Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

SLIDE quản trị sản xuất chương 3 hoạch định sản phẩm trong quản trị sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.84 KB, 34 trang )

Chương 3. HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT
Nội dung
• Hoạch định công nghệ
• Hoạch định công suất
• Lựa chọn địa điểm sản xuất
Một số khái niệm
• Thiết bị
Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào
công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng.
Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây
chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây
dựng theo thiết kế công nghệ
Một số khái niệm
• Công nghệ:
Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ
thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm
kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng
trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
• Bốn thành phần của công nghệ :
– Thiết bị
– Con người
– Phương thức tổ chức
– Thông tin
3.1. Hoạch định công nghệ
Hoạch định công nghệ thực chất là việc lựa chọn
công nghệ phù hợp, xây dựng các kế hoạch công
nghệ chi tiết và lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp
với công nghệ đã được xác định để sản xuất các sản
phẩm, dịch vụ đã được thiết kế
3.1.1. Lựa chọn công nghệ sản xuất sản phẩm theo thiết kế
Các tiêu chuẩn:


• Đảm bảo tạo ra (sản xuất) được sản phẩm theo thiết kế.
• Đáp ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng về sản
phẩm và dịch vụ cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu
mã.
• Chi phí để có được công nghệ và chi phí sản xuất theo công
nghệ phải phù hợp với doanh nghiệp.
• Trình độ công nghệ phải phù hợp với trình độ và khả năng cung
cấp các nguồn lực của doanh nghiệp (tài chính, nhân lực, khả
năng quản lý công nghệ, các yếu tố khác…).
• Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn
lao động.
3.1.1. Lựa chọn công nghệ sản xuất sản phẩm theo thiết kế
Xây dựng phương án công nghệ:
• Tên và các đặc điểm chủ yếu của công nghệ như: Quy cách,
chất lượng, công suất, giá thành, vệ sinh công nghiệp, điều kiện
kỹ thuật, các loại trang thiết bị và tuổi thọ của chúng…
• Nguồn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ.
• Các bản thiết kế (hay sơ đồ) công nghệ.
• Danh mục trang thiết bị cần thiết để vận hành công nghệ.
• Những rủi ro và giải pháp phòng ngừa, khắc phục rủi ro kỹ thuật
trong quá trình vận hành công nghệ.
• Những tác động đến môi trường (Môi trường làm việc, môi
trường tự nhiên sinh thái…) và các biện pháp nhằm hạn chế
những tác động tiêu cực đến môi trường .
3.1.2. Xác định các kế hoạch công nghệ chi tiết
• Bảng vẽ chi tiết hoặc công thức sản phẩm theo thiết kế.
• Bảng định mức nguyên vật liệu: bao gồm danh sách các nguyên
vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, hoặc các chi tiết
để chế tạo sản phẩm.
• Sơ đồ lắp ráp hay cấu trúc sản phẩm: Minh họa cách kết hợp

những vật liệu/ chi tiết khác nhau thành sản phẩm cuối cùng.
• Sơ đồ công nghệ: Liệt kê các giai đoạn công nghệ, chế biến để
tạo thành sản phẩm, thời gian lưu lại tại mỗi công đoạn, những
công cụ thiết bị cần thiết, những chỉ tiêu cần kiểm tra.
• Bảng lịch trình: cho biết thứ tự các sản phẩm, chi tiết hay bộ
phận cấu thành sản phẩm qua các thiết bị/ công đoạn.
• Các kế hoạch chi tiết khác (chu kỳ sống, thời gian sử dụng,
nguồn nhập công nghệ, ngân sách nhập công nghệ…)
3.1.3. Lựa chọn quy trình sản xuất
Lựa chọn quy trình sản xuất là lựa chọn phương
thức mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để sản xuất các
sản phẩm theo công nghệ đã xác định. Việc lựa chọn
quy trình sản xuất phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp
có cơ sở để hoạch định công suất, lựa chọn thiết bị,
máy móc; Bố trí sản xuất và lập kế hoạch tổ chức
sản xuất.
3.1.3. Lựa chọn quy trình sản xuất
Để lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp, cần phải nắm được
các loại quy trình sản xuất theo các tiêu thức khác nhau :
• Theo quy trình sản xuất tổng hợp chung: gồm có sản xuất đơn
chiếc (dự án); sản xuất theo lô; sản xuất hàng loạt; sản xuất liên
tục.
• Theo khả năng liên tục sản xuất sản phẩm của quy trình: gồm có
quá trình sản xuất liên tục, quá trình sản xuất gián đoạn; quá
trình sản xuất theo loạt….
• Theo kết cấu và đặc điểm chế tạo sản phẩm: gồm có sản xuất để
dự trữ, sản xuất theo đơn hàng; lắp ráp theo đơn hàng.
Trước khi lựa chọn quy trình sản xuất, nhà quản trị cần có
đầy đủ các cơ sở để quyết định(giá, năng lực, kiến thức,
thời gian, chuyên môn hóa,…).

3.1.3. Lựa chọn quy trình sản xuất
Thông thường, việc lựa chọn quy trình sản xuất được dựa
vào 2 yếu tố cơ bản là nhu cầu về số lượng sản phẩm và số
lượng loại hình sản phẩm.
Có 3 loại quy trình sản xuất:
• Sản xuất đơn chiếc
• Sản xuất theo lô.
• Sản xuất hàng loạt.
Mỗi loại quy trình sản xuất nêu trên đều có những đặc
trưng riêng, có ưu và nhược điểm không giống nhau.
3.2. Lựa chọn thiết bị
Đối với sản xuất, thiết bị chính là các yếu tố cấu
thành nên hệ thống chuyển đổi nhằm tạo ra sản phẩm.
Lựa chọn các thiết bị phù hợ với yêu cầu cũng chính
là góp phần tạo nên công nghệ phù hợp, xây dựng nên
các dây chuyền máy móc phù hợp với định hướng sản
xuất các sản phẩm, dịch vụ đã được thiết kế.
3.2.1. Khi nào mua thiết bị?
– Khi DN mới thành lập
– Khi công suất hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu
kinh doanh của DN
– Khi DN muốn cải tiến chất lượng sản phẩm
– Khi DN muốn nâng cao năng suất, hạ giá thành
– Khi DN muốn mở rộng sản xuất để sản xuất ra
những loại hàng hóa mới
3.2.2. Mua những loại thiết bị gì?
– Theo định hướng.
– Theo sản phẩm.
– Theo công suất.
– Mức độ hiện đại của công nghệ.

– ………………….
3.2.3. Yêu cầu đặt ra khi mua thiết bị
– Đối với vốn đầu tư ban đầu.
– Đối với hiệu suất sử dụng.
– Đối với yêu cầu khi vận hành.
– Đối với chất lượng đầu ra.
– Đối với người sử dụng thiết bị.
– Đối với độ linh hoạt.
– Đối với nhu cầu khi lắp đặt, chỉnh lý.
– Đối với vấn đề bảo trì, bảo dưỡng và vận hành về mặt kỹ
thuật.
– Đối với khả năng thanh lý.
– Đối với nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu.
– Đối với việc thích ứng với các bộ phận khác trong sản xuất.
3.3. Hoạch định công suất
Khái niệm
– Công suất là khả năng sản xuất của máy móc thiết bị,
lao động và các bộ phận của doanh nghiệp trong một
đơn vị thời gian nhất định.
– Công suất được đo lường bằng các đơn vị như tấn, kg,
mét, cái hay giá trị tiền tệ. Ở các tổ chức kinh doanh
dịch vụ, công suất đo lường bằng đơn vị riêng biệt.
Hoạch định công suất được hiểu là việc các nhà
quản trị sản xuất căn cứ vào các yếu tố cần thiết để
đưa ra kế hoạch đối với sản lượng của quá trình sản
xuất.
3.3.1. Các loại công suất
– Công suất lý thuyết .
– Công suất thiết kế .
– Công suất hiệu quả .

– Công suất thực tế .
Đánh giá công suất:
Mức hiệu quả = x 100%
Mức độ sử dụng = x 100%
3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công suất
– Nhóm các nhân tố thuộc về năng lực sản xuất của doanh
nghiệp .
– Nhóm các nhân tố thuộc về sản phẩm, dịch vụ .
– Nhóm các nhân tố thuộc về con người .
– Nhóm các nhân tố thuộc về quản trị sản xuất .
– Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .
3.3.3. Các bước hoạch định công suất
– Bước 1: Đánh giá công suất hiện có của doanh nghiệp.
– Bước 2: Dự báo nhu cầu công suất .
– Bước 3: So sánh công suất dự báo với công suất hiện có.
– Bước 4: Xây dựng các phương án công suất khác nhau.
– Bước 5: Đánh giá các phương án công suất thông qua các
chỉ tiêu tài chính, kinh tế-xã hội và công nghệ.
– Bước 6: Lựa chọn phương án công suất tối ưu.
3.3.4. Các phương pháp hoạch định công suất
Sử dụng lý thuyết ra quyết định trong lựa chọn công suất .
– Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn
– Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn
– Ra quyết định trong điều kiện rủi ro
Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn
Doanh nghiệp phải lựa chọn phương án công suất sao cho có lợi
nhất đối với từng tình huống, đó phải là phương án mang lại giá
trị tiền tệ kì vọng là lớn nhất, hoặc có mức thua lỗ thấp nhất hoặc
đảm bảo khả năng cân bằng giữa mức độ thu lợi nhuận và mức
độ thua lỗ hoặc có giá trị tạo cơ hội bỏ lỡ thấp nhất

Có thể sử dụng các chỉ tiêu đặc trưng sau để lựa chọn phương án:
• Chỉ tiêu tối đa hóa tối đa (Maximax)– còn gọi là chỉ tiêu lạc quan
(phương án 1)
• Chỉ tiêu tối đa hóa tối thiểu (Maximin)– còn gọi là chỉ tiêu bi
quan (phương án 2)
• Chỉ tiêu may rủi ngang nhau.
• Chỉ tiêu giá trị cơ hội bỏ lỡ thấp nhất/Chi phí cơ hội thấp nhất.
Ra quyết định trong điều kiện rủi ro
Việc lựa chọn phương án công suất dựa vào giá trị tiền tệ kì vọng
thu được trong điều kiện có rủi ro, trên cơ sở xác định xác suất
xảy ra rủi ro trong quá trình thực hiện công suất. Phương án công
suất được lựa chọn sẽ là phương án có giá trị tiền tệ kỳ vọng thu
được là lớn nhất.
Công thức:
EMVi -> Max
• EMVi: là giá trị tiền tệ kỳ vọng thu được của phương án lựa chọn
công suất thứ i
• EMVij: là giá trị tiền tệ kỳ vọng thu được theo tình huống j của
phương án i
• Sij: Xác suất rủi ro theo tình huống j của phương
3.3.4. Các phương pháp hoạch định công suất
Phương pháp phân tích điểm hòa vốn trong lựa chọn công suất
Là phương pháp giúp doanh nghiệp tìm ra công suất hòa vốn
– Doanh nghiệp sử dụng phương pháp này chủ yếu để ra quyết
định lựa chọn công suất trong ngắn hạn
– Phương pháp
Q =
Trong đó
• Q: là khối lượng sản phẩm sản xuất
• FC: là tổng chi phí cố định hàng năm

• P: là giá bán 1 đơn vị sản phẩm
• V: là chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm
3.3.4. Các phương pháp hoạch định công suất
Phương pháp vận dụng lý thuyết đường cong kinh nghiệm
Nguyên tắc của mô hình đường cong kinh nghiệm là mỗi
lần tăng gấp đôi số lượng sản phẩm sản xuất, thời gian
lao động cần thiết để sản xuất đơn vị sản phẩm cuối
cùng sẽ giảm đi một tỷ lệ không đổi
– Hệ số đường cong kinh nghiệm
P (Được gọi là RHO) = x 100%
3.3.4. Các phương pháp hoạch định công suất
Phương pháp vận dụng lý thuyết đường cong kinh nghiệm
– Mô hình đường cong kinh nghiệm Y = a X
• Y là thời gian sản xuất sản phẩm (thời gian cộng dồn)
• a là thời gian cần thiết để sản xuất đơn vị sản phẩm thứ nhất
• X là số lượng sản phẩm (sản phẩm cộng dồn)
• b là hệ số góc của đường cong
b

×