra một xã hội tiến bộ hơn.
- Nguồn năng lượng sử dụng có thể tái sinh và hạn chế được ô nhiễm môi
trường, đặc biệt điện tử và máy tính phát triển mạnh mẽ phục vụ khoa học
và đời thường. Cùng theo đó là sự phát triển của các ngành khoa học như:
Công nghiệp nghiên cứu và khai thác đại dương, công nghệ gen, y học -
phòng, chữa bệnh hay cải thiện giống nòi, cũng như lĩnh vực sản xuất
lương thực, hay các hợp chất nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Sản xuất hàng loạt để bán thay thay bằng sản xuất "nhỏ trong lớn” đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ từng người, từng nhóm người với mục tiêu cụ thể trong xã
hội. A.Toffler gọi là sản xuất “phi đại chúng”.
- Sản phẩm có thể sản xuất trong nhà máy hoặc đem về nhà, khi đó toàn bộ
hoạt động của cuộc sống, từ cấu trúc của gia đình, quy trình giáo dục, sự
hình thành cá tính tới toàn bộ hệ thống sở hữu - quyền lực cũng sẽ thay đổi
theo.
- Các tiêu chuẩn mới được thiết lập khi các tiêu chuẩn cũ không còn phù
hợp, thời gian, không gian dường như giờ đây đã mất đi tính tuyệt đối chỉ
còn là tương đối, hiệu suất, hiệu quả cũng được nhìn nhận lại, "thu nhập",
"phúc lợi", "nghèo khổ” hoặc "thất nghiệp" cũng phải xem xét cho phù hợp
khi cuộc sống xã hội thay đổi theo đợt sóng thứ ba.
- Làn sóng thứ ba với nền kinh tế tri thức tạo nên một kiểu văn hoá tổ chức
và hoạt động xã hội hoàn toàn khác. Cuộc sống điện tử hóa trong xã hội và
trong gia đình làm thay đổi đến từng gia đình, cá nhân
o Hoạt động cộng đồng: người lao động được phép làm việc tại nhà
làm cho họ mắc những hình thức của những stress trầm trọng về xúc
cảm và hoạt động cộng đồng lại giảm sút.
o Điều này hoàn toàn là một hệ quả không mong muốn, nó trái ngược
với yêu cầu của một nền văn minh có đời sông cảm xúc hoàn hảo và

một bầu khí quyển tâm lý lành mạnh.
o Công nghệ mới giúp người lao động làm việc độc lập, chủ động hơn
làm tăng tính sáng tạo cá nhân và vai trò và trách nhiệm cá nhân.
Nhưng làm giảm khả năng làm việc tập thể và tinh thần kỷ luật.
o Phương thức quản lý nhân sự và tổ chức lao động cũng trở nên linh
hoạt hơn: đánh giá lao động bằng số lượng và chất lượng sản phẩm
làm ra, giám sát từ xa.
o Xã hội hướng tới một môi trường ít ô nhiễm hơn: lao động tại nhà
hạn chế di chuyển, sử dụng năng lượng mới, lao động trí óc cần ít
năng lượng.
o Nhu cầu sản phẩm của một số ngành công nghiệp nặng như khai
thác dầu mỏ, sản xuất ôtô có thể giảm hơn, nhưng ngược lại các
ngành công nghệ cao như điện tử, viễn thông lại phát triển mạnh, trở
thành xương sống của nền kinh tế. Trong một xã hội với phương
thức sản xuất như vậy, người lao động khi đã có các thiết bị điện tử
có nghĩa là họ đã sở hữu các phương tiện sản xuất, dẫn tôi việc quan
hệ sản xuất mới ra đời.
o Ý thức cá nhân thay đổi:
 Ý thức cá nhân tự chủ mạnh mẽ, có trách nhiệm, mục tiêu
cuộc sống thiết thực nhưng cũng biết chấp nhận rủi ro, có thể
xử lý những nhiệm vụ lớn, nhanh chóng thích nghi với các
tình huống thay đổi và dễ dàng hoà nhập.
 Xã hội tự nó phân loại con người theo theo mức độ sở hữu
của cải, vật chất.
 Sự ảnh hưởng của truyền thông tăng, làm tăng sự ảnh ảnh
hưởng của ngôn ngữ các nước phát triển, dẫn đến sự suy
thoái ngôn ngữ mẹ đẻ ở các dân tộc chậm phát triển hơn.
 Con người giàu có, có tri thức nên nhu cầu đời sống văn hoá
và nghệ thuật đặc biệt hơn.
 Nhịp sống mới và cá nhân hoá trong công việc, trong tiêu

dùng có thể thục hiện được nhờ những công nghệ điện tử
hiện đại.
o Theo A.Toffler, với xu hướng tâm lý con người hình thành trong làn
sóng thứ ba, chúng ta có thể giúp con người có đời sống tâm lý lành
mạnh hơn dựa vào sức mạnh công nghệ sãn có: dùng truyền thông,
sức mạnh công nghệ hiện đại để tăng tính đoàn kết, tình cảm con
người, lành mạnh hóa hoạt động tín ngưỡng.
Bằng cách tiếp cận của mình, A.Toffler đã tìm cách cắt nghĩa riêng về bản
chất của các giai đoạn phát triển và sự vận động của cuộc sống con người. Ông đã
chỉ ra những tiềm năng hấp dẫn của Đợt sóng thứ ba, đến những băn khoăn và sự lý
giải về nó: Đột nhiên chúng ta phát hiện ra rằng bản thân những điều kiện, dù có gây
nên nhưng nguy hiểm lớn nhất ngày nay, cũng đồng thời mố ra những tiềm lực mới
hấp dẫn. Đợt sóng thứ ba sẽ chỉ cho chúng ta những tiềm lực mới đó.
Chương 5: Việt Nam và ba làn sóng văn minh
Xã hội Việt Nam mới chỉ trải qua hai làn sóng là nền văn minh nông nghiệp kéo
dài hàng nghìn năm và văn minh công nghiệp vừa chớm đến, còn làn sóng thứ ba,
văn minh tin học, thì còn đang vỗ ở đâu đấy xa bờ.
5.1 Làn sóng thứ nhất
Nền kinh tế dựa vào đất đai, nhưng chế độ sở hữu công kéo dài, sau đó sở hữu theo
mô hình làng xã, nên xã hội mang tính cộng đồng làng xã cao.
Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển ý thức cá nhân, kìm hãm phát triển văn hóa đô
thị. Ảnh hưởng của tín ngưỡng mang đậm tính ma thuật, kìm hãm sự phát triển tư
duy triết học và khoa học.
Đô thị Việt Nam hình thành chậm, xuất hiện lớp người có ý thức cá nhân, rõ nét nhất
sau năm 1862 khi Pháp chiếm đóng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, những tri thức Tây
học đầu tiên dung hòa văn hóa phương Đông và khoa học phương Tây, kết hợp luân
lý và nghệ thuật. Từ đây ra đời một tầng lớp trí thức Tây học, con người cá nhân
thực sự
Cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ đã hình thành lớp người tự chủ, trách nhiệm rõ
rệt, tình nguyện hi sinh vì cộng đồng.

5.2 Làn sóng thứ hai
Hiện nay Việt Nam đang bước vào làn sống thứ hai
Gia đình không cùng một đơn vị sản xuất khi tồn tại hai lực lượng lao động
nông nghieejo và công nghiệp, thanh niên nông thôn di chuyển về các thành phố
lớn, làm việc trong các nhà máy, một bộ phận ở lại nông thôn.
Từ đó ảnh hưởng lớn đến văn hóa, ứng xử, cách sống của từng cá nhân, gia
đình và xã hội.
Con người cá nhân hóa mình: tự chủ, có trách nhiệm nhưng ít gắn bó với gia
đình hơn, xung khắc với bộ phận truyền thống. Và, đứng về mặt phát triển con
người, như là nguồn gốc và mục đích của văn hóa, thì từ hai làn sóng ấy xuất hiện
5.3 Làn sóng thứ ba
Chúng ta chỉ đang tiếp cận làn sóng thứ ba, nhưng rất khó khăn, vì công
nghiệp thực sự chưa phát triển để làm động lực. Dù vậy cái lợi là chúng ta đang ở
thời kỳ toàn cầu hóa, nên có thể học hỏi, kế thừa từ các nước phát triển.
Chương 6: Kết luận
- Tác phẩm “Đợt sóng thứ ba” của Alvin Toffler đã cho ta cái nhìn tổng quan
về sự vận động và phát triển của con người, kinh tế, xã hội,
- Ông đã nêu được bản chất của sự phát triển, quá trình vận động và dự đoán
xu hướng tương lai một cách hợp lý và rõ ràng.
- Ông cũng chỉ ra được sự vận động, ảnh hưởng của khoa học, triết học, con
người, và xã hội.
- Ông cũng giải thích cho ta những khủng hoàn trên toàn thế giới (chiến
tranh, khủng bố, bệnh tật, ô nghiêm môi trường, ) đều có nguyên nhân, nó
là hệ quả tiêu cực của quá trình phát triển, nhưng cũng là động lực phát
triển một công nghệ mói, một xã hội mới.
Tài liệu tham khảo
[1] .Alvin Toffler, Nguyễn Lộc và Phan Ngọc dịch, “Đợt sóng thứ ba”, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, năm 1996.
[2] .
[3] .

[4] .vanhoahoc.edu.vn
[5] .Đỗ Lai Thúy, Tiếp cận mẫu người văn hóa từ ba làn sóng văn minh

×