Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI ĐỂ PHÂN TÍCH TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.27 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
Phịng ĐTSĐH – KHCN&QHĐN

Bài thu hoạch cuối kỳ:

TRIẾT HỌC
Đề tài:
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC
MÁC – LÊ NIN VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI
ĐỂ PHÂN TÍCH TẦM QUAN TRỌNG CỦA
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Giảng viên phụ trách:

TS. Bùi Văn Mưa

Học viên:

Phạm Thế Sơn

MSHV:

CH1301033

TP. HỒ CHÍ MINH – 8/2014


MỤC LỤC




MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa cho đến ngày nay, con người là một đề tài lớn, nghiên cứu vấn
đề con người có vai trị rất to lớn đối với sự phát triển của Thế giới, là vấn đề
được các nhà triết gia của mọi thời đại bao gồm cả phương Đông và phương Tây
quan tâm nghiên cứu.
Với quan điểm như vậy, Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã kết luận: con người
không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trị quyết định
trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà nó cịn là chủ thể của q trình lịch
sử, của tiến bộ xã hội. Đặc biệt là khi xã hội lồi người phát triển đến trình độ
nền kinh tế tri thức thì vai trị của con người đặc biệt quan trọng, vì con người tạo
ra trí thức mới, chứa đựng những tri thức mới 1. Đối với một quốc gia bất kỳ,
trong các điều kiện và nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội thì nhân tố con
người ln giữ vai trị hết sức quan trọng trong q trình phát triển. Để làm được
như vậy thì một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu đó là vấn đề phát triển lực
lượng sản xuất, nâng cao kỹ thuật, cơng nghệ, và trong đó đặc biệt là phát triển
nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển khoa học và cơng nghệ.
Chính vì những lí do về mặt lí luận và thực tiển trên, trong khuôn khổ bài
báo cáo này sẽ trình bày một khía cạnh đó là : “Vận dụng quan điểm Triết học
Mác – Lê nin về bản chất của con người để phân tích tâm quan trọng của nhân tố
con người trong Chiếc lược phát triển khoa học và cơng nghệ giai đoạn 2011 –
2020”.

Mục đích nghiên cứu
Đối với cá nhân thực hiện đề tài:
Củng cố những kiến thức Triết học từ thời đại học và năng cao khả năng
phân tích, vận dụng Triết học vào thực tiễn ở bậc sau đại học.
Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học và trình bài kết quả nghiên cứu.

1 Văn Đình Tuấn, 2011, Nguồn nhân lực trong cơng cuộc CNH, HĐH ở nước ta, Trang thông tin điện tử
Trường Chính trị Nghệ An, 8/2014

3


Đối với nội dung đề tài:
Khái quát những quan điểm về vấn đề con người được nêu lên trong Triết
học Mác – Lê nin.
Phân tích nhân tố con người trong Chiếc lược phát triển khoa học và công
nghệ giai đoạn 2011 – 2020.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp luận đề: Từ việc nghiên cứu những quan điểm chung nhất của
Triết học Mác – Lê nin về vấn đề con người. Cùng với việc xem xét những chỉ
đạo trong Chiếc lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020
của Đảng và Chính phủ ta. Bài báo cáo đã phân tích, luận bàn về vai trị, vị trí
của con người trong Chiếc lược phát triển khoa học và công nghệ.
Phương pháp tư duy biện chứng: Trên cơ sở những quan điểm của Triết học
Mác – Lê nin về vấn đề con người, tác giả đã vận dụng các nguyên tắc phương
pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật để tìm hiểu vai trị của nhân tố
con người những quan điểm chung nhất của Triết học Mác – Lê nin trong Chiếc
lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020. Từ đó vận dụng
những những quan điểm Triết học Mác – Lê nin đưa ra những bất cập trong tình
hình xây dựng con người Việt Nam hiện nay.

Bố cục đề tài
Để tài gồm có 3 nội dung chính:
Quan điểm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người

Sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lê nin về bản chất của con người
trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011 - 2020
Hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam trong chiến
lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 và giải pháp.

4


CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ
BẢN CHẤT CON NGƯỜI
I.1

Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
Kế thừa quan niệm đúng đắn về con người trong lịch sử triết học, Mác với

quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng đã phân biệt rõ hai mặt
sinh vật và xã hội thống nhất trong con người hiện thực.
Tiền đề vật chất quy định sự tồn tại đầu tiên của con người là sản phẩm của thế
giới tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học,
tính lồi. Con người là một bộ phận của tự nhiên.
Con người là một thực thể tự nhiên, con người cũng có như động vật khác
như nhu cầu về sinh lý và cũng có các hoạt động bản năng. Nhưng giải quyết
những nhu cầu đó ở con người có bước tiến xa hơn so với động vật. Chính quá
trình sinh thành, phát triển và mất đi của con người qui định bản tính sinh học
trong đời sống con người. Như vậy, con người là một sinh vật có đầy đủ bản tính
sinh vật.
Đặc trưng quy định sự khác biệt của con người với thế giới loài vật là mặt
xã hội. Con người trong q trình tồn tại khơng chỉ tác động vào tự nhiên, làm
biến đổi thế giới tự nhiên mà con người còn quan hệ với nhau tạo nên bản chất
người, làm cho con người khác với con vật. Tính xã hội của con người biểu hiện

trong hoạt động sản xuất vật chất. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con
người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình
thành và phát triển ngơn ngữ tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Chính vì vậy, lao
động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời
hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
I.2

Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mới

quan hệ xã hội
Theo C.Mác con người là một động vật có tính chất xã hội với tất cả các nội
dung văn hóa, lịch sử của nó. Đây là điểm xuất phát để nghiên cứu con người của
triết học mác-xít.
5


Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác khẳng định: “Trong
tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” 2.
Rõ ràng, con người là con người hiện thực, sống trong những điều kiện lịch sử cụ
thể, trong một thời đại xác định. Thông qua các quan hệ xã hội con người bộc lộ
bản chất xã hội của mình.
Thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội đối với việc hình thành bản
chất con người, nhưng khơng có nghĩa là triết học Mác-Lênin coi nhẹ mặt tự
nhiên, phủ nhận cái sinh vật trong yếu tố cấu thành bản chất con người. Ở đây,
con người với tư cách là sản phẩm của tự nhiên, mặt khác con người là một thực
thể xã hội. Sự tác động qua lại giữa mặt sinh vật và mặt xã hội trong con người
tạo thành bản chất con người.
I.3

Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử

Khơng có giới tự nhiên, khơng có lịch sử xã hội thì khơng tồn tại con

người. Nhưng, điều quan trọng hơn cả là: con người luôn luôn là chủ thể của lịch
sử - xã hội. C.Mác đã khẳng định “ Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng
con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục... cái học thuyết ấy quên
rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục
cũng cần phải được giáo dục”3..
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm
cho hồn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hồn cảnh đó chính là
tồn bộ mơi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh
hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa
định hướng giáo dục. Thơng qua đó, con người tiếp nhận hồn cảnh một cách
tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt
động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người… Đó là biện chứng của mối
quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã
hội loài người.
2 C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Toàn tập. Tập 3. (1845-1847). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia, 1995. Bản điện
tử:
3 C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Toàn tập. Tập 3. (1845-1847). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia, 1995. Bản điện
tử:

6


CHƯƠNG II: SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO HỌC THUYẾT MÁC –
LÊ NIN VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI TRONG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
II.1 Vai Trị của Khoa Học và Cơng Nghệ
Khoa học - công nghệ (KH-CN) là động lực để thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Việt Nam đang trong q trình đẩy mạnh

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì vai trị của KH-CN ngày
càng quan trọng.
Qua nghiên cứu vai trị cụ thể của khoa học cơng nghệ đối với tăng trưởng
kinh tế, nhà kinh tế học P.A Samuelson và W.P. Nordhaus đã dùng các phân tích
của mình để tính tốn phần đóng gọp của khoa học cơng nghệ trong tăng trưởng
kinh tế Hoa Ký từ 1900 đến 1984 và đã rút ra kết luận: nhân tố khoa học cơng
nghệ giữ vai trị đặc biệt đối với tăng trưởng kinh tế 4.
Yếu tố đóng góp
GDP thực tế
Đóng góp đầu vào
- Vốn
- Lao động
- Đất đai

Tăng % hàng năm
3,2
1,1
0,5
0,5
0

% của tổng số
100
34
15
19
0

Giáo dục và tiến bộ khoa học kỹ
2,1

66
thuật
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay đã tạo ra thời cơ rất thuận
lợi để các nước đang phát triển nhanh chóng thực hiện Cơng nghiệp hóa đất
nước. Nhiều nhà kinh tế cũng dự báo rằng, trong giai đoạn tới “tương lai sẽ phụ
thuộc vào các quốc gia có tiềm năng ứng dụng” 5. Vì vậy, để nhanh chóng rút
ngắn thời gian CNH – HĐH, các nước đang phát triển phải quan tâm và khai thác
tốt những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, phát huy được
lợi thế là nước đi sau. Theo PGS. TS Trương Văn Trương, trường ĐH Khoa học,
4 P.A Samuelson và W.P. Nordhau, 1989, Kinh tế học tập II, Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội.
5 Nguyễn Doãn Quan, , 2011, Công nghệ Nanô: Tiềm năng và thách thức, Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, 8.2014

7


Đại học Huế nhận định : “KHNN & CNNN được coi là một bước ngoặc trong sự
phát triển khoa học và công nghệ hàng đầu của thế kỷ 21. Nước ta đang trong
quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH thì việc tranh thủ thời cơ ứng dụng ngay ngành
công nghệ kỳ diệu này vào sản xuất để đi tắt là một việc có ý nghĩa chiến lược.
Nếu khơng nhanh chóng đầu tư vào lĩnh vực này, chắc chắn khoảng cách giữa
chúng ta với các nước trên thế giới sẽ ngày một xa hơn”6.
Cách mạng khoa học và công nghệ đã làm thay đổi chiến lược kinh tế và
chiến lược thị trường. Sự xuất hiện của các ngành công nghệ cao đã làm cho
năng suất lao động được nâng lên vược bậc và thực sự hiệu quả hơn. Vì vậy, các
nước tư bản phát triển và các công ty xuyên quốc gia đều coi việc phát triển khoa
học công nghệ với các ngành công nghệ cao là con bài trong cạnh trang chiếm
lĩnh thị trường 7.
Có thể nói, thực chất của CNH – HĐH của các nước đang phát triển chính
là sự vận dụng thành tựu khoa học công nghệ dựa trên những đổi mới công nghệ

nhằm chuyển hệ thống kinh tế xã hội từ trạng thái năng suất thấp, hiệu quả thấp,
sử dụng lao động thủ cơng là chính, sang một hệ thống có năng suất cao, dựa trên
những phương pháp công nghiệp, những công nghệ tiên tiến.
II.2 Sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lê nin về bản chất của con
người trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011 - 2020
Trong thời đại ngày nay, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khơng thể
không dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học cơng nghệ hiện đại. C.Mác đã
từng nói: “Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo nên của cải thực sự
trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và vào số lượng lao động đã hao
phí… Chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào bước tiến bộ của
kỹ thuật hay là việc sử dụng khoa học ấy vào sản xuất. Đến một trình độ nào đó,
tri thức xã hội phổ biến biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp” 8. Nhận định này
6 Nguyễn Dỗn Quan, , 2011, Cơng nghệ Nanơ: Tiềm năng và thách thức, Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, 8.2014
7 Trương Khương, 2012, Vai trị của khoa học cơng nghệ trong tiến trình CNH-HĐH ở việt nam.
8 C.Mác và Ph.Ăngghen, 2000, Toàn tập, Tập 46, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.213 – 214.

8


của C.Mác ngày càng được thực tiễn phát triển khoa học và công nghệ và sản
xuất chứng minh khoa học cơng nghệ hiện đại ngày càng đóng vai trị then chốt
trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Từ quan điểm trên, Đảng và nhà nước Việt Nam coi phát triển khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước
nhanh và bền vững. Điều này đã được khẳng định tại Quyết định Phê duyệt
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020. Nghiên cứu
và ứng dụng khoa học và công nghệ là con đường tất yếu để nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế và đời sống xã hội, giải phóng sức sáng
tạo của lực lượng sản xuất, đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước...
Điều đó có nghĩa, chủ trương coi “khoa học công nghệ là nền tảng, động
lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Đảng ta là sự vận
dụng sáng tạo học thuyết Mác, lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật
của mỗi hình thái kinh tế xã hội, thể hiện rõ ràng quan điểm “phát triển mạnh mẽ
lực lượng sản xuất”. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất địi
hỏi chúng ta phải nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học và công nghệ.
Khoa học đã trở thành yếu tố tri thức không thể thiếu được của người lao
động, đã dần dần chiếm vị trí chủ đạo thay thế cho thói quen và kinh nghiệm
thơng thường. Chính vì vậy, việc tạo ra một đội ngũ cán bộ khoa học cơng nghệ
có đủ trình độ để quản lý nhà nước, tổ chức quản lý nền sản xuất và áp dụng
được những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất là một công
việc hết sức quan trọng và cấp thiết của chúng ta hiện nay.
Để nhanh chóng đi tắt, rút ngắn q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Đảng ta sớm nhận thấy nhân tố quan trọng để thực hiện chiến lược này là con
người với nguồn vốn tri thức khoa học, là phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao
năng lực khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế để tranh thủ vốn và cơng nghệ
nước ngồi. Rõ ràng chỉ vào một nền tảng con người, được trang bị tri thức khoa
học chúng ta mới có thể chủ động tích cực hội nhập quốc tế, biến những năng lực
9


khoa học cơng nghệ từ bên ngồi chuyển hóa thành năng lực nội sinh giúp chúng
ta tiến nhanh hơn nữa.
Trong mục tiêu chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011
– 2020 có nói đến 2015, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
dạt 9 – 10 người trên một vạn dân, đào tạo và sát hạch theo tiêu chuẩn quốc tế
5.000 kỹ sư đủ năng lực tham gia quản lý, điều hành dây chuyền sản xuất công
nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của đất nước. Người lao

động phải có năng lực sáng tạo, có khả năng áp dụng những thành tựu khoa học
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; có khả năng thu thập và xử lý thơng tin trong điều
kiện bùng nổ thơng tin, có sự nhạy bén, thích nghi và làm chủ khoa học kỹ thuật.
Họ cịn phải có năng lực tham gia hoạch định chính sách, lựa chọn giải pháp và
tổ chức thực hiện. Muốn có được năng lực trên đây, người lao động nhất thiết
phải có tri thức, kiến thức khoa học, vốn văn hóa và phải được đào tạo.
Và trong phần giải pháp, chiến lược có nêu lên phương hướng thu hút,
trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học kỹ thuật. Đây là con đường phát triển bền
vững của đất nước, con đường phát triển nhắm tới mục tiêu kép: vừa phát triển
kinh tế, vừa phát triển con người và xã hội. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá
nhân hoạt động khoa học và công nghệ phát huy tối đa năng lực và được hưởng
lợi ích xứng đáng từ kết quả hoạt động khoa học và công nghệ.
Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho thấy, sự
thành cơng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch
định đường lối, chính sách cũng như tổ chức thực hiện, nghĩa là phụ thuộc vào
năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Điều này càng khẳng
định vai trò quyết định của nguồn lực con người, chủ thể trực tiếp thực hiện hiện
tồn bố q trình phát triển khoa học và cơng nghệ của nước ta.

10


CHƯƠNG III: HẠN CHẾ CỦA VIỆC PHÁT HUY NGUỒN LỰC
CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ GIẢI PHÁP
III.1 Hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam trong chiến
lược phát triển khoa học và công nghệ
Hạn chế trong việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam, trước hết
chúng ta đề quá cao mặt xã hội, nặng động viên tinh thần; nhẹ mặt tự nhiên,
không quan tâm đúng mức tới nhu cầu vật chất, chưa thực sự chú ý tới lợi ích cá

nhân người lao động; có lúc, có nơi đã đồng nhất lợi ích cá nhân với chủ nghĩa cá
nhân, nên không phát huy mạnh mẽ được tính tích cực xã hội của người lao
động; vai trò của cá nhân bị lu mờ; tài năng cá nhân khơng được khuyến khích;
tính cách riêng của cá nhân không được thừa nhận.
Ở rất nhiều nước trên thế giới, càng đầu tư nhiều cho khoa học, càng tạo
điều kiện tốt cho các nhà khoa học, thì càng có lợi về kinh tế. Từ châu Âu, châu
Á cho đến Nam Mỹ, cũng đã nhận thấy động lực này, và ngày nay đang cạnh
tranh lại với Mỹ về lương và điều kiện làm việc cho khoa học để thu hút chất
xám. Để đuổi kịp thế giới, Việt Nam cũng phải tuân theo những qui luật trên.
Hiện tại lương cho giới khoa học Việt Nam đang quá thấp. Ngoài ra, cơ chế tài
chính lạc hậu và có rất nhiều rào cản. Hệ quả là khoa học kém phát triển, lãng phí
tiềm năng… Muốn phát triển khoa học, phải đầu tư, tạo điều kiện làm việc tốt và
trả lương xứng đáng cho khoa học.
Chất lượng trong nghiên cứu khoa học của Việt Nam cịn thấp, và đó chính
là lý do vì sao hiệu quả lao động trong nghiên cứu thấp. Muốn nâng chất lượng
nghiên cứu, thì trước hết phải thực sự coi trọng chất lượng, có những biện pháp
để đánh giá phân biệt chất lượng, và những chính sách đãi ngộ tương xứng với
chất lượng.
Chất lượng nghiên cứu và giảng dạy ở đại học liên quan trực tiếp đến vấn
đề con người. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục ở nước ta còn chưa kích thích
được tính sáng tạo của người học, chưa thực sự gắn kết lý luận với thực tiễn cuộc
11


sống, cho nên khơng ít sinh viên sau khi ra trường khó xin việc. Tình trạng tiêu
cực trong giáo dục còn đang phổ biến ở nhiều nơi, chất lượng giáo viên cịn hạn
chế. Những điều đó đang ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, trực tiếp ảnh hưởng
tới việc phát huy nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay.
III.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong Chiến lược phát triển khoa
học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020

Về những giải pháp phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 đã được
thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và được thông
qua tại Đại hội XI của Đảng (tháng 1-2011). Chiến lược phát triển nhân lực Việt
Nam thời kỳ 2011-2020 đã được Chính phủ thơng qua trong Quyết định số
579/QĐ-TTg, ngày 19-4-2011. Đó là những văn bản pháp lý quan trọng có tính
định hướng để phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020.
Tăng cường cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động nghiên cứu bằng cách
tăng kinh phí cho các đề tài nghiên cứu và đầu tư thêm cho các phịng thí nghiệm
phục vụ nghiên cứu.
Nâng cao vị thế của người các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khoa học
xã hội, kinh tế mũi nhọn, khoa học tự nhiên, y dược, công nghệ và kỹ thuật...
Cũng cần quan tâm, động viên kịp thời những tổ chức, cá nhân có tinh thần sáng
tạo, vượt khó để hồn thành nhiệm vụ. Việc khen thưởng đem lại giá trị tinh thần
vì đó là sự tơn vinh vì vậy phải có sự thừa nhận khách quan. Do vậy, việc khen
thưởng phải đảm bảo cơng bằng: đúng người, đúng thành tích, đúng mục đích
trọng tâm.
Hướng các nhả khoa học công bố nghiên cứu trên các tập san khoa học
quốc tế, Có chính sách đãi ngộ và tưởng thưởng các nhà khoa học trẻ có cơng
trình cơng bố quốc tế. Khuyến khích các tập san khoa học Việt Nam vươn đến
tầm quốc tế.
Trong công tác đào tạo cần song hành giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Phát huy những tiềm năng nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao chất lượng hoạt
động nghiên cứu khoa học và thực hiện mục tiêu “mỗi trường đại học là một viện
nghiên cứu”.
12


13



KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta vẫn
nhất quán coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,
là nền tảng và động lực đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây
cũng là một trong những biểu hiện cụ thể đường lối “Phát triển mạnh mẽ lực
lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao” - đường lối dựa
trên cơ sở lý luận khoa học học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa
Mác - Lênin.
Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì con người ln ở vị trí trung
tâm của sự phát triển và giữ vai trò quyết định. Con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển xã hội. Người lao động đã được Lênin khẳng định là
“lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại” 9. Trong các yếu tố tham gia vào q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố con người được coi là yếu tố cơ bản.
Xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam tức là xây dựng con người Việt Nam có đủ
tầm vóc, tố chất, tiêu chuẩn, tài đức, đủ sức đảm đương công việc được giao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự ABC)
[2], [3] C.Mác và Ph.Ăng-ghen, 1995, Tồn tập,Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, Bản điện tử: .
[8] C.Mác và Ph.Ăngghen, 2000, Tồn tập, Tập 46, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.213 – 214.
[5], [6] Nguyễn Doãn Quan, , 2011, Công nghệ Nanô: Tiềm năng và thách thức,
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, 8/2014.
[4] P.A Samuelson và W.P. Nordhau, 1989, Kinh tế học,Tập II, Học viện Quan
hệ Quốc tế, Hà Nội.

9 V.I.Lênin, 1977, Toàn tập, Tập 38, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, tr.430

14



[7] Trương Khương, 2012, Vai trị của khoa học cơng nghệ trong tiến trình
CNH-HĐH ở việt nam.
[1] Văn Đình Tuấn, 2011, Nguồn nhân lực trong công cuộc CNH, HĐH ở nước
ta, Trang thơng tin điện tử Trường Chính trị Nghệ An, 8/2014.
[9] V.I.Lênin, 1977, Toàn tập, Tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.430.

15



×