Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SLIDE thương mại quốc tế chuong 2 các điều kiện giao dịch trong thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 25 trang )

10/11/2012
1
LOGO
Chương 2 Các điều kiện giao dịch trong TMQT
Quản trị tác nghiệp TMQT
2.2 Điều kiện tên hàng
2.2.1 Ý nghĩa của điều khoản – điều kiện tên hàng
2.2.2 Nội dung của điều khoản tên hàng
2.2 Điều kiện tên hàng
2.2.2 Nội dung của điều khoản tên hàng
Ghi tên thương mại của hàng hóa kèm theo tên thông
thường và tên khoa học của mặt hàng đó
- Tên thông thường: Chất phụ gia làm kết
dính dùng trong chế biến thực phẩm
- Tên thương mại: I+G
- Tên khoa học: Disodium 5’ -Inosinate 50%
& Disodium 5’ – Guanylate 50%
10/11/2012
2
2.2 Điều kiện tên hàng
Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó
Rượu vang Bordeaux
Thủy tinh Bohemia
Nước mắm Phú Quốc
2.2 Điều kiện tên hàng
Ghi tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất ra mặt hàng đó
2.2 Điều kiện tên hàng
Ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu của hàng hóa đó
10/11/2012
3
2.2 Điều kiện tên hàng


Ghi tên hàng kèm theo quy cách của chính hàng hóa đó
2.2 Điều kiện tên hàng
Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó
2.2 Điều kiện tên hàng
Ghi tên hàng kèm theo số hiệu của hàng hóa đó trong
danh mục hàng hóa thống nhất
Mã hàng Mô tả hàng hóa Đơn vị tính
8536 Thiết bị điện để ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện hoặc dùng để đấu
nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ: cầu dao, rơ-le, cầu chì, bộ triệt
qúa điện áp xung, phích cắm, ổ cắm, đui đèn, hộp tiếp nối) dùng cho
điện áp không quá 1000V
8536 10 - Cầu chì:
8536 10 10 Cầu chì nhiệt; Cầu chì thủy tinh kg
8536 10 90 Loại khác kg
8536 20 - Bộ ngắt tự động:
8536 20 10 Loại hộp đúc kg
8536 20 20 Loại gắn với thiết bị nhiệt điện gia dụng của nhóm 8516 kg
8536 20 90 Loại khác kg
10/11/2012
4
2.2 Điều kiện tên hàng
2.2.3 Những điều cần chú ý trong quy định điều khoản
tên hàng
- Quy định một cách chính xác rõ ràng và cụ thể
- Đưa ra quy định trung thực phù hợp với thực tế hàng
hóa giao dịch
- Sử dụng tên gọi thông dụng trên thị trường thế giới
- Chọn và mô tả tên hàng sao cho chính xác và phù hợp
với danh mục quy định
2.3 Điều kiện chất lượng hàng hóa

2.3.1 Ý nghĩa của điều khoản - điều kiện chất lượng
trong hợp đồng
2.3 Điều kiện chất lượng hàng hóa
2.3.2 Các phương pháp biểu thị chất lượng hàng hóa
 Dựa vào xem hàng trước
 Dựa vào hàng mẫu
 Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn
 Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng
 Dựa vào quy cách của hàng hóa
 Dựa vào hàm lượng của chất chủ yếu trong hàng hóa
 Dựa vào tài liệu kỹ thuật
 Dựa vào hiện trạng hàng hóa
 Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa
 Dựa vào mô tả hàng hóa
10/11/2012
5
2.3 Điều kiện chất lượng hàng hóa
2.3.2 Các phương pháp biểu thị chất lượng hàng hóa
 Dựa vào hàng mẫu
- Hàng mẫu của bên bán: hàng mẫu do bên bán cung cấp
- Hàng mẫu của bên mua: bên mua cung cấp hàng mẫu để
bên bán sản xuất theo đó
- Mẫu đối: bên bán căn cứ vào hàng mẫu do bên mua cung
cấp để gia công hàng mẫu giống như vậy và yêu cầu bên
mua xác nhận
2.3 Điều kiện chất lượng hàng hóa
2.3.2 Các phương pháp biểu thị chất lượng hàng hóa
 Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là những quy định về sự đánh giá chất lượng về phương
pháp sản xuất, chế biến, đóng gói, kiểm tra hàng hóa Trong khi

xác định tiêu chuẩn, người ta cũng thường quy định cả phẩm
cấp, ví dụ những yêu cầu về chất lượng hàng loại 1, hàng loại 2
.v.v Vì thế, phẩm cấp cũng là tiêu chuẩn. Phương pháp biểu thị
chất lượng này có tác dụng nhất định đối với việc đơn giản hóa
thủ tục, thúc đẩy ký kết và đàm phán giá theo chất lượng.
2.3 Điều kiện chất lượng hàng hóa
2.3.2 Các phương pháp biểu thị chất lượng hàng hóa
 Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng
Trong TMQT, đối với một số mặt hàng như nông sản,
nguyên liệu, do chất lượng của chúng thay đổi, biến
động khá nhiều, khó tiêu chuẩn hóa, nên người ta thường
dùng một số chỉ tiêu phỏng chừng như FAQ, GMQ để
biểu thị chất lượng.
10/11/2012
6
2.3 Điều kiện chất lượng hàng hóa
2.3.2 Các phương pháp biểu thị chất lượng hàng hóa
 Dựa vào tài liệu kỹ thuật
Thường dùng đối với những sản phẩm kỹ thuật cao như
máy móc, thiết bị, hàng công nghiệp tiêu dùng lâu bền…
Trong hợp đồng mua bán thường dẫn chiếu đến các tài
liệu kỹ thuật như bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp, bản
thuyết minh tính năng, hướng dẫn sử dụng…
2.3 Điều kiện chất lượng hàng hóa
2.3.3 Những điểm cần chú ý khi quy định điều khoản
chất lượng hàng hóa
- Vận dụng chính xác các phương pháp biểu thị chất lượng
- Quy định điều kiện chất lượng cần khoa học và hợp lý
- Có thể quy định độ cơ động nhất định về chất lượng đối
với một số loại hàng hóa

2.4 Điều kiện số lượng hàng hóa
2.4.1 Ý nghĩa của việc thỏa thuận số lượng hàng hóa
Số lượng hai bên giao dịch thỏa thuận là căn cứ để các
bên thực hiện nghĩa vụ giao nhận hàng hóa. Nắm chính
xác số lượng ký kết tác dụng nhất định trong việc thúc
đầy đẩy ký kết giao dịch và tranh thủ giá có lợi
Điều kiện số lượng nói lên mặt “lượng” của hàng hóa
giao dịch
10/11/2012
7
2.4 Điều kiện số lượng hàng hóa
2.4.2 Đơn vị tính số lượng, trọng lượng
- Đơn vị đo chiều dài: mét, inch, foot, mile, yard
- Đơn vị đo diện tích: mét vuông, square inch, square foot
- Đơn vị đo dung tích: lít, gallon, bushel, barrel…
- Đơn vị tính thể tích: mét khối, cubic foot, cubic yard…
- Đơn vị đo khối lượng (trọng lượng): tấn mét, grain,
dram, ounce…
- Đơn vị tính số lượng tập hợp: tá, đôi, bộ …
2.4 Điều kiện số lượng hàng hóa
2.4.3 Phương pháp quy định số lượng
- Bên bán và bên mua quy định cụ thể và chính xác số
lượng hàng hóa giao dịch. Thường dùng với mặt hàng
tính bằng cái, chiếc.
- Bên bán và bên mua quy định một cách phỏng chừng về
số lượng hàng hóa giao dịch. Thường dùng trong mua
bán những mặt hàng có khối lượng lớn như ngũ cốc,
phân bón, than, quặng, dầu mỏ…
2.4 Điều kiện số lượng hàng hóa
2.4.4 Phương pháp xác định trọng lượng

- Trọng lượng cả bì (Gross weight – GW)
- Trọng lượng tịnh (Net weight – NW)
- Trọng lượng thương mại
G
TM
= G
TT
x (1 + W
TC
)/(1+W
TT
)
- Trọng lượng lý thuyết
10/11/2012
8
2.4 Điều kiện số lượng hàng hóa
2.4.5 Những điểm cần chú ý khi quy định điều khoản số
lượng
- Nắm chính xác số lượng ký kết
+ Khi xuất khẩu: nhu cầu thị trường nước ngoài, khả
năng cung ứng trong nước, năng lực tài chính đối tác…
+ Khi nhập khẩu: nhu cầu thực tế trong nước, khả năng
thanh toán, biến động thị trường….
- Điều khoản số lượng cần cụ thể, rõ ràng
2.5 Điều kiện bao bì hàng hóa
2.5.1 Ý nghĩa của bao bì hàng hóa trong TMQT
Hàng hóa được đóng gói thích hợp giúp bảo quản tốt, thuận
tiện trong bốc dỡ, vận chuyển hay lưu trữ. Thêm vào đó
bao bì hàng hóa trong nhiều trường hợp còn góp phần
làm đẹp và có tác động tới việc xúc tiến bán hàng

2.5 Điều kiện bao bì hàng hóa
2.5.2 Phân loại và yêu cầu đối với bao bì hàng hóa
Bao bì vận chuyển
10/11/2012
9
2.5 Điều kiện bao bì hàng hóa
2.5.2 Phân loại và yêu cầu đối với bao bì hàng hóa
Bao bì tiêu thụ
2.5 Điều kiện bao bì hàng hóa
2.5.2 Phân loại và yêu cầu đối với bao bì hàng hóa
- Đối với bao bì vận chuyển cần phải:
+ Phù hợp với đặc tính của hàng hóa
+ Phù hợp với các phương thức vận chuyển khác nhau
+ Phù hợp với quy định luật pháp của các nước liên quan
+ Thuận lợi cho thao tác của các nhân viên hữu quan
+ Cân bằng giữa chi phí và mức độ chắc chắn, an toàn
2.5 Điều kiện bao bì hàng hóa
2.5.2 Phân loại và yêu cầu đối với bao bì hàng hóa
- Đối với bao bì tiêu thụ cần phải:
+ Bảo vệ, bảo quản hàng hóa hiệu quả
+ Thuận tiện cho việc trưng bày, nhận biết
+ Thuận tiện cho mang xách và sử dụng
+ Nội dung thuyết minh, trang trí, ký mã hiệu và nhãn
mác trên bao bì cần đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học, rõ
ràng và phù hợp với tập quán tiêu dùng của thị trường
10/11/2012
10
2.5 Điều kiện bao bì hàng hóa
2.5.3 Nội dung của điều khoản bao bì hàng hóa
Phương pháp quy định chất lượng của bao bì

- Chất lượng bao bì phải phù hợp với một phương thức
vận tải nào đó
- Quy định cụ thể về yêu cầu chất lượng đối với từng loại
bao bì ngoài cũng như bao bì trong của hàng hóa
2.5 Điều kiện bao bì hàng hóa
2.5.3 Nội dung của điều khoản bao bì hàng hóa
Phương thức cung ứng bao bì
- Do bên bán cung ứng bao bì, bao bì liền cùng hàng hóa
giao cho bên mua
- Bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hóa, sau khi
giao hàng, bên bán thu lại bao bì để tiếp tục sử dụng
- Bên mua cung ứng bao bì vật liệu để bên bán đóng gói
trước khi giao hàng.
2.5 Điều kiện bao bì hàng hóa
2.5.3 Nội dung của điều khoản bao bì hàng hóa
Phương thức xác định giá cả bao bì hàng hóa
- Giá của bao bì được tính vào giá cả của hàng hóa, không
tính riêng
- Giá cả của bao bì do bên mua trả riêng
- Giá cả của bao bì được tính như giá cả của hàng hóa
10/11/2012
11
2.6 Điều kiện giá cả hàng hóa
2.6.1 Đồng tiền tính giá
Đồng tiền tính giá là đồng tiền được dùng để xác định giá
cả của hàng hóa và trị giá của hợp đồng, có thể là đồng
tiền của nước XK hoặc nước NK, hoặc một nước thứ ba
mà hai bên đồng ý
2.6 Điều kiện giá cả hàng hóa
2.6.2. Phương pháp quy định giá

- Giá cố định: Là giá được quy định vào lúc ký kết HĐ và
không được sửa đổi nếu không có thỏa thuận khác
- Giá quy định sau: Là giá không được quy định ngay khi
ký kết HĐ mà được xác định trong quá trình thực hiện HĐ
- Giá linh hoạt: Là giá đã được xác định trong lúc ký kết
hợp đồng nhưng có thể xem xét lại sau này, vào lúc giao
hàng, giá thị trường của hàng hóa đó có sự biến động.
2.6 Điều kiện giá cả hàng hóa
2.6.3 Phương pháp quy định giá
- Giá di động: Là giá được tính dứt khoát vào lúc thực
hiện HĐ trên cơ sở giá cả quy định ban đầu, có đề cập
tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ
thực hiện HĐ
10/11/2012
12
2.6 Điều kiện giá cả hàng hóa
2.6.3 Phương pháp quy định giá
- Ví dụ tính giá di động: Việt Nam ký hợp đồng bán hàng X
cho công ty nước ngoài với giá tạm tính lúc ký hợp đồng là
200 USD/MT, giá FOB cảng nước ngoài. Trong cấu thành
tạm tính, chi phí cố định chiếm 25%, chi phí nguyên vật liệu
40%, chi phí nhân công 35%. Đến thời điểm giao hàng, giá
nguyên liệu tăng 15%, chi phí nhân công tăng 10%. Giá FOB
vào thời điểm giao hàng là bao nhiêu ?
2.6 Điều kiện giá cả hàng hóa
2.6.3 Phương pháp quy định giá
- Giảm giá (chiết khấu):
+ Theo nguyên nhân giảm giá: Giảm giá do trả tiền sớm,
giảm giá do thời vụ, giảm giá đổi hàng cũ lấy hàng mới,
giảm giá do mua số lượng lớn….

+ Theo cách tinh các loại giảm giá: Giảm giá đơn, giảm
giá kép, giảm giá tặng thưởng…
2.6 Điều kiện giá cả hàng hóa
2.6.4. Quy dẫn giá
Giá CFR = Giá FOB + F
Giá CIF = (Giá FOB + F) / [1 – R(1+p)]
Giá FOB = Giá CFR – F
Giá CIF = Giá CFR / [1 – R(1+p)]
Giá FOB = Giá CIF x [1 – R(1+p)] – F
Giá CFR = Giá CIF x [1 – R(1+p)]
10/11/2012
13
2.7 Điều kiện thanh toán
2.7.1 Đồng tiền thanh toán
Đồng tiền dùng để thanh toán trị giá hợp đồng được gọi
là đồng tiền thanh toán. Đồng tiền này có thể là đồng tiền
của nước XK hoặc của nước NK hoặc của nước thứ ba.
Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc không trùng với
đồng tiền tính giá tùy theo thỏa thuận
giữa các bên
2.7 Điều kiện thanh toán trả tiền
2.7.2 Địa điểm thanh toán
Địa điểm thanh toán có thể ở nước người NK, hoặc ở
nước người XK hoặc ở nước thứ ba tùy theo thỏa thuận
giữa các bên. Ngoài ra có thể thấy nếu sử dụng đồng tiền
của nước người XK hay nước NK để thanh toán thì địa
điểm thanh toán thường là ở nước có đồng tiền được sử
dụng để thanh toán
2.7 Điều kiện thanh toán trả tiền
2.7.3 Thời hạn thanh toán

Trả tiền trước
Trả tiền ngay
Trả tiền sau
Pngay = P
t
- P
t
x T
bq
x r
n
T
bq =
∑ X
i
(T
i
– T
o
)
i =1
10/11/2012
14
2.7 Điều kiện thanh toán trả tiền
2.7.4 Phương thức thanh toán
Phương thức trả tiền mặt (Cash payment)
Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán
Phương thức chuyển tiền (Transfer)
Phương thức thanh toán theo đó người trả tiền yêu cầu
ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho

người hưởng lợi ở một địa điểm nhất định bằng phương
tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
2.7 Điều kiện thanh toán trả tiền
2.7.4 Phương thức thanh toán
Phương thức ghi sổ (Opent Account)
Là phương thức thanh toán trong đó người bán mở một
tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua. Sau
khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung
cấp dịch vụ, theo đó, đến thời hạn quy định người mua
sẽ chuyển tiền thanh toán cho người bán
2.7 Điều kiện thanh toán trả tiền
2.7.4 Phương thức thanh toán
Phương thức nhờ thu (Collection)
Là phương thức thanh toán trong đó, người bán sau khi
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi
tiền người mua, ủy thác cho ngân hàng thu hộ số tiền ghi
trên tờ hối phiếu đó. Có hai loại:
+ Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection)
+ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)
10/11/2012
15
2.7 Điều kiện thanh toán trả tiền
2.7.4 Phương thức thanh toán
Phương thức nhờ thu (Collection)
(3)
(6)
(2) (7) (5) (4)
(1)
2.7 Điều kiện thanh toán trả tiền
2.7.4 Phương thức thanh toán

Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit)
Là sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (NH mở thư tín
dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín
dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ
ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba này ký phát
trong phạm vi số tiền đó, khi người này xuất trình cho NH một
bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra
trong một văn bản gọi là thư tín dụng (Letter of credit - L/C)
2.7 Điều kiện thanh toán trả tiền
2.7.4 Phương thức thanh toán
Phương thức tín dụng chứng từ
(2)
(5)
(6)
(3) (5) (6) (8) (7) (1)
(4)
10/11/2012
16
2.7 Điều kiện thanh toán trả tiền
2.7.4 Phương thức thanh toán
Phương thức tín dụng chứng từ
Tín dụng thư hoạt động theo hai nguyên tắc là độc lập và
tuân thủ nghiêm ngặt.
Trong thanh toán quốc tế có nhiều loại thư tín dụng được sử
dụng, trong đó có hai loại thư chính là thư tín dụng hủy
ngang (Revocable letter of credit) và thư tín dụng không
hủy ngang (Irrevocable letter of credit)
2.8 Điều kiện kiểm nghiệm hàng hóa
2.8.1 Ý nghĩa của kiểm nghiệm hàng hóa
Kiểm nghiệm hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo

vệ quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa đặc biệt là với bên mua ( bên
nhập khẩu). Thực hiện kiểm nghiệm giúp đảm bảo bên
mua nhận được hàng hóa phù hợp với yêu cầu và chất
lượng đã thỏa thuận.
2.8 Điều kiện kiểm nghiệm hàng hóa
2.8.2 Nội dung chủ yếu của điều khoản kiểm nghiệm hàng
hóa
Điều khoản kiểm nghiệm trong hợp đồng TMQT chủ yếu
bao gồm thời gian, địa điểm kiểm nghiệm, cơ quan kiểm
nghiệm, chứng nhận kiểm nghiệm, căn cứ kiểm nghiệm,
phương pháp kiểm nghiệm
10/11/2012
17
2.8 Điều kiện kiểm nghiệm hàng hóa
Thời gian và địa điểm kiểm nghiệm cần căn cứ vào
- Quan hệ với điều kiện cơ sở giao hàng
- Quan hệ với hàng hóa và bao bì
- Quan hệ với luật pháp hoặc điều lệ của các nước
- Căn cứ vào tập quán TMQT hiện nay, có một số cách quy
định thời gian và địa điểm kiểm nghiệm trong HĐ như:
kiểm nghiệm ở nhà máy, kiểm nghiệm tại cảng bốc xếp,
kiểm nghiệm tại cảng đích nước nhập khẩu…
2.8 Điều kiện kiểm nghiệm hàng hóa
Cơ quan kiểm nghiệm và giấy chứng nhận kiểm nghiệm
- Cơ quan kiểm nghiệm có thể là những cơ quan giám định
chuyên nghiệp thực hiện hoặc có khi do hai bên mua bán
tự kiểm nghiệm
- Giấy chứng nhận kiểm nghiệm là văn bản do cơ quan
kiểm nghiệm cấp sau khi đã kiểm nghiệm, giám định

hàng hóa xuất nhập khẩu
2.8 Điều kiện kiểm nghiệm hàng hóa
Căn cứ để kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm
- Căn cứ để kiểm nghiệm chất lượng thường là hàng mẫu,
bộ tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật…
- Căn cứ để kiểm nghiệm số lượng là vận đơn đường biển,
hóa đơn vận chuyển…
- Phương pháp kiểm nghiệm có ảnh hưởng lớn tới kết quả
kiểm nghiệm hàng hóa vì thế các bên cần thỏa thuận cụ
thể và ghi rõ trong hợp đồng.
10/11/2012
18
2.9 Điều kiện giao hàng
2.9.1 Thời hạn giao hàng
Các phương pháp quy định thời hạn giao hàng
- Thời hạn giao hàng có định kỳ: vào ngày 30/12/209,
không chậm quá ngày 30/12/2009, quý III năm 2009…
- Thời hạn giao hàng ngay: giao nhanh, giao ngay lập tức,
giao càng sớm càng tốt….
- Thời hạn giao hàng không định kỳ: giao hàng cho chuyến
tàu đầu tiên, giao hàng khi có khoang tàu….
2.9 Điều kiện giao hàng
2.9.1 Thời hạn giao hàng
Những vấn đề cần chú ý khi quy định thời hạn giao hàng
- Xem xét thực tế tình hình nguồn hàng và nguồn tàu
- Quy định thời hạn giao hàng phải rõ ràng, cụ thể
- Kỳ hạn giao hàng phải thích hợp
- Khi thanh toán bằng phương thức L/C cần xem xét đêng
ngày tháng mở L/C xem có hợp lý, rõ ràng không, nhằm
đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.

2.9 Điều kiện giao hàng
2.9.2 Địa điểm giao hàng
Các phương pháp quy định địa điểm giao hàng
- Quy định cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến, cảng (ga)
thông quan
- Quy định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga)
- Quy định cảng (ga) khẳng định và cảng (ga) lựa chọn
10/11/2012
19
2.9 Điều kiện giao hàng
2.9.3 Phương thức giao hàng
- Có thể quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi
nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc giao nhận cuối cùng
- Có thể quy định về giao nhận được tiến hành ở một địa
điểm nào đó là việc giao nhận về số lượng hoặc là việc
giao nhận về chất lượng
2.9 Điều kiện giao hàng
2.9.4 Thông báo giao hàng
- Người bán có thể thông báo hàng đã sẵn sàng để giao
hoặc về ngày đưa hàng ra cảng (ga) để giao. Người mua
hướng dẫn người bán về việc gửi hàng hoặc thông tin chi
tiết tàu nhận hàng
- Sau khi giao hàng, người bán có thể thông báo về tình
hình hàng đã giao và kết quả của công việc giao hàng
2.9 Điều kiện giao hàng
2.9.5 Những quy định khác về việc giao hàng
- Quy định về việc có cho phép “giao hàng từng đợt” hay
buộc phải “giao một lần”
- Quy định về việc có cho phép chuyển tải hay không
- Quy định việc “vận đơn đến chậm được chấp nhận”

- Nếu người bán ủy nhiệm cho một người thứ ba thay mặt
mình đứng ra giao hàng, có thể quy định “vận đơn người
thứ ba được chấp nhận”
10/11/2012
20
2.10 Điều kiện khiếu nại
2.10.1 Khái niệm
Khiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia giải quyết những
tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia đã gây ra hoặc về
những sự vi phạm đã được cam kết giữa hai bên
2.10.2 Sự giải thích khác nhau của luật pháp đối với hành
vi vi phạm hợp đồng
- Luật pháp nước Anh
- Công ước LHQ về hợp đồng buôn bán hàng hóa quốc tế
2.10 Điều kiện khiếu nại
2.10.3 Điều khoản khiếu nại trong hợp đồng TMQT
Thể thức khiếu nại
Thời hạn khiếu nại
Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan
Cách thức giải quyết khiếu nại
2.11 Điều kiện bảo hành
Bảo hành là sự đảm bảo của người bán về chất lượng
hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định. Thời
hạn này gọi là thời hạn bảo hành. Thời hạn này được
coi là thời hành dành cho người mua phát hiện những
khuyết tật của hàng hóa
10/11/2012
21
2.11 Điều kiện bảo hành
2.11.1 Phạm vi bảo đảm của người bán

Chất lượng hàng hóa thể hiện qua nhiều chỉ tiêu. Trong số
các chỉ tiêu đó, phạm vi mà người bán bảo đảm phụ thuộc
chủ yếu vào tính chất của hàng hóa
2.11.2 Thời hạn bảo hành
Thời hạn bảo hành do các bên thỏa thuận quyết định. Trong
trường hợp không thể thỏa thuận thường áp dụng tập quán
buôn bán của ngành hàng để xác định thời hạn bảo hành
2.11 Điều kiện bảo hành
2.11.3 Trách nhiệm của người bán trong thời hạn BH
Thông thường, nếu trong thời hạn bảo hành, người mua phát
hiện thấy khuyết tật của hàng hóa hoặc thấy sự không phù
hợp với quy định của hợp đồng thì người bán phải chịu
trách nhiệm và phí tổn về việc sửa chữa hoặc thay thế
hàng đã giao bằng hàng hóa mới có chất lượng tốt hơn và
phù hợp với quy định của hợp đồng.
2.12 Điều kiện về trường hợp bất khả kháng
2.12.1 Khái niệm
Trong giao dịch TMQT , các bên thường thỏa thuận quy định
những trường hợp mà, nếu xảy ra, bên đương sự được hoàn
toàn hoặc miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp
đồng. Những trường hợp như vậy thường xảy ra sau khi ký
hợp đồng, có tính chất khách quan và không thể khắc phục
được. Những điều khoản như vậy được gọi là “trường hợp
bất khả kháng” hoặc “trường hợp miễn trách”.
10/11/2012
22
2.12 Điều kiện về trường hợp bất khả kháng
2.12.1 Khái niệm
Về cơ bản trường hợp được coi là bất khả kháng phải hội tụ
một số đặc điểm như:

- Sự cố bất ngờ phải xảy ra sau khi ký kết hợp đồng
- Không phải do sai lầm hoặc sơ ý của bản thân đương sự
hợp đồng gây nên
- Sự cố bất ngờ là sự cố mà đương sự không thể khống chế,
không đủ năng lực khống chế
2.12 Điều kiện về trường hợp bất khả kháng
2.12.2 Điều khoản về trường hợp bất khả kháng trong hợp
đồng TMQT
Phạm vi về trường hợp bất khả kháng
Các bên cần quy định cụ thể và rõ ràng trường hợp nào là
bất khả kháng trường hợp nào không phải.
Phương pháp giải quyết hậu quả
Khi xảy ra tùy tình hình cụ thể các bên có thể thống nhất
việc xóa bỏ hợp đồng hay kéo dài thực hiện hợp đồng
2.12 Điều kiện về trường hợp bất khả kháng
2.12.2 Điều khoản về trường hợp bất khả kháng trong hợp
đồng TMQT
Thông báo cho đối tác sau khi xảy ra TH bất khả kháng
Khi xảy ra TH bất khả kháng, đương sự phải thông báo kịp
thời và phía đối tác cũng cần nhanh chóng trả lời
Giấy chứng nhận và tổ chức cấp giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận là chứng cứ xác nhận đã xảy ra TH bất khả
kháng và thường do Phòng Thương mại các nước cấp
10/11/2012
23
2.12 Điều kiện về trường hợp bất khả kháng
2.12.2 Điều khoản về trường hợp bất khả kháng trong hợp
đồng TMQT
Phương pháp quy định về TH bất khả kháng
- Chỉ quy định những tiêu chí để xác định một sự cố có

phải là trường hợp bất khả kháng hay khó khăn
- Liệt kê những sự cố mà nếu xảy ra thì được coi là trường
hợp bất khả kháng
- Kiểu tổng hợp hoặc dẫn chiếu tới văn bản nào đó
2.13 Điều kiện trọng tài
2.13.1 Khái niệm
Trọng tài là chỉ biện pháp hai bên mua bán thỏa thuận bằng
văn bản trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, tự nguyện
giao tranh chấp cho người thứ ba là trọng tài mà hai bên
đồng ý để phán quyết , nhằm giải quyết tranh chấp. Do
trọng tài phán quyết tranh chấp theo trình tự trọng tài mà
pháp luật cho phép nên phán quyết đó có ràng buộc về
pháp luật, hai bên đương sự phải tuân thủ chấp hành
2.13 Điều kiện trọng tài
2.13.2 Nội dung của điều khoản trọng tài trong HĐ TMQT
Địa điểm trọng tài
Địa điểm trọng tài có liên quan chặt chẽ đến việc chọn luật áp
dụng vào hoạt động xét xử. Vì vậy các bên đều rất chú ý
tới việc xác định địa điểm trọng tà ở nơi mà mình khóa
hiểu rõ và tín nhiệm. Địa điểm này có thể là ở nước XK, ở
nước NK; hoặc ở nước bị cáo, hoặc ở nước nguyên cáo;
hoặc ở nước thứ ba.
10/11/2012
24
2.13 Điều kiện trọng tài
2.13.2 Nội dung của điều khoản trọng tài trong HĐ TMQT
Trình tự tiến hành trọng tài
- Thỏa hiệp trọng tài
- Tổ chức ủy ban trọng tài
- Tiến hành xét xử

- Hòa giải
- Thu thập chứng cứ
- Tài quyết
2.13 Điều kiện trọng tài
Chi phí trọng tài
Theo tập quán thì mọi chi phí trọng tài thường do bên thua
kiện chịu
Luật dùng để xét xử
Hoặc được hai bên thỏa thuận quy định trước hoặc do ủy
ban trọng tài lựa chọn, hoặc được chọn căn cứ vào địa
điểm trọng tài nếu các bên không thỏa thuận trước
2.13 Điều kiện trọng tài
Chấp hành tài quyết
Hai bên cần thỏa thuận quy định trước việc chấp hành tài
quyết nhằm đảm bảo cho tài quyết được thực hiện đầy
đủ. Hiện nay, việc chấp hành tài quyết thường dẫn chiếu
tới Công ước Newyork năm 1958 về việc
“công nhận và cưỡng chế chấp hành
tài quyết của nước ngoài”
10/11/2012
25
2.14 Điều kiện bốc dỡ, vận tải
2.14.1 Quy định tiêu chuẩn về con tàu chở hàng
Tàu phải có khả năng đi biển, phải được xếp loại A theo
đăng kiểm Lloyd’s, hoặc được đăng kiểm bởi các hãng
nổi tiếng khác, hoặc tàu phải dưới 15 tuổi sử dụng, hoặc
phụ phí tàu già (OAP) phải do người thuê tàu chịu.
2.14 Điều kiện bốc dỡ, vận tải
2.14.2 Quy định về thời gian bốc dỡ
Thời gian bốc dỡ là chỉ thời gian thỏa thuận cho phép hoàn

thành nhiệm vụ bốc hàng lên tàu hoặc dỡ hàng khỏi tàu,
hay còn gọi là “thời gian cho phép”.
Hiện nay khoảng thời gian này thường được xác định bằng
cách quy định một số ngày nhất định (18 ngày bốc và 15
ngày dỡ) hoặc quy định mức bốc dỡ trung bình cho cả tàu
trong một ngày
2.14 Điều kiện bốc dỡ, vận tải
2.14.3 Quy định về thời gian bắt đầu tính và thời gian
ngừng tính đới với thời gian bốc dỡ
Thường quy định bắt đầu tính sau một thời gian quy định
nhất định kể từ khi thuyền trưởng giao cho người thuê tàu
hoặc đại diện bên đó “giấy thông báo sẵn sàng bốc dỡ”
Về thời gian ngừng tính, thường lấy thời gian xếp xong hoặc
dỡ xong hàng làm thời gian ngừng tính bốc dỡ

×