Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Mô hình chuỗi cung ứng của sam sung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.53 KB, 15 trang )

CHƯƠNG I. LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt
hơn. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp
trên toàn cầu nói chung đã không ngừng nỗ lực, cố gắng để kinh doanh đạt hiệu quả cao
nhất và để lại dấu ấn trong lòng khách hàng. Vậy làm thế nào để hoạt động kinh doanh
của công ty có hiệu quả, làm hài lòng những nhu cầu cũng như những mong đợi của
khách hàng? Ngày nay thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng không còn xa lạ nữa, đã có
những khẳng định rằng khi doanh nghiệp có một chuỗi cung ứng hiệu quả thì việc kinh
doanh của công ty cứ theo đà đó mà phát triển, quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ đem lại cho
doanh nghiệp hiệu quả trong kinh doanh và định vị hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm
trí khách hàng. Đối với doanh nghiệp tại các nước phát triển, vấn đề quản trị chuỗi cung
ứng không còn xa lạ nữa và họ luôn chú trọng đầu tư cho vấn đề này, hầu như các doanh
nghiệp đều thực hiện rất tốt. Xong, đối với Việt Nam thì điều này còn khá mới mẻ, nhiều
doanh nghiệp chưa thấy được tầm trong quan trọng của việc quản trị chuỗi cung ứng của
mình, rằng các doanh nghiệp cần thiết lập chuỗi cung ứng tốt và quản trị nó một cách
hiệu quả thì mới có thể thành công được. Chính vì sự chủ quan đó mà không ít những
doanh nghiệp đã thất bại, điển hình như vụ việc của thương hiệu Bibica bị chính đối tác
làm ăn (một thành viên trong chuỗi cung ứng của Bibica) lấy mất thương hiệu, nhiều
doanh nghiệp không quản trị tốt nguồn cung dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả,
gây mất lòng tin cho khách hàng. Việc xây dựng một chuỗi cung ứng là một điều tất yếu
khi một doanh nghiệp được thiết lập, và việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả
hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào việc quản trị chuỗi cung ứng đó của doanh nghiệp.
Như vậy, việc quản trị chuỗi cung ứng là rất quan trọng, vậy làm thế nào để quản trị được
thành công chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, các công ty nước phát triển đã quản trị nó
như thế nào? Chính vì điều này nhóm 6 chúng tôi đã chon đề tài: tìm hiểu sự thành công/
thất bại của chuỗi cung ứng Samsung Việt Nam tại thị trường Việt Nam là đề tài nghiên
cứu của nhóm.
Bài thảo luận của nhóm có kết cấu gồm 4 chương:
Chương I: Lời mở đầu
Chương II: Cơ sở lý luận
Chương III: Thực trạng chuỗi cung ứng của điện thoại Samsung Việt Nam tại thị trường


Việt Nam
Chương IV: Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm không thể tránh khỏi những sai sót, mong cô giáo
và các bạn giúp đỡ để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
1
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
- Chuỗi cung ứng là một tập hợp gồm ba hay nhiều doanh nghiệp được kết nối trực tiếp
hoặc gián tiếp với nhau và hoạt động bằng dòng chảy vật chất ,thông tin và tài chính
nhằm đáp ứng đúng yêu cầu và đòi hỏi của khách hàng.
- Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành viên tham gia từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu
dùng cuối cùng, trong đó khách hàng là một bộ phận tích hợp của chuỗi cung ứng và
mạng lưới lien kết tự nguyện trên nguyên tắc chia sẽ và tin tưởng lẫn nhau.
2.2 Các mô hình chuỗi cung ứng điển hình
- Chuỗi cung ứng trực tiếp :
nhà cung cấp – công ty – khách hàng
- Chuỗi cung ứng mở rộng :
Nhà cung cấp đầu tiên –nhà cung cấp – công ty – khách hàng – khách hàng cuối cùng
- Chuỗi cung ứng hoàn chỉnh :
Nhà cung cấp đầu tiên –nhà cung cấp-công ty- khách hàng –khách hàng cuối cùng
Ngoài ra ,tham gia vào chuỗi cung ứng hoàn chỉnh còn có thầu phụ,nhà thiết kế sản
phẩm, dịch vụ tài chính., dịch vụ logiatics ,công ty nghiên cứu thị trường.
2.3 Các thành viên trong chuỗi cung ứng
2.3.1 Nhà cung cấp vật liệu
Là các công ty như: công ty khai khoáng, hoá chất, thép , nông trại… hoặc có thể là các
công ty cung cấp vật liệu thô, vật liệu trung gian và phụ tùng. Các nhà cung cấp vật liệu
có sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi nó quyết định
đầu vào cho doanh nghiệp. Liên quan đến chất lượng, sự kịp thời của sản phẩm và số
lượng. Nếu nhà cung cấp vật liệu không đảm bảo thì việc sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị
ảnh hưởng làm cho việc kinh doanh bị ngưng trệ.

2.3.2 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm.nhà sản xuất bao gồm những công ty
sản xuất vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. các nhà sản xuất nguyên vật liệu như
khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ… và cũng bao gồm những tổ chức trồng
trọt, chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản. các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật
liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất từ các công ty khác.
Nhà sản xuất có thể tạo ra các sản phẩm vô hình như âm nhạc, trò chơi giải trí, phần mềm
hay những thiết kế.sản phẩm cũng có thể tồn tại dưới hình thức dịch vụ như cắt cỏ, lau
dọn văn phòng, thực hiện cuộc phẫu thuật hay một lớp giảng dạy kỹ năng. Trào lưu phổ
biến hiện nay là các nhà sản xuất loại sản phẩm công nghiệp hữu hình đang di chuyển
sang khu vực có chi phí nhân công rẻ hơn trên thế giới. ngày càng nhiều nhà sản xuất tại
2
các quốc gia phát triển ở Bắc Mỹ, châu Âu và một vài khu vực của châu Á tập trung vào
việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ vô hình.
3.2.3 Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân
phối sản phẩm đến khách hàng.Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ.nhà phân
phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách
hàng mua lẻ.
Nhà phân phối giúp nhà sản xuất tránh được tác động của biến động thị trường bằng cách
lưu trữ hàng hóa song song với việc tiến hành nhiều công tác bán hàng nhằm mục đích
tìm kiếm và phục vụ khách hàng. Nhà phân phối thực hiện chức năng “Thời gian” và
“Địa điểm” cho khách hàng bằng cách giao hàng mọi lúc mọi nơi mà khách hàng yêu
cầu.
Cách thức hoạt động đặc trưng của nhà phân phối là mua một khối lượng hàng hóa lưu
khođáng kể từ nhà sản xuất rồi đem bán lại cho người tiêu dung. Thêm vào đó, để thúc
đẩy công tác bán hàng và tang doanh thu, nhà phân phối còn đảm nhận một chức năng
khác là quản lý hệ thống hàng hóa lưu kho, điều hành kho hàng, vận chuyển hàng hóa
cũng như kiêm luôn công tác hỗ trợ khách hàng và cung cấp dịch vụ hậu mãi. Nhà phân
phối cũng có thể chỉ thực hiện một việc duy nhất là phân phối sản phẩm của nhà sản xuất

với khách hàng mà không bao giờ thực sự sở hữu nó.Chức năng chủ yếu của nhà cung
cấp loại này là xúc tiến và bán hàng. Trong cả hai trường hợp trên, do sự thay đổi không
ngừng trong nhu cầu khách hàng và chủng loại hàng hóa, nhà phân phối đóng vai trò là
một đại lý lien tục nắm bắt thị hiếu của khách hàng rồi đáp ứng họ với những sản phẩm
sẵn có.
3.2.4 Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn.Nhà bán lẻ
trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết.do nỗ lực
chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng
cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản
phẩm để thu hút khách hàng đến với sản phẩm của mình. Những cửa hàng bách hóa giảm
giá thu hút khách hàng bằng giá cả và sự đa dạng của sản phẩm.những cửa hàng cao cấp
chuyên kinh doanh một dòng sản phẩm riêng biệt với chất lượng dịch vụ vượt trội. các
nhà hàng thức ăn nhanh tận dụng yếu tố giá cả thấp để lôi kéo khách hàng.
3.2.5 Khách hàng
3
Khách hàng hay người tiêu dung là bất kì cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm.
khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán lại
chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng.
3.2.6 Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và
khách hàng.Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt
động riêng biệt trong chuỗi cung ứng.chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này
hiệu quả hơn với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán
lẻ hay người tiêu dung làm điều này.
Đại diện tiêu biểu của chuỗi cung ứng bất kỳ là những nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển
và dịch vụ lưu kho hàng hóa. Đây là những công ty cung cấp dịch vụ xe tải và kho hàng
phục vụ cộng đồng với địa vị là nhà cung cấp dịch vụ giao nhận. những công ty dịch vụ
tài chính đưa ra các dịch vụ cho vay, phân tích tín dụng và thu hồi các những hóa đơn quá
hạn. những gương mặt quen thuộc trong lĩnh vực này là các ngân hàng, công ty đánh giá

chỉ số tín dụng và các đại lý nhờ thu. Một vài nhà cung cấp dịch vụ chuyên về nghiên cứu
thị trường và bán quảng cáo trong khi số khác lại cung cấp mẫu thiết kế sản phẩm, dịch
vụ kỹ thuật, tư vấn pháp luật hay tư vấn quản trị. Ngoài ra có rất nhiều nhà cung cấp dịch
vụ hoạt động ở mảng công nghệ thông tin và thu thập dữ liệu.
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ĐIỆN THOẠI
SAMSUNG VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM
3.1 Giới thiệu về công ty Samsung Việt Nam
Tọa lạc tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Công ty TNHH Samsung
Electronics Việt Nam (Samsung Electronics Vietnam Company Limited - SEV) chính
thức khai trương nhà máy sản xuất đầu tiên của mình vào ngày 28/10/2009, với tổng vốn
đầu tư ban đầu lên đến gần 700 triệu USD. Đây là nhà máy sản xuất ĐTDĐ có quy mô
lớn đầu tiên tại Việt Nam và cũng là nhà máy sản xuất ĐTDĐ lớn thứ 2 trên thế giới của
Samsung (chỉ sau nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Hàn Quốc) với nhiệm vụ cung
ứng các sản phẩm ĐTDĐ cho thị trường toàn cầu của Samsung.Từ khi đi vào hoạt động,
SEV đã nhanh chóng đạt được những thành tích đầy ấn tượng và trở thành một trong
những dự án đầu tư thành công nhất của Samsung Electronics trên toàn cầu. Từ tháng 7/
2009 đến tháng 9/2010, năng lực sản xuất của SEV đã tăng hơn 6 lần từ 1 triệu sản
phẩm/tháng lên hơn 6 triệu sản phẩm/tháng. Theo kế hoạch đến năm 2012, SEV sẽ cung
ứng đến 100 triệu sản phẩm/năm cho các kênh phân phối của Samsung, trở thành một
trong những nhà máy sản xuất ĐTDĐ hàng đầu thế giới của tập đoàn Samsung.Dây
4
chuyền sản xuất ĐTDĐ tại SEV được Samsung Electronics đầu tư và thử nghiệm với
những công nghệ mới nhất. Theo kế hoạch, đến tháng 9/2011, dây chuyền sản xuất
ĐTDĐ thứ hai của SEV sẽ chính thức đi vào hoạt động. Dây chuyền sản xuất này có tính
linh hoạt cao, có thể dễ dàng thay đổi theo sản phẩm; từ máy tính bảng có thể chuyển
sang sản xuất smartphone và ngược lại rất nhanh. Nhờ đặc tính này, năng suất sản xuất sẽ
cao hơn và nhà máy có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay SEV
đang được triển khai thành một khu công nghiệp phức hợp của Samsung, với hai nhà máy
sản xuất pin điện thoại và máy hút bụi cũng đã được SEV đưa vào hoạt động ngoài nhà
máy sản xuất ĐTDĐ.Cũng như nhà máy sản xuất ĐTDĐ Samsung tại Hàn Quốc, SEV đã

được cấp chứng nhận ISO 9001:2008 về chất lượng và quy trình sản xuất. Các công đoạn
từ việc gắn các chip lên bản mạch chính đến cài đặt phần mềm, kiểm tra chức năng… đều
được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt, tự động hóa rất cao với những hệ thống
tự động hiện đại phối hợp theo dây chuyền, được điều khiển từ hệ thống máy tính chủ.
Kết thúc quá trình là khâu kiểm nghiệm chất lượng, thành phẩm được lựa chọn ngẫu
nhiên để kiểm tra mức độ chịu nhiệt, chịu shock điện cao thế, độ va đập cơ học… để đảm
bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải là những sản phẩm tốt nhất. Ngoài ra, các
nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam để cung ứng cho việc sản xuất tại
SEV cũng phải đạt tiêu chuẩn khắt khe của Samsung cũng như của các thị trường trên
toàn cầu.Từ khi chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10/2009, SEV đã đóng góp lớn
vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Chưa đầy một năm sau khi đi vào sản xuất,
tháng 9/2010 SEV đã đạt cột mốc kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD. Sự kiện này đánh dấu
một bước phát triển mới của các dự án đầu tư của Samsung Electronics tại Việt Nam và
của mối quan hệ đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc.Dự án của SEV cũng đã và đang tiếp tục
có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội vĩ mô của tỉnh Bắc Ninh
và các vùng kinh tế lân cận. Hiện tại, SEV đang tạo việc làm cho 13.000 nhân viên, công
nhân tại tỉnh Bắc Ninh và thu hút hơn 30 dự án vệ tinh với số vốn đầu tư lên đến 250
triệu. Samsung sẽ tiếp tục đầu tư cho SEV để trở thành một khu tổ hợp công nghệ cao
mang tên Samsung Complex trong giai đoạn 2015-2020. Theo ước tính, Samsung
Complex sẽ thu hút hơn 200 công ty vệ tinh với 50% là công ty Việt Nam để đầu tư, cung
cấp nguyên phụ liệu.
3.2 Thực trạng chuỗi cung ứng điện thoại Samsung Việt Nam
3.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng của điện thoại Samsung Việt Nam
5
3.2.2 Các thành viên trong chuỗi cung ứng của điện thoại Samsung Việt Nam
a) Các nhà cung cấp
Hầu hết các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện cho Samsung Việt Nam đều là ở nước
ngoài hoặc các doanh nghiệp đi theo Samsung vào Việt Nam. Năm 2010, trong số 37
doanh nghiệp, nhà cung cấp các linh kiện, phụ kiện cho nhà máy sản xuất điện thoại
Samsung Việt Nam (SEV) thì có tới 12 nhà cung cấp là ở trong nước, 25 nhà cung cấp là

ở nước ngoài. Vì vậy Samsung đã tự sản xuất các linh kiện chính cho việc sản xuất của
mình.
Samsung khi có ý định đầu tư sang Việt Nam đã kéo theo rất nhiều các công ty vệ tinh,
các công ty này là các nhà sản xuất linh kiện, cung cấp những mặt hàng quan trọng phục
vụ cho việc hoàn thiện nên một chiếc điện thoại. Có đến gần 20 doanh nghiệp vệ tinh và
những doanh nghiệp này được Samsung đầu tư vốn khoảng 50%. Điều này tạo nên sức
ảnh hưởng của Samsung đối với các công ty này, khiến cho việc cung ứng linh kiện luôn
được đảm bảo. Các công ty vệ tinh được xây dựng ngay gần với công ty lắp ráp của
Samsung tạo nên sự cung ứng linh kiện tại chỗ, không những giảm được rất nhiều chi phí
trong việc vận chuyển mà còn trong vấn đề quản trị kho hàng, đảm bảo tính kịp thời lại
không tốn chi phí lưu khó.
Samsung Vina còn sử dụng một số nhà cung cấp bên ngoài,cung cấp những mặt
hàng không phải năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, là những mặt hàng doanh nghiệp sử
dụng chủ yếu cho những sản phẩm không mang nhiều tính cạnh tranh cho– sản phẩm
6
điện thoại đã vào giai đoạn bão hoà hoặc suy thoái. Một số nhà cung cấp chính mà
Samsung Việt Nam lựa chọn là:
Cabot Microelectronics chuyên cung cấp các vi mạch điện tử. Đây là một trong những
nhà cung cấp vi mạch điện tử lớn trên thế giới. Rất nhiều hàng điện thoại lớn trên thế giới
đã đặt vi mạch điện tử từ công ty này. Vi mạch điện tử của Cabot Microelectronics có
chất lượng tốt, ổn định. Cabot Microelectronics là nhà cung cấp vi mạch điện tử chủ yếu
và quan trọng nhất trong các nhà cung cấp linh kiện của Samsung. Cabot
Microelectronics và Samsung Việt Nam có những cam kết rõ ràng trong vấn đề mua bán
linh kiện để từ đó đảm bảo hoạt động mua bán diễn ra đúng yêu cầu đặt ra của cả 2 bên.
Vì là một nhà cung cấp linh kiện quan trọng đối với Samsung Việt Nam nên mối quan
hệ giữa Samsung Việt Nam và nhà cung ứng này, Samsung luôn chú trọng và tạo một
mối quan hệ tốt đẹp nhất, nhưng không phải vì thế mà lại quá dễ dãi với các yêu cầu
trong các thương vụ mua bán , bởi vi mạch điện tử là hàng hoá rất quan trọng đối với
điện thoại, là mặt hàng chiến lược nên Samsung chọn một nhà cung cấpvà tạo mối quan
hệ bền chặt với họ. Việc Samsung Việt Nam chọn Cabot Microeletronics là nhà cung cấp

vi mạch điện tử là một điều hợp lý, công ty này là một nhà cung cấp có uy tín và luôn
đem đến sự hài lòng cho các doanh nghiệp sản xuất.
Broadcom cung cấp các con chip điện tử cho một vài dòng điện thoại của Samsung như
SGH-J750 và SGH-A401. Để tránh tình trạng thiếu linh kiện sản xuất điện thoại,
Samsung chọn Broadcom là nhà cung cấp chip điện tử_một phần rất quan trọng trong
chiếc điện thoại làm nhà cung cấp.
GSi Lumonics INC là nhà cung cấp các thiết bị như : hệ thống WaferRepairT M430, các
chất bán dẫn và thiết bị sản xuất thiết bị điện tử bao gồm cả đánh dấu các hệ thống và
mạch trang trí hệ thống. Bên cạnh đó gần đây GSi Lumonics còn cung cấp các thành
phần chính xác điều khiển chuyển động và laser dựa vào hệ thống sản xuất chất bán dẫn
toàn cầu điện tử.
Các sản phẩm như bao bì, in ấn… là những mặt hàng đơn giản, Samsung Việt Nam chọn
một số công ty Việt Nam là nhà cung cấp cho mình. Đây là những mặt hàng không yêu
cầu trình độ công nghệ cao, các công ty Việt Nam có khả năng đáp ứng được các yêu cầu
của công ty, giá thành sẽ rẻ hơn so với việc đặt hàng của một công ty nước ngoài. Vì
Samsung Việt Nam có nhu cầu rất lớn, nên vai trò trong mối quan hệ này Samsung Việt
Nam có quyền lực hơn và bên công ty Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu từ phía
Samsung.
7
Khi thiết lập các mối quan hệ với các nhà cung cấp, Samsung Việt Nam luôn dựa trên
quan hệ đôi bên cùng có lợi. Đối với Samsung Việt Nam việc xây dựng các mối quan hệ
và đạt được dự ủng hộ của những nhà cung cấp, những đối tác hàng đầu trên thế giới là
rất quan trọng . Những nhà cung cấp quan trọng, Samsung Việt Nam thiết lập mối quan
hệ chặt chẽ, đưa ra triết lý hợp tác với các đối tác, các nhà cung cấp, đó là: công bằng, cởi
mở và hai bên cùng có lợi. Đối với Samsung Việt Nam, các nhà cung cấp không chỉ đơn
giản là những đối tác là ăn bình thường mà họ trở thành một phần của doanh nghiệp,
cùng chia sẻ mọi khó khăn cũng như cơ hội có được, tiến tới một mối quan hệ lâu dài chứ
không phải ngày một ngày hai. Chính vì điều này mà mối quan hệ giữa Samsung Việt
Nam và các nhà cung cấp rất chặt chẽ, làm cho quá trình thu mua trở nên linh hoạt, giúp
cho hoạt động lắp ráp đảm bảo yêu cầu, tạo thêm giá trị cho sản phẩm.

b) Công ty Samsung
Công ty Samsung có nhiệm vụ khá quan trọng trong chuỗi cung ứng, sau khi nhập
các linh kiện, phụ kiện tiến hành sản xuất ra các sản phẩm của công ty để đưa ra thị
trường. Công ty Samsung Việt Nam còn sản xuất các phụ kiện, linh kiện để tự cung cấp
cho mình và cung cấp cho các doanh nghiệp khác như : cung cấp chip điện thoại cho
Apple. Công ty là một mắt xích chính gắn kết chuỗi cung ứng của mình lại. Đối với
những mặt hàng then chốt, chiến lược, Samsung tiến hành tự sản xuất phần cứng của điện
thoại: bộ xử lý ứng dụng, màn hình và các thành phần quản lý năng lượng. Các phòng
ban và bộ phận được kết nối với nhau chặt chẽ và vì vậy hãng có thể giới thiệu sản phẩm
mới nhanh hơn các hãng khác. Ngược lại, các đối thủ của Samsung luôn gặp phải tình
trạng thiếu linh kiện, đương cử là HTC phải trì hoãn ra mắt chiếc điện thoại “con cưng”
One của mình.
Nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung thuộc công ty TNHH Samsung
Elictronics Việt Nam đặt tại khu công nghiệp Yên Phong- Bắc Ninh. Tại đây, công ty tiến
hành lắp ráp và sản xuất trong một mô hình khép kín, tự sản xuất linh kiện quan trọng đối
với một số dòng sản phẩm smart phone mang tính cạnh tranh cao, tiến hành lắp ráp để
hoàn thành nên sản phẩm.
Với việc tự sản xuất các linh kiện quan trọng giúp cho Samsung làm chủ chuỗi cung ứng.
Chủ động trong mọi tình huống xảy ra. Tạo nên sự thống nhất và hoạt động hiệu quả của
chuỗi cung ứng Samsung.
c) Nhà phân phối
Sau khi chia tay với các nhà phân phối như FPT, Viettel, Phú Thái. Tháng 7 năm
2012, Công ty Điện tử Samsung Việt Nam đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với
Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (PSD). Theo đó, PSD sẽ trở thành
đối tác phân phối cho sản phẩm điện thoại di động Samsung tại thị trường Việt Nam.
Thông qua PSD, Samsung Việt Nam mong muốn mở rộng hơn nữa mạng lưới phân phối
8
để góp phần đưa điện thoại Samsung trở thành thương hiệu điện thoại được tin dùng và
yêu thích nhất.
PSD hiện là nhà phân phối chính thức của rất nhiều nhãn hàng công nghệ danh

tiếng với danh mục sản phẩm phân phối cũng không ngừng được mở rộng. Với tinh thần
làm việc chuyên nghiệp và cam kết dịch vụ tận tâm, PSD đã liên tục phát triển số lượng
khách hàng từ con số 288 đại lý vào năm 2007 lên hơn 1700 đại lý vào năm 2012 thông
qua 11 chi nhánh trên toàn quốc. Không ngừng tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận
qua các năm, PSD hiện đang giữ vị trí 75 trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
theo VNR500
"Với hệ thống phân phối rộng khắp thông qua các chuỗi bán lẻ và đối tác chiến lược
PSD, cùng với sản phẩm đột phá và dịch vụ chăm sóc khách hàng không ngừng được
nâng cao, chúng tôi hướng đến mục tiêu đưa Samsung trở thành thương hiệu điện thoại
số một trên thị trường Việt Nam trong thời gian sớm nhất ." Ông Cho Seok Hee – Tổng
giám đốc Samsung Việt Nam phát biểu.
Việc Samsung Việt Nam không tiếp tục hợp đồng với các nhà phân phối Phú Thái, FPT,
Viettel mà bắt tay với nhà phân phối PSD là bởi, PSD là một trong những nhà phân phối
hàng điện tử lớn nhất Việt Nam, có mức độ bao phủ rộng khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Samsung Việt Nam muốn hướng tới các khu vực tỉnh lẻ. Samsung Việt Nam mong muốn
sau khi hợp tác với PSD, sản phẩm điện thoại của samsung sẽ vươn tới các khu vực xa
hơn. Quan hệ hợp tác giữa Samsung Việt Nam và PSD là quan hệ đôi bên cùng có lợi,
chính vì thế mối quan hệ này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ và mang tính chiến lược lâu dài.
Hai bên cùng ký kết những hợp đồng rõ ràng, tạo nên sự nhất quán về quyền lợi cũng như
nhiệm vụ mà hai bên phải hoàn thành. Samsung là một thương hiệu đang ngày càng lớn
mạnh, việc bắt tay với Samsung sẽ tạo ra những lợi thế nhất định cho PSD, chính vì lẽ đó
trong mối quan hệ này Samsung có những quyền lực nhất định.
Tuy nhiên, Samsung sẽ không giao toàn bộ mảng phân phối cho PSD. Samsung có
những chiến lược cụ thể để vẫn đảm bảo toàn hệ thống phân phối của Samsung hoạt động
hiệu quả để hỗ trợ PSD và giúp Samsung Việt Nam thực hiện mong muốn của họ. Như
vậy, tuỳ theo từng vùng miền trên Việt Nam, PSD và Samsung Việt Nam sẽ có những
chiến lược tiếp cận thị trường khác nhau. Đối với những chuỗi phân phối lớn, mang tính
chiến lược – siêu thị mà Samsung Việt Nam đang làm việc trực tiếp, Samsung Việt Nam
vẫn duy trì.
d) Nhà bán lẻ

Samsung Việt Nam không giao toàn bộ hoạt động phân phối cho nhà phân phối PSD, với
một số siêu thị mang tầm chiến lược, Samsung Việt Nam xây dựng mối quan hệ trực tiếp.
Bởi đây là những đơn vị tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, họ có tầm quan trọng rất lớn
9
trong chuỗi cung ứng của điện thoại Samsung. Chính vì thế, Samsung Việt Nam đã trực
tiếp hợp tác với một số siêu thị lớn như: Thế giới di động, Viettel, siêu thị điện máy Viễn
Thông A…
Các siêu thị lớn có những quyền lực nhất định trong mối quan hệ này, tuy nhiên,
Samsung hiên đang là một sản phẩm được nhiều người tiêu dùng yêu thích, và lựa chọn
để tiêu dùng. Nên về phía Samsung Việt Nam cũng có những quyền lực nhất định đối với
các siêu thị này.
Với việc trực tiếp xây dựng mối quan hệ với một số siêu thị bán lẻ lớn, một mặt Samsung
Việt Nam tạo được sự vận động linh hoạt trong chuỗi, mặt khác xây dựng một mối quan
hệ tốt giúp cho Samsung tạo thêm được giá trị cho khách hàng.
Samsung Việt Nam luôn có những chính sách với mục đích xây dựng quan hệ với các
đối tác của mình một cách bền chặt. Ngoài việc có các chương trình khuyến mãi, khuyến
mãi hay các chướng trình xúc tiến bán được tổ chức tại các điểm siêu thị lớn thì Samsung
Việt Nam còn tiến hành đầu tư cho hệ thống các siêu thị. Vào ngày 13 – 8 – 2013 Hãng
sản xuất điện thoại Samsung Việt Nam đã quyết định đầu tư nâng cấp hệ thống chuỗi
bán lẻ điện thoại của hệ thống bán lẻ thiết bị kỹ thuật số Thegioididong.com.
Theo thỏa thuận, Samsung sẽ đầu tư vào hệ thống siêu thị thegioididong.com thông qua
việc lắp đặt khu vực trải nghiệm smartphone và đầu tư sản phẩm trưng bày. Giá trị của
khoản đầu tư này không được tiết lộ. Cụ thể, đầu tư của Samsung vào Thegioididong.com
sẽ cho phép khu vực trải nghiệm của Samsung có mặt tại khắp các siêu thị thuộc hệ thống
trên toàn quốc. Mỗi siêu thị sẽ có một gian hàng điện thoại được thiết kế theo tiêu chuẩn
riêng của Samsung giúp người mua được trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm trước khi ra
quyết định mua.
Các sản phẩm điện thoại di động của công ty Samsung được bán ở hầu hết các siêu thị
điện máy, các cửa hàng, hệ thống bán lẻ điện thoại, các thiết bị điện tử, văn phòng,…
Về hệ thống bán lẻ điện thoại di động ở Hà Nội đa dạng như: Thế Giới Di Động, Nguyễn

Kim, Pico, TopCare, Nhật Cường mobile,…Tại đây khách hàng có thể mua bất cứ sản
phẩm điện thoại nào của Samsung. Ngoài ra trên thị trường còn mạng lưới các cửa hàng
kinh doanh điện thoại, siêu thị điệm máy khá dày đặc cung cấp sản phẩm điện thoại cũng
như các linh kiện đi kèm cho khách hàng.
Tại thị trường TP Hồ Chí Minh thì mạng lưới các siêu thị và các cửa hàng bán điện thoại
di động của Samsung cũng phân bố khắp các quận như: Viễn Thông A, Phước Lập
mobile,…Ngoài ra ở các địa phương cũng dễ dàng tìm mua được các sản phẩm của
Samsung do ngày nay hệ thống cửa hàng của Thế Giới Di Động đã có mặt ở khắp 63 tỉnh
thành trên cả nước.
e) Khách hàng
10
Khách hàng là thành tố tiên quyết, một bộ phận tích hợp của chuỗi cung ứng. Khi thị
trường đang có vô vàn các thương hiệu điện thoại để cho họ lựa chọn thì quyền lực của
họ trong chuỗi cung ứng là rất cao. Chính vì thế Samsung Việt Nam đã xây dựng triết lý
kinh doanh nói lên sự phát triển không ngừng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
cũng như toàn xã hội: “Cống hiến tài năng và công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ siêu việt, bằng cách đó đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn”.
Khách hàng của Samsung chủ yếu là các cá nhân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau từ
người có thu nhập trung bình đến người có thu nhập cao.Với sự đa dạng về sản phẩm,
Samsung có rất nhiều dòng điện thoại: cảm ứng, qwerty, nắp trượt, nắp gập,… đáp ứng
nhu cầu của từng nhóm khách hàng khác nhau từ loại bình dân giá rẻ ( Samsung E1050)
đên các dòng hạng sang (Samsung Galaxy Note II N7100). Samsung xem khách hàng là
trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
Các sản phẩm điện thoại của của Samsung không chỉ phát triển tại thị trường Hàn
Quốc mà còn phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giời như Mỹ, Nhật, Trung Quốc , các
nước châu Á cũng như phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam. Thị phần điện thoại của
Samsung chiếm 21% thị trường toàn cầu (wikipedia) và dự báo sẽ không ngừng tăng
trưởng trong tương lai.
Có thể thấy các sản phẩm điện thoại của Samsung luôn được người tiêu dùng đón nhân
và hưởng ứng tích cực trước sự cạnh tranh của rất nhiều dòng sản phẩm của các hãng

như: Apple. Nokia, Sony Ericson, LG
Samsung Việt Nam luôn tiến hành các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng…
nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Các sản phẩm điện thoai Samsung Việt
Nam luôn được kèm theo dịch vụ bảo hành. Thêm vào đó, Samsung có các chương trình
chăm sóc khách hàng với mục đích thoả mãn khách hàng không chỉ trước , trong bán mà
còn cả sau khi đã sử dụng sản phẩm điện thoại của mình.
Trong thời gian qua, Samsung đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền
máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
3.2.3 Sự thành công của chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng được coi là thành công khi nó đạt được cả mục tiêu mà doanh
nghiệp đề ra có thể là hiệu suất hoặc mục tiêu hiệu quả. Xong nếu doanh nghiệp đạt được
cả hai mục tiêu hiệu suất và hiệu quả thì sự thành công ấy lại càng được đánh giá cao.
Chuỗi cung ứng của Samsung là một ví dụ điển hình cho sự thành công khi đạt được cả
hai mục tiêu về hiệu quả và hiệu suất. Sự thành công trong chuỗi cung ứng của Samsung
được thể hiện trên một số khía cạnh như sau:
11
Thứ nhất : Tiết kiệm chi phí trong chuỗi cung ứng
Trong chuỗi cung ứng của Samsung thì chi phí là yếu tố được quan tâm hàng đầu.
Samsung luôn cố gắng tối thiểu hóa chi phí trong các khâu để làm sao sản phẩm làm ra
tốt nhất với một mức giá mà có thể thu hút được khách hàng nhất. Việc tiết kiệm chi phí
trong sản xuất được Samsung quan tâm nhất là ở khâu phân phối sản phẩm đến với người
tiêu dùng. Thay vì phân phối khắp các cửa hàng Samsung lại chọn cho mình một cách
phân phối qua các nhà phân phối chính. Còn các nhà phân phối chihs tự họ sẽ phân phối
đi các nơi. Samsung ủy quyền cho hai nhà phân phối chính tại Việt Nam đó là Viettel và
Phú Thái. Từ hai nhà phân phối chính này thì sản phẩm của Samsung sẽ đến tay khách
hàng với mức chi phí thấp nhất. Và Samsung cũng tiết kiệm được một khoản tiền từ việc
thuê mặt bằng để trưng bày, lương nhân viên bán hàng, tiền điện , Hơn thế việc kiểm
soát trong chuỗi cung ứng cũng sẽ dễ dàng hơn và giúp tiết kiệm chi phí cho việc quản lý
và kiểm soát.

Thứ hai: Tốc độ
Samsung luôn quan tâm tới vấn đề là làm sao sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách
nhanh chóng và kịp thời. Vì nếu chỉ chậm hơn so với đối thủ thì có thể sản phẩm sẽ mất
đi lợi thế của nó. Đặc biệt là khi sản phẩm công nghệ ngày càng có chu kỳ sống ngắn như
hiện nay thì việc đưa sản phẩm ra thị trường càng được chú ý hơn.
Thứ ba: Kết chặt các thành viên trong chuỗi
Mối quan hệ giữa Samsung và các thành viên trong chuỗi được cụ thể trong hai từ “Eco-
Đối tác”. Qua đó cho thấy Samsung rất quan tâm đến việc hợp tác một cách chặt chẽ với
các thành viên trong chuỗi từ khâu sản xuất linh kiện đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Sự gắn
bó giữa các thành viên đảm bảo song song dòng thông tin và dòng sản phẩm một cách
hiệu quả. Minh chứng cho điều đó chính là ở tốc độ tung các sản phẩm của Samsung ra
thị trường luôn nhanh chóng và kịp thời.
Thứ tư: Giảm thiểu rủi ro trong chuỗi
Rủi ro thường xuất hiện ở khâu mua linh kiện phụ tùng hoặc khâu tiêu thụ sản phẩm do
dự báo nhu cầu không chính xác. Nhưng đối với Samsung họ đã quản lý khá tốt cả hai
khâu này thông qua việc liên kết chặt chẽ với các thành viên trong chuỗi và dự báo nhu
cầu tương đối chính xác. Samsung đã đầu tư hai phần mềm đó là phần mềm Adexa và
phần mềm Microsoft Business intelligence(Bi) giúp dự báo nhu cầu một cách chính xác
hơn tới 20%. Một khi việc dự báo nhu cầu chính xác sẽ giúp giảm thiểu lượng tồn kho
sản phẩm tối ưu nhất.
Sự thành công trong chuỗi cung ứng của Samsung được xem như là một điển hình
trong việc xuyên suốt đầu cuối giữa các thành viên trong chuỗi. Sự thành công đó không
chỉ giúp chuỗi cung ứng tối thiểu hóa chi phí, giảm rủi ro mà còn mang lại lợi ích cho tất
cả các thành viên trong chuỗi.
12
3.2.3 Bài học kinh nghiệm
Nền kinh tế đang ngày càng phát triển và nhiều thách thức cho các nhà quản trị. Việc xây
dựng một chuỗi cung ứng tốt và hoạt động hiệu quả trở thành một lợi thế cạnh tranh cho
các doanh nghiệp. Vậy các nhà quản trị nên làm gì để quản trị chuỗi cung ứng của mình
hoạt động hiệu quả. Từ những phân tích chuỗi cung ứng của Samsung Việt Nam, sau đây,

nhóm xin đưa ra một số những kinh nghiệm để doanh nghiệp quản trị chuỗi cung ứng của
mình hiệu quả
Thứ nhất: Doanh nghiệp nên tự lập cho mình một bộ phận chịu trách nhiệm trong vấn đề
quản trị chuỗi cung ứng. Họ sẽ giúp cho việc quản lý các thành viên trong chuỗi hợp lý
hơn, giám sát toàn bộ các hoạt động của mọi thành viên, kịp thời phát hiện những rủi ro
có thể xảy ra trong quá trình hoạt động,từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời giúp tạo
nên giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Thứ hai: doanh nghiệp trước hết phải xây dựng một mô hình chuỗi cung ứng của mình
phù hợp với chính doanh nghiệp
Trước khi thiết lập mô hình chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về chính
doanh nghiệp của mình. Đâu là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, đâu là những mặt hàng
then chốt, mặt hàng chiến lược, mặt hàng đòn bẩy hay mặt hàng đơn giản để từ đó đưa ra
chiến lược nguồn cung hợp lý, nên tự phát triển năng lực cốt lõi của mình chứ không nên
thuê ngoài. Quyết định hoạt động nào nên thuê ngoài và hoạt động nào doanh nghiệp nên
tự tiến hành thực hiện.
Thứ ba: Lựa chọn thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng hợp lý
Các thành viên được lựa chọn tham gia vào chuỗi phải đáp ứng các yêu cầu mà doanh
nghiệp cần. Các thành viên trong chuỗi cung ứng sẽ quyết định sự thành công của chuỗi.
Khi quyết định chọn doanh nghiệp nào tham gia vào chuỗi phải có sự đánh giá về khả
năng cũng như uy tín, doanh nghiệp đó liệu có đáp ứng được các yêu cầu của doanh
nghiệp mình hay không? Liệu có đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả?
Thứ tư: Có những chính sách hợp lý đối với các thành viên trong chuỗi cung ứng
Giữa doanh nghiệp và các thành viên cần phải có sự liên kết chặt chẽ, nên có những hợp
đồng rõ ràng giữa các bên, tạo ra sự ràng buộc nhất định để các hoạt động của chuỗi diễn
ra một cách linh hoạt, hiệu quả tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm/dịch vụ. Có sự liên kết
chặt chẽ giúp cho doanh nghiệp quản trị quá trình từ khâu thu mua nguyên vật liệu cho
đến việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trở nên nhất quán, tránh xảy ra sai sót và
xử lý dễ dàng hơn nếu có sự cố. Doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý đến vấn đề, họ có thể
là đối tác hiện tại của mình nhưng trong tương lai có thể trở thành đối thủ cạnh tranh.

13
Đối với các thành viên, doanh nghiệp cần phải có những chính sách như: khen thưởng,
khuyễn mãi, khuyến mại, các chương trình tri ân… để tạo mối quan hệ tốt đẹp, từ đó sẽ
có được sự trung thành từ phía các thành viên.
Thứ năm: Tạo mối quan hệ bền chặt với các thành viên trong chuỗi cung ứng
Các thành viên trong chuỗi cung ứng không chỉ đơn giản là những đối tác làm ăn, nếu
bạn coi họ chỉ đơn giản là những đối tác làm ăn, coi trọng việc được – mất thì cái nhận
được chỉ mang tính ngắn hạn, không tạo ra được sự bền chặt , lâu dài. Phải coi họ là một
phần của doanh nghiệp, hợp tác theo quan hệ đôi bên cùng có lợi. Để làm cho mối quan
hệ đó bền chặt hơn, ngoài những bản hợp đồng cần ký kết, doanh nghiệp có thể tiến hành
đầu tư đối với các thành viên quan trọng mang tính chiến lược của mình, để tạo nên sự
phụ thuộc giữa hai bên.
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN
Một doanh nghiệp có một chuỗi cung ứng hiệu quả chính là một lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh. Nó không chỉ giúp cho mọi hoạt động
của doanh nghiệp được tiến hành một cách trôi chảy mà còn giúp doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả, gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm và khách hàng. Có một chuỗi cung
ứng hiệu quả là cần thiết, quản trị chuỗi cung ứng đó lại càng quan trọng hơn. Duy trì nó
để nó hoạt động hiệu quả, tuỳ vào từng thời điểm cần phải có những thay đổi giúp nó
hoàn thiện hơn, xây dựng các mối quan hệ bền chặt với các thành viên là điều rất cần
thiết đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay rất ít các doanh nghiệp
nhận thức được vấn đề này. Thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi cung ứng
của doanh nghiệp mình đã hiếm, chưa nói gì đến việc quản trị chúng để tạo ra giá trị gia
tăng cho sản phẩm. Một số doanh nghiệp rất thành công trong vấn đề xây dựng và quản
trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình, phần lớn đó là các doanh nghiệp đến từ nước
ngoài. Điển hình đó là chuỗi cung ứng của điện thoại Samsung Việt Nam. Doanh nghiệp
đã xây dựng một chuỗi cung ứng khá thành công, giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm. Với
sự thành công trong chuỗi cung ứng đã giúp Samsung Việt Nam ngày càng khẳng định vị
thế của mình trên thị trường. Quý I vừa qua, Samsung đã đạt được thành công vượt bậc
trên thị trường thế giới khi xuất xưởng 93.8 triệu chiếc điện thoại di động, vượt qua

Nokia để trở thành nhà sản xuất điện thoại di động số một trên thế giới (theo số liệu từ
công ty nghiên cứu thị trường IDG). Trong phân khúc điện thoại thông minh, cũng theo
IDG, Samsung tiếp tục giành vị trí dẫn đầu khi bán ra được 38 triệu chiếc, chiếm hơn
40% tổng số lượng điện thoạidi động sử dụng hệ điều hành Android trên toàn thế giới.
Riêng tại Việt Nam, Samsung hiện cũng đang giữ vị trí số một trên thị trường điện thoại
thông minh theo số liệu của GFK Việt Nam. Như vậy, xây dựng một chuỗi cung ứng là
rất cần thiết đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt như
hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam, trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của
quản trị chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp, sau đó tiến hành xây dựng chuỗi cung ứng
14
phù hợp với doanh nghiệp, thiết lập các mối quan hệ với các thành viên tham gia trong
chuỗi cung ứng.
15

×