Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận triết học MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.52 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH – KHCN & QHĐN
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN TRIẾT HỌC
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
HVTH: HỒ DUY NHẬT LINH
MSHV: CH1301028
TPHCM, tháng 08 năm 2014
GIỚI THIỆU
Nhằm góp phần “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức”; thì Đảng và Nhà nước đã phát động và chỉ thị chiến lược về phát triển
Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (“Chiến lược
Cất cánh”) với tinh thần chủ động chuẩn bị tích cực và ý chí mạnh mẽ của toàn
ngành quyết tâm đưa Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam vượt qua khó
khăn, thách thức, tận dụng cơ hội do cuộc cách mạng Công nghệ thông tin và
Truyền thông mang lại.
Trong đề tài này sẽ trình bày cơ bản về nội dụng của chiến lượng Cất Cánh giai
đoạn 2011 – 2020. Nội dung chiến lược sẽ được trình bày tại Phần I của đề tài.
Ngoài ra, đề tài sẽ đưa ra một số hiện trạng của chiến lượng Cất Cánh sau gần 5
năm triển khai; đồng thời đề tài sẽ đưa ra một số nhận định của bạn thân dưa trên
mục tiêu và hiện trạng của chiến lược. Một số nhận định và hiện trạng sẽ được trình
bày tại phần II của đề tài.
I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
(Chiến lược cất cánh)


Bộ Bưu chính Viễn thông mới đây đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCVT về “Định
hướng chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn
2011-2020” (gọi tắt là "Chiến lược cất cánh") cho các đơn vị, doanh nghiệp toàn
ngành công nghệ thông tin-truyền thông.
Trong Chỉ thị của Bộ có nêu rõ: “Sau hơn 20 năm đổi mới ngành bưu chính viễn
thông và công nghệ thông tin Việt Nam đã có những bước tiến toàn diện, vượt bậc,
rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng
A. MỤC TIÊU
“Chiến lược cất cánh” cho giai đoạn 2011-2020 sẽ góp phần:
- Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa ".
B. PHƯƠNG CHÂM CỦA CHIẾN LƯỢC CẤT CÁNH:
“Chiến lược cất cánh” giai đoạn 2011-2020 bám sát theo hai phương châm:
- Lấy phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông có trình độ và
chất lượng cao làm khâu đột phá;
- Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững chắc
mở rộng sang thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định.
C. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHẢI
Chỉ thị cũng nhấn mạnh ba quan điểm cơ bản khi xây dựng và triển khai chiến lược
là:
- Chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu
- Từ số lượng sang chất lượng, tăng cường hiệu quả năng suất;
- Tận dụng hiệu quả ngoại lực để tăng cường nội lực.
Nội lực phải trở thành nòng cốt và chủ yếu, ngoại lực giữ vai trò quan trọng; phát
huy tính chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành.
Dựa trên các phương châm và quan điểm đó, công nghệ thông tin - truyền thông

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt trình độ tiên tiến trong các nước
ASEAN, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Hạ tầng bưu
chính viễn thông và công nghệ thông tin đạt các chỉ tiêu về mức độ sử dụng dịch vụ
tương đương với mức bình quân của các nước công nghiệp phát triển.
Trong tương lai công nghệ thông tin - truyền thông, Internet sẽ được ứng dụng sâu
rộng trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị thúc đẩy nền kinh tế đất nước,
nâng cao chất lượng lao động, nâng cao đời sống cho người dân, xây dựng và phát
triển Việt Nam điện tử đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN.
Công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông sẽ phấn đấu trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực điện tử phần
cứng, phần mềm đạt trình độ nhóm nước phát triển trên thế giới.
Nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông phải đạt trình độ các nhóm dẫn
đầu khu vực ASEAN về số lượng, trình độ và chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu
quản lý, sản xuất, dịch vụ và ứng dụng trong nước, xuất khẩu quốc tế. Vì vậy, việc
phổ cập, xoá mù tin học, nâng cao trình độ, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin -
truyền thông cho người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, các xã vùng sâu, xa, hẻo
lánh, những nơi ít có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin là hết sức quan
trọng.
Việc nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin - truyền thông trong
toàn xã hội cần được phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Các cấp, các
ngành, người dân cần phải nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ thông
tin - truyền thông trong sự phát triển của quốc gia để cùng chung sức, hỗ trợ, thúc
đẩy.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin -
truyền thông, Việt Nam cần phải hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp
luật. Đây là yếu tố cần thiết khi hội nhập nhằm đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc
gia, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bắt kịp xu hướng hội tụ công nghệ và
dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin - truyền thông.
Thị trường công nghệ thông tin - truyền thông trong tương lai phải mở rộng và phát
triển mạnh mẽ, không chỉ làm chủ thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường

khu vực và thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó thì việc giáo dục, đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực là rất cần thiết, là tiền đề cho sự phát triển.
D. GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức về vai trò của Công nghệ thông tin và
Truyền thông:
Nâng cao nhận thức về xã hội thông tin, kinh tế tri thức và vai trò của Công nghệ
thông tin và Truyền thông trong toàn xã hội thông qua mọi hình thức tuyên truyền,
phổ biến, đặc biệt chú ý tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng. Lãnh đạo các
cấp cần thực sự nhận thức được Công nghệ thông tin và Truyền thông là lĩnh vực
quan trọng và ưu tiên của quốc gia; quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ mạnh
mẽ cho ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông; gương mẫu, đi
đầu trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp
Rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách nhằm
tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin và
Truyền thông đáp ứng các yêu cầu về hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế, bảo đảm
chủ quyền, an ninh quốc gia; tăng cường và phát huy nội lực, thúc đẩy hợp tác và
cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp; tạo điều kiện để mọi thành phần kinh
tế có cơ hội bình đẳng tham gia thị trường; hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông và
bắt kịp xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin -
Truyền thông.
3. Thực hiện tốt các chiến lược và quy hoạch
Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành nhằm sử dụng hiệu quả và tiết
kiệm nguồn vốn đầu tư, nguồn tài nguyên và các nguồn lực quốc gia khác bảo đảm
thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giữ vững chủ
quyền quốc gia. Từng lĩnh vực cụ thể cần xây dựng chiến lược và quy hoạch bảo
đảm phát huy cao độ tính độc lập, tự chủ và sáng tạo.
4. Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý của nhà nước; Đổi mới
mô hình doanh nghiệp;

Tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về Công nghệ thông tin và Truyền thông theo
mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với xu thế hội tụ công nghệ và dịch
vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông. Tổ chức hợp lý bộ máy quản lý
nhà nước trên cơ sở phân biệt rõ các tổ chức có chức năng xây dựng chính sách, luật
pháp với các tổ chức có chức năng thực thi pháp luật; đảm bảo hình thành hệ thống
quản lý nhà nước mạnh theo nguyên tắc "Năng lực quản lý đón đầu yêu cầu phát
triển".
Đổi mới tổ chức, cải tiến quy trình, nâng cao trình độ quản lý, năng suất lao động,
hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn
thông và Công nghệ thông tin. Nghiên cứu áp dụng các mô hình doanh nghiệp sáng
tạo mới với các hình thức khác nhau nhằm đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Hình
thành các tập đoàn kinh tế mạnh, thiết lập các liên minh, liên kết chặt chẽ giữa các
doanh nghiệp trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.
5. Mở rộng và phát triển thị trường Công nghệ thông tin và
Truyền thông.
Phát huy thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, nhanh chóng làm chủ thị trường
trong nước, từng bước mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới, đồng thời tăng
cường xây dựng và làm giầu hình ảnh thương hiệu "Công nghệ thông tin và Truyền
thông Việt Nam". Tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm và dịch vụ Công nghệ
thông tin và Truyền thông Việt Nam với hàm lượng sáng tạo ngày càng cao. Các
doanh nghiệp chủ lực về Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin đảm bảo có
kế hoạch, lộ trình tăng cường năng lực cạnh tranh, chuyển sang kinh doanh đa
ngành, đa lĩnh vực trong đó Công nghệ thông tin và Truyền thông là ngành kinh
doanh chính và có trình độ chuyên môn hóa cao.
6. Phát triển mạnh nguồn nhân lực
Hoàn thiện hệ thống chương trình đào tạo, dạy nghề thống nhất và chuyên nghiệp về
Công nghệ thông tin trong cả nước ở tất cả các bậc học, nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên, cơ sở vật chất và hợp tác quốc tế trong đào tạo Công nghệ thông tin và
Truyền thông, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao.
Có chính sách và chế độ đãi ngộ đặc biệt để thu hút nhân tài, khuyến khích chuyên

gia trong và ngoài nước, đặc biệt đối với người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ,
năng lực, kinh nghiệm, vị trí và điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực Công nghệ thông
tin và Truyền thông tích cực, nhiệt tình tham gia đóng góp cho phát triển ngành
Công nghệ thông tin và Truyền thông của đất nước.
7. Thu hút đầu tư và huy động nguồn vốn
Hình thành môi trường nuôi dưỡng, phát triển và đón đầu cuộc cách mạng khoa học
công nghệ, sẵn sàng về cơ sở hạ tầng vật chất, hậu cần, nguồn nhân lực để thu hút
các tập đoàn Công nghệ thông tin và Truyền thông lớn trên thế giới đầu tư, triển
khai hoạt động nghiên cứu và phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông tại
Việt Nam.
Huy động vốn đầu tư từ các nguồn vốn trong nước và quốc tế, ưu tiên nguồn vốn tín
dụng ngân hàng, cổ phần hoá, thị trường chứng khoán, tích luỹ, ODA cho phát triển
Công nghệ thông tin và Truyền thông.
II. HIỆN TRẠNG VÀ NHẬN ĐỊNH CỦA BẢN THÂN
Sau gần 5 năm kể từ khi chiến lược Cất Cánh được phê duyệt và triển khai, ngành
Công Nghiệp Công Nghệ Thông Tin nước nhà đã có những bước phát triển khả quan
và đem lại nhiều lợi ích cho nền Kinh Tế Việt Nam
A. Luật pháp về công nghệ thông tin:
Các bộ luật về công nghệ thông tin ngày càng được thay đổi và bổ sung để đáp ứng
với nhu cầu và sự thay đổi theo bản chất của ngành này. Các bộ luật ngày càng hỗ
trợ bảo vệ người dùng Internet nhằm tạo một môi trường công bằng, trong sạch và
có thể tin tưởng lẫn nhau.
Các bộ luật về bản quyền trí tuệ ngày càng được quan tâm, tạo điều kiện phát triển
cho các lập trinh viên và công ty Công Nghệ Thông Tin.
Do đó, ta có thể thấy sự thay đổi nhanh chóng của Nhà nước tạo lòng tin cho người
dân trên lãnh vực Công Nghệ Thông Tin nói riêng. Vì vậy, đây là cơ hội lớn để phát
triển Công Nghệ Thông Tin nước nhà. Tuy nhiên, các thủ tục còn nhiêu khê gây khó
khăn cho người dùng khi bảo về quyền lợi của chính họ, cũng như các thủ tục về
bảo vệ bản quyền và trí tuệ còn nhiều bước gây khó khăn cho các nhà nghiên cức và
phát triển.

B. Áp dụng công nghệ thông tin:
Công Nghệ Thông Tin ngày càng được áp dụng mạnh mẽ vào mọi lãnh vực của
nước ta, giúp góp phần đẩy mạnh các ngành công nghiệp khác. Các cơ quan hành
chính quốc gia đã tiến hành thay đổi cơ cấu bộ máy, tổ chức và áp dụng các công
nghệ quản lý giúp nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước.
Các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp Việt Nam ngày càng áp dụng nhiều
kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó gia tăng năng suất lao động cũng như
phát triển lực lượng lao động của nước ta.
C. Nhân lưc:
Hiện nay, các trường đại học Việt Nam đã tập trung mạnh vào mũi nhọn Công Nghệ
Thông Tin và Truyền Thông, đáp ứng nhu cầu khát nhân lực chất lượng cao. Điển
hình là các trường Bách Khoa, Tự nhiên có nguồn nhân lực chất lượng cao luôn
được các công ty nước ngoài săn đó. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã xây dựng
một trường đại học tập trung rất mạnh và toàn lực vào mũi nhọn Công Nghệ Thông
Tin, đó chinh là trường đại học Công Nghệ Thông Tin, trường giúp xây dựng đội
ngũ nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao đang
khan hiếm ở lãnh vực này. Trường cung cấp nhân lực kĩ thuật cao cho các công ty
hàng đầu như Intel, VNG, FPT, Renasal, …
Ta có thể thấy, lượng nhân lực chất lượng cao ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu
trong nước về nhân lực chất lượng cao Công Nghệ Thông Tin. Tuy nhiên, chúng ta
phải đối mặt với một thực trạng, đó chính là sự chảy máu chất xám; chúng ta chưa
thể giữ được nguồn nhân lực chất lượng cao này.
D. Lượng người dùng Internet:
Với 16,1 triệu người dùng Internet mỗi tháng, Việt Nam hiện đang là quốc gia có
lượng người dùng Internet đông nhất tại khu vực Đông Nam Á, bỏ xa quốc gia đứng
thứ 2 là Indonesia với 13,9 triệu người dùng và thứ 3 là Malaysia với 12 triệu người
dùng.
Với sự phát triển cán mốc 10 triệu người dùng Zalo đã cho ta thấy sức mạnh và sự
chuyển dịch nhanh chóng của Công Nghệ Thông Tin nước ta so với toàn thế giới.
Đó chính là sự chuyển dịch về xu hướng người dùng web sang điện thoại.

Theo một số báo cáo của Wearesocial lượng người dùng Internet của Việt Nam đạt
31,8 triệu người chiếm gần 1/3 dân số.
Đây chính là cơ hội cũng như thách thức của chúng ta trên con đường hội nhập với
thị trường kinh tế trên toàn thế giới. Cơ hội đó chính là nguồn lợi nhuận và người
dùng khổng lồ từ nội địa.Tuy nhiên, chúng ta phải đối mặt với thách thức vô cùng
lớn đó chính là sự lớn mạnh của thị trường Trung Quốc với tốc độ phát triển phần
mềm như vũ bão.
E. Đầu tư:
Thị trường gia công phần mềm đang là một trong những lãnh vực đang được hấp
dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam, các hợp đồng lớn từ nước ngoài
ngày càng được chuyển giao về Việt Nam với số lượng và quy mô vô cùng lớn. Ta
có thể đề cử một số hợp đồng gia công như các hợp đồng về tin học, khai khoán điều
khiển các thiết bị dàn khoan của Mỹ được gửi về xây dựng tại công ty FPT, hay các
ta có thể xem các mô hình xe hơi hàng đầu thế giới trong các thể loại game đua xe
hàng đầu thế giới như Need for speed được gia công và phát triển tại một công ty
của Việt Nam là Glass Egg. Thị trường gia công và phát triển phần mềm Việt Nam
đang được rất nhiều công ty trên toàn thế giới quan tâm như Mỹ, Singapore, Nhật,
NaUy, …
Thị trường game trò chơi Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư Trung
Quốc về mặt phát hành game, nhờ vào tốc độ phát triển Internet như vũ bão cũng
như khả năng tương đồng của Việt Nam so với Trung Quốc.
Thi trường phần mềm nói chung cũng như game nói riêng đã có sự phát triển mạnh
mẽ khi phát triển ra nước ngoài như một số công ty như VNG tại Trung Quốc, Nhật,
Indonesia; VTC tại Indonesia, Thailand. Sự phát triển của Viettel tại Campuchia,
Zimbabuwe.
Đây chính là cơ hội phát triển, đứng vững tạo chỗ đứng cho các công ty Việt Nam
trên thị trường thế giới về chất lượng của Công Nghệ Thông Tin Việt Nam, điều này
tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới đến với Việt Nam, giúp tăng kim
ngạch xuất khẩu của nước ta.
III. TỔNG KẾT

Chúng ta đã đạt được một số thành tựu to lớn về Công Nghệ Thông Tin như là quốc
gia đứng đầu về Công Nghệ Thông Tin tại khu vực Đông Nam Á. Chúng ta là một
trong mười thị trường gia công phần mềm chất lượng cao trên toàn thế giới, luôn
được các nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến. Đó chính là các thanh tựu đáng tự hào
của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên con đường đi tắt đón đầu, hội nhập sự phát
triển của thế giới nói chung và khu vực nói riêng.
Đây là một trong số các hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước khi xây dựng
mũi nhọn tiến công của nền Kinh Tế nước ta giúp cho dân giâu nước mạnh, xã hội
công bằng và văn minh
Vì thời gian thực hiện tiểu luận ngắn, nên tiểu luận này chủ yếu đưa ra một số nhận
định của bản thân và một số hiện trạng nhỏ của toàn ngành Công Nghệ Thông Tin
Việt Nam

IV. THAM KHẢO
[1] Vật lý và triết học - Cuộc cách mạng trong khoa học hiện đại
[2] Chỉ thị của bộ trưởng bộ Bưu Chính, Viễn Thông về định hướng phát triển
Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

×