Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.79 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




NGUYỄN ĐỨC HẠNH



THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI






ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Mã Số: B2005 - 03 - 65




Thái Nguyên, 2006

1

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ


Tên đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai.
Mã số: B 2005 - 03 - 65
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Hạnh
Tel: 0280 857 229 DĐ: 0945 333 407
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Thời gian thực hiện: 2005 - 2006
1. Mục tiêu:
+ Khảo sát, phân lích, đánh giá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai.
+ Khẳng định thành tựu, hạn chế và đóng góp của tiểu thuyết Chu Lai vào quá
trình đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết.
2. Nội dung chính:
Chương 1 : Một số đặc điểm nổi bật của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Chu Lai.
Chương 2: Cảm hứng nghệ thuật và kiểu nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của
Chu Lai.
Chương 3: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Chu Lai.
3. Kết quả chính đạt được:
Là tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập bộ môn Lý luận Văn
học cho giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên.









2

SUMMARY
Project title: The world of art in Chu Lai's novels
Code number: B 2005 - 03 -65
Coordinator: Dr. Nguyen Duc Hanh tel: 0280 857 229.
Implementing Institution: Thai Nguyen college of Education.
Durahion: From 2005 to 2006.
1. Objectiver:
+ Find out the world of Art in Chu Lai's novels.
+ Insirt the progresser and some dis advantager of Chu Lai's novel in changing
the novel's art program.
2. The main contents:
Chapter 1 : Some great featurer of world art in Chu Lai's novel's
Chapter 2: The feelings of art and a kind of characters in Chu Lai's novel's.
Chapter 3: The nalure and time of world art in Chu Lai's.
3. Results obtained:
This is department of ethnology's reference to research study, and teaching
literature subjecl for teachers and students at Thai Nguyen college of Education.










3
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA CHU LAI

A- PHẦN MỞ ĐẦU:
I - Lí do chọn đề tài:
1. Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết của Chu Lai là một hiện
tượng văn học nổi bật từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay. Hàng loạt tiểu thuyết của
Chu Lai ra đời dồn dập trong thời gian qua đã được bạn đọc yêu mến tìm đọc, được
các nhà nghiên cứu - phê bình văn học quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao. Hàng
trăm bài phê bình văn học và một số luận văn thạc sĩ tìm hiểu tiểu thuyết của Chu Lai
đã xuất hiện. Nhưng một công trình nghiên cứu toàn diện thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Chu Lai vẫn còn vắng bóng. Đây là lí do để chúng tôi thực hiện đề tài này.
2. Nghiên cứu, đánh giá tác phẩm của một tác giả đã có vị trí ổn định trên văn
đàn đã khó khăn, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, đánh giá tài năng và khẳng
định những dấu hiệu phong cách của một tác giả mà hàng trình sáng tạo còn đang vận
động, biến đổi chưa hoàn kết thì còn khó khăn hơn. Chính vì thế, chúng tôi muốn góp
phần nhận diện một gương mặt văn xuôi đang hình thành phóng cách, có những tác
phẩm nóng hổi tính thời sự của cuộc sống hôm nay.
3. Nghiên cứu hành hình sáng tác của Chu Lai, chúng ta thấy các tiểu thuyết của
ông có sự vận động, biến đổi về thi pháp thể loại. Có thể coi đây là một hiện tượng văn
học có tính điển hình, chứng minh cho quá trình vận động, chuyển đổi của tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại từ mô hình tiểu thuyết sử thi sang mô hình tiểu thuyết phi sử thi. Từ
đó, Chúng ta có cơ sở khoa học và sự đánh giá chính xác hơn thành tựu cũng như các
hạn chế mang tính lịch sử của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
II - Lịch sử vấn đề:
Tiểu thuyết của Chu Lai từ khi xuất hiện đến nay luôn được các nhà nghiên cứu
phê bình văn học quan tâm đặc biệt. Với khá nhiều bài báo chuyên khảo và luận văn
thạc sĩ nghiên cứu về sáng tác của Chu Lai nói chung và về tiểu thuyết của ông nói
riêng, nhiều phương diện trong thi pháp tiểu thuyết của Chu Lai đã được tìm hiểu,
đánh giá ở những mức độ khác nhau. Tập hợp phân loại và đánh giá các công trình
nghiên cứu ấy, chúng tôi thấy nổi bật lên năm vấn đề lớn đã được tìm hiểu sau đây:
1. Sự mở rộng và đi sâu vào đề tài chiến, tranh và người lính.
Phần lớn các sáng tác của Chu Lai, dù ít hay nhiều, đều khai thác đề tài chiến

tranh và người lính với cái nhìn sâu sắc, đau đớn và nhân bản. Các nhà phê bình văn
học đều khẳng định thành công của Chu Lai ở mảng đề tài này. Bùi Việt Thắng nhận
xét: “Tiểu thuyết của Chu Lai giới thiệu nhiều vấn đề đáng quan tâm trên đề tài chiến
tranh với ý nghĩa như một đề tài lịch sử” [l02]. Nguyễn Hoà lại từ một tác phẩm cụ thể

4
của Chu Lai mà khẳng định những phát hiện mới của nhà văn: "Với khúc bi tráng mới
cùng Chu Lai muốn thể hiện cách nhìn của anh về chiến tranh qua những tình huống bi
kịch để chiêm nghiệm xem con người đã làm thế nào để vượt thoát ra khỏi những tình
huống bi kịch ấy ...” [48].
2. Thành tựu ở đề tài số phận người tính thời hậu chiến: Có khá nhiều bài viết về
vấn đề này và đều khẳng định lòng trung thực, sự dũng cảm và khả năng “đào sâu” tận
cùng hiện thực của nhà văn phát hiện những "mảnh đời" còn khuất lấp, từ đó rút ra
những triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là Bùi Việt Thắng [101], Nguyễn Hương Giang
[42] , Hồng Diệu [29] , Nguyễn Thanh Tú [115] , Theo nhà văn Ma Văn Kháng, tiểu
thuyết của Chu Lai đã “đối mặt trực tiếp với những vấn đề bức bối của đời sống xã hội
hôm nay” [l17].
3. Vấn đề đổi mới quan niệm về hiện thực và con người.
Ở vấn đề này, chúng tôi bắt gặp ý kiểm của nhà phê bình Lê Thành Nghị; "Chu
Lai đã không ngần ngại đưa ra ánh sáng những điều lâu nay còn bị dấu kín" [85].
Trong luận văn, thạc sĩ "Tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới", tác giả Nguyễn Văn
Chung đã khẳng định Chu Lai "Từ cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh" đã đi đến
"cái nhìn đa diện về hiện thực thời bình”, từ "thân phận con người trong chiến tranh"
đến "thân phận con người trong cuộc sống đời thường"v.v...
4. Vấn đề đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Chu Lai.
Đây là vấn đề được các nhà nghiên cứu phê bình đề cập đến nhiều nhất. Đó là ý
kiến của GS. Phan Cự Đệ: Tiểu thuyết của Chu Lai "không chỉ đa dạng trong các
phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm,
“dòng ý thức”, “nghệ thuật đồng hiện ...” [38]. Các ý kiến của Nguyễn Hương Giang.
[42], Đỗ Văn Khang [118], Hồng Diệu [29]... cũng khẳng định những thành công

trong vấn đề đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Chu Lại.
Tác giả Nguyễn Thanh Tú nhận xét về thời gian nghệ thuật trong Cuộc đời dài
lắm và ăn mày dĩ vãng [115], Lý Hoài Thu lại phân tích đánh giá về không gian nghệ
thuật và thời gian nghệ thuật trong Cuộc đời dài lắm [l15], Nguyễn Tiến Hải lại nhận
xét về xung đột truyện trong tác phẩm này [l15].
Nhìn một cách khái quát toàn bộ tiểu thuyết của Chu Lai trong thời kì đổi mới,
Nguyễn Văn Chung lại chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong "nghệ thuật thể hiện trong
tiểu thuyết Chu Lai ở các phương diện: - Cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật,
ngôn ngữ và giọng điệu [LV.Th.s- Tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới].
5. Một số tồn tại trong tiểu thuyết Chu lai:
Chúng tôi thấy xuất hiện không nhiều ý kiến về vấn đề này. Trong Hội thảo tiểu
thuyết ăn mày dĩ vãng, các tác giả Hồng Diệu, Lê Thành Nghị, Thiếu Mai, ...đều nhận
xét: Văn nhiều lời, ngôn ngữ đôi chỗ chưa thật chọn lọc, một vài chi tiết nghệ thuật

5
còn "thô"...
Nhìn chung, với năm vấn đề lớn kể trên, một số đặc điểm quan trọng trong thi
pháp tiểu thuyết Chu Lai đã được đề cập đến. Nhưng nhiều vấn đề mới chỉ được "cày
xới" với những nhận xét mang tính khái quát mà chưa được chứng minh thấu triệt và
tường minh một công trình mang cái nhìn tổng thể về thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết Chu Lai vẫn còn vắng bóng. Và đây là “khoảng trống” để chúng tôi thực hiện
đề tài của mình.
III - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ tiểu thuyết của Chu Lai được xuất bản từ 1979 đến 2005.
Đề tài tập trung khảo sát, đánh giá một số phương diện cơ bản nhất của thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai như:
- Kiểu nhân vật trung tâm
- Cảm hứng nghệ thuật
- Không gian và thời gian nghệ thuật
IV - Phương pháp nghiên cứu:

1. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
2. Phương pháp nghiên cứu theo thi pháp thể loại tiểu thuyết
3. Phương pháp lịch sử
4. Phương pháp thống kê, so sánh...
V - Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, cấu trúc của đề
tài gồm 3 chương:
1- Chương 1 : Hành trình sáng tác tiểu thuyết và quan niệm nghệ thuật về hiện
thực và con người trong tiểu thuyết của Chu Lai.
2- Chương 2: Cảm hứng nghệ thuật họ ứng và tương giao với kiểu nhân vật trung
tâm trong tiểu thuyết của Chu lai.
3- Chương 3: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai.






6
Chương 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT VÀ QUAN NIỆM NGHỆ
THUẬT VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI CỦA CHU LAI.

1. Hành trình sáng tác tiểu thuyết của Chu Lai:
Một hành trình đi từ mô hình tiểu thuyết sử thi đến mô hình tiểu thuyết "phi sử
thi". Điểm qua hành trình sáng tác tiểu thuyết của Chu Lai từ 1978 đến nay, qua hàng
loạt tác phẩm xuất thiện dồn dập trên văn đàn của ông, chúng tôi tạm phân chia hành
trình sáng tác ấy làm hai chặng đường tương ứng với hai mô hình tiểu thuyết có tính
kế thừa - tiếp biến:
1.1. Chặng đường thứ nhất với mô hình tiểu thuyết sử thi (1978 - 1985). Ở chặng

đường này, chúng ta có thể điểm đến một số tiểu thuyết.
- Nắng đồng bằng (1978)
- Đêm tháng hai ( 1982)
- Út teng (1983)
- Gió không thổi từ biển (1985)
Mô hình tiểu thuyết sử thi hình thành và phát triển rầm rộ ở Việt Nam từ 1945
đến 1975. Cấu trúc thể loại và đặc trưng nghệ thuật của nó đã được chúng tôi trình bầy
khá kĩ trong chuyên khảo Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1965 - 1975 nhìn tư góc độ thể
loại. Có thể tóm tắt một số đặc điểm thi pháp thể loại nổi bật của thể loại tiểu thuyết
này:
- Cảm hứng sử thi là cảm hứng chủ đạo
- Thế giới nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc phân tuyến - đối lập một cách
tuyệt đối.
- Kiểu nhân vật lí tưởng là người anh hùng cách mạng trong chiến đấu và sản
xuất...
- Kết cấu lịch sử - sự kiện là phổ biến...
- Giọng điệu ngưỡng mộ ngợi ca là giọng điệu chủ đạo...
Các tiểu thuyết của Chu Lai sáng tác thời kì này nhìn chung vẫn là sự vận động
theo "quan tính" của "dòng chảy" tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975. Nhưng
cũng trong các tiểu thuyết ấy đã manh nha những dấu hiệu của loại hình tiểu thuyết phi
sử thi sẽ nở rộ sau khởi điểm "Đổi mới" 1987.
1.2. Chặng đường thứ hai với mô hình tiểu thuyết phi sử thi (1986 - 2005).
Những dấu hiệu của loại hình tiểu thuyết phi sử thi đã xuất hiện ở chặng đường sáng

7
tác trước nay kết tinh lại trong một cấu trúc - thể loại ổn định. Hai chặng đường sáng
tác tiểu thuyết của Chu Lai là những minh chứng có tính điển hình cho quá trình
chuyển đổi hệ hình tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ 1945 đến
nay. Những sáng tác của Chu Lai thời kì này mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống
đương đại. Số phận người lính thời kì "Hậu chiến" trở thành một chủ đề lớn xuyên

suốt. Hình tượng người lính sau chiến tranh vượt tên trên thử thách và bi kịch mang vẻ
đẹp bi tráng, có sức lay động và ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Có thể kể tên
hàng loạt tiểu thuyết của Chu Lai mang đặc điểm và sức mạnh lay động ấy:
- Sông xa (1986)
- Bãi bờ hoang lạnh (1990)
- Vòng tròn bội bạc (1990)
- Ăn mày dĩ vàng (1992)
- Phố (1993)
- Ba lần và một lần (2000)
- Cuộc đời dài lắm (2002)
- Khúc bi tráng cuối cùng (2004)
- Người im lãng (2005)
Qua hành trình sáng tác của Chu Lai, chúng ta có những minh chứng để khẳng
định: - hai mô hình tiểu thuyết sử thi và sử thi khác biệt nhau nhưng không loại trừ
nhau. Trong mô hình tiểu thuyết sử thi vẫn có những
đặc điểm được mô hình tiểu thuyết phi sử thi kế thừa, tiếp biến và phát triển.
Chúng tôi sẽ chứng minh cho luận điểm này ở các chương - phần tiếp theo.
2. Khái niệm thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết.
2.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật:
Trong Từ điển Thuật ngữ văn học nhóm tác giả biên soạn đã định nghĩa về Thế
giới nghệ thuật: " Khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật ( một tác phẩm,
một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật
nhấn ngạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng, được tạo ra theo các nguyên
tắc tư tưởng và nghệ thuật (...) khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc
đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật có cội nguồn trong thế giới quan văn
hoá chung, văn hoá nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ" [1 - 201, 202] .
Từ định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu: thế giới nghệ thuật là toàn bộ các
phương diện nội dung và hình thức nằm trong chỉnh thể thẩm mĩ, được xây dựng bằng
một hệ thống nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật vừa bị chi phối bởi cá tính sáng tạo của
người nghệ sĩ, vừa bắt nguồn từ thế giới quan, đặc điểm văn hoá và cảm hứng thời đại


8
của thời đại ấy.
2.2. Khái niệm thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết:
Đây là khái niệm chưa được cắt nghĩa rành mạch và trọn vẹn trong bất cứ một
công trình lý luận văn học nào. Theo suy nghĩ còn hạn hẹp của chúng tôi: - thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết vừa mang những đặc điểm chung của thế giới nghệ thuật
trong sáng tác văn học vừa có những đặc điểm riêng gắn với đặc trưng thể loại của nó .
Đặc điểm riêng ấy là "chất văn xuôi" vừa trữ tình bay bổng vừa thô nhám xù xì như
chính cuộc sống đời thường đa dạng quanh ta, là tính khách quan được nhà văn cố tình
lạo ra như một "ảo giác nghệ thuật" nhằm thuyết phục người đọc, là khả năng mở rộng
"biên độ" không gian - thời gian nghệ thuật mà không một thể loại văn học nào có thể
sánh kịp, là sự quan tâm đặc biệt đến số phận con người đa
đoan và phức tạp trong dòng chảy lịch sử - đặc biệt là số phận những con người
nhỏ bé, những "con người nếm trải" đắng cay rồi trưởng thành nhờ cuộc đời dạy bảo...
Từ những khái niệm và giới thuyết kể trên, chúng ta có thể khẳng định sau khi
theo dõi sự chuyển đổi nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật xây dựng mô hình hiện thực và
con người trong tiểu thuyết của Chu Lai: - Có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ hệ thống
nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật của loại hình tiểu thuyết sử thi (ở chặng đường sáng
tác thứ nhất) sang hệ thống nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật của loại hình tiểu thuyết
"phi sử thi" (ở chặng đường sáng tác thứ hai của Chu Lai).
3. Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu
thuyết của Chu Lai.
3.1. Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực.
3.1.1. Thế giới phân tuyến - đối tập "Địch - Ta" trong tiểu thuyết sử thi chuyển
sang thế giới phân tuyến - đối lập giữa các nhóm người và trong mỗi con người trong
tiểu thuyết phi sử thi.
3.1.1.1. Mô hình thế giới phân tuyến - đối lập trong tiểu thuyết sử thi của Chu
Lai:
Ở chặng đường sáng tác thứ nhất, các tiểu thuyết của Chu Lai, dù độ đậm nhạt có

khác nhau ít nhiều đều xây dựng mô hình thế giới theo nguyên tắc phân tuyến - đối lập
"địch - ta" của loại hình tiểu thuyết sử thi.
Trong hàng loạt tiểu thuyết sử thi hiện đại Việt Nam xuất hiện trước 1975 như:
Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Vùng trời (Hữu Mai ), Của biển (Nguyên
Hồng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Bão biển (Chu Văn), mô hình thế giới phân tuyến -
đối lập "địch ~ ta" đã được xác lập rõ ràng. Các tiểu thuyết Nắng đồng bằng, Út Teng,
Đêm tháng hai, Gió không thổi từ biển của Chu Lai cũng xây dựng mô hình thế giới
nghệ thuật theo nguyên tắc ấy. Trong tiểu thuyết Nắng đồng bằng của Chu Lai, chúng
ta bắt gặp một bức tranh hiện thực với hai mảng Tối - Sáng đang giao tranh dữ dội.

9
Bên địch là những đồn bốt, ấp chiến lược ngột ngạt, tăm tối và thác loạn. Trong đó,
các nhân vật phản diện xuất hiện như: - quận trưởng Xầm đen đúa, cố vấn Mĩ, sĩ quan
và binh lính Nguỵ... Tất cả đều được xây dựng theo nguyên tắc "Biếm hoạ" để trở
thành những con người - quỷ xấu xa. Đây cũng chính là nguyên tắc nghệ thuật rất phổ
biến trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975, một nguyên tắc được sử dụng để
xây dựng các hình tượng nhân vật phản diện. Các nhân vật thằng Xăm (Hòn Đất của
Anh Đức) Ba Phổ (Gia đình má Bẩy của Phan Tứ) Ba răng vàng (Rừng U Minh của
Trần Hiến Minh)... là những minh chứng cho nguyên tắc nghệ thuật ấy. Tương phản
với mảng hiện thực đen tối kia là mảng hiện thực bi hùng đang ngày một rực sáng chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và niềm tin chiến thắng. Đó là căn cứ của trung đội Đặc
công vùng ven Sài Gòn, là những cánh rừng Trường Sơn bất khuất: ở đó, những người
anh hùng mang vẻ đẹp lí tưởng xuất hiện: - Linh, Năm Thuý, Sáu Hoà, Út Cò Ngẳng...
Nhưng ngay trong mô hình thế giới nghệ thuật phân tuyến - đối lập đậm chất sử
thi này đã xuất hiện những dấu hiệu của chất tiểu thuyết đích thực. Nhữmg dấu hiệu
mới hé lộ này sẽ trở thành phổ biến trong các sáng tác ở chặng đường sau của Chu Lai:
Đó là sự khốc liệt của chiến tranh với những cái chết nhuốm màu bi thảm:
Cái chết của Tùng, Ma Ngọc Lang, hành động tự sát của Toàn, cảnh xử tử út
Hạnh... Đó là sự oan ức của Linh từ bệnh quan liêu và duy ý chí của một số cán bộ
lãnh đạo cấp trên... Tất cả những tín hiệu này mới thấp thoáng xuất hiện như khúc

nhạc dạo đầu đề báo hiệu những cao trào sẽ bùng nổ sau đó.
3.1.1.2. Mô hình thế giới phân tuyến - đối lập trong tiểu thuyết phi sử thi của Chu
Lai.
Khảo sát các tiểu thuyết xuất hiện ở chặng đường sáng tác thứ hai của Chu Lai,
chúng tôi thấy nguyên tắc phân tuyến - đối lập vẫn được sử dụng nhưng không dừng
lại ở sự phân chia địch - ta một cách cơ giới và hình thức. Khái niệm Địch và Ta cũng
không còn ổn định và bất biến như
trước. Sự phân tuyến - đối lập xuất hiện giữa các nhóm người (ở bên địch cũng
như bên ta) và trong mỗi con người.
Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, bức tranh hiện thực chiến tranh
thời quá khứ được đan xen, lồng ghép với bức tranh hiện thực thời "Hậu chiến" trong
hiện đại. Trong cả hết bức tranh hiện thực ấy, ranh giới phân tuyến vừa rõ ràng vừa
mong manh:- rõ ràng khi đối lập ta với địch trong quá khứ, người tốt và kẻ xấu trong
hiện tại, mong manh khi trong mỗi con người cái tốt và cái xấu không phải bao giờ
cũng phân chia ranh giới rõ ràng. Ngay với nhân vật chính diện Hai Hùng - một mẫu
người hùng lí tưởng thời chiến, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp của anh, ta còn biết
anh từng có những lúc muốn tự thương để rờn xa cuộc chiến, đã từng ăn cắp sữa của
thương binh...
Với nhân vật lí tưởng Ba Sương cũng thế. Người con gái kiên trung tuyệt vời

10
trong chiến tranh lại sa ngã trong thời bình. Nhân vật phản diện Địch đến với Ba
Sương thực ra là đến với phần “đen đúa” tăm tối trong con người cô. Nhưng chính với
cái nhìn con người ở cả hai phương diện con người công dân và con người cá nhân
như thế, nhân vật người anh hùng lí tưởng không còn xa cách, đơn giản một chiều mà
gần gũi hơn, người hơn, và cũng thật hơn.
Với sự phân tuyến - đối lập mềm dẻo và nhân bản như thế, ta bắt gặp các nhân
vật chính diện và phản diện không phải bao giờ cũng có bản chất trùng khít với "Vai"
của nó: - Phó bí thư huyện uỷ Ba Tiến lại hèn nhát; tên đại uý Tường lại nhân ái dù
vốn nhu nhược nhưng có lúc lại dũng cảm lạ thường khi cứu Ba Sương...Và như vậy,

với duyên tắc phân tuyến - đối lập xây dựng hệ mô hình thế giới nghệ thuật ở hai
chặng đường sáng tác của Chu Lai, chúng ta thấy chất sử thi ngày mờ nhạt đi cùng với
kinh nghiệm cộng đồng, chất tiểu thuyết ngày một đậm lên cùng với sự chiếm lĩnh vị
trí chủ đạo của kinh nghiệm cá nhân. Quá trình chuyển đổi quan niệm nghệ thuật này
của Chu Lai có sự gặp gỡ và tương đồng với nhiều nhà văn khác: -
Nguyễn Minh Châu từ dấu chân người tính đến Bức tranh; Nguyễn Khải từ
Chiến sĩ đến Gặp gỡ cuốií năm, Lê Lựu từ Mở rừng đến Thời xa lắng.v.v...
3.1.2. Cái nhìn phản ánh - miêu tả với chiến tranh dần chuyển sang cái nhìn hồi
ức - phân tích về chiến tranh:
Trong các tiểu thuyết của Chu Lai xuất hiện ở chặng đường thứ nhất, chất sử thi
vẫn đậm nét dù chất tiểu thuyết đã manh nha xuất hiện. Hiện thực chiến tranh trở thành
đối tượng miêu tả, việc thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực sẽ dẫn đến sự thay
đổi cái nhìn về chiến tranh.
Trong các tiểu thuyết của Chu Lai ở thời kì này, kinh nghiệm cộng đồng và cảm
hứng thời đại mang tính anh hùng ca trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quan niệm nghệ
thuật của Chu Lai. Quan niệm nghệ thuật quy định nội dung và định hướng cái nhìn
phản ánh - miêu tả về chiến tranh: - một hiện thực chiến tranh được tái hiện theo trục
sự kiện - mà ở đây là các trận đánh. Hệ thống sự kiện nổi lên hàng đầu còn số phận
những người lính chỉ ở vị trí thứ hai. Họ tham gia vào các sự kiện và qua đó bộc lộ
phẩm chất hoặc anh hùng hoặc hèn nhát của mình. Trong tiểu thuyết "Nắng đồng
bằng" của Chu Lai, cốt truyện được triển khai theo dòng sự kiện: - Hành quân (tr.7);
Vượt sông (tr.19); Về đồng bằng (tr.29 - 33); Vào ấp chiến lược (tr.33-35); Đi lấy gạo
bị thương vong (tr.39 - 5l); Đánh ổ phục kích Mĩ (tr.57 - 58)...Với hệ thống sự kiện ấy,
nhân vật chủ yếu bộc lộ tính cách bằng ngôn ngữ và hành động, độc thoại nội tâm
cũng đã xuất hiện nhưng còn thưa thớt, đặc biệt các lời độc thoại nội tâm chủ yếu là lời
nửa trực tiếp, giọng điệu của người trần thuật và giọng điệu của nhân vật luôn song
trùng, thống nhất với nhau, tính cách nào thì ngôn ngữ hành động và suy nghĩ như thế
ấy, không hề có sự so le khập khiễng như trong các tiểu thuyết ở chặng đường sáng tác
thứ hai của Chu Lai. Nhân vật Linh với những phẩm chất anh hùng của mình đã luôn


11
nói, làm và nghĩ như một người anh hùng. Chiến tranh được miêu tả như "ta muốn" và
"ta cần" phải miêu tả sao cho phục vụ tốt nhất cho yêu cầu lịch sử, cho thắng lợi cuối
cùng, chứ không phải như những gì vẫn diễn ra trong hiện thực. Bởi thế, qua cái nhìn
phản ánh - miêu tả, bộ mặt chiến tranh hiện ra với sắc thái bi hùng, trong đó cái Hùng
được tô đậm lên, cái Bi được giảm nhẹ đi. Sự khốc liệt và đau thương của chiến tranh
đã được miêu tả, nhưng chiến tranh và số phận con người chưa được khám phá với
chiều sâu nhân bản cần có và phải có.
Ở các tiểu thuyết sáng tác trong chặng đường thứ hai của Chu Lai, với các vấn đề
trên, chúng ta gặp một quy định ngược lại. Cái nhìn hồi ức - phân tích lại tô đậm cái Bi
và giảm nhẹ cái Hùng của hiện thực chiến tranh. Thực ra, cả hai cái nhìn có phần cực
đoan ở hai chặng đường sáng tác của Chu Lai đều có phần chưa thoả đáng: "Khi cực
đoan mọi chân lý sẽ trở thành phi lí!". Khi Chu Lai khái quát rằng chiến tranh là "một
luật chơi tàn bạo" [2 - 55] và "Chiến tranh không phải cái gì khác ngoài chuyện ngày
nào cũng phải chôn nhau mà chưa đến lượt chôn mình" [7], thì đó là những khái quát
từ sự thật chiến tranh mà nhà văn đã trải nghiệm. Nhưng sự thật ấy có thể điển hình
hoặc chưa điển hình. Mỗi người lính đều cảm nhận chiến tranh theo cách của riêng
mình. Và không phải tất cả những gì ta nhìn thấy, trải qua đều mang trong nó bản chất
của sự thật. Nếu khái quát vội vàng có thể sa vào tình trạng “Thầy bói xem voi”. Nếu
mỗi người lính cách mạng chỉ chiến đấu vì: "tồn tại trên bản năng tự vệ quật cường.
Mình không giết nó thì nó giết mình" [7] thì tại sao dân tộc Việt Nam lại chiến thắng
trong cuộc chiến đấu không cân sức với tên Gôliát của thế kỉ XX là Đế cuốc Mĩ?. Tuy
nhiên, đó không chỉ là hạn chế của riêng Chu Lai mà còn là hạn chế của nhiều tác giả
viết về chiến tranh sau thời điểm "Đổi mới" 1987 như Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến
tranh, Xuân Đức với Bến đò xưa lặng lẽ, Trần Văn Tuấn với Rừng thiêng nước
trong...
Khi cái nhìn hồi ức - phân tích về chiến tranh thay thế cho cái nhìn phản ánh -
miêu tả, số phận người lính nói riêng - số phận con người nói chung trở thành "tâm
điểm", dòng chảy lịch sử ở thời điểm chiến tranh trở thành cái "nền" để từ đó nhà văn
khám phá nỗi đau và sức mạnh của con người Việt Nam trước những thử thách của cả

thời chiến tranh và thời “hậu chiến”. Những "mảng" hiện thực có được từ kinh nghiệm
cá nhân của nhà văn ( có thể là điển hình hoặc không điển hình) không còn phải né
tránh mà được phơi bầy trần trụi trên mặt giấy. Trong cảnh xử tử tên gián điệp út Hạnh
[1,304 - 307], cây gậy trên tay Linh vung lên sắp quật vỡ đầu nó thì vướng vào cành
cây nên phải dừng lại. Thực ra "cây gậy" kinh nghiệm cá nhân của nhà văn đã vướng
phải "cành cây" chuẩn mực nghệ thuật của loại hình tiểu thuyết sử thi: - người anh
hùng cách mạng không được phép được miêu tả với hành động "phản thẩm mĩ" (dù có
thật trong chiến tranh) như thế. Nhưng trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng, nhân vật Hai
Hùng đã ra lệnh cho Tuấn đập chết sáu tên chiêu hồi, tình báo Nguỵ: "Một trong sáu ụ
đất ấy, trên bề mặt vẫn còn vương lại mấy lọn tóc dài của đàn bà (...) - con Phượng

12
hoàng tóc dày quá - Đập mãi không chết..." [3 - l99]. Cái nhìn hồi ức phân tích trong
loại hình tiểu thuyết phi sử thi đã khái quát một bộ mặt chiến tranh nói riêng, bộ mặt
cuộc sống nói chung phong phú đa dạng hơn, "thật hơn" theo góc nhìn từ kinh nghiệm
cá nhân của nhà văn. Trong tiểu thuyết Cuộc đời dài lắm của Chu Lai, cuộc chiến
tranh Biên giới 1979 đã được tái hiện trong hồi ức, không phải là cảnh chiến trận đẫm
máu mà là một kỉ niệm thấm đẫm nhân tính: - Vũ Nguyên và Bằng đã cố tình "phạm
luật, khi thả A linh - một nữ tù binh. Ranh giới Địch - Ta đã mờ đi bởi tình người. Các
tiểu thuyết sử thi Việt Nam trước 1975 và các tiểu thuyết của Chu Lai ở chặng đường
sáng tác thứ nhất sẽ không chấp nhận tình tiết đó.
3.2. Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về con người của Chu Lai:
3.2.1. Từ cái nhìn sử thi với con người "đơn phiến" chuyển sang cái nhìn tiểu
thuyết với con người lưỡng diện - đa tạp.
Trong loại hình tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại 1945 - 1975. Nguyên tắc
phân tuyến đối lập đã "chia đôi" thế giới nhân vật thành "hai nửa" chính diện và phản
diện. Đó là những con người "đơn phiến" mang phẩm chất đạo đức định sẵn và bất
biến. Cơ sở để phân tuyến là ý thức hệ chính trị, là lập trường giai cấp. Bởi vậy, nhân
vật chính diện nhất định phải tối đẹp. Nhân vật phản diện dứt khoát phải xấu xa. Các
tiểu thuyết của Chu Lai ở chặng đường sáng tác thứ nhất tuy không "rập khuôn"

nguyên tắc phân tuyến - đối lập ấy, chất sử thi không còn thuần nhất mà đã bắt đầu
"pha trộn" chất tiểu thuyết, nhưng các nhân vật trong tiểu thuyết ở thời kì này của Chu
Lai vẫn là những con người "đơn phiến". Đọc Nắng đồng bằng, ta gặp những nhân vật
thật tốt đẹp: Sáu Hoá, Linh, Thuý, Thanh, Út Cò Ngẳng... Tuy đã được cá thể hoá ở
ngoại hình, quê quán, cá tính, số phận...nhưng họ giống nhau ở nhân cách, ở tinh thần
cách mạng... Đó là những nhân vật thuộc kiểu nhân vật loại hình có đời sống tâm hồn
như những "Viên ngọc không tì vết", một vài nhược điểm nhỏ của họ (Tính nóng nảy
của Linh, tật hay uống rượu của Sáu Hoá...) càng khiến họ đáng yêu hơn, người hơn.
Ngược lại, các nhân vật phản diện xấu xa cả ngoại hình lẫn nhân cách cũng luôn có
một phẩm chất xã hội duy nhất tương ứng với chức năng xã hội và chức năng văn học
của chúng: - tên quận trưởng Xầm đen đúa và tàn bạo, bọn lính Mĩ thú vật, lũ lính
Nguỵ hèn nhát, bạc nhược. Duy nhất nhân vật Kiêu từ chính diện chuyển sang phản
diện. Nhưng Chu Lai đã đưa ra hàng loạt tín hiệu báo trước cho người đọc về sự phản
bội tất yếu của nhân vật này: - sự hèn nhát đã thành "truyền thống" ở Kiêu (Bỏ nhiệm
vụ, tìm cách bảo mạng trong một trận đánh, né tránh trước những nhiệm vụ nguy
hiểm...); ngoại hình với môi trên rất mỏng, nói năng dẻo quẹo mắt hay liếc ngang...
Ngoại hình của nhân vật Kiêu đã "tố cáo" bản chất của hắn.
Nhưng ở hàng loạt tiểu thuyết sau này như Phố, ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một
lần...cái nhìn tiểu thuyết đã thay thế cái nhìn sử thi để vẽ lên một thế giới mà trong đó
con người đa đoan, cuộc đời đa sự đầy ắp cả hợp lí và phi lí. Kiểu nhân vật con người
lưỡng diện - đa tạp xuất hiện như một hệ quả tất yếu của cái nhìn tiểu thuyết. Nhân vật

13
Vũ Nguyên trong "Cuộc đời dài lắm" là một nhân vật chính diện mang tính lí tưởng.
Vậy mà khi Vũ Nguyên còn là một người lính, anh đã làm ngơ cho Bằng thả tự do cho
nữ tù binh A Linh. Khi đã là một giám đốc, Vũ Nguyên tuy đã có vợ vẫn yêu say đắm
Hà Thương. Trong loại hình tiểu thuyết sử thi, một cán bộ lãnh đạo cao cấp như Vũ
Nguyên không thể vi phạm kỉ luật quân đội và có những “vi phạm” về đạo đức lối
sống như thế. Nhân vật Tám Cọp (Ăn mày dĩ vãng ) là một chỉ huy dũng cảm lập bao
chiến công. Nhưng người anh hùng này lại có "bệnh" hay "vồ" phụ nữ. Các nhân vật

xuất hiện với phẩm chất đạo đức không phải bao giờ cũng trùng khít với chính nó: -
Hai Tính cứa đứt dây võng để hại Sáu Nguyện vì thù hằn (Ba lần và một lần); Huấn
giết chết Trung đội trưởng Thành để trả thù riêng (Vòng tròn bội bạc)... Những con
người lưỡng diện - đa tạp này hoặc tha hoá trước thử thách hoặc "nếm trải" thử thách
rồi trưởng thành nhờ cuộc đời dạy bảo. Chính vì thế, họ trở thành nhân vật đích thực
của tiểu thuyết chứ không phải là nhân vật của các “Sử thi mới”.
3.2.2. Từ những người anh hùng - hợp thời trở thành những người anh hùng - lạc
thời.
Đây không phải là phát hiện mới của Chu Lai. Nhiều nhà văn lớp trước và cùng
thời với Chu Lai đã phản ánh hiện tượng mang tính quy luật này. Những người anh
hùng rực rỡ vinh quang trong chiến trận, khi trở về với những thương tật cả trên thân
thể và tâm hồn đã không dễ hoà nhập vào cuộc sống đời thường. Một số người trở lên
lạc lõng bơ vơ, vật vã trong cả bi kịch vật chất và tinh thần. Bảo Ninh trong Thân phận
tình yêu đã viết thật xúc động và ám ảnh về hiện tượng đó. Nhân vật Kiên cô độc đi
giữa cuộc đời với những vết thương khủng khiếp trong tâm hồn. Những ác mộng đêm
đêm kéo anh trở về với Trường gọi hồi, đồi Xáo thịt... đầy xác chết và máu. Tỉnh dậy
trong đêm, Kiên thấy gối đầm đìa nước mắt. Chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả của
nó để lại thật nặng nề và tàn bạo trên từng mảnh đất, từng số phận con người. Và
những người lính trở về đời thường đã trở thành những anh hùng - lạc thời hay nói
chính xác hơn là hết thời. Họ không thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn và hạnh
phúc trong cuộc sống.
Hoà vào “dàn đồng ca” hát bài hát bi thảm thời hậu chiến, Chu Lai đóng góp
giọng hát riêng của mình, làm phong phú và sâu sắc hơn những tìm tòi, khám phá về
thân phận người lính sau chiến tranh. Đó là số phận của Sáu Nguyện trong Ba lần và
một lần, Lãm với cuộc sống trên hè phố trong Phố và đặc biệt là Hai Hùng trong Ăn
mày dĩ vãng. Người đội trưởng đội đặc nhiệm lừng lẫy một thời, người anh hùng trận
mạc từng khiến kẻ thù khiếp sợ và gọi anh bằng cái tên "ác ôn Việt cộng", giờ đây trở
thành một kẻ ăn mày đặc biệt : - ăn mày dĩ vãng. Bản chất trung thực và thẳng thắn
của một người lính đã khiến anh không thể hoà nhập với mặt trái của cơ chế thị
trường. Ngoài 40 tuổi mà nhàu nát, già nua như ông già ngoài 50 tuổi, không gia đình,

không nghề nghiệp, không tiền bạc, người anh hùng lạc thời ấy đi tìm Ba Sương, cũng
là đi tìm quá khứ đẹp đẽ bi hùng của chính mình. Nhưng Ba Sương đã chết về phương

14
diện tâm hồn, nhân cách chỉ còn lại Ba Sương hôm nay đã hoàn toàn đổi khác về tinh
thần. Sự đánh tráo . thân xác ngày trước đã cho Ba Sương được sống. Nhưng sự đánh
tráo nhân cách hôm nay đã khiến cho Ba Sương "chết" thêm một lần nữa trong khát
vọng kiếm tìm dĩ vãng của Hai Hùng. Làm sao người đọc có thể quên hình ảnh Hai
Hùng - một ông già đứng khóc lặng lẽ một mình trong bóng chiều? Bên cạnh Hai
Hùng còn có số phận cô độc của Ba Thành, số phận của Tuấn - người lính trung thực
về với đời thường, hết lòng cho sự nghiệp xây dựng CNXH nhưng bị gạt ra khỏi
"chính trường" chỉ vì tư tưởng cục bộ và thói kì thị Bắc - Nam...
Trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai, nhân vật Nam làm ta chợt nhớ đến trung tá
Đông trong Mùa lá rụng trong lườn của Ma Văn Kháng. Cả Nam và Đông, hai trung
tá quân đội từng là anh hùng thời chiến tranh vệ quốc Nhưng họ đều ngơ ngác trong
đời thường đa tạp, lạc lõng và "Vô tích sự” ngay trong gia đình mình. Sức mạnh của
đồng tiền trong thời đại cơ chế thị trường đã phá tan hạnh phúc của họ. Hai người lính
anh hùng ấy đã chiến thắng trước quân xâm lược nhưng lại chiến bại ngay trong ngôi
nhà của mình. Nước mắt và rượu dìm họ vào bi kịch không lối thoát. Bi kịch tinh thần
của họ cũng là bi kịch của viên tướng già lạc lõng, cô đơn trong Tướng về hưu của
Nguyễn Huy Thiệp, của Giang Minh Sài trong Thòi xa vắng của Lê Lựu...của các nữ
thanh niên xung phong để lại tuổi trẻ và nhan sắc trong chiến tranh, trở về đời thường
với thương tật và hai bàn tay trắng, họ vào chùa làm Sư trong một bút kí nổi tiếng của
Minh Chuyên...
Số phận của bao anh hùng - lạc thời như thế sẽ mãi là nỗi đau nhức nhối trong
lương tri con người. Tiếng súng chiến tranh đã tắt nhưng tiếng vọng khủng khiếp của
nó còn làm chảy máu và nước mắt của bao người lính từ chiến tranh trở về với những
"vết thương" trong tâm hồn. Có thể nói, từ sau "đổi mới" 1987, Chu Lai và một số nhà
văn khác đã tạo ra một dòng văn học đặc biệt: - dòng văn học "Vết thương chiến
tranh"!

3.2.3. Thất vọng và hi vọng - hai “gam mầu” tối - sáng trên bức chân dung người
lính thời hậu chiến.
Bên cạnh những người anh hùng - lạc thời, những người lính lạc lõng hay bầm
dập trong bi kịch thời hậu chiến, chúng ta vẫn gặp trong tiểu thuyết Chu Lai những
người lính vượt lên và chiến thắng thử thách của đời thường - những thử thách không
kém phần ác liệt so với thử thách của chiến tranh. Có thể coi đó là những "gam mầu
sáng" đầy hi vọng xuất hiện bên những “gam mầu” tối thấm đậm nỗi đau và thất vọng.
Với những hình tượng nhân vật khoẻ khoắn ấy, người đọc có quyền hi vọng rằng: -
những người lính giữ vững phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ đã dũng cảm chiến đấu và
chiến thắng ở chiến trường sẽ chiến đấu và chiến thắng ở "mặt trận không tiếng súng"
này.
Đó là nhân vật Lãm trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai, người lính ấy từ cuộc

15
sống nghèo khổ vất vưởng trên hè phố đã vươn lên bằng nghị lực và danh dự của một
người chiến sĩ. Lãm đã làm giầu chân chính rồi cưu mang những đồng đội cơ nhỡ khó
khăn của mình. Anh sẵn sàng lấy cái chết của bản thân mình để cứu cho cái đẹp, cái
thiện không bị huỷ hoại. Cũng được xây dựng theo mô típ "xả thân vì lí tưởng" như
thế, Vũ Nguyên trong Cuộc đời dài lắm đã phấn đấu trở thành một giám đốc tài năng
và liêm khiết, đem lại cơm áo và hạnh phúc cho hàng ngàn người lao động. Trong
khoảng giao thời còn đầy hỗn tạp, trong thời điểm đất nước đói nghèo đang vật vã tìm
đường đi lên, những người anh hùng kiểu mới tài năng và dũng cảm như Vũ Nguyên
cần thiết và đáng quý biết chàng nào! Cởi bỏ áo lính nhưng các anh vẫn giữ nguyên
trái tim người lính anh hùng lao vào cuộc chiến đau mới. Ở đoạn kết tác phẩm, chúng
ta gặp một kết thúc bi tráng: Vũ Nguyên ra tù, trở về lâm trường cao su yêu quý của
mình và tắt thở với nụ cười mãn nguyện trên môi. Vũ Nguyên chết nhưng sự nghiệp và
lí tưởng của anh không chết. Bởi vậy, bi kịch cuộc đời Vũ Nguyên là một bi kịch lạc
quan cho phép chúng ta tin tưởng, hi vọng vào tương lai tươi sáng.
Như vậy, với quá trình chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về thế giới và con
người, qua hai chặng đường sáng tác tiểu thuyết của Chu Lai, chúng ta bắt gặp hai thế

giới nghệ thuật thuộc hai loại hình tiểu thuyết vừa liệu biến vừa đan xen vào nhau. Đó
là mô hình thế giới nghệ thuật đậm chất sử thi ở chặng đường sáng tác thứ nhất. Đó là
mô hình thế giới nghệ thuật đậm chất tiểu thuyết ở chặng đường sáng tác thứ hai. Sự
tiếp biến và tương gian giữa hai mô hình thế giới nghệ thuật này có tính điển hình, vì
qua đó, chúng ta nhân ra quá trình vận động và chuyển đổi thi pháp thể loại của tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, sự phân chia kể trên cũng chỉ mang tính tương
đối và dựa vào những dấu hiệu nghệ thuật chủ đạo nhất. Bởi trong thế giới nghệ thuật
đậm chất sử thi đã thấp thoáng những tín hiệu "phi sử thi" (Ví dụ: Nắng đồng bằng).
Trong thế giới nghệ thuật đậm chất tiểu thuyết thì "hồi quang" của vẻ đẹp sử thi không
ít lần vẫn rực sáng (Ví dụ: Khúc bi tráng cuối cùng).
Những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Chu Lai sẽ được
chúng lôi cụ thể hoá, khảo sát và đánh giá qua một số phương diện nội dung và hình
thức tiểu thuyết ở hai chương sau.







16


Chương 2
CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT SONG HÀNH - HÔ ỨNG VỚI KIỂU
NHÂN VẬT TRUNG TÂM TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI.

1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật và kiểu nhân vật trung tâm
1.1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật.
Cảm hứng tư tưởng hay còn gọi là cảm hứng nghệ thuật được định nghĩa trong

Từ điển Thuật ngữ Văn học: "Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác
phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định gây
tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm. Bê - lin - xki coi cảm hứng
chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó
"biến sự chiếml lĩnh thuần tuý trí óc đối với tư tưởng thànhl tình yêu đối với tư tưởng,
một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành"[123- 44].
1.2. Khái niệm kiểu nhân vật trung tâm:
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm tác giả biên soạn không sử dụng khái
niệm “nhân vật trung tâm” mà gọi đó là nhân vật chính: "nhân vật then chốt của cốt
truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tường của tác phẩm"
[123 - 156]. Còn trong giáo trình Lí luận văn học, nhóm tác giả biên soạn lại phân chia
tỉ mỉ hơn trong mục loại hình nhân vật văn học, nếu dựa vào tiêu chí vai trò và vị trí
của nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của tác phẩm, chúng ta có ba loại nhân vật: -
nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Trong đó, nhân vật trung tâm là:
“Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt
của cốt truyện hoặc tuyến cất truyện. Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ
yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình (...). Trong các
nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thay nổi lên những nhân vật trung tâm
xuyên suất tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mối mâu
thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung lâm của tác phẩm” [122 - 283]. Trong
hàng loạt tác phẩm của một nhà văn, chúng ta có thể gặp các nhóm nhân vật trung tâm
xuất hiện lặp đi lặp lại như một mô típ nghệ thuật. Và chúng tôi gọi đó là những kiểu
nhân vật trung tâm trong hệ thống tác phẩm của một tác giả. Trong các tiểu thuyết của
Chu Lai, chúng ta sẽ gặp một số kiểu nhân vật trung tâm vừa khác nhau về tính cá thể
hoá sinh động vừa có sự tương đồng về phẩm chất loại hình nhân vật.

17
1.3. Mối quan hệ tương giao - hô ứng giữa cảm hứng chủ đạo và kiểu nhân vật
trung tâm:
Cảm hứng nghệ thuật không chỉ là động lực thúc đẩy người nghệ sĩ cầm bút sáng

tác mà còn là "chất keo" gắn kết mọi phương diện nội dung và hình thức thành một
chỉnh thể thẩm mĩ. Cảm hứng nghệ thuật là “linh hồn” của một tác phẩm. Nó được
biểu hiện qua mọi cấp độ nội dung và hình thức của tác phẩm như: - lời văn nghệ
thuật, cốt truyện, kết cấu, xung đột, giọng điệu và ngôn ngữ.v.v... Nhưng cảm hứng
nghệ thuật được biểu hiện rõ nét và trọn vẹn nhất qua các nhân vật - đặc biệt là nhân
vật trung tâm. Bởi các cấp độ nội dung và hình thức thực ra cũng chỉ là các phương
tiện xoay quanh, hướng về và nhằm làm nổi bật các hình tượng nhân vật - phương tiện
nghệ thuật chủ yếu và đắc dụng nhất để khái quát và phản ánh hiện thực của nhà văn.
Có thể nói khái quát rằng: - Cảm hứng nghệ thuật nào thì hình tượng nhân vật trung
tâm ấy! Còn có thể nói một cách ví von rằng: - Cảm hứng nghệ thuật là “tiếng sét” còn
nhân vật trung tâm là “tia chớp” rực sáng nhất trong mọi tia chớp xuất hiện trên "bầu
trời" tác phẩm. Bởi vậy, khảo sát các tiểu thuyết của Chu Lai, chúng ta sẽ đi sâu vào
phân tích, đánh giá các "cặp" cảm hứng - nhân vật trung tâm trong sự hô ứng tương
giao của chúng.
2. Các loại cảm hứng - nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Chu Lai:
2.1. Cảm hứng anh hùng và cảm hứng lãng mạn hô ứng - tương giao với kiểu
nhân vật anh hùng - lãng tử trong chiến tranh.
Trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm cảm hứng lãng mạn và cảm hứng anh
hùng. Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, Pôxpêlốv đã viết: "Cảm hứng anh
hùng bao hàm sự khẳng định chiến công lớn lao của một cá nhân hoặc của cả một tập
thể. Sự khẳng định ý nghĩa to lớn của chiến công đó, với sự phát triển của nhân dân,
dân tộc, nhân loại. Đối tượng của cảm hứng anh hùng trong văn học là chất anh hùng
của bản thân thực tại hoạt động tích cực của những con người đã thực hiện những
nhiệm vụ lớn mang tính chất tiến bộ của toàn dân tộc" [tr 116].
Như vậy, cảm hứng anh hùng luôn hướng về những sự kiện lịch sử kỳ vĩ những
người anh hùng lý tưởng mang trong mình khát vọng, chiến công, sức mạnh và cả số
phận của cả cộng đồng.
Cũng Pôxpêlốv viết về cảm hứng lãng mạn như sau: "Chất lãng mạn lại là sự
phấn trấn tinh thần hướng tới một lý tưởng cao cả "siêu cá nhân" và những biểu hiện
của lý tưởng" [tr 188].

Cảm hứng lãng mạn hay còn gọi là chất lãng mạn luôn chấp cánh ước mơ cho
con người bay bổng lên trên hiện thực nghiệt ngã, tàn khốc, hướng về một tương lai tốt
đẹp với một niềm tin sâu sắc.
Như vậy, cảm hứng anh hùng là một tình cảm xã hội với ý thức hướng về chiến

18
công và nhấn mạnh ý nghĩa của những chiến công đó đối với dân tộc và nhân loại. Chủ
thể của những chiến công đó là những con người anh hùng (cá nhân hoặc tập thể). Tất
nhiên, nhà văn thường không ca ngợi "chất anh hùng" (một khái niệm mang tính dân
tộc - lịch sử) một cách trực tiếp mà "lý giải bằng tư tưởng sáng tạo tính anh hùng ấy
dưới ánh sáng lý tưởng về sự dũng cảm, trung thực và nghĩa vụ công dân. Nghệ sĩ tái
tạo đời sống thành thế giới hình tượng của tác phẩm, trong đó thể hiện quan niệm của
tác giả về chiến công, về bản chất, số phận và ý nghĩa của tính cách anh hùng"
Không chỉ với nhân vật Linh trong Nắng đồng bằng được khắc hoạ bằng cái nhìn
sử thi, với các nhân vật trung tâm được khắc hoạ bằng cái nhìn tiểu thuyết trong các
tiểu thuyết khác của Chu Lai, các nhân vật anh hùng là nam giới khi xông pha trận
mạc đều mang một vẻ đẹp kiêu hùng - lãng tử, một vẻ đẹp chỉ có ở các nhân vật chính
diện của Chu Lai. Đó là các nhân vật anh hùng với vẻ đẹp ngoại hình đầy nam tính và
có tính lí tưởng hoá. Chúng ta cùng ngắm nhìn nhân vật Linh trong Nắng đồng bằng:
“Lúc nào cũng chỉ vận một chiếc quần cụt bằng nương, phía trên bàn chiếc áo rằn ri
chật căng, cúc mở phanh để lộ tảng ngực nâu bóng, vuông vức. Cái dáng ngang tàng,
vô tư của những tay súng cự phách vùng ven (...) vóc dáng hiên ngang của người chỉ
huy, khẩu "côn" bạc trắng để trần, giắt lệch bên hông, hai băng đạn M79 vàng chói
khoác chéo qua ngực kềnh kệch một dây lưng tạc đạn..." [1 - 273]. Người anh hùng
nổi tiếng dũng cảm trong trận mạc mang vẻ đẹp ngang tàng ấy đi vào các trận đánh,
lúc nào cũng đi đầu trước mọi hiểm ngay. Chàng trai Hà Nội hào hoa ấy có sức khoẻ
phi thường, từng ghé vai nâng một bên xe ô tô để thay lốp trước khi trở thành người
lính đặc công. Vẻ đẹp lãng tử - kiêu hùng của anh không chỉ được khắc hoạ trong các
trận đánh mà còn được biểu hiện qua một chi tiết đời tư: - cắn răng nén xuống những
xao động trong lòng trước Thuý vì mối tình còn gửi lại hậu phương. Chiến thắng chính

mình còn khó khăn hơn chiến trắng kẻ thù. Cũng đẹp, khoẻ, dũng cảm và ngang tàng
như Linh còn có nhân vật Hai Hùng trong ăn mày dĩ vãng: "Cao một mét bẩy ba, nặng
cũng suýt soát bảy mươi kí (...) vồng ngực vênh cong như rá úp, tóc dày cộm, mắt
xếch, miệng rộng, cười tươi, răng to và chắc, bụng nổi đủ sáu múi, chân tay xoắn
chằng như chão bện, da mầu bánh mật, có lúc đỏ nâu (...) một đôi mắt nâu xám, hồn
nhiên và hoang dại..."[8 - 35, 36]. Đồng đội tin cậy anh như thuỷ thủ tin cậy người
thuyền trưởng tài ba. Phụ nữ mê anh như mê một thần tượng. Kẻ thù khiếp sợ và gọi
anh bằng những biệt danh: "Kẻ sát nhân tài tử", "Nghệ sĩ cầm súng ảo thuật"... Người
anh hùng chỉ biết có lẽ phải và lòng quả cảm ấy không chỉ quyết liệt trước kẻ thù mà
còn quyết liệt trước sự hèn nhát của đồng đội, dù là cấp trên: - Hai Hùng nắm cổ áo lôi
dậy và quát vào mặt Phó bí thư Quận uỷ Ba Tiến hèn nhát, thẳng thừng phản đối lệnh
tiêu diệt chi khu Phú Thuận khi lực lượng đã quá suy kiệt về sức khoẻ. Anh gọi đó là
một mệnh lệnh không có “chút xíu nhân đạo nào” [8- 201]. Cũng với mô típ anh hùng
khoẻ, đẹp, ngang tàng và lãng tử ấy, chúng ta còn gặp nhân vật Nam trong Phố của
Chu Lai : "Hồi ấy anh là một đại đội trưởng công binh vừa ra trường, tuổi đời chưa
đến hai nhăm, thân thể cao to - như một cầu thủ bóng rổ, lông mày rậm, mắt xếch

19
sáng, đầu cắt bốc, chân râu xanh rì khắp mặt. Đồng đội gọi anh là con cá kình trên mọi
khúc sông trọng điểm (...) dường như tố chất con người anh sinh ra là để dành cho
những hành động bạo liệt"[9 - 31]. Và còn đây là chân dung Vũ Nguyên trong "Cuộc
đời dài lắm", một người lính đặc nhiệm võ thuật cao cường kiêm nghệ sĩ với cây kèn
Cla: "Mặt hoa da phấn, lưng thẳng, cổ thẳng, bụng eo, đùi thon, tiếng nói lúc nào cũng
khẽ khàng như đang tỏ tình, khen cũng cười mà chửi cũng cười, lại còn răng khểnh
nữa..." [14 - 35].
Như vậy, với sự lặp đi lặp lại ở hàng loạt nhân vật lí tưởng vẻ đẹp lãng tử của
những người lính hoặc anh hùng hoặc vừa anh hùng vừa nghệ sĩ đã tạo ra một kiểu
nhân vật trung tâm của riêng Chu Lai. Cảm hứng lãng mạn gắn bó với vẻ đẹp lí tưởng
hoá này. Cảm hứng anh hùng lại rực sáng trong các chiến công của họ dù ở chiến
trường hay ở các mặt trận không tiếng súng. Cảm hứng anh hùng luôn đưa các nhân

vật lí tưởng đến trước các thử thách khủng khiếp nhất, ác liệt nhất (ở cả ngoại cảnh và
ở trong chính bản thân mỗi con người). Tư thế chiến thắng thử thách của họ trong cuộc
chiến đấu chống quân xâm lược đã khẳng định phẩm chất anh hùng của các nhân vật
này. Nhưng tư thế chiến bại trước những thử thách đời thường vẫn không làm tan biến
vẻ đẹp anh hùng của họ nên họ không tha hoá trước hoàn cảnh. Bởi vậy, trong tiểu
thuyết của Chu Lai, cảm hứng anh hùng xuất hiện trong cả hai tư thế: - tư thế chiến
thắng của người anh hùng hợp thời (Ví dụ: nhân vật Linh trong Nắng đồng bằng); tư
thế chiến bại của người anh hùng - lạc thời những vẫn giữ vẹn nguyên những phẩm
chất cao đẹp của mình (Ví dụ: Nhân vật Sáu Nguyện trong Ba lần và một lần).
2.2. Cảm hứng bi kịch và cảm hứng cảm thương tương giao hô ứng với kiểu
nhân vật bi kịch.
* Khái niệm cảm hứng bi kịch.
"Tình huống bi kịch bao hàm ở mâu thuẫn và đấu tranh của những nguyên tắc cá
nhân "siêu cá nhân trong ý thức con người(...) là mâu thuẫn giữa "những yêu cầu tất
yếu về mặt lịch sử, của đời sống và việc "không có khả năng thực hiện yêu cầu nói trên
của thực tiễn"( Pôxpêlốv - Dẫn luận nghiên cứu văn học) [tr l60].
Cảm hứng bi kịch luôn xuất hiện khi có sự đối kháng giữa hai lực lượng thù địch:
Tiến bộ và lạc hậu; Cách mạng và phản cách mạng...và trong cuộc đấu tranh không
cân sức ấy, cái đẹp, cái thiện tạm thời thất bại trước cái xấu, cái ác. Con người lý
tưởng ngã xuống nhưng cái chết ấy lại gieo mầm cho sự sống, thúc dục nhân dân đứng
lên tiếp tục thực hiện lý tưởng cao đẹp của người anh hùng.
* Khái niệm cảm hứng cảm thương.
"Cảm hứng cảm thương - là sự xúc động của tâm hồn, được gây nên bởi ý thức
về những phẩm giá đạo đức trong tính cách những con người bị hạn thấp về mặt xã hội
hoặc có liên quan với tầng lớp đặc quyền lợi thiếu đạo đức. Trong các tác phẩm văn
học tính thương cảm mang khuynh hướng tư tưởng khẳng định" [tr.162].

20
Với cảm hứng bi kịch, chúng ta thấy bi kịch là tiếng gọi đồng tình đứng trên quan
điểm của cái đẹp mà lên án và phỉ nhổ cái xấu. Trong những thời điểm lịch sử nhất

định, cái đẹp, cái cao cả xung đột trực diện và quyết liệt với cái xấu rồi tạm thời thất
bại do sự chênh lệch về lực lượng nhân vật lí tưởng hoặc bị chết hoặc bị giày vò trong
khổ đau, tuyệt vọng. Khi đó, cái bi xuất hiện gợi lên bao xót thương, ngưỡng mộ, cảm
phục. Cũng bởi thế, cảm hứng bi kịch và cảm hứng cảm thương luôn gắn bó song hành
với nhau. Trong tác phẩm văn học, hai loại cảm hứng trên gắn bó với kiểu nhân vật bi
kịch như một tất yếu.
Trong tiểu thuyết của Chu Lai, chúng ta bắt gặp hàng loạt nhân vật bi kịch xuất
hiện trong hai loại bi kịch sau đây.
2.2.1. Loại bi kịch lịch sử:
Ăngghen từng định nghĩa về "cái Bi: "là xung đột bi kịch giữa yêu sách tất yếu
về mặt lịch sử và tình trạng không tài nào thực hiện được điều đó thực tiễn". Từ ý kiến
này của Ăngghen, chúng ta hiểu sâu sắc hơn những bi kịch xuất hiện trong tiểu thuyết
của Chu Lai. Trước hết, loại bi kịch lịch sử trong tiểu thuyết của Chu Lai rất phong
phú, đa dạng. Chúng ta có thể tạm thời khái quát thành ba dạng thức bi kịch lịch sử sau
đây:
2.2.1.1. Dạng thức bi kịch lịch sử xuất hiện từ xung đột bi kịch giữa lực lượng
tiến bộ và lực lượng phản động - xung đột quyết liệt ấy không thể giải quyết ngay
trong một giai đoạn lịch sử nhất định, vì thế thường kết thúc bằng cái chết của nhân
vật lí tưởng đại diện cho lực lượng tiến bộ. Chúng ta gặp dạng thức bi kịch này trong
Nắng đồng bằng của Chu Lai. Ở đây, lực lượng tiến bộ là cả dân tộc Việt Nam chiến
đấu hi sinh vì khát vọng hoà bình, đại diện cho lực lượng ấy là đội đặc công của Linh
và quân dân miền Nam anh hùng. Lực lượng phản động là quân xâm lược Mĩ và tay
sai, đại diện cho chúng trong tác phẩm là thằng Quận trưởng Xầm, thằng Kiêu, cố vấn
Mĩ và bọn lính Nguỵ. Trong xung đột bi kịch chưa thể giải quyết ấy, những người anh
hùng với bao chiến công huy hoàng đã ngã xuống, để lại niềm tiếc thương, kính phục
vô hạn: "Anh Sáu nằm lịm đi trong hơi thở yếu dần. Máu từ vết thương vẫn rỉ ra, ướt
đẫm vòng băng quấn trên đầu (...). Đêm ấy, trong tiếng sóng vỗ nhem man vào bở cát,
tiếng bìm bịp kêu âm âm trong lòng nước, trong ánh hoả châu không lúc nào tắt trên
dòng sông quê hương, Sáu Hoà như một cậu bé nét mặt thảnh thơi ngồi dựa vào với cô
gái cùng thôn. Trên môi anh phảng phất một nét cười mãn nguyện. Bỗng anh ngồi

thẳng dậy, buông một tiếng nói thật chậm, thật nhỏ:- Rồi, Vậy đó! Và anh tắt thở”. [1-
224].
Bên cạnh tư thế hi sinh bi tráng đậm chất sử thi của Sáu Hoá, chúng ta còn chứng
kiến những cái chết bi thảm đậm chất tiểu thuyết, không hề lãng mạn hoá, phi thường
hoá như cái chết của Sáu Hoá, của Thuý. Đó là cái chết đau thương của Tùng, có lẽ lần
đầu xuất hiện trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại: "Chợt ánh đèn pin đậu lại trên một

21
vật trắng xác (...). Một con kì đà mầm mẫm bỗng vùng chạy khỏi tử thi. Linh bước
nhanh lại, quỳ xuống. Giữa miệng Tùng, một cái cọc cắm sâu lút gáy xuống đất (...)
Hài khom lưng, dùng cả hai tay rút bật cái cọc ra khỏi miệng Tùng. Ở chỗ đó, một chất
nước đen bật ra..."[l - 39]. Trong loại hình tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại, cái Bi
được giảm nhẹ tối đa và cái Đẹp, cái Cao cả được tô đậm lên nhiều lần. Những tư thế
hi sinh được lãng mạn hoá như tư thế hi sinh của Sáu Hoá đã biến bi kịch thành bi kịch
lạc quan. Nhưng trong loại hình tiểu thuyết phi sử thi, tất cả được miêu tả trần trụi và
chân xác như chính những gì đã và đang xảy ra trong cuộc sống, kể cái chết mang tính
bi kịch như cái chết của nhân vật Tùng kể trên. Có thể khẳng định Nắng đồng bằng
của Chu Lai mang tính trung gian và là một tác phẩm giao thoa - tiếp biến của cả hai
loại hình tiểu thuyết sử thi và phi sử thi. Bởi vậy, bên cạnh chất sử thi còn đậm nét,
chất tiểu thuyết đã bắt đầu xuất hiện với những tín hiệu thăm dò và dự báo. Ở những
tiểu thuyết sau này của Chu Lai, những “nốt nhạc” dạo đầu ấy sẽ trở thành cao trào.
Đây là một tư thế tư thế hi sinh mang tính bi kịch đích thực của Thu trong Ăn mày dĩ
lãng: "Thu chỉ còn là một cá; xác loã lổ, chân tay dẹo dọ nằm trong một tư thế kì dị.
Rừng xanh, đất xanh, trời xanh...Da thịt sao trắng thế? Mái tóc xoã dài, chấm ngọn
xuống suối, đen đến tức tưởi (...) giữa cặp đùi trắng nuốt hơi chảng ra của cô, ở chỗ
kín có một chiếc cọc sần sùi, vát nhọn cắm sâu vào xuyên tới đất... Máu đổ như sơn
nhểu xuống tận bắp chân, bắn từng giọt lên bụng, lên gò ngực vẫn no tròn sự sống..."
[8- 154]. Những cái chết bi kịch như thế xuất hiện ngày một nhiều hơn. Không còn
được bao phủ bởi ánh sáng lãng mạn của cái nhìn sử thi, nó trần trụi bi thảm và đau
đớn đến khủng khiếp trong cái nhìn liếc thuyết: - Tuấn lỡ tay để súng cướp cò khiến

chuôi đạn B.41 xuyên ngập vào bụng Bảo: "Bảo vẫn chưa chết cái miệng vẫn há ra
ngáp ngáp để lộ ra cả hàm răng nhuốm máu. Máu đang phì bọt ở đằng mũi, máu ướt
đẫm hai vạt áo, máu vọt vào cái bể nước ăn..."[8 - 87].
Xuất hiện những cái chết mang tính bi kịch của chiến tranh, của sự phi lí, rủi may
như của Bảo, của Khiển và của bao chàng trai cô gái khoẻ đẹp, vừa cười vang trước đó
ít phút quay lại thì chỉ còn là nắm giẻ đẫm máu. Với những bi kịch ấy, nước mắt và sự
xót thương không đủ nói hết nỗi đau của một thời máu lửa. Nhưng ở dạng thức bi kịch
lịch sử này, cái chết của những con người lí tưởng dù đau đớn hay khủng khiếp vẫn là
cái chết hữu hình và tức thì. Cái chết về thể xác ấy chỉ chấm dứt sự sống của một con
người và tất cả sẽ hoàn toàn kết thúc với con người ấy. Ở dạng thức bi kịch lịch sử thứ
hai, có những cuộc sống còn khổ đau và bi kịch hơn cả cái chết. Và đó mới là bi kịch
thống khổ nhất cho con người.
2.2.1.2. Bi kịch "Những con người thừa Ăn mày dĩ vãng"
Có những người lính gửi lại tuổi thanh xuân ở chiến trường và ra khỏi chiến
tranh với bao thương tật trên mình, với bao đổ vỡ mất mát trong tâm hồn. Cả một thời
tuổi trẻ họ chỉ biết cầm súng. Trở lại cuộc sống, họ mang theo "nghề đánh giặc" mà
không ai cần đến nữa. Sức khoẻ đã bị vắt kiệt trong những năm tháng chiến tranh.

22
Hạnh phúc lứa đôi hoặc đã đổ vỡ trong những ngày biền biệt ở chiến trường hoặc
thành quá xa vời với những con người đã "nhàu nát" cả về thể xác và tâm hồn. Bi kịch
xuất hiện với những con người thừa lạc lõng trong cuộc sống hoà bình, không tìm thấy
sự bình yên trong tâm hồn, một chỗ đứng phù hợp dưới mặt trời, một hạnh phúc như
ảo ảnh chỉ rực rỡ trong quá khứ. Bởi vậy những con người thừa khắc khoải đi tìm đồng
đội cũ; đi tìm kỉ niệm của một thời trận mạc, đi "ăn mày dĩ vãng" để hi vọng có chút
hơi ấm của tình người đích thực, khi mà hơi lạnh kiếm tiền bắt đầu len lỏi vào mọi mối
quan hệ giữa người với người trong cơ chế thi trường. Nhưng hơi ấm của quá khứ lại ít
ỏi, xa vời. Hiện tại thì bế tắc cả trong mưu sinh, hạnh phúc cá nhân và đặc biệt là niềm
tin. Tất cả những điều ấy là xuất hiện một dạng thức bi kịch không chỉ qua một thế hệ
người lính mà của bao thế hệ từng đi qua chiến tranh ác liệt. Mâu thuẫn xuất hiện để

tạo thành xung đột bi kịch từ sự tương phản chua xót: - hào quang hôm qua và tủi nhục
hôm nay; được trân trọng trong quá khứ và bị coi rẻ trong hiện tại; Anh hùng trước đây
và "người thừa" hôm nay; khát khao tiếp tục được cống hiến cho đất nước và thực tế bi
thải loại vì không đủ điều kiện, không phù hợp với cơ chế thị trường. Tính bi kịch
càng sâu thẳm, da diết hơn khi những con người trong bi kịch ấy luôn tự ý thức về bi
kịch mang tầm thời đại của mình - một bi kịch khổng lồ thời Hậu chiến xảy ra do cả
nguyên nhân chủ quan và khách quan, tồn tại trong một "khoảng giao thời" nhốn nháo
và có quá nhiều nhọc nhằn của đất nước. Đó là Bi kịch của Sáu Nguyện trong Ba lần
và một lần. Một đại uý Quân báo tài năng và dũng cảm, thần tượng của bao đồng đội
và là nỗi khiếp sợ của kẻ thù. Do sự phi lí của chiến tranh, sự oan sai do chính các
đồng đội và cấp trên đem lại, Sáu Nguyện đi ra khỏi chiến tranh với rất nhiều thương
tật và hai bàn tay trắng hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tình yêu với Tư Chao bị
phản bội đã là một vết thương lòng sâu hoắm. Tình cảm mơ hồ đành cho Út Thêm trở
thành một ảo ảnh đẹp đẽ để anh khắc khoải kiếm tìm. Phiêu bạt trong hoà bình, tìm
đến tình bạn của Tính như tìm một điểm tựa cho niềm tin, Sáu Nguyện lại phải ra đi vì
đồng tiền lạnh lẽo đã làm cho Tính tha hoá. Về lâm trường cao su, Sáu Nguyện cũng
không tìm được bến đỗ cho đời mình vì bị hiểu lầm, bị oan ức lần thứ hai. Tìm đến với
Ba Đẩu, hi vọng một nhóm đồng đội cũ đều là những con người thừa sẽ chụm vào
nhau xẻ chia hơi ấm của tình đồng chí thiêng liêng, nhưng lệnh cưỡng chế giải toả đất
đai thật phi lí lại ập đến hắt anh ra đường để trở lại với cuộc sống phiêu bạt. Nhưng
đau đớn nhất với Sáu Nguyện là phải đối mặt với Năm Thành - người bạn chiến đấu
chí cốt một thời đã ba lần phản bội, đã chà đạp lên những gì mà anh coi là thiêng liêng,
quý giá hơn cả hạnh phúc cá nhân, hơn cả mạng sống của mình:
"Mày nghe đây! Ngày ấy mày chiêu hồi, tao tha (...). Chiêu hồi rồi, mày còn
cướp đi người đàn bà mà tao yêu thương nhất, tao vẫn tha(...) Hai mươi năm sau, cuộc
đời dồn đẩy tao đến bước đường cùng. Còn mày ... mày thoá mạ, mày chà đạp lên tất
cả...Tao vẫn tha(...) Nhưng lần này, mày thản nhiên, mày còn đứng nhăn răng ra cười
khi một con đàn bà ngoại quốc(...) cầm dép đập vào giữa mặt công nhân của mày, cái
cô công nhân mà ngày trước mày đã từng ngủ với người ta...thì tao sẽ không tha nữa.


23
Đây là cái nhục lịch sử, cái nhục quốc thể mất rồi. Báo chí không làm gì được mày.
Luật pháp chưa rờ được đến mày, thì tao, tao thay mặt những thằng đã chết và những
thằng đang sống, tao sẽ xử lí mày.” [13 - 269,370].
Nhưng đơn độc và nhân hậu, một lần nữa, Sáu Nguyện lại thất bại trước cái ác.
Anh bị bắt và bị điều tra về tội danh âm mưu giết người. Cái đẹp cái thiện không chỉ
phải gánh chịu một số phận hẩm hiu nhọc nhằn mà còn tạm thời thất bại trước cái xấu
cái ác. Sáu Nguyện chết bi thảm. Năm Thành vẫn là một Tổng giám đốc đầy quyền uy
và được khắp nơi vỗ tay chào đón. Nghịch cảnh chua chát quá! Nhưng chúng ta vẫn có
quyền hi vọng vào lẽ phải và sự công bằng khi út Thêm, đại uý Hoàng cùng đồng đội
của Sáu Nguyện trân trọng và quyết tâm hành động theo lí tưởng cao đẹp của anh. Bi
kịch của Sáu Nguyện là Bi kịch của người anh hừng ngã xuống trước bình minh.
Trong Ăn mày dĩ vãng, nhân vật Hai Hùng đích thực là con người thừa ăn mày dĩ
vãng. Chiến tranh đã rút kiệt sinh lực của chàng trai cường tráng thủa nào. Người đội
trưởng đội đặc nhiệm kiêu hùng và lãng tử thủa trước giờ đây nhàu nát và già nua
trước tuổi bởi những căn bệnh trầm trọng ở cả thể xác và tinh thần: Tôi bốn chín tuổi
và đang thất nghiệp, đúng hơn là vừa mới thất nghiệp. “Tôi, một kẻ dư thừa vừa bị bắn
ra khỏi lề đường. Cao một thước bẩy mươi nhưng chỉ nặng có bốn mươi nhăm cân,
hốc hác, bắt đầu có dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở, ngực lép, bụng lép, mắt cá
chày, da xám ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần ba, ít cười, ít nói, sợ ánh sáng,
sợ tiếng động, sợ đô thị, sợ nơi đông người, dấu vết mặc cảm tự ti in hằn vào từng
bước chân đi, từ trong cái nhếch mép rụt rè, nửa cười nửa khổ...” [8- 6].
Không chỉ có Hai Hùng biến đổi theo chiều hướng đáng buồn và nhếch nhác như
thế, đồng đội cũ của anh cũng xuất hiện trong cuộc sống mới với tư thế làm người đọc
xót xa:(bạn bè một thủa kiêu dũng của tôi bây giờ gặp lại, cũng như tôi, sao mà ngán
ngẩm quá thể! Hầu hết đã về vườn, ăn theo vợ, núp váy vợ - Nếu còn có một người
đàn bà chịu làm vợ - Đứa thì nhậu xỉn, tối ngày nằm trên võng nắng, đứa thì lúi húi
trồng tỉa ngoài bưng, mở mồm ra là càu cạu, thằng này đang thở dài phì phịt giữa một
bên là bày con nhem nhuốc, bên kia là thập gạo chỉ còn cám mùn đóng quẩn ở dưới
đáy, thằng kia sống trụi thui lụi một mình, hỏi nhà cửa vợ con đâu, chỉ giơ cái chai đế

lên cười xệch xẹo...(....). Hết thảy đều chìm trong bụi thời gian mốc thếch. Càng buồn!
Biết vậy chả lên gặp lại, chả nên tìm đến làm gì chỉ tổ bẽ bàng, tan nát lòng dạ hơn..."
[8 - 7,8].
Trong bi kịch thời Hậu chiến này, có biết bao anh hùng một thời chiến tranh rực
rỡ trong vinh quang, giờ đây chỉ còn là những con người thừa lụi tàn dần bên lề cuộc
sống đang ồn ào, chuyển động đến giàu sang một cách chóng mặt. Anh Hùng kiêu
hùng một thủa trở thành con người thừa đã là bi kịch. Nhưng bi kịch còn thê thảm hơn
khi con người thừa ấy cố chạy đuổi theo một "bóng ma" hình như đội mồ sống dậy để
ăn mày dĩ vãng. Hai Hùng với trang phục, ngoại hình "dòm như cái đồ ăn mày" (tr.22)
đã đau khổ và hi vọng biết chứng nào khi tình cờ gặp lại Ba Sương - người yêu cũ đã

24
chết trong chiến tranh, giờ mang tên Tư Lan - một giám đốc Sở Nông Lâm làm ăn nức
tiếng Lục tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Hai Hùng đi tìm Ba Sương không phải với ý nghĩa
đi tìm lại một người yêu lí tưởng. Anh di tìm sự cứu rỗi và thanh thản cho tâm hồn
mình: "Nếu đúng cô ấy không chết thì tôi sẽ được cứu rỗi. Còn cô ấy đúng là chết thật
rồi thì tôi sẽ tiếp tục bị ám ảnh như đã từng bị ám ảnh vì chính tôi, dù có biện minh thế
nào đi nữa, cũng là kẻ phần lớn gây nên cái chết ấy. Lúc đó đáng lẽ tôi có thể quay lại
có thể giúp cho cô ấy được phần nào nhưng tôi lại nằm im..."[8 - 95]. Với mục đích ấy,
Hai Hùng đã vượt qua bao đắng cay đau khổ để tìm lại Ba Sương, dù bị phủ nhận, xua
đuổi từ chính người con gái ấy. Nhưng khi xác định chính xác Tư Lan là Ba Sương thì
nỗi đau mới lại ập đến. Nỗi đau cũ với mặc cảm tội lỗi vừa tan đi thì nỗi đau mất mát
lại ùa đến: - mất đi niềm tin vào một con người, mất đi niềm tự hào về một quá khứ
đau thương nhưng hào hùng. Ba Sương đẹp đẽ anh hùng trong quá khứ đã sống lại về
thể xác nhưng đã chết thật rồi về nhân cách - cái chết lần thứ hai này của Ba Sương
mới thật sự là cái chết khi niềm tin sụp đổ: "Bây giờ mới là hết. Hết thực sự. Hết quá
khứ, hết những năm tháng trận mạc khổ mà vui, hết tình yêu, tình đồng đội và cả tình
đồng chí. Hết nhẵn! Tựu trung mọi sự chỉ là trò đùa của quỷ..." [8- 265].
Như vậy, ở dạng thức bi kịch lịch sử thứ nhất, chúng ta gặp những cái chết bi
hùng, thậm chí phi lí của những người lính anh hùng trong chiến trận. Ở dạng thức bi

kịch lịch sử thứ hai này, chúng ta lại gặp những cái chết" từ từ, dai dẳng của người lính
thời Hậu chiến. Những "cái chết" của niềm tin, của hạnh phúc gia đình và đau xót nhất
là của nhân cách. Những dạng thức bi kịch khác nhau trong tiểu thuyết của Chu Lai
giống như những vòng sóng đồng tâm lặng lẽ lan tỏa. Những vòng sóng ấy có thể khác
nhau ít nhiều nhưng đều lạnh lẽo và bi thảm, đều xuất phát từ một chấn động nằm ở
tâm điểm có tên gọi là "chiến tranh"! Và với dạng thức bi kịch này, cả nhân vật Sáu
Nguyện (Ba lần và một lần), Hai Hùng, Tám Linh, Hai Hợi, Tuấn (Ăn mày dĩ vãng)
còn thấm thía một nỗi đau mang tính bi kịch nữa: - sự tha hoá nhân cách con người
trong "luật chơi tàn bạo của chiến tranh". Sự bắn giết, đổ máu ngày này qua tháng
khác, sự mất cân bằng khủng khiếp cả về tâm sinh lí đã làm méo mó con người ở
phương diện nhân tính: - Hai Hợi biến đổi về ngoại hình, lao vào cuộc bắn giết như
đàn ông, có sở thích kì quặc là thích ngồi ngắm những chàng lính trẻ bị thương lên bàn
mổ; Tám Tính mắc bệnh "vồ" phụ nữ; Khiển khát thèm tình dục phải thủ dâm rồi chết
vì sự ngơ ngẩn nhớ "con vợ mình tròn ủng" của mình; Hai Hùng thi thoảng trong cơn
nóng giận lại bốc cháy "dòng máu sát nhân" trong huyết quản...Chiến tranh không chỉ
huỷ diệt thân xác mà còn làm biến dạng nhan tính con người. Kiên trong Nỗi buồn
chiêu tranh của Bảo Ninh ra khỏi cuộc chiến đã không thể sống như một con người
bình thường được nữa. Kí ức về chiến tranh giày vò anh, những bóng ma quá khứ sặc
sụa tử khí lởn vởn quanh anh rồi gào thét. Tiếng bom đạn đã tắt từ lâu rồi mà vẫn nổ,
vẫn cày xới không ngừng trong nỗi buồn chiến tranh thăm thẳm, lê tái của người lính.
2.2.1.3. Dạng thức thứ ba của bi kịch lịch sử trong tiểu thuyết của Chu Lai là bi

×