Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

SLIDE quản trị sản xuất chương 6 kiểm soát chất lượng sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.76 KB, 41 trang )

Chương 6
Kiểm soát và đánh giá chất lượng
Nội dung
6.1. Tổng quan về chất lượng và hệ thống quản lý
chất lượng
6.2. Đánh giá và kiểm soát chất lượng sản phẩm
6.3. Quy trình đánh giá và kiểm soát chất lượng
6.1. Khái quát về kiểm soát chất lượng sản phẩm
Theo quan điểm của người sản xuất:
Chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng
những tiêu chuẩn, những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật đ
ã
được đặt ra từ trước trong khâu thiết kế sản phẩm
Theo quan điểm này, chất lượng gắn liền với vấn đề công
nghệ và đề cao vai trò của công nghệ trong việc tạo ra sản
phẩm với chất lượng cao
Chất lượng là gì?
6.1. Khái quát về kiểm soát chất lượng sản phẩm
Quan điểm của một số chuyên gia:
•“Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”, W.Edwards Deming”
•“Thích hợp để sử dụng”, J.M Juran
•“Làm đúng theo yêu cầu”, Philip B. Crosby
Chất lượng là gì?
Các khía cạnh của chất lượng

Các khía cạnh của chất lượng

Các khía cạnh của chất lượng

Chi phí cho chất lượng
Chi phí cho chất lượng


•Chi phí phòng ngừa :
– Xác định điều khách hàng muốn
– Lập ra bản tiêu chí kỹ thuật, kế hoạch, sổ tay, quá
trình sản xuất
– Tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng
– Đánh giá nhà cung cấp
– Đào tạo
Chi phí cho chất lượng
•Chi phí đánh giá :
– Xác định chất lượng sản phẩm và dịch vụ mua vào
– Kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ để
đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm hoặc quá trình
Chi phí cho chất lượng
•Chi phí sai hỏng bên ngoài
– Hoàn tiền cho hàng hóa, dịch vụ bị trả lại
– Xử lý khiếu nại của khách hàng
– Thu hồi sản phẩm (vd khi sp nguy hiểm)
– Mất khách hàng vì nhu cầu họ không thỏa mãn
Chi phí cho chất lượng
•Chi phí sai hỏng bên trong
– Làm lại, loại bỏ sản phẩm, bán giảm giá
– Điều tra nguyên nhân gây sai hỏng
– Máy móc không sử dụng và nhân sự nhàn rỗi do kết
quả của những sai hỏng
Hệ thống quản trị chất lượng
(Quality Management System -QMS)
Hệ thống quản trị chất lượng của một doanh nghiệp
xác định doanh nghiệp sẽ thành công ở mức nào
trong việc đạt được chất lượng yêu cầu của sản phẩm
và dịch vụ.

Hệ thống quản trị chất lượng
(Quality Management System -QMS)
Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng có liên quan đến kỹ thuật tác nghiệp và
các hoạt động được áp dụng để thực hiện các yêu cầu về
chất lượng :
–Kiểm tra và thử nghiệm NVL, linh kiện, các chi tiết lắp ráp
và thành phẩm xem chúng có phù hợp với những tiêu
chuẩn và các yêu cầu đặt ra hay không;
–Sử dụng những sơ đồ và phương pháp thống kê căn bản để
kiểm tra kết quả và các dữ liệu phản hồi;
–Duy trì và xác nhận độ chính xác của thiết bị kiểm tra;
–Chọn mẫu và đánh giá xem chúng có đáp ứng mức chất
lượng yêu cầu hay không
Hệ thống quản trị chất lượng
(Quality Management System -QMS)
Đảm bảo chất lượng
Việc này có liên quan tới :
–Soạn thảo và duy trì một sổ tay chất lượng, trong đó xác
định hệ thống chất lượng của doanh nghiệp;
–Đảm bảo sự phù hợp với hệ thống chất lượng;
–Xác nhận nhà cung cấp;
–Phân tích dữ liệu thống kê chất lượng;
–Phân tích chi phí chất lượng
–Hoạch định chất lượng
Hệ thống quản trị chất lượng
(Quality Management System -QMS)
Đảm bảo chất lượng
Hệ thống đảm bảo chất lượng phải kiểm soát tất cả các công
đoạn sản xuất sản phẩm, bởi vì chất lượng hữu hiệu phải

dựa trên sự phòng ngừa (các sai lỗi) chứ không chỉ dựa trên
sự phát hiện (các sai lỗi).
Hoạt động đảm bảo chất lượng phải tồn tại nhưng toàn thể
các thành viên trong doanh nghiệp phải tham gia vào việc
thúc đẩy và cải tiến chất lượng. Triết lý này được biểu hiện
trong một hệ thống, gọi là quản lý chất lượng toàn diện
(TQM – Total Quality Management)
Các nguyên lý của hệ thống quản trị chất lượng
• Hệ thống quản lý chất lượng quyết định chất lượng sản
phẩm
• Quản lý theo quá trình
• Phòng ngừa hơn khắc phục
• Làm đúng ngay từ đầu
6.2. Đánh giá và kiểm soát chất lượng sản phẩm
Theo TCVN ISO 9000:2000 :
sự xem xét độc lập và có hệ thống nhằm xác định xem các
hoạt động và kết quả liên quan đến chất lượng có đáp ứng
được các quy định đ
ã
đề ra và các quy định này có được thực
hiện một cách hiệu quả và thích hợp để đạt mục tiêu hay
không
Việc đánh giá chất lượng có thể được thực hiện cho bất kỳ
một sản phẩm, một quá trình hoặc một hệ thống nào đó
trong một doanh nghiệp
Đánh giá chất lượng là gì?
6.2. Đánh giá và kiểm soát chất lượng sản phẩm
• Đánh giá chất lượng sản phẩm hay dịch vụ có nghĩa là xem
xét một cách kỹ lưỡng các đặc điểm của sản phẩm hay dịch vụ
đó để xác định xem nó có đáp ứng các thông số kỹ thuật đ

ã
đặt ra hay không.
• Đánh giá chất lượng quá trình là xem xét một sự vận hành
hoặc một phương thức làm việc so với những tiêu chuẩn hoặc
chỉ dẫn quy định để đánh giá mức độ phù hợp so với tiêu
chuẩn đ
ã
định và mức độ hiệu lực của các chỉ dẫn.
• Đánh giá chất lượng hệ thống là đánh giá chương trình chất
lượng hiện thời nhằm xác định mức độ phù hợp của nó so với
các chính sách, các cam kết trong hợp đồng và các quy định
của doanh nghiệp.
Đánh giá chất lượng là gì?
Mục đích của đánh giá và kiểm soát chất lượng
đánh giá chất lượng được thực hiện để xác định
•Hệ thống chất lượng của doanh nghiệp phù hợp với những yêu
cầu đặt ra ở mức độ nào?
•Các chính sách chất lượng của doanh nghiệp đang được triển khai
tốt như thế nào?
•Một hệ thống chất lượng có thể được cải tiến như thế nào?
•Những quy định về chất lượng được tuân thủ như thế nào?
•Những thủ tục đ
ã
thông qua có được thực hiện không?
•Những hướng dẫn cụ thể có được thực hiện không?
Mục đích quan trọng nhất của đánh giá chất lượng là tìm ra
những điểm chưa phù hợp của sản phẩm, quá trình hay hệ
thống để khắc phục chứ không phải là để truy xét trách nhiệm
của một ai đó.
Các loại hình đánh giá

Cơ quan đánh
giá độc lập
Để doanh nghiệp đạt chứng chỉ hoặc để được cấp
giấy đăng ký, hoặc được đánh giá đựa theo tiêu
chuẩn quy định
Đánh giá của
bên thứ ba
Khách hàngNhằm xác định doanh nghiệp có là nhà cung cấp
đáng tin cậy không
Đánh giá của
bên thứ 2
Bên
ngoài
Chính doanh
nghiệp
Nhằm cung cấp thông tin để ban giám đốc xem
xét, từ đó đưa ra biện pháp cải tiến hay hành
động phòng ngừa hoặc khắc phục
Đánh giá chất
lượng nội bộ
Bên
trong
Thực hiện bởiMục đíchLoại hình
đánh giá
6.3. Quy trình đánh giá và kiểm soát chất lượng
• Hoạt động đánh giá chất lượng sẽ sử dụng các nguồn lực
như nhân sự, tài chính, thời gian và phương tiện. Nếu không
được chuẩn bị và tổ chức tốt, cuộc đánh giá có thể sẽ không
đạt kết quả mà còn làm lãng phí các nguồn lực.
• Nếu là đánh giá do bên ngoài thực hiện thì kế hoạch đánh

giá do cơ quan đánh giá lập và nên được trưởng nhóm đánh
giá chuẩn bị, có sự trợ giúp của nhóm đánh giá và được
khách hàng chấp nhận
• Nếu là đánh giá nội bộ thì kế hoạch đánh giá do tổ đánh
giá nội bộ hoạch định với sự phê duyệt của lãnh đạo chương
trình chất lượng và gửi cho bộ phận được đánh giá vài ngày
trước khi bắt đầu cuộc đánh giá.
Lập kế hoạch đánh giá chất lượng
6.3. Quy trình đánh giá và kiểm soát chất lượng
Căn cứ đánh giá
Đánh giá được thực hiện dựa trên cơ sở tham
chiếu nào? Tài liệu tham chiếu có thể là :
– Tiêu chuẩn chất lượng, ví dụ như ISO 9000
– Hợp đồng cung cấp hàng (trong trường hợp là đánh giá
của bên thứ 2 – khách hàng)
– Các tiêu chuẩn kỹ thuật (trong trường hợp đánh giá
chất lượng sản phẩm)
– Các chính sách và quy định, như các chính sách chất
lượng của doanh nghiệp
Lập kế hoạch đánh giá chất lượng
6.3. Quy trình đánh giá và kiểm soát chất lượng
Loại hình đánh giá
Đây là cuộc đánh giá hệ thống chất lượng, đánh giá
sản phẩm, đánh giá nhà cung cấp hay loại hình đánh
giá khác?
Đây là đánh giá nội bộ, đánh giá của bên thứ hai
hay là đánh giá của bên thứ ba?
Lập kế hoạch đánh giá chất lượng
6.3. Quy trình đánh giá và kiểm soát chất lượng
Mục tiêu đánh giá

Như đ
ã
nói ở trên, mục tiêu đánh giá có thể là :
– Xác định liệu hệ thống thiết kế có phù hợp với những
yêu cầu của tiêu chuẩn không?
– Mức độ đáp ứng của hệ thống chất lượng với các mục
tiêu chất lượng đ
ã
xác định
– Tìm ra cách thức cải tiến hệ thống chất lượng
– Đảm bảo hệ thống vận hành đúng với các yêu cầu đ
ã
định
Lập kế hoạch đánh giá chất lượng

×