Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.87 KB, 10 trang )



Tiểu luận Triết học GVHD : TS. Bùi Văn Mƣa


CH1301062 – Bùi Lê Thuận Trang 1
MỞ ĐẦU
Triết học và khoa học tự nhiên đều là những “công cụ” để giải thích thế
giới khách quan làm cho con ngƣời có thể hiểu đƣợc bản chất của thế giới và có
thể nắm vững đƣợc những quy luật vận động của nó.
Triết học và khoa học tự nhiên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát
triển tƣ duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể đem lại.
Ăngghen đã chỉ rõ “mỗi khi khoa học tự nhiên có những phát minh mang tính
chất vạch thời đại thì chủ nghĩa duy vật không thể không thay đổi hình thức của
nó”. Lịch sử các khoa học tự nhiên cũng đã cho thấy tác dụng quan trọng của hệ
tƣ tƣởng, đặc biệt là tƣ tƣởng triết học đối với quá trình khái quát những tài liệu
khoa học.
Bài tiểu luận với đề tài “Mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên”
gồm 2 phần :
 Chƣơng 1: Trình bày vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển
của triết học. Trong chƣơng này sẽ cho thấy sự tác động của khoa học tự nhiên
đối với triết học trƣớc Mác và đây là một trong những tiền đề của sự ra đời và
phát triển của triết học Mác-Lênin.
 Chƣơng 2 : Trình bày vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa
học tự nhiên, qua đó thấy đƣợc phép biện chứng duy vật mang yếu tố quyết định
và là phƣơng pháp luận duy nhất đúng đắn của khoa học tự nhiên hiện đại.



Tiểu luận Triết học GVHD : TS. Bùi Văn Mƣa



CH1301062 – Bùi Lê Thuận Trang 2
CHƢƠNG I : VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC
1.1. Khoa học tự nhiên và sự phát triển của triết học trƣớc Mác
Triết học ra đời vào khoảng từ thế kỷ VIII trƣớc Công nguyên với những
thành tự rực rỡ trong các nền triết học cổ đại ở Hy Lạp, Trung Quốc và Ấn Độ.
Do trình độ nhận thức trong giai đoạn này còn thấp dẫn đến việc chƣa hình thành
các bộ môn khoa học độc lập có đối tƣợng và phƣơng pháp riêng nên tri thức triết
học và tri thức khoa học quyện vào nhau dƣới hình thức triết học tự nhiên. Các
nhà tƣ tƣởng cổ đại Hy Lạp đã trở thành những ngƣời đầu tiên phát họa ra bức
tranh chung về thế giới mà đại thể là đúng đắn vì nó dựa trên quan điểm duy vật
chất phát và phép biện chứng thơ ngây. Thời kỳ trung cổ, ở Tây Âu khi quyền
lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở thành nô
lệ của thần học. Nền triết học tự nhiên bị thay bằng nền triết học kinh viện. Triết
học lúc này phát triển một cách chậm chạp trong môi trƣờng chật hẹp của đêm
trƣờng trung cổ.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một cơ sở
tri thức vững chắc cho sự phục hƣng triết học. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn,
đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành
nhất là các khoa học thực nghiệm đã ra đời với tƣ cách là những khoa học độc
lập. Sự ra đời các ngành khoa học độc lập này từng bƣớc làm phá sản tham vọng
của triết học muốn đóng vai trò "khoa học của các khoa học". Triết học Hêghen
là học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng đó. Hêghen tự coi triết học của
mình là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức, trong đó những ngành khoa học
riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.
Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực
nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm và
tôn giáo và đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII
ở Anh, Pháp, Hà Lan, với những đại biểu tiêu biểu nhƣ Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ

(Anh), Điđrô, Henvêtiuýt (Pháp), Xpinôda (Hà Lan) Tuy nhiên, chủ nghĩa duy


Tiểu luận Triết học GVHD : TS. Bùi Văn Mƣa


CH1301062 – Bùi Lê Thuận Trang 3
vật giai đoạn này thực tế là chủ nghĩa duy vật hoàn toàn cơ giới. Điều này phù
hợp với trạng thái khoa học tự nhiên thời đó khi mà vật lý học, hóa học và sinh
vật học còn đang trong thời kỳ ấu trĩ và tuyệt đối không thể làm cơ sở cho một
quan niệm chung về tự nhiên. Trong tất cả các khoa học tự nhiên chỉ có cơ học
về trọng lực là đã đạt tới một mức độ hoàn bị nào đó; hóa học và sinh vật học còn
ở trình độ phôi thai; cơ thể của thực vật và động vật chỉ mới đƣợc nghiên cứu
một cách thô sơ và ngƣời ta giải thích nó bằng những cách cơ giới; địa chất học
hoàn toàn chƣa ai biết đến; tƣ tƣởng về sự tiến hóa cũng chƣa đƣợc xác lập một
cách khoa học.

1.2. Khoa học tự nhiên với sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin
Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu
thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Điều đó đƣợc cắt nghĩa bởi
mối liên hệ khăng khít giữa triết học và khoa học nói chung, khoa học tự nhiên
nói riêng. Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển
mạnh với nhiều phát minh quan trọng, cung cấp cơ sở tri thức khoa học để phát
triển tƣ duy biện chứng vƣợt khỏi tính tự phát của phép biện chứng cổ đại, đồng
thời thoát khỏi vỏ thần bí của phép biện chứng duy tâm, làm bộc lộ rõ tính hạn
chế và sự bất lực của phƣơng pháp tƣ duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới.
Ba phát minh lớn trong khoa học tự nhiên đầu thế kỉ XIX là tiền đề khoa
học tự nhiên cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
 Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lƣợng: chứng minh đƣợc sự
chuyển hóa năng lƣợng bắt nguồn từ sự khám phá ra đƣơng lƣợng cơ học của

nhiệt. Điều này đã chứng minh đƣợc tất cả những nguyên nhân tác động trong tự
nhiên, trƣớc đây vẫn tồn tại một cách bí mật không thể giải thích đƣợc, đều là
những hình thái, những phƣơng thức tồn tại đặc biệc của cùng một năng lƣợng,
tức là của sự vận động. Sự thống nhất của mọi vận động trong tự nhiên không
còn là một quyết đoán triết học, mà đã là một sự kiện khoa học.
 Thuyết tế bào : coi tế bào hữu cơ nhƣ một đơn vị từ đó mọi cơ thể từ
thấp nhất sinh ra và lớn lên bằng cách sinh sôi ra và phân hóa. Phát minh này đã


Tiểu luận Triết học GVHD : TS. Bùi Văn Mƣa


CH1301062 – Bùi Lê Thuận Trang 4
phá tan cái màn bí mật bao phủ lên quá trình phát sinh, trƣởng thành và cấu tạo
của các cơ thể. Điều kỳ diệu, trƣớc đây không thể hiểu nổi, đã hiện ra dƣới hình
thức một quá trình diễn biến theo một quy luật giống nhau về căn bản đối với tất
cả những cơ thể đa bào.
 Thuyết tiến hóa của Đácuyn : Tiến hóa luận lần đầu tiên đƣợc Đácuyn
xây dựng lên và trình bày một cách có hệ thống. Nhờ đó mà không những cắt
nghĩa đƣợc những sản phẩm tiêu biểu của đời sống hữu cơ hiện đang tồn tại, mà
còn có thể xây dựng đƣợc cơ sở cho sự nghiên cứu tiền sử của trí tuệ loài ngƣời.
Nếu không có cái tiền sử này, thì sự tồn tại của bộ óc biết suy nghĩ của con ngƣời
vẫn còn là một sự kỳ lạ.
Ba phát hiện vĩ đại đó cùng những thành tựu lớn lao khác của khoa học tự
nhiên khác có thể kể đến nhƣ thuyết tƣơng đối hẹp (1905) và thuyết tƣơng đối
rộng (1916); thuyết lƣợng tử (1900); lý thuyết kết cấu nguyên tử lƣợng tử hoá
(1913); lý thuyết cơ học lƣợng tử (1925), lý thuyết thông tin, lý thuyết điều khiển
(những năm 40 của thế kỷ XX); lý thuyết cô lập, lý thuyết phân hình, lý thuyết
hỗn độn, (những năm 70, 80 của thế kỷ XX)… mà dựa vào đó, chúng ta có thể
vạch ra những nét chung và toàn bộ, mối liên hệ giữa các quá trình của tự nhiên

trong các lĩnh vực riêng biệt, và cả mối liên hệ giữa các lĩnh vực riêng biệt ấy.
Do đó, có thể trình bày một bức tranh tổng quát về toàn bộ tự nhiên coi nhƣ một
chỉnh thể, một hình thức có hệ thống, bằng các tài liệu do chính các khoa học tự
nhiên thực nghiệm cung cấp.
Những thành tựu của khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng không thể
thiếu đƣợc cho sự ra đời của triết học Mác. Những phát minh lớn của khoa học tự
nhiên làm bộc lộ rõ tính hạn chế, chật hẹp và bất lực của phƣơng pháp tƣ duy
siêu hình trong việc nhận thức thế giới, đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoa
học để phát triển tƣ duy biện chứng, hình thành phép biện chứng duy vật. Những
thành tựu mới của khoa học tự nhiên không ngừng xác nhận và thúc đẩy triết học
Mác – Lênin tiến lên.




Tiểu luận Triết học GVHD : TS. Bùi Văn Mƣa


CH1301062 – Bùi Lê Thuận Trang 5
CHƢƠNG II : VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
2.1. Chủ nghĩa duy tâm và phƣơng pháp siêu hình cản trở sự phát triển của
khoa học tự nhiên
Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trƣớc và
sản sinh ra giới tự nhiên; nhƣ vậy là đã bằng cách này hay cách khác thừa nhận
sự sáng tạo ra thế giới. Về phƣơng diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa
duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một
mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con
ngƣời. Vì vậy, tôn giáo thƣờng sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý
luận, luận chứng cho các quan điểm của mình. Chủ nghĩa kinh viện ra đời đã trở

thành nét đặc trƣng của triết học Tây Âu thời kỳ trung cổ. Đây cũng là triết học
chính thức chiếm độc quyền giảng dạy trong nhà trƣờng. Triết học này khi ra đời
là đã xác định nhiệm vụ “đầy tớ của thần học và bảo vệ trật tự phong kiến”.
Không những thế nhà thờ và tu viện còn nắm trong tay quyền lực chính trị và luật
pháp cho nên thời kỳ này cả khoa học và triết học không phát triển đƣợc. Các nhà
khoa học và thần học không thoát ra khỏi sự giải thích và bình luận của kinh
thánh, nên xét về mặt phát triển thì đây là một bƣớc thụt lùi.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy
vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao
vào thế kỷ thứ XVII, XVIII. Chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động
mạnh mẽ của phƣơng pháp siêu hình, máy móc - phƣơng pháp nhìn thế giới nhƣ
một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo lên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập
và tĩnh tại. Mặc dù có vai trò to lớn trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa duy
tâm và tôn giáo, tuy nhiên quan niệm về tự nhiên của chủ nghĩa duy vật giai đoạn
này không thể phù hợp đƣợc với phép biện chứng và khoa học tự nhiên cận đại.
Phƣơng pháp siêu hình làm cho con ngƣời "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt
mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự
tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của


Tiểu luận Triết học GVHD : TS. Bùi Văn Mƣa


CH1301062 – Bùi Lê Thuận Trang 6
những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất
sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng". Các
nhà khoa học tự nhiên bị sa lầy trong những phạm trù siêu hình, và tỏ ra bất lực
khi phải giải thích cho hợp lý, cụ thể nhƣ nhà hóa học siêu hình mà chƣa thể
phân tích đƣợc một cách cụ thể những quá trình hóa học thì tạo ra một lý luận về
cái lực đƣợc gọi là “ái lực hóa học”. Ngoài ra còn nhiều ngành khoa học khác

cũng bị rơi vào bế tắc khi theo quan điểm siêu hình. Ăngghen nhận định “trong
khoa học tự nhiên, do sự phát triển của bản thân nó, quan điểm siêu hình không
thể tồn tại đƣợc nữa”.

2.2. Phép biện chứng duy vật là phƣơng pháp luận duy nhất đúng đắn của
khoa học tự nhiên hiện đại
Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong
lịch sử phát triển triết học của nhân loại. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa một
cách có phê phán những thành tựu tƣ duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy
vật triết học triệt để, không điều hòa với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình.
Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng
trong lịch sử phát triển của triết học. Đoạn tuyệt triệt để với quan niệm "khoa học
của các khoa học", triết học mácxít xác định đối tƣợng nghiên cứu của mình là
tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trƣờng duy vật
triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tƣ duy.
Ăngghen nhận định “thoát khỏi chủ nghĩa thần bí, phép biện chứng trở thành một
tất yếu tuyệt đối với khoa học tự nhiên, khoa học này đã rời bỏ địa hạt mà trƣớc
kia trong đó chỉ có những phạm trù cố định cũng đủ”. Phép biện chứng là một
hình thức tƣ duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại, đem lại
phƣơng pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải
thích những mối quan hệ chung, những bƣớc quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu
này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác.
Trên cơ sở những tƣ tƣởng duy vật và biện chứng, triết học đã có những
dự kiến thiên tài trƣớc khoa học tự nhiên trên nhiều lĩnh vực và dành cho khoa


Tiểu luận Triết học GVHD : TS. Bùi Văn Mƣa


CH1301062 – Bùi Lê Thuận Trang 7

học tự nhiên nhiệm vụ chứng minh chi tiết. Điển hình là sau khi phân tích cuộc
cách mạng diễn ra trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
Lênin chỉ ra rằng những phát minh khoa học trong thời gian này và những phát
minh kế tiếp sau đó đã phá vỡ những quan niệm lý luận cũ, lỗi thời về mặt cấu
tạo và thuộc tính vật chất. Lênin xem đó là một quá trình tiến bộ và tiên đoán
rằng sự phát triển của khoa học sẽ tiếp tục đi theo con đƣờng phá vỡ những khái
nhiệm khoa học cũ. Tiên đoán này đã đƣợc chứng minh ngay sau đó, năm 1908,
V. Ốxvanđơ đã phải công khai thừa nhận sự thất bại của thuyết năng lƣợng sau
khi buộc phải thừa nhận tính thực tại của phân tử và nguyên tử mà trƣớc đây
Ốxvanđơ từng gay gắt phủ nhận. Năm 1913, khi N. Bo tạo ra mô hình nguyên tử
thì thì tính thực tải của nguyên tử và phân tử đã đƣợc tuyệt đại đa số các nhà bác
học thừa nhận, cho thấy chủ nghĩa duy tâm vật lý đầu thế kỷ XX đã thất bại hoàn
toàn. Trong vật lý học đã từng có quan niệm thống trị hàng bao thế kỷ cho rằng
không gian và thời gian, mặc dù tồn tại khách quan, nhƣng hoàn toàn không có
liên hệ gì với vật chất. Bất chấp ý kiến đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng, lần đầu
tiên, trên cơ sở duy vật, đã nêu lên tƣ tƣởng cho rằng không gian và thời gian là
các hình thức tồn tại của vật chất. Và sau này thuyết tƣơng đối đã chỉ ra các mối
tƣơng quan không gian – thời gian phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của vật, và
kế tiếp đó là lý thuyết hấp dẫn cũng chứng minh đƣợc bản thân các thuộc tính
không gian và thời gian phụ thuộc vào sự phân bố vật chất. Nhƣ vậy, trong cách
đặt vấn đề về đại thể, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đi trƣớc khoa học tự nhiên
cụ thể hàng mấy chục năm.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung, phép biện chứng duy vật nói
riêng đã góp phần giúp cho các nhà khoa học nhìn nhận đƣợc sự vật đúng nhƣ
chúng vốn có, nhờ đó giúp nhà khoa học sớm phát hiện ra đƣợc sự thật và xây
dựng các lý thuyết phản ánh sự vật một cách chính xác hơn, tránh đƣợc các sai
lầm phiến diện, giản đơn hay máy móc, giáo điều trong công tác nghiên cứu.




Tiểu luận Triết học GVHD : TS. Bùi Văn Mƣa


CH1301062 – Bùi Lê Thuận Trang 8
CHƢƠNG III : KẾT LUẬN
Lịch sử đã chứng minh rằng nếu thiếu quan điểm về phƣơng pháp luận
đúng đắn đối với các vấn đề về mối liên hệ lẫn nhau giữa các khoa học thì những
thành tựu lớn lao của một ngành khoa học này có thể sinh ra những xu hƣớng
không những không thúc sự phát triển của các ngành khác mà thậm chí còn cản
trở chúng. Phép biện chứng duy vật ra đời giúp nâng cao năng lực tƣ duy lý luận,
vạch ra nghệ thuật sử dụng phạm trù, khái niệm trong quá trình nghiên cứu của
khoa học tự nhiên hiện đại. Ăngghen đã khẳng định “một dân tộc muốn đứng
vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tƣ duy lý luận”. Và sự
phát triển của phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi sự phát triển của khoa học tự
nhiên, có thể thấy rằng những thành tựu khoa học tự nhiên là một trong những
tiền đề cho sự ra đời của triết học Mác.
Nhƣ vậy, triết học duy vật biện chứng tìm thấy ở khoa học tự nhiên những
cơ sở khoa học vững chắc của mình, còn khoa học tự nhiên tìm thấy trong triết
học duy vật biện chứng thế giới quan đúng đắn và phƣơng pháp luận sắc bén để
đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên.




Tiểu luận Triết học GVHD : TS. Bùi Văn Mƣa


CH1301062 – Bùi Lê Thuận Trang 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Slide bài giảng Triết học – TS. Bùi Văn Mƣa

[2] Giáo trình triết Mác – Lênin (Nhà xuất bản chính trị quốc gia)
[3] Lịch sử triết học (Nhà xuất bản giáo dục, nhà xuất bản chính trị quốc gia)
[4] Về Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên (Nguyễn Văn Nghĩa,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội – 1973)
[5] Mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng với khoa học tự nhiên (Lâm
Bá Hòa, Tạp chí khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng - 2010)




Tiểu luận Triết học GVHD : TS. Bùi Văn Mƣa


CH1301062 – Bùi Lê Thuận Trang 10
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I : VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC 2
1.1. Khoa học tự nhiên và sự phát triển của triết học trƣớc Mác 2
1.2. Khoa học tự nhiên với sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin 3
CHƢƠNG II : VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 5
2.1. Chủ nghĩa duy tâm và phƣơng pháp siêu hình cản trở sự phát triển của
khoa học tự nhiên 5
2.2. Phép biện chứng duy vật là phƣơng pháp luận duy nhất đúng đắn của khoa
học tự nhiên hiện đại 6
CHƢƠNG III : KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9



×