Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài dự thi văn hóa việt lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.25 KB, 9 trang )

Họ tên SV: VƯƠNG THỊ HOA
Lớp: K47U3
Khoa: Quản trị nhân lực
Trường: Đại Học Thương Mại

TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO -VIỆT NAM
HÀ NỘI 8-2012
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào
– Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền
chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập,
tự do và tiến bộ xã hội.
Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam bắt nguồn từ các điều
kiện tự nhiên, nhân tố dân cư, xã hội, văn hoá, lịch sử và truyền thống chống
giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước nhưng người đặt nền móng, quyết định
mối quan hệ đặc biệt này chính là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh.
Về các điều kiện tự nhiên, Việt Nam và Lào đều nằm ở trung tâm bán đảo Ấn-
Trung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống
của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào.
Với địa hình tự nhiên này, về đường bộ cả Việt Nam và Lào đều theo trục Bắc-
Nam. Còn về đường biển, Lào chỉ có thể thông thương qua một số tỉnh miền Trung
Việt Nam. Với điều kiện tự nhiên như thế, Việt Nam và Lào vừa có nhiều điểm
tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để hợp tác
cùng phát triển, hai nước hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau bằng tiềm năng, thế
mạnh của mỗi nước về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, thị trường cũng
như sự phân vùng kinh tế và phân công lao động hợp lý.
Ngoài ra, Việt Nam và Lào là những nước loại “vừa” và “tương đối nhỏ” sống
cạnh nhau, lại nằm kề con đường giao thông hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền
Đông Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho nên chiếm
vị trí địa- chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á.
Mặt khác, bờ biển Việt Nam tương đối dài nên việc bố trí chiến lược gặp không ít


khó khăn. Trong khi đó, dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và
Lào, được ví như bức tường thành hiểm yếu để hai nước tựa lưng vào nhau, phối
hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về
kinh tế và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Về các nhân tố dân cư, xã hội, Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc,
đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của hai
nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người ở khu vực
Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này đã chi phối
mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào.
Chính quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư
dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia
sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thủy. Điều này, thêm một lần nữa
khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những điều kiện
lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa văn hoá
nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước.
Về nhân tố văn hoá và lịch sử, do quan hệ gần gũi và lâu đời nên nhân dân hai
nước Việt-Lào, đặc biệt là người dân ở vùng biên giới am hiểu về nhau khá tường
tận và sự giao thương ở đây cũng khá nhộn nhịp. Trong quan hệ giao thương với
Đại Việt, Lào Lạn Xạng đã không ít lần bộc lộ mối quan tâm của mình muốn
hướng ra biển, trong khi Đại Việt lại tìm cơ hội để mở rộng buôn bán vào sâu lục
địa.
Sự hài hoà giữa tình cảm nhân ái và tinh thần cộng đồng là một nét đặc sắc của
triết lý nhân sinh người Việt cũng như người Lào. Chính trong cuộc sống chan hoà
này, nhân dân hai nước Việt Nam- Lào đã ngày càng hiểu nhau và bày tỏ những
tình cảm rất đổi chân thành với nhau.
Về nhân tố lịch sử, theo các thư tịch cổ nổi tiếng của Việt Nam thì mối quan hệ
Việt-Lào bắt đầu từ những năm 550 dưới thời Vạn Xuân của nhà tiền Lý. Tiếp đến
vào giữa thế kỷ XIV (năm 1353) những quy ước hoà bình đầu tiên về biên giới
quốc gia đã được xác lập giữa Đại Việt và Lạn Xạng.

Ngoài ra, trong suốt quá trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427), nghĩa
quân Lê Lợi cũng luôn nhận được sự tiếp sức của các tộc trưởng và nhân dân Lào
ở vùng biên giới. Điều đáng nói là bất chấp hoàn cảnh bất lợi của chế độ phong
kiến ở Đại Việt và Lạn Xạng, quan hệ nương tựa vào nhau giữa nhân dân hai nước
vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng.
Cùng với các điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, văn hoá, lịch sử, truyền thống
chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, nhất là trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã làm cho mối quan hệ Việt Nam - Lào,
Lào-Việt Nam càng gắn bó keo sơn.
Từ khi Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin để
xác định con đường giải phóng các dân tộc Việt Nam, Lào theo con đường cách
mạng vô sản, đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Việt Nam và Lào ngày càng
hoà quyện vào nhau, nương tựa lẫn nhau, mở ra một trang mới trong quan hệ giữa
nhân dân hai nước, cùng hướng tới mục tiêu chung là độc lập dân tộc và tiến lên
con đường xã hội chủ nghĩa là nhân tố quyết định mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-
Lào, Lào- Việt Nam.
Và chính Người đã cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và
các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp
mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Thực tiễn đã khẳng định rằng, trong quan hệ quốc tế ít có nơi nào và lúc nào cũng
có được mối quan hệ đặc biệt, đoàn kết, hợp tác bền vững lâu dài, trong sáng và
đầy hiệu quả giữa hai dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã
hội như mối quan hệ Việt - Lào.
Một trong những nhân tố làm nên mối quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào,
Lào-Việt Nam, đó chính là tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai Đảng, hai Nhà
nước và hai dân tộc trong những năm tháng chiến tranh trước đây cũng như
trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
Trước thế kỷ XX, cả hai dân tộc Việt-Lào đều trải qua hàng nghìn năm không

ngừng chiến đấu giành và bảo vệ độc lập dân tộc để khẳng định sự tồn tại của mình
với tư cách một dân tộc, một quốc gia độc lập.
Từ đầu thế kỷ XX, không cam chịu ách nô lệ, nhân dân hai nước Việt Nam - Lào
đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống Pháp, mặc dù chỉ dừng lại ở tính chất tự
phát. Từ khi được chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc
biệt khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,
lãnh đạo, tình đoàn kết đó đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục.
Những năm 1930 - 1939, các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và Lào đã hỗ
trợ lẫn nhau, góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng mỗi nước; tiếp
đến là giúp nhau tiến hành cuộc vận động khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
thắng lợi (1939 - 1945) và liên minh Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam chiến đấu
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975).
Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang trang mới, từ liên minh chiến
đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập chủ
quyền. Đây là thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào
trở thành đảng cầm quyền ở mỗi nước. Cả hai nước càng có điều kiện phát huy
truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó keo sơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù
xâm lược, xây dựng và tăng cường quan hệ liên minh, liên kết và hợp tác toàn diện
về chính trị, quốc phòng -an ninh, kinh tế, văn hoá, giáo dục
Ngày 18/7/1977, hai nước chính thức ký kết các hiệp ước: “Hiệp ước hữu nghị và
hợp tác giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào”, “Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” và “Tuyên bố chung”
đã tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hiệp ước hữu nghị và
hợp tác giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào là hiệp ước toàn diện, mang tính chiến lược lâu dài, tạo cơ sở chính trị và pháp
lý quan trọng để củng cố và tăng cường lâu dài tình đoàn kết, mối quan hệ đặc biệt
Việt Nam – Lào, mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ
giữa hai nước.
Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm, hai Đảng, hai Nhà nước đã cử trên 30 đoàn từ

cấp trung ương đến cấp tỉnh sang trao đổi với nhau những kinh nghiệm về giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa, về công tác tư tưởng, lý luận, dân vận. Quan hệ
giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, nhất là các tỉnh biên giới kết nghĩa
đều có những trao đổi hợp tác và mối quan hệ đó ngày càng đi vào chiều sâu với
nội dung thiết thực và có hiệu quả.
Đặc biệt, hai bên phối hợp nghiên cứu, biên soạn công trình “Lịch sử quan hệ đặc
biệt Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam từ 1930- 2007” nhằm tổng kết quá trình liên
minh chiến đấu và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam, đúc kết
những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc tiếp tục xây dựng và phát triển quan
hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam lên một tầm cao mới.
Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam -Lào, Lào- Việt Nam quý báu và thiêng liêng đã
được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết trong 4 câu thơ bất hủ: “Thương nhau mấy núi
cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/Việt - Lào, hai nước chúng ta/
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Chủ tịch Kayxỏn Phômvihản cũng đã
khẳng định: “Trong lịch sử cách mạng thế giới, đã có nhiều tấm gương chói sáng
về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ, có được sự đoàn
kết liên minh chiến đấu đặc biệt, lâu dài và toàn diện như quan hệ Lào - Việt
Nam”; “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt Nam mãi mãi
vững bền hơn núi, hơn sông”.
Cùng với cả nước, mối quan hệ giữa tỉnh Quảng Trị với hai tỉnh Savannakhet,
Salavan của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào cũng không ngoài truyền
thống quý báu đó.
Cùng chung một chiến hào chống kẻ thù chung, trong gian khổ, hy sinh, tình đoàn
kết chiến đấu giữa Quảng Trị và hai tỉnh bạn Lào luôn keo sơn, gắn bó. Với tinh
thần “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, quân dân Quảng Trị cùng bạn chiến đấu
anh dũng, kiên cường, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến
thắng lợi hoàn toàn.
Về phía bạn, bằng tấm lòng chân thật, ngay thẳng, thủy chung, trong sáng, Đảng
bộ và nhân dân hai tỉnh đã cưu mang, giúp đỡ Quảng Trị lúc khó khăn, hiểm nguy
nhất. Biên giới bạn phía tây trở thành căn cứ cho bộ đội, cán bộ, nhân dân Quảng

Trị bảo toàn và phát triển lực lượng. Tỉnh ủy Quảng Trị lúc nguy nan cũng tạm
lánh qua Lào, rồi từ đó đề ra những quyết sách quan trọng, làm biến chuyển tình
thế cách mạng tại địa phương.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, nhất là từ khi tỉnh nhà lập lại, mặc
dù còn nhiều khó khăn Quảng Trị vẫn không ngừng tăng cường sự hợp tác, giúp đỡ
hai tỉnh bạn trên nhiều lĩnh vực; đã cùng hợp tác với bạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng như giao thông, trường học, bệnh viện; đào tạo nhân lực trên lĩnh vực giáo
dục, y tế; cung cấp con giống, cây trồng, đầu tư khoa học kỹ thuật.
Cùng chung tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây, hai bên hợp tác xây dựng, nâng
cấp cửa khẩu quốc tế, mở rộng giao thương, buôn bán. Trên nhiều cấp độ, Quảng
Trị đã có những hoạt động trao đổi kinh nghiệm, lý luận và thực tiễn với hai tỉnh
bạn, góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển lý luận về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của mỗi nước.
Hai tỉnh bạn cũng tạo điều kiện, giúp đỡ Quảng Trị trong việc tìm kiếm, cất bốc
hài cốt liệt sĩ. Nhân dân ba tỉnh ngày càng thắt chặt mối quan hệ, qua lại làm ăn,
thăm viếng, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn, cùng đấu tranh giữ vững an ninh
biên giới. Trải qua bao thử thách khắc nghiệt, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt của
hai nước, hai dân tộc Việt-Lào nói chung, giữa Quảng Trị với Savannakhet và
Salavan nói riêng càng được vun đắp, ngời sáng.
Phát huy truyền thống đó, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
tỉnh Quảng Trị cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Savannakhet,
Salavan sẽ làm hết sức mình, tiếp tục đổi mới phương thức, nội dung, cơ chế phù
hợp trên tất cả các lĩnh vực góp phần cùng với hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân
Việt Nam- Lào bảo vệ và nâng quan hệ đặc biệt lên tầm cao mới.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa
Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam cùng với những cơ hội vẫn còn không ít thách
thức. Vì vậy, việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt trong sáng,
thuỷ chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào là
nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, chính quyền và nhân dân hai nước Việt
Nam- Lào, Lào-Việt Nam.

×