Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I 5
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SÀI GÒN – TÂN AN 5
2.2. Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức 8
3.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 14
1. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng nhân lực 16
1.1. Thị trường lao động 16
1.2. Đối thủ cạnh tranh 17
1.3. Nhu cầu tuyển dụng của Công ty 18
1.4. Uy tín của Công ty 19
1.5. Đặc điểm ngành nghề lĩnh vực kinh doanh 20
1.6. Một số nhân tố ảnh hưởng khác 21
2. Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH xây dựng Sài Gòn –
Tân An 21
2.1. Tình hình biến động nhân lực của Công ty qua những năm qua 21
2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty 25
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN
LỰC CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SÀI GÒN – TÂN AN 44
1.2. Định hướng cụ thể 45
2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty 46
2.1. Xác định mục tiêu của công ty và yêu cầu tuyển dụng 46
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 1
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
2.2. Lập kế hoạch tuyển dụng 47
2.3. Kiểm tra và duyệt 47
2.5. Nguồn tuyển dụng 48
2.6. Thu thập và phân loại hồ sơ 52
2.7. Về phương pháp tuyển chọn 52
2.8. Khám sức khỏe cho nhân viên mới 54
2.9. Thử việc và ký quyết định tuyển dụng 54
2.10. Các khuyến nghị khác 55
KẾT LUẬN 59
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 2
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế
giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước các cơ hội phát triển
và những thách thức mới. Điều đó đỏi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nếu
không muốn bị đào thải phải không ngừng làm mới và hoàn thiện mình.
Nhiều doanh nghiệp nhờ có sự thích ứng với tình hình mới đã nâng cao được
hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cũng như củng cố vị thế, nâng cao uy tín
của mình, đứng vững và phát triển trên thị trường đầy cạnh tranh. Nhưng bên
cạnh đó cũng có không ít những doanh nghiệp còn thụ động, phản ứng chậm
chạp với những biến động của nền kinh tế. Không phát huy được những thế
mạnh, khắc phục những điểm yếu của mình để kết cục là bị đào thải trong quy
luật vốn khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, con người luôn là một yếu tố rất
quan trọng và được coi là nguôn lực quyết định sự thành công hay thất bại của
một doanh nghiệp, nó quyết định các nguồn lực khác. Ngày nay với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
thì trước hết cần phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ phẩm chất
đạo đức, trình độ chuyên môn và có sự am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực nhằm
đáp ứng những yêu cầu mà hoạt động sản xuất kinh doanh đề ra. Có nhiều
yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, nguồn lực là một trong những
yếu tố đó: Nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân sự… Nguồn lực nào cũng
quan trọng và cùng hỗ trợ cho nhau tạo nên sự thành công của doanh nghiệp
ấy. Một doanh nghiệp cho dù có nguồn tài chính phong phú lớn mạnh cũng
trở nên vô nghĩa khi thiếu đi yếu tố con người.
Con người sẽ biến những máy móc thiết bị hiện đại phát huy có hiệu
quả hoạt động của nó trong việc tạo ra sản phẩm. Nói đến con người trong
một tổ chức không phải là một con người chung chung mà là nói tới số lượng
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 3
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
và chất lượng hay chính là năng lực phẩm chất, công suất, hiệu quả làm việc
của người lao động. Tất cả các hoạt động trong một doanh nghiệp đều có sự
tham gia trực tiếp hay gián tiếp của con người, nếu doanh nghiệp tạo lập sử
dụng tốt nguồn này thì đó là một lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp khác
trên thị trường.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết tìm kiếm,sử dụng
và biết khai thác nguồn lực này có hiệu quả nhất là đối với các doanh
nghiệp Việt Nam. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động
kinh doanh, để nâng cao chất lượng trong công tác quản trị nhân sự, công
tác tuyển dụng nhân sự để có một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
cao, có đạo đức… phải được đặt lên hàng đầu.
Là một sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân, trước thực trạng trên em đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty
TNHH xây dựng Sài Gòn – Tân An”
Đi vào nghiên cứu đề tài này, em chia làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty TNHH xây dựng Sài Gòn – Tân An
Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH xây
dựng Sài Gòn – Tân An
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty
TNHH xây dựng Sài Gòn – Tân An
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 4
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SÀI GÒN –
TÂN AN
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
1.2. Thông tin chung
Công ty xây dựng Sài Gòn – Tân An
-Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH xây dựng Sài Gòn-Tân An.
-Địa chỉ : Phương Liễu-Quế Vị-Bắc Ninh
-Số điện thoại: 02413 836 386
-Hình thức pháp lý : thuộc công ty TNHH
Công ty TNHH xây dựng Sài Gòn-Tân An là một doanh nghiệp dân
doanh được thành lập theo Quyết định số 155/UB-QĐ ngày 25/9/2000 của
UBND tỉnh Bắc Ninh.
Trụ sở chính của công ty TNHH xây dựng Sài Gòn-Tân An lúc đầu
mới thành lập đặt tại xã Phương Liễu-huyện Quế Vị-tỉnh Bắc Ninh.Sau 4
năm, trụ sở chính của Công ty TNHH Sài Gòn-Tân An được chuyển sang xã
Phương Liễu-huyện Quế Vị-tỉnh Bắc Ninh với tòa nhà khang trang hơn, được
xây 6 tầng, diện tích sử dụng là 850m2.
Công ty TNHH xây dựng Sài Gòn-Tân An ra đời khi tỉnh Bắc Ninh
còn rất nhiều khó khăn do vừa mới được tái lập (ngày 06/11/1996 tỉnh Bắc
Ninh được tái lập theo nghị quyết của Quốc hội khóa IV, kỳ họp 10).Với sự
phát triển chung của tỉnh nhà Công ty TNHH xây dựng Sài Gòn-Tân An cũng
không ngừng lớn mạnh.Quá trình kinh doanh của Công ty đã đáp ứng yêu cầu
về quy mô sản xuất, không ngừng tăng cường năng lực quản lý và điều hành
sản xuất, do đó sản xuất kinh doanh ngày càng có lãi, thu nhập của người lao
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 5
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
động ngày càng được nâng lên và Công ty cũng đóng góp ngày càng nhiều
cho xã hội.
Công ty TNHH xây dựng Sài Gòn-Tân An với chức năng hoạt động rộng
rãi đa ngành nghề: Xây dựng dân dụng, xây dựng giao thông cầu dường, xây
dựng thủy lợi, xây dựng đường điện, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng,
kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp.
Cùng với sự phát triển của xã hội công ty đã không ngừng cố gắng vươn
lên theo kịp nhị sống của thời đại và trưởng thành nhanh chóng cho kịp xu
hướng phát triển của nền kinh tế. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô
kinh doanh, cải tiến mặt hàng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết
hợp nội lực và ưu thế từ bên ngoài môi trường kinh doanh, công ty đã đạt
được những thành tựu nhất định và không ngừng phát triển, đưa tập thể bước
đi những bước vững chắc.
Chính nhờ sự cố gắng không ngừng vươn lên đó, từ khi chỉ là một đội ngũ
nhận thầu các công trình xây dựng dân dụng. Từ chỗ chỉ với mục đích giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động … Nhưng hiện nay công ty có
đông đảo các đội ngũ lao động ở nhiều các công trình hạng mục khác nhau
không chỉ xây dựng công trình dân dụng mà còn nhận cả công trình cầu
đường, đường điện…Bên cạnh đó công ty còn mở rộng quy mô sản xuất thêm
phân xưởng Mộc-Hàn. Vậy với sự phát triển đi lên phục vụ cho nền kinh tế
địa phương, Công ty TNHH xây dựng Sài Gòn-Tân An đã đăng ký mở rộng
thêm các ngành nghề sản xuất kinh doanh:
+ Xây dựng dân dụng, các khu công nghiệp, xây dựng giao thông cầu đường,
xây dựng thủy lợi, xây dựng đường điện
+ Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng
+ Kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 6
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
- Xây dựng dân dụng, các khu công nghệp, xây dựng giao thông, cầu đường,
thủy lợi, đường điện.
- Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp.
- Thiết kế tổng mặt bằng kiến trúc, nội thất và ngoại thất đối với các công
trình dân dụng.
2. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
Dựa vào đặc điểm ngành xây dựng, nhiệm vụ sản xuất mà đơn vị đảm
nhận, mặt khác để phù hợp với cơ chế kinh tế mới, Công ty đã không ngừng
hoàn thiện bộ máy quản lý làm cho bộ máy quản lý ngày càng gọn nhẹ nhưng
lại có hiệu quả. Hiện nay việc tổ chức thành các đội và các tổ lao động hợp lý
giúp Công ty trong việc quản lý lao động và phân công lao động của Công ty
thành nhiều vị trí thi công khác nhau, với nhiều công trình khác nhau một
cách có hiệu quả. Hiện nay, Công ty chỉ còn lại 3 phòng ban và 4 đội thi công
với các hạng mục công trình khác nhau cùng với 1 phân xưởng sản xuất. Ta
có thể thấy bộ máy quản lý của công ty như sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Công ty xây dựng Sài Gòn – Tân An
Hội đồng thành viên
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 7
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
2.2. Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức
Như vậy bộ máy của công ty tương đối gọn nhẹ và theo mô hình trực
tuyến-chức năng. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH xây dựng Sài Gòn-Tân
An bao gồm:
Một là, Hội đồng thành viên công ty
Hai là, Ban giám đốc công ty
Ba là, Các pòng ban chức năng
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư
- Phòng tài chính-kế toán
Bốn là, Các bộ phận sản xuất
- Các đội sản xuất và phục vụ sản xuất
+ Đội cầu đường
+ Đội xây dựng
+ Đội thủy lợi
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 8
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
KHKT vật
tư
Phòng Tài
chính-Kế toán
Đội
cầu
đường
Đội xây
dựng
Đội thủy
lợi
Phân xưởng
sản xuất
Đội cơ
giới
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
+ Phân xưởng sản xuất (Mộc- Hàn)
+ Đội cơ giới
2.3. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
a. Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên có
quyền hạn và nhiệm vụ:
- Quyết định phương hướng phát triển của công ty
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
- Thông tua báo cáo tài chính hàng năm phướng án sử dụng và phân phối lợi
nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty…
b. Giám đốc công ty
Là người đại diện công ty trước pháp luật, điều hành và quyết định mọi
hoat động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước
hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
c. Các phòng chức năng của công ty
+ Phòng tổ chức hành chính:
- Làm công tác tổ chức cán bộ và tổ chức công ty
- Làm công tác hành chính của công ty như tiếp khách, công văn, giấy tờ,
đánh máy vi tính, photocopy tài liệu và tổ chức sinh hoạt vật chất và tinh
thần cho cán bộ công nhân viên công ty.
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư:
- Đảm nhiệm công tác kế hoạch của doanh nghiệp và chỉ đạo giám sát về kỹ
thuật đối với toàn bộ các công trình do công ty thi công.
- Tổ chức công tác cung ứng vật tư đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công công
trình.
- Tổ chức nghiệm thu bàn giao các công trình đã hoàn thành và lập báo cáo
quyết toán đối với các công trình đã nghiệm thu bàn giao.
+ Phòng tài chính kế toán:
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 9
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
- Thực hiện các hoạt động tài chính của công ty.
- Tổ chức công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán của công ty
thực hiện theo luật kế toán của nhà nước.
d. Các bộ phận phục vụ sản xuất kinh doanh và các đội sản xuất
+ Đội xe của công ty:
- Điều độ và bố trí sắp xếp các loại xe, máy thi công cho các công trường và
phục vụ thi công các công trình.
- Tổ chức gìn giữ bảo quản, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ các loại xe, máy
thi công, đảm bảo cho xe và máy thi công có thể hoạt động được thường
xuyên.
+ Các đội thi công:
- Công ty có các đội thi công cầu đường, thủy lợi, xây dựng dân dụng và xây
dựng các công trình điện…
- Mỗi đội thi công có nhiệm vụ thi công các công trình cầu đường, thủy lợi
hoặc xây dựng dân dụng theo kế hoạch được giao.
+ Phân xưởng sản xuất:
- Phân xưởng mộc – hàn có chức năng sản xuất các bộ phận sản phẩm, chi
tiết phục vụ thi công công trình. Phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại
cửa gỗ, sắt khác để phục vụ thi công các công trình dân dụng cầu đường và
thủy lợi.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2007 – 2010
3.1. Về sản phẩm, dịch vụ
Công việc kinh doanh chủ yếu của công ty là xây dựng các hạng mục
công trình cộng nghiệp và dân dụng, nhận thầu các công trình xây dựng như
đường trong khu dân cư khu công nghiệp và các công trình hệ thống thoát
nước trong khu công nghiệp, các công trình nhà dân dụng…
Trải qua một chặng đường dài phát triển công ty đã nhận được rất nhiều
hợp đồng thi công, như hợp đồng thi công trong khu công nghiệp Quế võ, khu
công nghiệp tiên sơn và một số công trình vừa và nhỏ khác. Được các nhà đầu
tư tín nhiệm và đánh giá cao.
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 10
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
Ngoài ra công ty còn có phân xưởng sản xuất Mộc-Hàn cung cấp các
sản phẩm như cửa sắt, cửa gỗ, khung cửa, các sản phẩm phục vụ cho công
trình xây dựng…
Năm 2010,một năm tuy còn nhiều khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực cao
của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cũng như sự ủng hộ mạnh mẽ của
các đối tác khách hàng công ty đã vượt lên và hoàn thành vượt mức kế hoạch
bởi những công trình dân dụng thi công và các công trình cầu đường đem lại
doanh thu cho công ty là 60.770 triệu,tăng trưởng 240,01% so với năm
2009.Trong lĩnh vực thi công, công ty đã tạo được uy tín lớn trong những
công trình trọng điểm như Cầu Ngà vân dương ở Bắc Ninh,xây dựng khu nhà
ở cho công nhân số 2 ở khu công nghiệp Tiên Sơn,xây dựng con đường trong
khu công nghiệp Quế Vị….
3.2. Cơ sở vật chất máy móc thiết bị
Là một doanh nghiệp có quy mô vừa và hoạt động trên địa bàn rộng,
phức tạp nên công ty đã không ngừng nâng cao trang thiết bị cũng như cơ sở
vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như an toàn lao
động.
Do vậy công tác đầu tư máy móc trang thiết bị được công ty đặc biệt
quan tâm.Tính đến năm 2010 công ty đã đầu tư trên 10 tỷ đồng bằng nguồn
vốn đóng góp của đội ngũ cán bộ, công nhân viên để mua sắm các loại máy
móc chuyên dùng như: máy đào, máy đầm, máy ủi, máy vận thăng, máy
khoan, máy phát điện, ô tô, cần cẩu, giàn giáo, máy cắt, …
3.3. Về vốn
Với sự gia tăng về nhu cầu xây dựng hiện nay ở Bắc Ninh nói riêng và
cả nước nói chung, Công ty TNHH xây dựng Sài Gòn – Tân An đã nhận thức
nắm bắt được điều này. Để tiến hành được những dự án, bắt buộc mọi doanh
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 11
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
nghiệp đều phải có vốn. Công ty đã tạo được mọi nguồn vốn khá vững chắc,
hình thành từ nhiều nguồn khác nhau với quy mô ngày càng lớn.
Chính vì vậy đã đảm bảo cho các dự án của công ty được thực hiện liên
tục và hoàn thành đúng tiến độ.
Từ khi thành lập đến nay công ty luôn hoàn thành các công trình đúng
tiến độ. Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường đóng góp một phần không
nhỏ vào ngân sách nhà nước tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho
người lao động.
Như vậy, qua số liệu cho ta thấy tổng tài sản
của công ty ngày càng tăng:
- Năm 2008 tăng 51,71% so với
năm 2007
- Năm 2009 tăng 39,75% so với năm 2008
- Năm 2010 giảm 14,23% so với năm 2009
Tài sản của công ty không ngừng tăng qua các năm. Nhưng năm 2010
giảm 14,23% so với năm 2009 (do quản lý vốn chưa chặt chẽ). Qua bảng số
liệu ta thấy được lượng vốn lưu động trong tổng vốn chiếm tỷ lệ rất lớn. Điều
này cũng dê hiểu vì nguyên vật liệu trong nghành xây dựng luôn chiếm tỷ lệ
lớn trong tổng giá thành công trình. Vì vậy, muốn sử dụng có hiệu quả vốn thì
công ty cần luôn tập trung vào công tác huy động, bảo quản và sử dụng hợp lý
nguyên vật liệu.
3.4. Về lao động
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 12
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Tổng Vốn 14.590 22.135 30.934 26.532
Vốn lưu động 10.552 13.404 21.209 15.508
Vốn cố định 4.068 8.731 9.725 11.024
Bảng 1: Cơ cấu Vốn của Công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định sự phát triển của Công ty, vì vậy công ty luôn đặt mục tiêu xây dựng đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của
mình. Tính đến thời điểm 31/3/2011, tổng số lao động trong công ty là 345
người. Cơ cấu lao động cụ thể như sau:
Qua bảng số liệu về cơ cấu nhân sự ta thấy số lao động của Công ty đều
tăng qua các năm. Năm 2007 số lao động của công ty là 263 người, năm 2008
tăng thêm 42 người tăng khoảng 15,97%, năm 2009 tăng thêm 9,84% và năm
2010 tăng thêm 2,98% tức là 345 người. Các chỉ tiêu về nhân sự công ty phản
ánh việc phân chia cơ cấu nhân sự là khá rõ ràng, cơ cấu nhân sự của công ty
chủ yếu là lao động trực tiếp và đều nằm trong độ tuổi lao động , đặc biệt là
độ tuổi từ 25 – 45 là chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động, điều này cho ta
thấy lực lượng lao động rất phù hợp với ngành xây dựng cần những lao động
trẻ và có sức khỏe, cụ thể là: Lao động trực tiếp chiếm 91,26% năm 2007
trong tổng số lao động của Công ty, năm 2008 chiếm 91,80%, năm 2009
chiếm 92,54% và năm 2010 chiếm 91,89%. Đặc biệt là công ty có lực lượng
lao động với trình đại học là khá nhiều: Năm 2007 là 35 người chiếm 13,3%
trong tổng số lao động của công ty và số lượng này ngày càng tăng trong
những năm tiếp theo đến năm 2008 là 43 người chiếm 14,09%, năm 2009 là
47 người chiếm 14,03% tới năm 2010 giảm còn 45 người chiếm 13,04%. Đây
cũng là một điểm mạnh của công ty, đồng thời cũng là lợi thế khi tham gia dự
thầu các công trình có quy mô lớn, khi mà trên thị trường ngày càng xuất hiện
nhiều công ty xây dựng có quy mô và công nghệ mới hơn.
Nhìn vào bảng ta thấy số lao động theo hợp đồng thời vụ chiếm tỷ lệ
nhiều hơn so với những hợp đồng dài hạn như năm 2007 chiếm 55,14%, năm
2008 chiếm 60,66%, ,năm 2009 chiếm 58,81% và tới năm 2010 chiếm
59,43% trong tổng số lao động tương đương với 205 người. Đặc biệt số lao
động nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nữ và những năm sau tỷ lệ này
càng cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 13
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
năm 2007 lao động nam chiếm 95,82%, năm 2008 lao động nam chiếm
97,05%, năm 2009 lao động nam chiếm tới 96,42% đến năm 2010 lao động
nam chiếm 95,69% trong tổng số lao động. Năm 2008 so với năm 2007 lao
đông nam tăng thêm 44 người tương đương với 17,46% do tính chất công
việc cần lao động nam, đến năm 2009 so với năm 2008 tăng thêm 27 người
tương đương với 9,12%. Nếu như ở các nghành khác thì ta thấy tỷ lệ này là
không hợp lý nhưng tỷ lệ này là tỷ lệ của công ty xây dựng thì đây là một tỷ
lệ hợp lý. Vì sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng nằm ở mọi nơi
trên khắp vùng, các công trình không tập trung vì thế khi công ty thi công
công trình ở đâu thì thuê lao động theo thời vụ ở nơi thi công.
Bảng cơ cấu lao động của Công ty:
3.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Với chủ trương phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn của Hội đồng
thành viên công ty cộng với tinh thần hăng say lao động của Cán bộ công
nhân viên công ty, trong 4 năm gần đây công ty đã đạt được một số thành quả
trong sản xuất kinh doanh theo bảng dưới đây:
Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007-2010
Đơn vị
tính
2007 2008 2009 2010
Chỉ tiêu Số tuyệt
đối
So
với
2007
Số tuyệt
đối
So
với
2008
Số tuyệt
đối
So với
2009
Doanh thu Triệu 10.200 10.361 1,01 12.660 1,22 30.385 2,5
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 14
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
Chi phí Triệu 9.588 9.714 1,01 11.900 1,22 12.100 1,01
Lợi nhuận Triệu 612 622 1,01 760 1,22 508 0,67
Vốn Triệu 14.590 22.135 1,51 30.934 1,39 26.532 0,86
Lao động bình
quân
Người 120 150 1,25 200 1,33 250 1,25
Thu nhập
BQ/tháng
Đ/người 600.000 660.000 1,1 700.000 1,06 850.000 1,21
Doanh lợi VKD % 4,195 2,810 2,500 1,915
Doanh lợi
doanh thu
% 6,000 6,004 6,003 1,672
Thuế nộp NS Triệu 320 350 1,09 411 1,17 826 2,01
Đúng gỉ XH Triệu 45 48 1,06 55 1,14 50 0,91
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất cuối năm 2007 – 2010
Qua bảng 3 ta có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty là
tốt, phát triển và tăng trưởng theo chiều hướng đi lên.
Trong suốt giai đoạn 2007 – 2010 Công ty đã có doanh thu liên tục tăng,
năm sau cao hơn năm trước và đặc biệt tốc độ tăng ngày càng tăng. Đây là
một kết quả tốt rất đáng khích lệ.
Tuy nhiên lợi nhuận của Công ty lại không tăng đều mà không ổn định:
lúc tăng, lúc giảm. Đây chính là lý do làm cho các chỉ tiêu doanh lợi doanh
thu bán hàng và doanh lợi vốn kinh doanh cũng không ổn định.
Doanh thu, lợi nhuận tăng và thu nhập bình quân của người lao động
được nâng cao hơn, các khoản nộp Ngân sách cũng được tăng lên và các
khoản đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp cũng cao hơn.
Vậy từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH xây
dựng Sài Gòn – Tân An trong những năm gần đây cho thấy hoạt động kinh
doanh của công ty chưa thực sự đạt hiêu quả cao , cơ cấu vốn và tài sản chưa
thực sự hợp lý. Trong thời gian tới, để đạt được lợi nhuận cao và giảm thiểu
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 15
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
rủi ro cần phải chuyển dịch cơ cấu vốn và tài sản nhằm đảm bảo cho một sự
phát triển bền vững với hiệu quả ngày càng cao.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SÀI GÒN – TÂN AN
1. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng nhân lực
1.1. Thị trường lao động
Hiện nay thị trường lao động Việt Nam đang hoạt động khá sôi động,
phát triển. Với lượng lao động khá lớn, nguồn lao động trẻ nhưng chất lượng
lao động mà chúng ta có lại không cao. Nhiều chuyên viên giỏi thuê từ nước
ngoài hay những doanh nghiệp liên doanh hầu hết do lực lượng nhân sự nước
ngoài nắm giữ ở các vị trí chủ chốt. Xảy ra tình trạng như vậy là do các
nguyên nhân:
- Phần lớn các sinh viên mới ra trường đều không có nhiều kinh nghiệm
thực tế, trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin còn hạn chế. Tình trạng
này phản ánh một thực trạng khá phổ biến của sinh viên nước ta đó là “học
không đi đôi với hành”
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 16
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
- Đội ngũ lao động phổ thông thì chủ yếu là đều chưa qua đào tạo nghề. Do
vậy họ không thể nắm bắt công việc một cách nhanh chóng và sau đó họ cũng
không có nền tảng để có thể nâng cao tay nghề của mình.
Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là những người làm việc tại các
công ty, các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc ngành xây dựng. Có thể
nói lao động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc sáng tạo ra các công
trình công nghiệp, dân dụng, văn hóa xã hội, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu
quả của mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xây dựng cơ bản
thường không ổn định, thay đổi theo thời vụ, thay đổi theo số lượng các công
trình và phải làm việc ngoài trời với các địa điểm khác nhau. Có những lúc
cần rất nhiều lao động khi doanh nghiệp nhận được nhiều công trình, và có
lúc cần ít lao động khi doanh nghiệp nhận được ít công trình khi đó một số
lượng lớn công nhân có thể phải nghỉ việc. Do đó thị trường lao động là một
nhân tố ảnh hưởng quyết định tới các dự án của công ty, Công ty phải có một
đội ngũ lao động có năng lực trình độ cao để đáp ứng những công trình đòi
hỏi cao về chất lượng hay những công trình có giá trị lớn.
1.2. Đối thủ cạnh tranh
Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các
doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất và mức độ ganh
đua, thủ thuật dành lợi thế trong ngành. Hiện nay trong thị trường xây dựng
có rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng tham gia, làm tăng
tính chất và quy mô cạnh tranh, làm giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng có
các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, nguồn nhân lực là một nhân tố rất quan trọng
trong mỗi tổ chức, các tổ chức hay các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để thu
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 17
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
hút và gìn giữ nhân lực tiềm năng cho tổ chức hay doanh nghiệp mình. Vì thế,
khi có nhu cầu tuyển nhân sự công ty cần xem xét đến các đối thủ cạnh tranh
của mình để có thể tạo ra những điểm mới sáng tạo hơn khi tuyển dụng.
Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện tại, Công ty
luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nhà xây dựng khác
đang cùng hoạt động trên thị trường Việt Nam. Đây là một số doanh nghiệp
được coi là đối thủ cạnh tranh của Công ty:
- Công ty TNHH xây dựng 19/8
- Công ty xây dựng dân dụng
- Công ty xây dựng An Toàn
Các doanh nghiệp này tồn tại trên thị trường và được đánh giá là mạnh,
trong đó có nhiều doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài và có vị trí
vững chắc trên thị trường. Cho đến nay, số doanh nghiệp cạnh tranh trên thị
trường xây dựng là rất nhiều tạo nên cường độ cạnh tranh là rất lớn, là áp lực
khó khăn cho Công ty trong đó gây cả áp lực cạnh tranh cả mặt tuyển dụng, vì
có nhiều công ty xây dựng mọc ra sẽ có nhiều cơ hội cho các ứng viên lựa
chọn vì thế kho khăn để tìm và chiêu mộ được người tài.
1.3. Nhu cầu tuyển dụng của Công ty
Công ty luôn đặt công tác tuyển dụng nhân lưc lên hàng đầu vì khi chọn
lựa nhân viên tốt tức là đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên cho công ty.
Đội ngũ nhân viên có năng lực, luôn nhiệt tình, tự giác và có trách nhiệm với
công việc thì mọi công việc của công ty sẽ được tiến hành một cách tốt hơn,
tiến triển thuận lợi và sẽ có nhiều những sáng kiến, những đột phá, nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty đó, nâng cao được dịch vụ khách hàng, nâng
cao được vị thế và uy tín của công ty đó trên thị trường .
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 18
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
Công tác tuyển dụng nhân lực không diễn ra một cách đều đặn theo
chu kỳ nhất định mà được thực hiện theo kế hoạch mà được thực hiện theo kế
hoạch nhân lực đã duyệt sẵn từ dầu năm hoặc phát sinh khi công ty có biến
động về nhân sự. Ưu tiên các nguồn tuyển chọn từ công ty, những người
thông qua người trong công ty giới thiệu.
Trước khi tuyển dụng thì công ty sẽ tiến hành hoạch định bằng cách:
- Xác định nhu cầu nhân lực của công ty: dựa vào kế hoạch sản xuất kinh
doanh của công ty để lên kế hoạch.
- Dự báo nhu cầu
- Dự báo cung nhân lực: cung nhân lực bên trong công ty và bên ngoài công
ty
- Trường hợp dư thừa lao động thì giảm bớt giờ làm, chia sẻ công việc
- Trường hợp thiếu nguồn nhân lực: thông báo tuyển dụng, thuê nhân công
thời vụ, hoặc lao động phổ thông.
Khi tuyển dụng được nguồn nhân lực cần thiết sẽ bố trí lao động đúng
người đúng việc
Con người và tổ chức sẽ cùng phát triển cùng vươn lên khi có cùng mục
đích và quan điểm. Chính vì vậy một người có được lựa chọn hay không thì
phải xem tổ chức có cần họ không và ngược lại họ có thật sự cần tổ chức hay
không, có cống hiến hết mình, hết khả năng có thể của mình cho tổ chức
không.
1.4. Uy tín của Công ty
Một công ty có uy tín trên thị trường thì có rất nhiều lợi thế cạnh tranh
khi đăng thông báo tuyển dụng. Vì là một công ty có uy tín, công ty sẽ có rất
nhiều ứng viên nộp đơn thi tuyển, dễ dàng hơn cho các nhà tuyển dụng lựa
chọn ứng viên cho công việc tương lai.
Từ khi thành lập tới nay Công ty đã hoạt động được hơn 10 năm và nhận
được thi công với nhiều công trình lớn, trong quá trình thi công tuy cũng gặp
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 19
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
phải một số vấn đề trục trặc nhưng cũng giải quyết được ổn thỏa, các công
trình đều được đảm bảo về chất lượng thi công nên luôn tạo được uy tín với
các khách hàng.
Khả năng tài chính của công ty: đây là một nhân tố rất quan trọng khi đưa
ra quyết định tuyển dụng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí trả lương cho
công nhân của công ty. Nhìn vào khả năng tài chính của công ty khách hàng
sẽ có thêm niềm tin đối với Công ty
Quảng cáo và các mối quan hệ cũng tạo được uy tín trên thị trường ,
quảng cáo là một cách thu hút nguồn nhân lực có hiệu quả nhất. Vận dụng các
mối quan hệ trong tổ chức cũng là một cách để tìm được các ứng viên phù
hợp với tổ chức của mình.
1.5. Đặc điểm ngành nghề lĩnh vực kinh doanh
Bất kỳ các ứng viên nào khi đi nộp hồ sơ xin việc họ cũng quan tâm tới
ngành nghề kinh doanh của Công ty. Nếu ngành kinh doanh của Công ty hợp
với khả năng và chuyên môn của họ thì đó là một lợi thế đối với các ứng viên.
Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được lâu dài bền
vững và luôn ổn định, Công ty đặc biệt quan tâm tới việc mở rộng và phát
triển 2 trong số 3 ngành nghề mà công ty đã đăng ký kinh doanh là:
+Xây dựng dân dụng, các khu công nghiệp, các khu đô thị, xây
dựng cầu đường, thủy lợi và đường điện
+Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng
Như ta biết thì Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng vì
thế các lao động chủ yếu sẽ là lao động phổ thông và lao động thời vụ. Công
việc đòi hỏi lao động phải có sức khỏe cao, cần những lao động trẻ, công việc
lại đôi khi thất thường lúc thì nhiều việc lúc ít việc, lại đi xa … Chính vì vậy
việc tuyển dụng đủ lao động đáp ứng kịp thời cho công trình khi cần cũng rất
khó khăn.
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 20
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
1.6. Một số nhân tố ảnh hưởng khác
- Cung và cầu nhân lực trên thị trường lao động: nhân tố này cũng gây ảnh
hưởng ít nhiều đến việc tuyển dụng của tổ chức. Trên thị trường cung nhân
lực lớn sẽ dễ dàng hơn cho tổ chức khi tìm nguồn tuyển mộ.
- Xu thế kinh tế từng thời kỳ: nền kinh tế ổn định sẽ đảm bảo được nguồn
nhân lực trên thị trường. Khi kinh tế suy thoái hoặc mất cân bằng thì nhu
cầu tìm việc làm của người lao động cao hơn, công ty sẽ dễ thu hút các
trứng cử viên hơn. Ngược lai khi nền kinh tế phát triển, hưng thịnh, người
lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm hơn, có nhiều cơ hội lựa chọn việc
làm tốt hơn, công ty sẽ khó khăn hơn trong vấn đề tuyển dụng, và kéo theo
vấn đề này là một loạt các chính sách để giữ gìn nhân tài cho công ty của
mình.
- Các chính sách của nhà nước: các chính sách của nhà nước đưa ra có ảnh
hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp như chế độ trả lương, các chương trình
phúc lợi, chế độ giờ làm việc, các chế độ bảo hiểm cho người lao động…
có ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nên
các doanh nghiệp hay tổ chức khác cần nghiên cứu các chính sách, luật của
nhà nước trước khi cú quyết định tuyển dụng .
2. Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH xây dựng Sài
Gòn – Tân An
2.1. Tình hình biến động nhân lực của Công ty qua những năm qua
2.1.1. Tình hình chung
Thực tế bố trí sử dụng nhân lực của công ty được thể hiện qua các tiêu chí
sau:
+ Cơ cấu lao động theo giới: Công ty TNHH xây dựng Sài Gòn – Tân An là
một công ty xây dựng do đó số lao động nữ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và số lao động
nữ này thường làm việc trong các phòng Tài chính – Kế toán, phòng Hành
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 21
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
chính, Kế hoạch vật tư. Đây là một tỷ lệ hợp lý vì các công việc về xây dựng
đòi hỏi người lao động chủ yếu là nam giới có sức khỏe tốt và có khả năng
làm việc tại công trường.
+ Về cơ cấu lao động theo thâm niên nghề: Những lao động có thâm liên từ
2 – 5 năm chiếm tỷ lệ lớn, và các lao động có thâm niên nhỏ hơn 2 năm và
lớn hơn 5 năm chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này cho thấy đại đa số lao động trong
công ty đều có kinh nghiệm và thạo việc.
+ Về cơ cấu lao động theo tuổi: Những người giữ chức vụ quan trọng trong
công ty phần lớn đều có độ tuổi lớn hơn 35. Đại đa số lao động trong công ty
đều là những lao động trẻ dưới 35 tuổi. Đây là một trong những lợi thế về
nguồn nhân lực của công ty.
+ Về cơ cấu lao động theo trình độ: Tất cả lao động trong bộ máy quản lý đều
có trình độ đại học trở lên. Các công nhân đều có trình độ nghề, lao động
trong công ty đều có trình độ đáp ứng được nhu cầu công việc của công ty.
Điều này giúp cho công ty vận hành được công việc một cách có hiệu quả và
liêntục
+ Công ty thực hiện chính sách dựng “ đúng người, đúng chỗ” . Do đó không
có tình trạng lao động được giao việc không phù hợp với trình độ chuyên môn
được đào tạo.
2.1.2. Tình hình biến động nhân sự tại cơng ty
Bảng 4: Tình hình tăng giảm lao động tại công ty
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 22
Chỉ
tiêu
năm
Số lao động
báo cáo đầu
năm
Số lao động
tăng trong
kỳ
Số lao động
giảm trong
kỳ
Số lao động
có đến cuối
kỳ báo cáo
2007 230 55 22 263
2008 263 58 16 305
2009 305 40 10 335
2010 335 39 29 345
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính
Nhìn vào bảng tình hình tăng giảm lao động của công ty ta thấy hàng
năm lao động của công ty luôn có sự biến đổi về lao động và luôn giảm vào
cuối năm. Trong vòng 4 năm số lao động của công ty đã tăng 31,17 % từ 230
đến 345 lao động. Trong 4 năm số lao động tăng thêm là 192 người trong đó
số chuyển đi là 77 người.
Bảng 5: Tình hình tăng lao động của công ty
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 23
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Trong số 192 lao động được tuyển vào công ty thì có 102 lao động là
được tuyển từ các trường ra chiếm 53,1%, số lao động từ các đơn vị khác là
33 người chiếm 17,18%, số lao động từ đơn vị trong công ty là 10 người
chiếm 5,2%, lao động từ ngoài xã hội là 42 người chiếm 21,87%, số còn lại là
tuyển từ các nguồn khác.
Bảng 6: Tình hình giảm lao động
Năm
200
7
2008 2009
201
0
Tổng
Số giảm trong kỳ báo 22 16 10 29 77
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 24
Năm 2007 2008 2009 2010 Tổng
Số tăng trong kỳ báo cáo 55 58 40 39 192
Các trường lớp ra 36 32 23 11 102
Tuyển từ lao động xã hội 4 12 8 18 42
Đơn vị khác đến 12 10 5 6 33
Từ đơn vị trong công ty 3 2 1 4 10
Các trường hợp tăng khác 2 3 5
Chuyên đề thực tập Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân
cáo
Hưu trí 8 3 1 7 19
Cho thôi việc 4 5 2 5 16
Buộc thôi việc - - - 3 3
Tự ý thôi việc 7 - 2 5 14
Đi các đơn vị khác 2 6 5 4 17
Các trường hợp giảm
khác
1 2 - 5 8
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Trong số 77 lao động giảm của công ty trong 4 năm qua thì có 19 lao
động nghỉ là do hết tuổi lao động về hưởng chế độ hưu trí chiếm 24,67%, số
lao động cho thôi việc do hết hợp đồng lao động là 16 lao động chiếm
20,78%, số lao động tự ý thôi việc là 14 người chiếm 18,18%, số lao động đi
các đơn vị khác là 17 người chiếm 22,07%, số lao động buộc thôi việc do
thiếu trách nhiệm là 3 người chiếm 3,9%, còn lại là các trường hợp khác.
2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty
2.2.1. Tình hình tuyển dụng nhân lực của công ty
Bảng 7: Tình hình tuyển dụng năm 2007 – 2008
Vị trí
tuyển
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nộ
i
bộ
Bên
ngoài
Trình
độ
Nộ
i
bộ
Bên
ngoài
Trình
độ
Nộ
i
bộ
Bên
ngoài
Trình
độ
Nộ
i
bộ
Bên
ngoài
Trình
độ
Nguyễn Thị Ngọc Lớp: QTKDTH-B-K11 25