Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Vận dụng quan điểm của triết học Mác Lenin về vấn đề con người trong chiến lược phát triển con người ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.93 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Con người vẫn luôn là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của
các triết gia từ xưa đến nay. Có nhiều quan điểm về con người khác
nhau, từ những quan điểm tôn giáo mang nặng tính dị đoan, quan điểm
duy tâm của Hegel hay tiến bộ hơn là quan điểm của Feuerbach. Tuy
nhiên, chỉ đến nguyên lí Mác Lenin thì cách nhìn nhận về con người mới
hoàn toàn đứng trên quan điểm duy vật. Hơn thế, quan điểm của Mác
Lenin về vấn đề con người đã trở thành kim chỉ nam cho những chính
sách phát triển con người của Việt Nam hiện nay.
Nhận thức được sự quan trọng của vấn đề con người cũng như phương
hướng phát triển con người của Việt Nam hiện nay, em xin được chọn
“Vận dụng quan điểm của triết học Mác Lenin về vấn đề con người trong
chiến lược phát triển con người ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài học kì.
Đây là lần đầu tiên cá nhân em hoàn thành bài tiểu luận bộ môn Những
nguyên lí của chủ nghĩa Mác Lenin nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong thầy cô dành thời gian đọc và xem xét!
NỘI DUNG
I. Nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề con người
Vấn đề con người, theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ nội dung nghiên
cứu các khoa học xã hội và nhân văn. Đây là vấn đề chung nhất, cơ bản
nhất mà các học thuyết triết học từ cổ đại đến nay đã đặt ra và giải quyết
bằng nhiều cách khác nhau. Chủ nghĩa Mác Lê nin thực chất là học
thuyết về giải phóng con người và vấn đề con người là nội dung cơ bản
của triết học Mác Lênin. Với chủ nghĩa Mác Lenin, nhiều khía cạnh của
vấn đề con người đã được giải quyết.
1. Khái niệm con người

1


Con người là một sinh vật có tính xã hội, vừa là sản phẩm cao


nhất trong quá trình tiến hóa của tự nhiên và lịch sử xã hội, vừa là
chủ thể sáng tạo mọi thành tựu văn hóa trên Trái đất.
2. Nguồn gốc và bản chất con người
Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, Mác
đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm con người, cũng
như bản chất con người. Trong đó, phân biệt rõ hai mặt trong khái
niệm con người: mặt sinh vật và mặt xã hội.
Về mặt sinh vật, trước hết Mác thừa nhận con người là động vật
cao cấp nhất, sản phẩm của sự tiến hóa lâu dài của giới sinh vật.
Con người phải “đấu tranh” để tồn tại, ăn uống và duy trì giống nòi.
Mác cũng nhìn nhận con người ở tính xã hội. Trước hết là bởi bản
thân hoạt động sản xuất của con người mang tính xã hội. Trong hoạt
động sản xuất, con người không thể tách được khỏi xã hội. Thứ hai,
tính xã hội ở con người biểu hiện ở hoạt động và giao tiếp xã hội.
Hoạt động con người không phải theo bản năng mà là hoạt động có
ý thức. Tư duy con người phát triển trong hoạt động và giao tiếp xã
hội.
3. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Quan hệ giữa các nhân và xã hội là vấn để có vị trí quan trọng
đặc biệt trong học thuyết Mác.
Khái niệm cá nhân chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội
nhất định với tư cách một cá thể, một thành viên của xã hội ấy. Cá
nhân do những đặc điểm riêng biệt của mình mà phân biệt với
những thành viên khác của xã hội.
Xã hội bao giờ cũng do các nhân hợp thành. Những cá nhân trên
sống và hoạt động trong những nhóm, cộng đồng, tập đoàn xã hội
khác nhau do điều kiện lịch sử củ thể quy định. Bất cứ xã hội nào
cũng được cấu thành bởi những con người cụ thể, cá nhân sống.
Trong bất cứ xã hội nào, mối quan hệ của con người và xã hội
cũng là không thể tách rời. Vì các nhân là hiện tượng có tính lịch sử

2


nên quan hệ giữa cá nhân và xã hội biến đổi trong sự phát triển của
lịch sử. Điều đó không chỉ liên quan tới trình độ văn hóa, văn minh
mà liên quan tới sự thay đổi của phương thức sản xuất, hình thái
kinh tế xã hội. Chỉ khi thay đổi hình thái kinh tế- xã hội thì quan hệ
cá nhân- xã hội mới có thay đổi căn bản.
4. Vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử
Trước chủ nghĩa Mác Lenin, cũng có những nhà tư tưởng tập
trung nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên có người đề có vai trò quần
chúng nhân dân lại không nhận thức được vai trò đó một cách khoa
học. Có người đề cao vai trò quần chúng nhân dân lại phủ nhận
hoàn toàn vai trò các chủ nghĩa cá biệt.
Chủ nghĩa Mác Lenin chứng minh một cách khoa học vai trò
quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử và xác định đúng
đắn mối quán hệ giữa vai trò cá nhân và vai trò quần chúng trong sự
phát triển của toàn xã hội.
Vai trò quần chúng thể hiện ở các mặt sau đây:
- Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội.
- Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách
mạng xã hội.
- Quần chúng nhân dân có vai trò to lớn, không thể thay thế trong
sản xuất tinh thần.
Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ thực tiễn đến tinh thần tư
tưởng thì quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong
lịch sử.
Vai trò cá nhân và quần chúng không tác rời nhau. Cá nhân kiệt
xuất ưu tú là con đẻ của quần chúng nhân dân, trí tuệ của họ bắt
II.


nguồn từ quần chúng nhân dân.
Vấn đề con người trong chiến lược phát triển con người ở Việt Nam
hiện nay
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm (khoá VIII), Đảng
ta đã có sự đánh giá đúng đắn, khách quan về những thành tựu, những yếu
kém của con người Việt Nam trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực hoạt
3


động, phản ánh ngày càng đầy đủ, toàn diện và kịp thời cả những mặt
mạnh, ưu điểm lẫn những hạn chế, khiếm khuyết của con người Việt Nam
hiện nay.
1. Điểm mạnh của con người Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất, trong công cuộc đổi mới đất nước, trong điều kiện mới
của khu vực và thế giới, con người Việt Nam vẫn luôn gắn bó mật
thiết với những giá trị văn hoá truyền thông, với những phẩm giá
của dân tộc mà điểm nổi bật là tinh thần yêu nước, ý thức độc lập
dân tộc, tự lực, tự cường, đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Biểu hiện
của điểm mạnh này là thái độ tích cực của mỗi công dân trước vận
mệnh của Tổ quốc, trước các chuyển đổi về kinh tế, xã hội hiện nay.
Thứ hai, con người Việt Nam vẫn luôn thể hiện đức tính cần cù,
sáng tạo trong mọi hoạt động. Đức tính này là một giá trị đặc trưng,
chiếm vị trí xứng đáng trong bảng giá trị về nhân cách của con
người Việt Nam. Thái độ tích cực của con người Việt Nam trong
định hướng và lựa chọn giá trị này là điều kiện hết sức thuận lợi cho
công tác giáo dục, từ giáo dục truyền thống, lối sống đến giáo dục
đạo đức, nhân cách con người hiện đại... nhằm phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Thứ ba, nét đặc trưng của đời sống tinh thần, của phẩm giá của

con người Việt Nam là truyền thông cộng đồng, lòng nhân ái, nhũng
tình cảm vị tha và khoan dung... vẫn được giữ vừng, phát huy trong
điều kiện mới của đất nước. Những giá trị mang tính nền tảng cốt
lõi ấy là cơ sở để phát triển tính nhân văn và xây dựng văn hoá Việt
Nam hiện đại, tiên tiến, mang bản sắc dân tộc. Có thể khẳng định
rằng, đây là một thuận lợi căn bản để chúng ta thực hiện chương
trình văn hoá trong toàn xã hội đối với các thế hệ con người Việt
Nam hiện nay và mai sau.
Thứ tư, con người Việt Nam vẫn giữ được truyền thông hiếu học,
tôn sư trọng đạo và sự hình thành, phát triển các giá trị mới của văn
4


hoá và con người đã chứng minh sự kết hợp giữa truyền thống với
hiện đại trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Thứ năm, trong công cuộc đổi mới, mô hình gia đình truyền
thống đang có những biến đổi lớn, phức tạp do sự tác động của kinh
tế hàng hoá, cơ chế thị trường, do những biến đổi của xã hội đang
quá độ lên CHXH... Tuy vậy, những giá trị tinh thần, đạo lý của gia
đình truyền thông vẫn được giữ vững, có ảnh hưởng tích cực trong
đời sống gia đình Việt Nam, vẫn là nhân tố quan trọng đảm bảo sự
ổn định và phát triển bền vững của xã hội.
2. Một số yêu kém trong con người Việt Nam hiện nay
Đất nước chúng ta chịu ảnh hưởng nặng nề tính phong kiến của
Trung Quốc do qua gần một thế kỷ chịu ách đô hộ của Trung Quốc
đã hình thành con người Việt Nam mang tính gia trưởng nặng nề,
chính điều này làm cho sự phát triển về giới chưa được toàn diện,
vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong gia đình và xã hội. Điều
này đã bóp chết sự giải phóng phụ nữ khỏi những công việc nội trợ

gia đình, thoát khỏi tư tưởng nề hà phong kiến để đóng góp vào sự
phát triển kinh tế và xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Phong cách sản xuất nhỏ biểu hiện trong thói quen, tập quán, lối
sống và cách ứng xử, nếp suy nghĩ, lề thói làm ăn... của người Việt
Nam vẫn đang là những cản trở không nhỏ đối với sự nghiệp công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Những mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động tiêu cực tới sự
phát triển con người Việt Nam. Một trong những biểu hiện rõ nét của
xu hướng này là sự suy giảm về mặt đạo đức của không ít người,
nhất là lớp trẻ, thậm chí của cả một số cán bộ, đảng viên thoái hoá,
biến chất.
Cùng với đó là sự xuất hiện các yếu tố tiêu cực khác, như chủ
nghĩa cục bộ, địa phương, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, đề
cao quá mức tiện nghi vật chất, xa hoa, lãng phí, sự phát triển chủ
5


nghĩa cá nhân vị kỷ biểu hiện trong lối sống, trong cách ứng xử giữa
người với người. Những tiêu cực này đang ảnh hưởng đến ý thức tư
tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta.
Vấn đề đặt ra ở đây chính là vấn đề quan hệ con người trong nền
kinh tế thị trường, là ý thức về trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của
cá nhân đối với những người thân trong gia đình, đối với cộng đồng
và toàn xã hội. Nếu không đặt vấn đề giáo dục truyền thống, nếu
không chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống... một cách đúng mức cả
trong gia đình, nhà trường lẫn xã hội thì tình trạng suy thoái đạo đức
chẳng những không sớm được ngăn chặn, mà còn đứng trước nguy
cơ tiếp tục gia tăng. Ý thức pháp luật còn kém, hiện tượng biết sai
vẫn còn, lách luật, chống luật, phá luật, mù luật. Con người Việt
Nam làm việc theo cảm tính không theo một quy cũ nào, không nhất

quán trong công việc, tính độc lập tác chiến cao tuy nhiên tính làm
việc nhóm tổ không tốt. Dẫn đến công việc cứ bị ù nề không nhanh
và giải quyết công việc, vấn đề không tốt. Phương pháp tư duy yếu,
điều này bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước do công việc
phó mặc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết tốt thì được mùa, thời tiết
xấu thì mất mùa. Ngoài ra chính nền nông nghiệp lúa nước đã ảnh
hưởng đến con người Việt Nam có năng lực tổ chức thực tiễn kém.
Con người Việt Nam cần cù lao động tuy nhiên tư tưởng dễ thỏa mãn
đã hạn chế khả năng phát huy năng lực của người Việt Nam. Người
Việt Nam thông minh sáng tạo tuy nhiên chỉ giỏi đối phó tình cảnh
thiếu tầm nhìn dài hạn không chủ động. Trong công việc thì khéo léo
tuy nhiên không chịu làm tới cùng chỉ làm cho xong việc không quan
tâm kết quả như thế nào. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc học tập
nghiên cứu, ít khi học tới nơi tới chốn mặc dù người Việt Nam rất
ham học hỏi và có khả năng tiếp thu nhanh. Dẫn đến kiến thức không
có hệ thống, mất căn bản. Có tinh thần tương thân tương ái song
6


trong trường hợp khó khăn thì bần hàn. Người Việt Nam có tính hiếu
khách tuy nhiên nhiều khi dẫn đến việc hoang phí. Yêu hòa bình
nhẫn nhịn song nhiều khi hiếu chiến hiếu thắng vì những lí do tự ái
lặt vặt dễ đánh mất đại cuộc.
3. Mô hình xây dựng con người Việt Nam hiện nay
Trong thời kỳ hiện nay, vận mệnh đất nước đã đổi mới thời kỳ đất
nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thời kỳ khoa học thế giới
phát triển mạnh mẽ với những thành tựu lớn trong khoa học. Thì con
người Việt Nam cũng phải có những phẩm chất nhất định để bắt kịp
thời cuộc, theo kịp sự phát triển của thế giới và khu vực. Điều này,
làm cho con người Việt Nam phải thay đổi để có thể đáp ứng được

các yêu cầu hội nhập thế giới và thời đại. Để đảm bảo cho sự phát
triển này cần phải có mô hình xây dựng con người Việt Nam phù hợp
với thời đại đáp ứng được nhu cầu của nên văn hóa mới, khoa học
mới trên cơ sở xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Theo thực tiển phát triển hiện tại của xã hội và khoa học nước ta
nói riêng và thế giới nói chung đòi hỏi con người Việt Nam những
phẩm chất sau: Định hướng xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện. Xây dựng con người "có ý thức làm chủ, ý thức trách
nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn
hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân
chính", "xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính
trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức
cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống
có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn
hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế
thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu
nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Để thực
hiện và xây dựng mô hình con người Việt Nam hiện nay xã hội và
đất nước cần có những chính sách và biện pháp sau: Một là, xây
7


dựng và hoàn thiện hệ thống các giá trị mới cua con người việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế. Có thể nói, đây là một đòi hỏi rất cao và mới đối với văn hoá. Bởi
vì, trong những năm qua, cuộc vận động xây dựng con người mới
tuy có bề rộng, nhưng chưa sâu, chưa bền vững ít hiệu quả và chưa
hình thành được dư luận xã hội định hướng các chuẩn mực giá trị
mới. Đây là một yêu cầu có tính bao quát, tổng thể, đồng thời là cơ
sở và định hướng giải quyết các nhiệm vụ trước mắt. Từ những điểm

mạnh của con người Việt Nam đã được Đảng xác định, cần cụ thể
hoá thành những tiêu chí, chuẩn mực phù hợp với từng giới, từng
ngành, từng địa phương đơn vị. Đó là các phẩm chất: có tinh thần
yêu nước, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có tinh
thần đoàn kết, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, tôn trọng
kỷ cương phép nước, cần cù lao động và có ý thức học hành.
Kết luận
Như vậy, vấn đề phát triển con người ở Việt Nam vào thời đại công nghiệp
hóa hiện đại hóa ngày nay đã nhận được sự quan tâm đúng đắn của Nhà
nước. Nhờ vậy mà trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, tính chủ động của
người Việt ngày một tăng cao. Nề kinh tế của Việt nam ngày một phát triển
và đạt được các thành tựu to lớn. Với một nước có xuất phát điểm kinh tế
thấp, hiện nay, Việt Nam đã vươn lên là một nước có vị trí quan trọng trong
khu vực, nhân dân đã có cơm ăn áo mặc, đói nghèo giảm nhanh. Điều đó
càng khẳng định tầm quan trọng của vấn đề con người và phát triển con
người. Việc vận dụng quan điểm triết học Mác Lenin vào vấn đề trên giúp
Việt Nam sớm hoàn thành các mục tiêu, tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác- Lênin, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
2. Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Leenin,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia
3. Giáo trình triết học, Nhà xuất bản đại học Sư phạm
4.
5. Văn kiện đại hội VI, VII, VIII
6. Một số nhận thức mới về con đường XHCN của Việt Nam (1992),
PGs.Ts. Đào Duy Quát, nhà xuất bản Tư tưởng Văn hóa


9



×