Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

tổ chức đồi sống văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã hoàng diệu huyện Chương mỹ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.69 KB, 10 trang )


1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT







KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA



TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TRONG
QUÁTRÌNHXÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ
HOÀNG DIỆU HUYỆN CHƢƠNG MỸ - HÀ NỘI


Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS PHAN VĂN TÚ
Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ THỦY
Lớp : QLVH 10B
Khóa học : 2009 - 2013



HÀ NỘI – 2013





2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Văn hóa
1.1.2 Đời sống văn hóa
1.1.3 Môi trường văn hóa
1.1.4 Xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng đời sống văn hóa
1.3 Ý nghĩa xã hội của công tác xây dựng đời sống văn hóa trong điều kiện
nƣớc ta hiện nay
1.4 Vấn đề xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ HOÀNG
DIỆU 5 NĂM QUA
2.1 Diện mạo chung về xã Hoàng Diệu - huyện Chƣơng Mỹ - Hà Nội
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.2. Tài nguyên và tiềm năng
2.1.3. Dân cư
2.1.4 Văn hóa, y tế, giáo dục
2.1.5 Về truyền thống lịch sử của địa phương
2.2 Công tác tổ chức đời sống văn hóa trongg quá trình xây dựng nông thôn
mới tại xã Hoàng Diệu hiện nay
2.2.1 Về xây dựng “làng văn hóa”, “gia đình văn hóa

2.2.2 Tổ chức hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao
2.2.3 Về xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa
2.2.4 Về khôi phục, bảo tồn, phát triển lễ hội, các di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể
2.3 Những kết quả đã đạt đƣợc và những hạn chế, bất cập

3

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TRONG QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HOÀNG DIỆU – HUYỆN
CHƢƠNG MỸ - HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1 Phƣơng hƣớng
3.2 Giải pháp để tổ chức đời sống văn hóa ở xã Hoàng Diệu trong quá trình
xây dựng nông thôn mới hiện nay
3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn
thể của xã Hoàng Diệu trong việc chỉ đạo tổ chức đời sống văn hóa trong quá
trình xây dựng nông thôn mới hiện nay
3.2.2 Phát triển phong trào hoạt động quần chúng trên địa bàn toàn xã Hoàng
Diệu nhằm nâng cao đời sống văn hóa của địa phương
3.2.3 Xã Hoàng Diệu cần thúc đẩy chính sách xã hội hóa các hoạt động văn
hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay
3.2.4 Đảng bộ và nhân dân xã Hoàng Diệu cần thúc đẩy Nhà văn hóa, câu lạc
bộ, thư viện, tủ sách,…trên địa bàn xã hoạt động ngày càng hợp lý và có hiệu
quả
3.2.5 Xã Hoàng Diệu cần quan tâm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn
hóa nhằm đổi mới cơ cấu quản lý của xã hiện nay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
PHỤ LỤC


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại khoa học và công nghệ thông tin có những bước nhảy
vọt như vũ bão, nền kinh tế tri thức ngày càng chiếm một vị trí quan trọng
trong đời sống cộng đồng. Bên cạnh những mặt tích cực, vừa hợp tác của xu
thế toàn cầu hóa thì những mặt hạn chế, những mâu thuẫn vẫn đang là một
thách thức đối với việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống,
cũng như xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Nói đến xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở, không chỉ bao gồm các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư
mà bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết chế văn hóa, cũng như các
thành tố gia đình văn hóa, thôn buôn, khối phố văn hóa, xã phường văn hóa,
cơ quan văn hóa, nếp sống văn hóa trong việc cưới việc tang và lễ hội…. do
đó đòi hỏi phải có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Xây dựng đời sống văn hoá là một trong những nhiệm vụ công tác
trọng tâm của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trong thời gian qua công
tác xây dựng đời sống văn hoá đã và đang thu được những thành tựu khả
quan, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng
và Nhà nước. Các hoạt động Văn hoá ở cơ sở tập trung vào yêu cầu triển khai
và đưa vào Nghị quyết Trung ương 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII về “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” vào
cuộc sống. Kết qủa của các công tác: xây dựng gia đình, làng (thôn, ấp, bản,
tổ dân phố ) văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ
hội, hoạt động tuyên truyền cổ động, sự khởi sắc của phong trào văn nghệ
quần chúng ở cơ sở đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong
nhân dân về vai trò của văn hoá trong sự nghiệp phát triển của đời sống kinh
tế - xã hội; tạo điều kiện cho phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá phát triển thuận lợi.


5

Trong thời gian qua, công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đã
được các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể và quần chúng nhân dân
quan tâm xây dựng rộng khắp trên mọi miền đất nước. Nhà nước đã xây dựng
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở với
hàng loạt các dự án lớn, đầu tư tập trung vào những khu vực gặp khó khăn
như vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng
biên giới hải đảo. Việc đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động của
các thiết chế văn hoá được chú ý. Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông
tin đại chúng, tuyên truyền cổ động của Trung ương, địa phương hướng về cơ
sở và hoạt động văn nghệ quần chúng đã đạt nhiều kết quả tốt. Hệ thống các
thiết chế văn hoá ở cơ sở như nhà văn hoá, sân thể thao, câu lạc bộ, trung tâm
văn hoá, nhà giáo dục cộng đồng…đã được xây dựng rộng khắp làm cơ sở
cho việc nâng cao chất lượng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá”. Hầu hết các đơn vị cơ sở đều có các hoạt động văn hoá,
nhân dân được đọc sách báo, nghe đài, xem vô tuyến, xem biểu diễn nghệ
thuật, xoá các “điểm trắng” về hoạt động văn hoá thông tin. Các phong trào
“xây dựng nếp sống văn minh”, “gia đình văn hoá”, “làng văn hoá”, “ấp văn
hoá”…đã tạo nên sự chuyển biến trong ý thức của cộng đồng dân cư về vai
trò của văn hoá và cuốn hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Ngày 19/04/2009, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 491/QĐ –
TTg, ban hành “ Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”. Chủ trương xây
dựng nông thôn mới mới được triển khai nên còn nhiều lúng túng trên nhiều
mặt, trong đó vấn đề xây dựng đời sống văn hóa còn nhiều hạn chế. Vì vậy,
công tác xây dựng đời sống văn hóa ở vùng xây dựng nông thôn mới đòi hỏi
những biện pháp tháo gỡ, những giải quyết cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã
chọn đề tài là : “Tổ chức đời sống văn hóa trong quá trình xây dựng nông
thôn mới ở xã Hoàng Diệu – huyện Chương Mỹ - Hà Nội” làm đề tài
nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.


6

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ Đảng viên cũng như nhân
dân trong xã về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy
mạnh việc xây dựng và phát triển văn hóa ở xã Hoàng Diệu – huyện Chương
Mỹ - Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
- Vừa để phản ánh thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở xã trong
thời gian qua cũng như đề ra những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện và
nâng cao chất lượng công tác xây dựng đời sống văn hóa ở xã Hoàng Diệu –
huyện Chương Mỹ trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay.
- Phục vụ trực tiếp cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - văn
hóa – xã hội ở xã Hoàng Diệu hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đời sống văn hóa ở xã Hoàng Diệu – huyện
Chương Mỹ - Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về việc xây dựng
đời sống văn hóa ở xã Hoàng Diệu – huyện Chương Mỹ - Hà Nội.
+ Giới hạn thời gian: chủ yếu nghiên cứu những hoạt động văn hóa của
xã Hoàng Diệu trong khoảng 5 năm trở lại đây ( 2008 – 2013).
+ Giới hạn nội dung: Khóa luận nghiên cứu về việc tổ chức đời sống
văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Xã Hoàng Diệu hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tài liệu;
- Điều tra;
- Điền dã;
- Phỏng vấn;


7

5. Đóng góp của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, ngoài việc phát triển kinh tế đất
nước thì các mặt của đời sống xã hội cũng cần được quan tâm, để mọi người
dân đều có một cuộc sống đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần. Từ Văn kiện
Đại hội V Đảng ta đã khẳng định tầm quan trọng cũng như đề ra nhiệm vụ
cấp bách của ngành văn hóa thông tin đó là đưa văn hóa thâm nhập sâu vào
đời sống nhân dân. Cùng với đó hiện nay tiếp tục mở rộng cuộc vận động xây
dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa nhằm tổ chức đời sống văn hóa địa
phương phong phú, lành mạnh. Xã Hoàng Diệu nói riêng, huyện Chương Mỹ
nói chung đã tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Đảng và Nhà nước để áp dụng
vào tình hình thực tế của địa phương, nâng cao chất lượng các hoạt động văn
hóa của xã Hoàng Diệu.
Thực hiện theo chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới, xã
Hoàng Diệu đã tích cực thực hiện, song cùng với đó là công tác xây dựng đời
sống văn hóa còn nhiều thiếu sót, cần bổ sung. Bởi vậy, tôi hy vọng đề tài
khóa luận này sẽ hoàn thiện thêm lý luận xây dựng đời sống văn hóa địa
phương trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện nay. Hơn nữa đề tài có
thể góp phần giúp các cơ quan quản lý văn hóa ở xã Hoàng Diệu - huyện
Chương Mỹ - Hà Nội có thể chỉ đạo tốt hơn nữa công tác tổ chức đời sống
văn hóa của địa phương trong tình hình mới hiện nay.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận
có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về xây dựng đời sống văn hóa
Chương 2: Thực trạng tổ chức đời sống văn hóa ở xã Hoàng Diệu 5
năm qua
Chương 3: Giải pháp tổ chức đời sống văn hóa trong quá trình xây dựng

nông thôn mới tại xã Hoàng Diệu – huyện Chương Mỹ - Hà Nội hiện nay

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2000), Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 ( khóa VIII).
2. Báo cáo Sơ kết 2 năm thực hiện chương trình 02 – Ctr/TU của Thành Ủy
Hà Nội và xây dựng mô hình nông thôn mới tại các xã làm điểm
của thành phố Hà Nội.
3. Chương trình số 02/CTR – TU của Thành ủy Hà Nội từ ngày 29/8/2011 về
“ Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng
cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 – 2015”.
4. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở sơ sở (Tái bản lần thứ 2, 2012),
NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Cục Văn hóa thông tin cơ sở (1998), Hỏi và đáp về xây dựng làng văn
hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, quản lý lễ hội truyền
thông, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đề án Xây dựng nông thôn mới xã Hoàng Diệu – huyện Chương Mỹ - tp
Hà Nội giai đoạn 2011-2015, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới
xã Hoàng Diệu – huyện Chương Mỹ - tp Hà Nội.
7. Kế hoạch số 960/KHPH – HNDVN – BVHTTDL ngày 22/12/2011 của
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du
lịch về việc phối hợp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động về xây dựng
đời sống văn hóa ở nông thôn giai đoạn 2012 – 2015.

9

8. Nghị định số 69/2008/NĐ – CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện

xã hội hóa trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, thông tin, giáo dục,
khoa học.
9. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X.
10. Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.
11. Nguyễn Hữu Phức (2005), Về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Quyết đinh số 227/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
11/10/2006 ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban chỉ
đao cuộc vận động phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”.
13. Quyết định số 235/1999/ QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 23/12/1999 về việc thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động
phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
14. Quyết định số 491/QĐ – TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
15. Trương Công Thẩm, Vũ Hải biên soạn ( 2012), Xây dựng đời sống văn
hóa nông thôn mới, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
16. Trương Công Thẩm, Vũ Hải biên soạn, Những điều cần biết về văn hóa
nông thôn mới.
17. Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (2000), Ban chỉ đạo TW,
Hà Nội.
18. PGS.TS Phan Văn Tú, Nguyễn Văn Hy (1998), Quản lý hoạt động văn
hóa, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

10

19. Văn hóa và phát triển (1998), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII.
21. Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII).
22. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII).

23. Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 5, Ban Chấp hành TW (khóa VIII).
24. Viện Văn hóa (1997), Xã hội hóa và sự nghiệp phát triển văn hóa, NXB
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
25. Trần Quốc Vượng chủ biên ( In lần 3, 1999), Cơ sở Văn hóa Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.

×