Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.56 KB, 11 trang )

Tiểu luận: Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời
cận đại
LỜI MỞ ĐẦU
René Descartes (31/03/1596 – 11/02/1650)
René Descartes là một triết gia, nhà khoa học, nhà toán
học người Pháp, ông là một trong những người sáng lập triết
học cận đại, được xem là cha đẻ của triết học hiện đại, chiếm
lĩnh một trong những đỉnh cao của lịch sử triết học thế giới,
được ghi vào biên niên sử khoa học như một trong những tên
tuổi kiệt xuất, cha đỡ đầu của tri thức khoa học thế kỷ XVII.
Qua môn triết học, người viết có được một số kiến thức về triết học Phương
Tây cận đại, trong đó một trong những triết gia ảnh hưởng lớn đến khoa học tự
nhiên (KHTN) thời cận đại là René Descartes. Vì thế, người viết muốn được trình
bày đề tài ''Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển KHTN thời cận
đại'' với mục đích kiểm nghiệm lại kiến thức đã học và giúp các bạn đọc có một kiến
thức tổng quan hơn triết học gia Descartes và giá trị mà Descartes để lại đối với
KHTN thời cận đại cho đến ngày nay.
Người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS. Bùi Văn Mưa, thầy đã
tận tình giảng dạy lớp CH-K8, hướng dẫn để người viết hiểu thêm và hoàn thành
tiểu luận này. Chân thành cảm ơn và kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc!
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Ngọc Vọng – CH1301118 1
Tiểu luận: Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời
cận đại
BỐ CỤC NỘI DUNG
Ph n 1. S L C V TRI T H C GIA RENÉ DESCARTESầ Ơ ƯỢ Ề Ế Ọ 2
1.1 Ti u sể ử 2
1.2 Tri t h c René Descartesế ọ 3
Ph n 2. VAI TRÒ TRI T H C DESCARTES TRONG S H I SINH, PHÁT TRI Nầ Ế Ọ Ự Ồ Ể
C A KHTN TH I C N IỦ Ờ Ậ ĐẠ 5
2.1 Tri t h c Ph ng Tây th i c n đ iế ọ ươ ờ ậ ạ 5
2.2 S h i sinh, phát tri n c a KHTN th i c n đ iự ồ ể ủ ờ ậ ạ 6


Phần 1. SƠ LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC GIA RENÉ DESCARTES
1.1 Tiểu sử
René Descartes sinh ngày 31 tháng 3 năm 1596 tại một thị trấn nhỏ tỉnh
Tourin, Descartes là con trai của một nhà tiểu quý tộc và thuộc về một gia đình từng
sản sinh ra nhiều trí thức. Lên tám tuổi, ông vào trường Dòng Tên tại La Flèche, và
ông lưu lại đây học tập trong tám năm. Bên cạnh những môn học cổ điển, Descartes
còn học toán ở các thầy theo trường phái Kinh viện, một học phái chủ trương dùng
lý luận của loài người để hiểu lý thuyết Ky Tô giáo. Thiên Chúa giáo La Mã có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến suốt cuộc đời Descartes. Sau khi ra trường, ông theo học luật
tại Đại học Poitiers. Năm 1618 và những năm sau đó ông phục vụ trong quân đội,
nhưng ông đã bắt đầu tập trung vào toán học và triết học. Ông sang đất Ý từ năm
1623. Trong thời gian ở Pháp (1924), Descartes chuyên tâm nghiên cứu triết học và
làm các thí nghiệm về quang học. Descartes sống tại Hà Lan hơn 20 năm từ năm
1928 vì nơi đây có điều kiện nghiên cứu khoa học. Suốt đời mình Descartes chuyên
tâm nghiên cứu khoa học, ông đọc rất ít sách đương thời nhưng lại viết rất nhiều tác
phẩm triết học và khoa học. Trong hai năm ròng (1627–1629) Descartes viết tác
phẩm lớn ''Các quy tắc hướng dẫn lý trí''. Năm 1630 ông lại ghi danh học ngành
toán, và ngay lập tức bị cuốn hút vào đó.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Ngọc Vọng – CH1301118 2
Tiểu luận: Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời
cận đại
Thực ra những năm đại học ảnh hưởng không lớn đến tư tưởng triết học của
Descartes, do các bài giảng triết học tỏ ra nhàm chán, xa rời thực tiễn, Descartes
chuyển sang nghiên cứu vấn đề phương pháp và đầu tư cho khoa học. Ngay khi đến
Hà Lan, Descartes bắt tay vào viết một công trình khoa học, với tên gọi ''Thế giới''.
Công trình đang đến chỗ kết thúc thì Descartes hoãn việc công bố tác phẩm vì vụ án
Galileo. Vào năm 1637 Descartes viết tác phẩm ''Luận về phương pháp'', là tài liệu
có tính cương lĩnh, trong đó trình bày những vấn đề cơ bản của triết học và định
hướng nghiên cứu khoa học, sau đó có cuốn "Luận về triết học thứ nhất", "Luận văn
siêu hình học", "Luận văn về thế giới",…. Uy tín khoa học ngày càng tăng của

Descartes đã gây lo ngại cho nhà thờ. Một chiến dịch bôi nhọ Descartes được dàn
dựng, quy tụ các nhà hoạt động tôn giáo, các giáo sư thần học, và cả một số nhà
khoa học. Trong những năm tháng khó khăn ấy Descartes xuất bản ''Nguyên lý triết
học'' (1644), đây là tác phẩm có tính chất hệ thống hoá toàn bộ tư tưởng triết học của
ông, trong đó nổi bật các vấn đề siêu hình học, phương pháp luận, vật lý học (học
thuyết về vật thể, về thế giới, về Trái đất). Trong khoảng từ năm 1645 đến 1648 bên
cạnh hoạt động khoa học và tiếp tục nghiên cứu triết học, Descartes bắt đầu chuyển
hướng quan tâm sang vấn đề con người, vận dụng các nguyên lý cơ học và vật lý
học vào việc giải thích cơ thể người và động vật, nghiên cứu ''Mô tả cơ thể người.
Sự hình thành động vật'' . Tháng 12/1649 Descartes công bố ''Những xung động của
tâm hồn'', một tác phẩm mang tính chất nhân học. Chính trong thời gian này ông có
mặt tại thủ đô Thuỵ Điển theo lời mời của nữ hoàng Christina. Nhờ sự giúp đỡ của
Descartes, Viện hàn lâm khoa học Thuỵ Điển đã ra đời. Đây cũng là chuyến đi cuối
cùng của Descartes; ông bị cảm lạnh và mất vào ngày 11 tháng 2 năm 1650.
1.2 Triết học René Descartes
Descartes nỗ lực áp dụng phương pháp suy luận quy nạp của khoa học và đặc
biệt là của toán học vào triết học. Trước ông, triết học bị chi phối bởi phương pháp
của trường phái kinh viện, nó hoàn toàn dựa trên việc so sánh và đối chiếu những
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Ngọc Vọng – CH1301118 3
Tiểu luận: Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời
cận đại
quan điểm của những thế giá đã được thừa nhận. Phản bác phương pháp này,
Descartes nêu rõ: ''Trong khi tìm kiếm con đường trực tiếp dẫn đến chân lý, chúng ta
cần tập trung không phải vào đối tượng mà chúng ta không thể có được một cảm
thức chắc chắn nào về nó tương tự như cảm thức chắc chắn của chứng minh số học
và hình học''. Descartes đã nỗ lực giải quyết vấn đề cuối cùng bằng lý luận. Ông
chấm dứt những quan niểm của các triết gia trước đó, phá đổ những gì của nền triết
học cổ đại, ông đã xây dựng cái mới trên một nền mới hoàn toàn. Ông mở đầu cuộc
cách mạng triết học mới và Immanuel Kant là người kết thúc tư tưởng triết học của
ông. Kant đã đi theo "Chủ nghĩa lý tưởng". Do vậy ông kiên quyết không nhận cái gì

là chân lý cho đến khi ông thiết lập được những chứng lý để nghĩ rằng, nó là chân
lý. Sự kiện chắc chắn duy nhất mà từ đó sự tra vấn của ông bắt đầu được ông diễn tả
trong câu nói thời danh
1
Cogito, ergo sum, ''Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại''. Từ đó đã bắt
đầu bằng một nguyên lý mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi "biết
suy nghĩ", do đó tôi "tồn tại". Từ thời triết học cổ đại Hy Lạp cho đến Platon,
Aristote cũng lấy thế giới là nền tảng của sự nghiên cứu nhưng đến thời của
Descartes ông lại lấy Cogito làm nền tảng. Cogito là hành vi suy tưởng của con
người làm nền tảng bởi vì con người là sự hợp tác của thể xác và tinh thần. Ở đây
ông chỉ đề cập đến tinh thần mà không đề cập đến thể xác: ''Tôi là một yếu tố tinh
thần thuần tuý, tôi hiện hữu không cần có nơi cư ngụ sinh hoạt và tôi cũng không
cần phải nhập vào thể xác nào''.
Triết học Descartes đánh dấu một bước ngoặc của tư tưởng con người đối với
vũ trụ, với trời đất và chính mình. Descartes đã thay đổi quan điểm triết lý về thiên
nhiên bằng triết lý về tinh thần. Những gì về thiên nhiên, hoạt động khoa học như
toán học, vậy lý là phạm trù của khoa học, chỉ có tinh thần là thuộc về triết học. Các
triết gia xưa đã đưa toán học, vật lý học và tinh thần là phạm trù của triết học nhưng
đến thời của Descartes thì triết học chỉ là tinh thần chứ không có toán học và vật lý
1
Trích Triết học Descartes tác giả Trần Thái Đỉnh Chương VI trang 113
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Ngọc Vọng – CH1301118 4
Tiểu luận: Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời
cận đại
học nữa và nó không còn là phạm trù của triết học. Descartes đã gạt bỏ những điều
trước đây và bắt đầu hình thành triết học con người hay triết học tinh thần.
Với các tác phẩm nổi tiếng của mình, ông đã khơi dậy chủ nghĩa duy lý, chủ
nghĩa duy cơ cho thời cận đại và ông cũng là người sáng lập ra khoa học lý thuyết.
Có thể hiểu triết học của ông với hai bộ phận là siêu hình học và khoa học (vật lý
học). Trong đó, siêu hình học và nhận thức luận nổi bậc với 4 tư tưởng lớn sau:

 Thứ nhất, ''nghi ngờ phổ biến'' là cơ sở phương pháp luận của triết học
Descartes. Theo ông, triết học là phải bàn về khả năng và phương pháp đạt
được tri thức đúng đắn, nhiệm vụ của triết học trước hết là khắc phục chủ
nghĩa hoài nghi, sau đó xây dựng các nguyên tắc, phương pháp nền tảng
giúp cho các ngành khoa học khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên,
xây dựng các chân lý khoa học.
 Thứ hai, ''Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại'' là nguyên lý cơ bản của triết học
Descarttes.
 Thứ ba, lý luận về Thượng đế và linh hồn là trọng tâm của siêu hình học
Descartes. Ông chứng minh sự tồn tại của Thượng đế, sự tồn tại của Thượng
đế đảm bảo cho sự tồn tại của thế giới, sự sinh tồn của vạn vật trong nó.
 Thứ tư, Trực giác là hình thức nhận thức tối cao của linh hồn lý tính (trí
tuệ).
Phần 2. VAI TRÒ TRIẾT HỌC DESCARTES TRONG SỰ
HỒI SINH, PHÁT TRIỂN CỦA KHTN THỜI CẬN ĐẠI
2.1 Triết học Phương Tây thời cận đại
Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của
đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư
tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới.
Khác với thời kì Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu là
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Ngọc Vọng – CH1301118 5
Tiểu luận: Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời
cận đại
thời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến.
Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra và thành công. Đây cũng là thời kì PTSX
TBCN và trở thành PTSX thống trị Tây Âu. Nó đã tạo ra những vận hội mới cho
khoa học, kỹ thuật phát triển mà trước hết là KHTN, trong đó cơ học đã đạt tới trình
độ là cơ sở cổ điển.
Triết học Phương Tây cận đại phát triển trong điều kiện gắn bó chặt chẽ với
khoa học. Đặc điểm của KHTN thời kì này là KHTN-thực nghiệm. Đặc trưng ấy tất

yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời,
cô lập, không vận động, không phát triển. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết
học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình. Từ những thay đổi trên,
triết học thời kỳ cận đại có đặc điểm sau:
 Thứ nhất, đây là thời kỳ thắng lợi của CNDV đối với CNDT, của những tư
tưởng vô thần đối với hữu thần.
 Thứ hai, CNDV thời kỳ này mang hình thức của CNDV siêu hình, máy móc.
Phương pháp siêu hình thống trị trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học.
 Thứ ba, đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh
vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong
việc giải thích xã hội và lịch sử.
2.2 Sự hồi sinh, phát triển của KHTN thời cận đại
Triết học của Descates gắn liền với toán học và vật lý học của ông. Ông đã đề
cao vai trò của triết học đối với con người. Theo ông, trình độ phát triển tư duy triết
học là chuẩn mực quan trọng để đánh giá mức độ văn minh của con người. Ông đã
đề cao vai trò của lý tính, trí tuệ con người, xem đó là tiêu chuẩn để đánh giá những
hoạt động và suy nghĩ của con người. Việc đề cao tư duy lý luận của Descartes là sự
cổ vũ mạnh mẽ cho sự phát triển của các ngành khoa học. Descartes còn cho rằng
mục đích cuối cùng của tri thức là ở sự thống trị của con người đối với lực lượng tự
nhiên, ở sự phát minh và sáng chế những phương tiện kỹ thuật. Ðể đạt đến mục đích
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Ngọc Vọng – CH1301118 6
Tiểu luận: Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời
cận đại
này, Descartes cho rằng cần phải hoài nghi mọi sự tồn tại hiện có, xem đây là biện
pháp để tìm ra cơ sở tuyệt đối xác thực của sự hiểu biết, ông đề cao vai trò tích cực
của con người đối với thế giới, xem con người là trung tâm của các vấn đề triết học.
Việc Descartes coi trọng trí tuệ con người, đề cao tư duy khoa học là một quan niệm
cách mạng trong bối cảnh lịch sử Phương Tây cận đại.
Từ thời kỳ Trung cổ, dưới sự tác động và chi phối của chủ nghĩa kinh viện và
thần học. Vào thời Phục Hưng, triết học tự nhiên trước đây được phục hồi và bắt đầu

phổ biến rộng rãi, tuy nhiên vẫn giữ vững những khái niệm và nguyên tắc của triết
học tự nhiên thời cổ đại. Các triết gia tại thời kỳ này đã đưa toán học, vật lý học và
tinh thần là phạm trù của triết học nhưng đến thời của Descartes thì triết học chỉ là
tinh thần chứ không có toán học và vật lý học nữa và nó không còn là phạm trù của
triết học. Đến thế kỷ XVII, với nền tảng từ triết học Descartes, một loạt các lĩnh vực
KHTN, trước hết là Toán học và sau đó là cơ học, vật lý học, hóa học rồi đến sinh
học,…lần lượt tách ra khỏi triết học tự nhiên để trở thành các ngành khoa học độc
tập, chúng vẫn tác động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Trong suốt dòng lịch sử triết học nhân loại, nhất là nền triết học phương Tây,
người ta khó tìm thấy được nơi bất cứ một triết gia nào khác đã có được một câu nói
có thể đi sâu vào ý thức của tầng lớp đại chúng, ''Cogito ergo sum'', ''Tôi tư duy tức
là tôi tồn tại''–câu nói bất hủ của René Descartes và cũng là nguyên lý chính trong
học thuyết của ông-triết học duy lý với tinh thần hoài nghi–một nguyên lý triết học
đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lối tư duy lý
tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người
hiện đại. Những hiểu biết, tri thức của con người trong thế kỷ XVII đã làm thay đổi
cách nhìn của con người đối với thế giới, những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học của
thế kỷ XVII đã ảnh hưởng đến tư duy con người, con người trở thành chủ thể sáng
tạo có lí trí với khả năng vô cùng to lớn, tất cả mọi vật đều có thể có lý dưới nhận
thức của con người. Vì thế, có thể nói phương pháp luận của Descartes ảnh hưởng to
lớn đối với sự phát triển của khoa học thời cận đại.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Ngọc Vọng – CH1301118 7
Tiểu luận: Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời
cận đại
Những thành quả của khoa học thực nghiệm và xu thế toán học hóa tư duy tạo
tiền đề hình thành hai khuynh hướng chủ đạo trong nhận thức thời kỳ này: duy lý và
duy nghiệm, mà người mở đường là R.Descartes và F.Bacon. F.Bacon trên tinh thần
đề cao tri thức khoa học gắn với thực nghiệm, đã khởi xướng khuynh hướng thực
nghiệm khoa học và chủ trương xác lập phương pháp quy nạp khoa học. Còn
R.Descartes thì nhấn mạnh vai trò của toán học và các khoa học lý thuyết, cho nên

ông chủ trương khuynh hướng duy lý và đưa ra phương pháp diễn dịch. Mặc dù là
hai khuynh hướng khác nhau, nhưng đều hướng đến mục đích chung là cải tổ khoa
học,
2
''xây dựng phương pháp mới giúp con người vượt lên làm chủ giới tự nhiên và
bản thân mình, khẳng định sức mạnh tri thức và quyền lực của con người trước giới
tự nhiên mà trước đây giới tự nhiên được gán ép cho những tính siêu nhiên, thần
thánh''. Ngày nay, Descartes được xem là người trụ cột tiên phong của trường phái
duy lý (rationalism), xem lý luận là lời giải cho hầu hết mọi vấn đề, kể cả việc đi tìm
sự thật, chân lý. Cùng với F.Bacon, René Descartes đã sáng lập nền triết học cận đại,
tức triết học thời đại các cuộc cách mạng tư sản, thời đại bùng nổ các phát minh
khoa học và ứng dụng kỹ thuật, thời đại mà tri thức khoa học được vận dụng ngay
vào hoạt động sản xuất, rời bỏ tính chất tư biện, trở thành tri thức hữu dụng hiệu
quả. Nói như Marx trong Tư bản, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Nếu trong lĩnh vực siêu hình học, Descartes là nhà nhị nguyên luận ngã sang
hướng duy tâm thì trong lĩnh vực khoa học, ông bộc lộ thế giới quan duy vật siêu
sình-máy móc. Descartes là người đi tiên phong trong việc xác lập toán học hiện đại,
đối với ông toán học là ngôn ngữ tự nhiên, ông đã sáng tạo ra hình học giải tích, với
những ký hiệu x, y, z mà hiện nay chúng ta không hề xa lạ, khái niệm đại lượng biến
thiên cho thấy mối quan hệ giữa con số và đại lượng trong toán học mới. Ông tin
vào sự thống nhất cơ bản của các khoa học, ông coi các khoa học, cũng như toán
học, phần lớn đều có thể suy ra bằng lý trí thuần tí.
2
2) Tư tưởng về vai trò của khoa học từ Bacon đến Descartes : caphesach.wordpress.com/2013/12/03
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Ngọc Vọng – CH1301118 8
Tiểu luận: Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời
cận đại
Người quan niệm vũ trụ là một hệ thống cơ học có thể mô tả bằng ngôn ngữ
toán học, đã hé mở cho ta thấy những nét đại cương của vũ trụ đó, tức khoa Vật lý
của ông, ông dự tính thay ''khoa triết học thuần lý và vô vị bằng một khoa triết học

thực tiễn'' hòng mang lại những lợi ích cho đời sống, làm con người có thể trở thành
''chủ nhân và sở hữu chủ của vũ trụ''. Dựa trên quan điểm cơ học, ông xây dựng nên
mô hình vũ trụ. Ông cho xuất bản kèm 3 khảo luận về chiếc Quang học, khí tượng
và hình học.
Bên cạnh đó Descartes cho rằng, con người là là những sinh vật kép vừa tư duy
vừa chiếm chỗ trong không gian, con người là một cổ máy-hệ thống có gắn liền với
linh hồn lý tính bất tử, con người có cả một tâm thức và một thể xác mở rộng, Y-
sinh học sẽ cải tạo thể xác và đời sống tình thần (linh hồn) để con người ngày càng
hoàn thiện hơn. Và ông xây dựng một khoa Y học để tránh cho con người các bệnh
tật và đưa con người tới 1 thứ ''trường sinh bất tử'' mà con người từ xưa đến nay vẫn
mơ ước, đó là ý nghĩa câu ''tránh cho con người các bệnh tật và còn tránh được sự
suy nhược bệnh tật'', cái mộng này của Descartes đã dần dần và một phần được thực
hiện với khoa Y học hiện nay.
''Tôi tư duy tức tôi tồn tại'', quan điểm của ông đã thu hút được những triết gia
như Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz và Christian Wolff. Con đường của một chủ
thuyết duy lý do Descartes vạch ra đã được các triết gia nối gót, từ Malebranche,
Leibniz, Spinoza và Kant mãi cho tới chủ nghĩa duy tâm lý của Brentano và vì thế
đã biến Descartes trở thành cha đẻ của nền triết học về ý thức trong thời tân đại. Ông
đã phi bác quan niệm về bản tính vĩnh cửu và tuyệt đối của vạn vật (từ xưa dưới thời
Platon và Arixtot), để mở đường cho khoa Vật lý thực nghiệm, khoa học thực
nghiệm của Newton. Ở Phương Tây cho đến nay người ta vẫn trung thành với định
nghĩa của Descartes về siêu hình học, trong những nguyên lý của triết học Descartes
viết:
3
''Toàn thể triết học như một cái cây mà rễ là siêu hình học, thân là hình nhi hạ
học''. Chủ nghĩa duy lý (CNDL) là một chủ nghĩa rộng lớn, thâm nhập vào nhiều
3
/>GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Ngọc Vọng – CH1301118 9
Tiểu luận: Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời
cận đại

dòng tư tưởng và trải qua nhiều thế kỷ: có CNDL Descartes, có CNDL Kant, CNDL
Hegel, CNDL Mark và CNDL hiện nay. Giống như nhà triết học Martin Heidegger
đã nhận xét rằng không có Descartes, ''thì sẽ không thể nào có thế giới hiện đại''.
Như vậy, đúng như cái mộng của Descartes vì trước đây ông nhận định ông đã
sai lầm trong tư tưởng, về sau ông muốn xây dựng vừng chắc và lâu bền cho các
khoa học. Ông đã thật sự đưa KHTN thời cận đại sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Ngọc Vọng – CH1301118 10
Tiểu luận: Triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời
cận đại
KẾT LUẬN
Trong thời đại ngày nay thì những đóng góp về nội dung tư tưởng của triết
gia René Descartes và các triết gia khác đã bổ sung thêm tri thức vào kho tàng tri
thức của con người, giúp con người trên con đường đạt được tới tự hiểu biết hoàn
toàn, đầy đủ, tới “chân lý tuyệt đối”. Đóng góp của Descartes về phương diện triết
học đã thật sự lớn lao và có tính lịch sử. Tư tưởng triết học của ông đã giữ vai trò
một khởi nguyên mới. Descartes đã có công đấu tranh chấm dứt sự thống trị mười
mấy thế kỷ của triết học kinh viện, mở đường cho Hume, cho Kant, cho Husserl và
nền triết học Tây phương ngày nay.
Tiểu luận đã trình bày triết học René Descartes và sự hồi sinh, phát triển của
KHTN thời cận đại. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, người viết có
cái nhìn tổng quan hơn về triết gia Descartes và công lao to lớn của ông đối với
KHTN. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do còn hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến
thức nên tiểu luận chỉ nêu ra ở mức nhất định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS Nguyễn Ngọc Thu - TS Bùi Văn Mưa (đồng chủ biên), Giáo trình Đại cương
lịch sử triết học, Nxb Tổng Hợp Tp.HCM, 2003.
[2] TS. Nguyễn Như Hải, Triết học trong KHTN, Nxb Giáo dục, 2008.
[3] TS. Trần Thái Đỉnh, Triết học Descartes, Nxb Văn học, 2005.
[4] Slide bài giảng triết học, TS. Bùi Văn Mưa.
[5] ,

[6] Trương Quang Khánh, tiểu luận triết học “Tư tưởng triết học René Descartes và
ảnh hưởng của nó đến nền văn minh phương Tây hiện đại”.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Ngọc Vọng – CH1301118 11

×