Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Đề án Đánh giá hệ thống bán lẻ điện thoại di động Nettra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.04 KB, 35 trang )

Lời Nói Đầu
Hệ thống phân phối đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung,
đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường nội địa.
Ngày nay hệ thống phân phối không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ đưa hàng hóa
từ người sản xuất tới người tiêu dùng mà còn có vai trò thúc đẩy nhu cầu quảng
bá sản phẩm, thu thập thông tin khách hàng… từ đó tạo ra động lực phát triển
cho hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội địa đã là một thách thức không nhỏ thì
việc mở rộng thị trường hội nhập kinh tế quốc tế còn mang lại nhiều khó khăn
hơn khi mà các công ty nước ngoài với tiềm lực kinh tế, tài chính, công nghệ
mạnh tham gia vào thị trường. Đặc biệt trong đầu năm 2009 Việt Nam sẽ chính
thức mở cửa thị trường theo cam kết ra nhập WTO. Trong bối cảnh đó việc
doanh nghiệp thiết lập một hệ thống phân phối mạnh và hiệu quả là một trong
những yếu tố cơ bản để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho riêng mình. Trước xu
thế chung đó , Công ty cổ phần G7Mart đã ra đời với mục tiêu trở thành kênh
phân phối bán lẻ hàng đầu, lớn nhất tại Việt Nam hiện nay khi cho đi vào hoạt
động hệ thống bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam.
Hiện nay trên thị trường bán lẻ Việt Nam đang có những biến động, những sự
cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nội và các công ty của tập đoàn nước
ngoài đã làm ăn lâu năm tại Việt Nam. Đây là những công ty nắm giữ kênh phân
phối hiện đại, sự ra đời của G7Mart như một lơi thách thức với họ.
Mục tiêu của G7Mart là “ nắm vững động mạch chủ “ của nền kinh tế bằng
cách xây dựng cho mình một hệ thống phân phối bán lẻ rộng khắp cả nước.
1
mang lại lợi ích kinh tế cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Đưa thương
hiệu Việt ra thị trường thế giới.
Hiện nay hệ thống phân phối tại Việt Nam đang có những thay đổi giữa việc lụa
chọn kênh phân phối hiện đại hay truyền thống của các doanh nghiệp. Sự ra đời
của G7Mart được xem như bước đột phá ở thời điểm hiện tại . Mà trong lĩnh vực
phân phối ai nắm giữ được hệ thống phân phối sẽ nắm giữ được “ động mạch


chủ” của nền kinh tế.
Chính vì những lý do nêu trên mà đề án em lựa chọn để nghiên cứu là ; “Hệ
Thống Phân Phối Của Trung Nguyên_G7Mart: Thực Trạng Và Giải Pháp. “ Do
điều kiện và hoàn cảnh không cho phép nên phương pháp mà em lựa chọn là thu
thập thông tin tại bàn. Từ những thông tin, số liệu có được đưa ra được những
ưu, nhược điểm từ đó có những giải pháp phù hợp để xây dựng một hệ thống
phân phối lớn mạnh cho Trung Nguyên_G7Mart nói riêng và nền kinh tế Việt
Nam nói chung. Do G7Mart mới thành lập được gần 2năm nên hệ thống phân
phối của nó hiện mới đang phát triển ở Việt Nam nên phạm vi nghiên cứu của đề
án là thị trường trong nước.
Do thời gian có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên đề án không tránh khỏi
những sai sót. Em rât mong các thầy cô góp ý, sửa chữa. Em xin chân thành cảm
ơn.
Hà Nội 15/4/2008
Sinh Viên
Lưu Thị Thanh Nga
2
Nội Dung
Chương I: Những vấn đề lý luận, phương pháp nghiên cứu về hệ
thống phân phối của Trung Nguyên _G7Mart
I.BẢN CHẤT VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI:
1.Khái niệm
Theo quan điểm tổng quát, kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp,
cá nhân đôc lập, phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ
người sản xuất đến người tiêu dùng.Nói cách khác, đây là một nhóm các tổ chức
và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng để
người tiêu dùng hay người sử dụng công nghiệp có thể mua và sử dụng
2.Vai trò của hệ thống phân phối
Kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất đến người mua
cuối cùng hay nó chính là con đường mà hàng hóa dược lưu thông từ nhà sản

xuất tói người tiêu dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được
những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với
những người tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ
Kênh phân phối đã khắc phục được những mâu thuẫn giữa chuyên môn hóa sản
phẩm với sự tiêu dùng trực tiếp của khách hàng
_Làm gần về không gian: Nội dung phân loại chỉ rõ cần phải giải quyết vấn đề
địa lý trong quá trình phân phối phân phối trực tiếp, thị trường trung tâm và hệ
thống phân phối nhiều giai đoạn được phát triển để giải quyết mâu thuẫn về địa
điểm tiêu thụ sản phẩm
Nội dung cơ bản để tạo sự ăn khớp về không gian dựa trên nguyên tắc tối thiểu
hóa tổng số trao đổi. Đay là lý do cơ bản cho việc sử dụng phân phối nhiều giai
đoạn. Sự xuất hiện các nhà phân phối chuyên môn hóa là để giảm tổng số các
3
trao đổi và tạo điều kiện vận chuyển sản phẩm với khối lương lớn ở cự ly dài
nhờ đó giảm chi phí vận chuyển.
Một số câu hỏi cơ bản tồn tại trong nội dung cấu trúc kênh phân phối là có phải
sản sinh ra quá nhiều trung gian thì một hệ thống kênh phân phối nhiều giai đoạn
sẽ làm tăng chi phí? Tất nhiên tăng các trung gian không thích hợpcó thể dẫn tới
tăng trao đổi và chi phí phân phối. Sự quan tâm đến khả năng phát triển quá mức
hay thiếu các trung gian thương mại là lý do cơ bản cho việc tiếp tục đánh giá lại
cấu trúc kênh mà một số công ty đang áp dụng đẻ phân phối có hiệu quả
Trong sự cân đối giữa lợi ích và chi phí, các trung gian trong kênh có thể được
tăng thêm vì các nguyên nhân khác ngoài lợi ích kinh tế. Lý do là mỗi hệ thống
phân phối đảm bảo một mức độ dịch vụ đàu ra. Những dịch vụ này bao gồm:
+Nhiều loại quy mô lô hàng hay khả năng cung cấp các số lượng nhỏ.
+Thời gian chờ đợi hay độ dài thời gian phân phối.
+Khả năng gần người mua về không gian của hàng hóa và sự tiện lợi.
+Nhiều loại sản phẩm hay tập hợp sản phẩm thích hợp nhất với mong muốn
người mua.
Cùng với lợi ích của mức độ dịch vụ đầu ra của kênh tăng lên, số trung gian

chắc chắn sẽ tăng và các chi phí phân phối có thể tăng khi tối thiểu hóa số lượng
trao đổi
_Làm gần về thời gian
Nhu cầu của thị trường phải được thỏa mãn trong suốt quá trình phân phối có
liên quan tới sự hạn chế về thời gian. Thực tế là có sự khác biệt giữa thời gian
sản phẩm được sản xuất ra và thời gian chúng được yêu cầu. Sự khác biệt về thời
gian này phải được giải quyết. Vì sản xuất thường không xảy ra cùng thời gian
với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nên cần thiết phải có dự trữ sản phẩm đảm bảo
sự ăn khớp về thơi gian giuẽa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo sự thỏa
man của khách hàng.
4
_Hệ thống phân phối chi phối các hoạt động của doanh ngjiệp
Qua hệ thống phân phối, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tới được tay của người
tiêu dùng cuối cùng. Hệ thống phân phối có tốt mới đảm bảo được một phần đàu
ra cho doanh nghiệp. Qua hệ thống phân phối, donh nghiệp biết được nhu cầu,
mong muốn của người tiêu dùng để từ đó tìm cách thỏa mãn những nhu cầu đó.
Một hệ thống phân phối lớn mạn, chặt chẽ sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng thị
phần trên thị trường và sẽ giúp doanh nghiệp lấy được lòng tin từ khách hàng,từ
đó nâng cao được khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
Chính vì vậy một doanh nghiệp muốn thành công thì điều không thể thiếu là phải
xây dựng, thiết lập cho mình một hệ thống phân phối phù hợp.
Có thể nói rằng hệ thống phân phối chính là động mạch chủ của doanh nghiệp
nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung.
3.Chức năng của hệ thống phân phối:
Hệ thống phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ người sản xuất
đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhờ nó mà khắc phục được những ngăn cách về
thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa hàng hóa và dịch vụ với những người
muốn sử dụng chúng. Chính vì vậy mà nó có các chức năng cơ bản sau:
+ Nghiên cứu thu thâp thông tin cần thiết để lập kế hoạch phân phối và tạo thuận
lợi cho việc trao đổi với người mua.

+ Kích thích tiêu thụ,soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hóa, sản
phẩm.
+ Thiết lập các mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua
tiềm ẩn.
+ Hoàn thiện hàng hóa, làm cho hàng hóa đáp ứng những yêu cầu của người
mua. Việc này liên quan đến các dạng hoạt động như sản xuất, phân loại, lắp ráp
và đóng gói.
5
+ Tiến hành thương lượng, những việc thỏa thuận với nhau về giá cả và những
điều kiện khác để thực hiện bước tiếp theo là chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng.
+ Tổ chức lưu thông hàng hóa, vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hóa.
+ Đảm bảo kinh phí, tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn để bù đắp cho các chi phí
hoạt động của kênh phân phối.
+ Chấp nhận rủi ro gánh chịu trách nhiệm về hoạt động của kênh
Vấn đề đặt ra là phải phân chia hợp lý các chức năng trên giữa các thành viên
trong kênh phân phối. Nguyên tắc để phân chia các chức năng là chuyên môn
hóa và phân công lao động.
Vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất là sẽ phải chọn ra cho mình một kênh phân
phối phù hợp nhất với ngành nghề, mặt hàng kinh doanh và thị tr dun ường. của
mình.
II Nội DUNG CƠ BẢN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
1.Cấu trúc kênh phân phối:
-Chiều dài kênh:chiều dài của kênh phân phối được xác định bằng số cấp độ
trung gian có mặt trong kênh. Một kênh phân phối được gọi là kênh dài nếu có
nhiều cấp độ trung gian trong kênh.
Ở đây ta chỉ xét kênh phân phối cho hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cá nhân. Còn
kênh phân phối cho hàng hóa và dịch vụ công nghiệp ta không xét tới. Trong
kênh phân phối cho hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cá nhân có:
+ Kênh trực tiếp:người sản xuất bán trực tiếp sản phẩmcủa mình cho người tiêu

dùng cuối cùng. Do không có trung gian trong kênh trực tiếp nên người sản xuất
phải thực hiện tổng các chức năng kênh. Họ sử dụng marketing trực tiếp để khai
thác người mua. Marketing trực tiếp bao gồm bán hàng qua thư, đặt hàng qua
thư,bán qua catalog…
+ Kênh gián tiếp:
6
Kênh một cấp: có thêm nhà bán lẻ thường được sử dụng khi nhà bán lẻ có quy
mô lớn có thể mua khối lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc khi chi phí lưu kho là
quá đắt nếu phải sử dụng nhà bán buôn.
• Kênh hai cấp: trong kênh có thêm nhà bán buôn. Đây là kênh được sử
dụng phổ biến cho các loại hàng hóa giá trị đơn vị thấp, chi phí thấp được
mua thường xuyên bởi người tiêu dùng như bánh kẹo, tạp chí…
• Kênh ba cấp: được sử dụng khi có nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều nhà
bán lẻ nhỏ, một đại lý được sử dụng để giúp phối hợp cung cấp sản phẩm
với khối lựợng lớn.
-Bề rộng của kênh phân phối:
Để đạt được sự bao phủ thị trường tốt nhất, doanh nghiệp phải quyết định số
lượng các trung gian ở mỗi cấp độ phân phối. Doanh nghiệp phải lựa chọn giữa
nhiều phương thức phân phối khác nhau mà mỗi phương thức có số lượng trung
gian thương mại khác nhau. Có ba phương thức phân phối là: phân phối rộng rãi,
phân phối chọn lọc và phân phối duy nhất.
+Phân phối rộng rãi:doanh nghiệp bán sản phẩm qua nhiều trung gian thương
mại ở mỗi cấp độ phân phối. Trong trường hợp này doanh nghiệp cố gắng đưa
sản phẩm dịch vụ của nó tới càng nhiều người bán lẻ càng tốt. Phân phối rộng rãi
thường được sử dụng cho các sản phẩm và dịch vụ thông dụng.
+ Phân phối duy nhất: là phương thức phân phối ngược với phân phối rộng rãi,
trên mỗi khu vực thị trường, doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một trung gian
thương mại duy nhất. Ví dụ doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một người bán
lẻ duy nhất ở một khu vực địa lý cụ thể. Việc này thường đi đôi với bán hàng
độc quyền, nghĩa là người sản xuất yêu cầu các nhà buôn của mình không bán

mặt hàng cạnh tranh. Kiểu phân phối duy nhất này thường gặp trong các ngành
như xe hơi thiết bị. Qua việc giao độc quyền phân phối nhà sản xuất mong muốn
7
người bán sẽ tích cực hơn, đồng thời dễ dàng kiểm soát chính sách của người
trung gian về việc định giá bán, tín dụng quảng cáo và các dịch vụ khác.
+ Phân phổi trọn lọc nằm giữa phân phối rộng rãi và phân phối độc quyền nghĩa
là doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trung gian thương mại được chọn lọc
theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối, ví dụ doanh nghiệp tìm
kiếm chọn lọc một số người bán lẻ nhất định bán sản phẩm của họ ở một thị
trường cụ thể. Đây là hình thức phân phối phổ biến thường dùng cho các loại
hàng mua có suy nghĩ và cho các doanh nghiệp đang tìm cách thu hút trung gian
thương mại. Nhà sản xuất có thể tập trung nỗ lực, mở quan hệ làm ăn tốt đẹp với
các trung gian chọn lọc nếu đạt đựợc quy mô thị trường thích hợp và tiết kiệm
chi phí phân phối.
2. Lý do lựa chọn kênh phân phối của hệ thông phân phối trong doanh
nghiệp
Vấn đề quan trọng đặt ra đối với người quản lý là phải lựa chọn được kênh phân
phối cho hệ thống phân phối thích hợp cho sản phẩm của mình. Những căn cứ
chung để lựa chọn kênh phân phối tối ưu cho sản phẩm là :
- Đó là mục tiêu của kênh phân phối. Mục tiêu của kênh phân phối sẽ định rõ
doanh nghiệp muốn vươn tới thị trường nào? Mục tiêu nào? Những mục tiêu
khác nhau đòi hỏi sự phân phối khác nhau cả về cấu trúc hình thức lẫn quản lý.
Những mục tiêu có thể là mức dịch vụ khách hàng phạm vi bao phủ thị trường
v.v…
Đặc điểm của khách hàng mục tiêu. Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới
hệ thống phân phối của doanh nghiệp. Những yếu tố quan trọng cần xem xét về
đặc điểm của khách hàng là quy mô, cơ cấu, mật độ và hành vi khách hàng.
Khách hàng càng ở phân tán về địa lý thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có kênh
phân phối dài. Nếu khachs hàng mua thường xuyên từng lượng nhỏ thì kênh
8

phân phối cũng phải dài. Mật độ khách hàng trên đơn vị diện tích càng cao nên
sử dụng kênh phân phối trực tiếp.
_Đặc điểm của sản phẩm: Một yếu tố khác chi phối đến việc lựa chọn kênh đó là
đặc điểm của sản phẩm. Những sản phẩm dễ hư hỏng, thời gian từ sản xuất đến
tiêu dùng ngắn, cần kênh trực tiếp, Sản phẩm cồng kềnh, nặng nề thì sử dụng
kênh phân phối ngắn là thích hợp vì sẽ giảm được tối đa số lần vận chuyển và
bốc dỡ
_Đặc điểm của trung gian thương mại: các trung gian thương mại sẽ tham gia
vào kênh phân phối và có vai trò quan trọng. Các trung gian thương mại có khả
năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo ,lưu kho, khai thác khách hàng
và cung cấp tín dụng…Vì vậy doanh nghiệp phải phân tích để lựa chọn loại
trung gian thích hợp cho kênh phân phối của mình.
_Hệ thống phân phối của đối thủ cạnh tranh: Việc lựa chọn kênh phân phối
cũng chịu ảnh hưởng bởi hệ thống phân phối của đối thủ cạnh tranh. Doanh
nghiệp phải lựa chọn kênh phân phối có thể mang lại lợi thế cạnh tranh so với
đối thủ như tạo ra điểm khác biệt, lợi thé về không gian, địa hình,…Nhìn chung
cạnh tranh càng mạnh thì đòi hỏi doanh nghiệp càng phải có hệ thống phân phối
hiệu quả và hợp lý,
_Đặc điểm chính của doanh nghiệp: Quy mô của doanh nghiệp sẽ quyết định
quy mô thị trường và khả năng tìm được các trung gian thương mại thích hợp.
Nguồn lực của doanh nghiệp sẽ quyết định là doanh nghiệp có thể thự hiện các
chức năng phân phối nào và phải nhường cho trung gian thương mại những chức
năng nào. Nguồn lực của doanh nghiệp là nguồn lực về con người , tài chính…
-Yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường: Do có đặc tính của sản phẩm, môi
trường kinh doanh ảnh hưởng đến bán hàng, nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng
tiềm năng mà yêu cầu về mức độ bao phủ thịi trường trong phân phối sản phẩm
9
sẽ thay đổi. Sự bao phủ thị trường của hệ thống phân phối được xem như một
bảng biến thiên từ phân phối rộng rãi tới phân phối đặc quyền.
_Yêu cầu về mức độ điều khiển kênh phân phối trong hệ thống phân phối: Trong

khi lựa chọn kênh phân phối, doanh nghiệp phải dựa trên yêu cầu về mức độ
điều khiển kênh mong muốn. Mức độ điều khiển kênh tỷ lệ thuận với yính trực
tiếp của kênh. Khi sử dụng kênh gián tiếp, nhà sản xuất phải từ bỏ một số yêu
càu điều khiển việc tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường,
_Quy mô của tổng chi phí phân phối: Khi lựa chọn kênh phải tính đến tổng chi
phí phân phối của cả hệ thống kênh, bởi vì đây là một hệ thống tổng thể phụ
thuộc vào nhau. Mục tiêu của doanh nghiệp là phải tối ưu hóa hoạt động của cả
hệ thống. Doanh nghiệp phải lựa chọn kênh phân phối có tổng chi phân phối
thấp nhất
Cuối cùng là mức độ linh hoạt của kênh, thị trường luôn thay đổi và biến động
nhanh chóng, nên kênh phân phôi cũng phải linh hoạt để phù hợp với yêu cầu
của thị trường
III.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA
TRUNG NGUYÊN _G7 MART:.
1 Việt Nam ra nhập WTO.
Việt Nam ra nhập WTO đã được hơn một năm, và trong năm qua nền kinh tế
của đất nước đã có những thay đổi và biến chuyển rõ rệt. Những thành tựu đạt
được và những hạn chế rút ra là bài học cho nền kinh tế Việt Nam trng những
giai đoạn tiếp theo.
Một đặc quyền cho các nước khi ra nhập WTO là sự bình đẳng trong sân chơi về
luật. Và trong thời gian tới là đầu năm 2009, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa thị
trường bán lẻ, cho phép các nhà đầu tư nươc ngoài vào hoạt động dưới hình
thức 100% vốn nước ngoài.Khi đó các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt
Nam rất nhiều vì theo thống kê, ở Việt Nam mức chi tiêu cho các hoạt động tiêu
10
dùng tăng 20% mỗi năm. Năm 2005, doanh số bán lẻ tại Việt Nam là 21 tỷ USD,
năm 2006 đạt mức 36 tỷ USD và đến năm 2010 dự kiến sẽ đạt trên 50 tỷ USD.
Thị trường Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn thứ 3 trên thế giới và được xếp
thứ 8 trong số 30 thị trương bán lẻ phát triển nhanh nhất toàn cầu theo đánh giá
của công ty tư vấn AT Kearney_một trong những công ty lập ra chỉ số phát triển

bán lẻ toàn cầu GRDI. Trong khi đó hệ thống phân phối là một yếu kém của các
nước đang phát triển nói chung và của Việt Nam nói riêng. Các tập đoàn nước
ngoài với số vốn hùng hậu,kinh nghiệm lâu năm, có công nghệ quản lý hiện đại
tiên tiến cùng với nguồn nhân lực ở trình độ cao đặc biệt là nguồn hàng lớn, đa
dạng và phong phú nhiều chủng loại. Họ sẽ đầu tư vào lĩnh vực phân phối vì
trong kinh doanh ai nắm được hệ thống phân phối sẽ nắm được động mạch chủ
của nền kinh tế. Đây sẽ là một thử thách, một khó khăn rất lớn của G7 Mart.
Liệu G7Mart có thể bao phủ được thị trường trong nước như cách mà Trung
Nguyên đã làm?
Bên cạnh những khó khăn bất lợi kể trên cũng có một số thuận lợi đó là G7 mart
cũng sẽ có cơ hội vươn ra thị trường thế giới, nhất là thị trường của các nước
thành viên WTO. Khi mở cửa thị trường G7 Mart sẽ có thể có thêm nhưng mối
quan hệ hơp tác với nhiều doanh nghiệp khác trong nhiều lĩnh vực như tài chính,
cung ứng…
2 Đối thủ cạnh tranh.
_Hiên tại: Ở trong nước đối thủ của G7 mart chính là các tập đoàn phân phối
nước ngoài với chuỗi siêu thị như Metro của tâp đoàn Metro Cash &Cary, BigC
của tập đoàn Bourbon Group, trung tâm mua sắm Parkson, siêu thị Intimex,
chuỗi cửa hàng Seven_Eleven…đặc biệt là Unilever nhà phân phối tiêu dùng lớn
nhất hiện nay. Đây là những tập đoàn lớn ra đời trước G7mart, họ có kinh
nghiêm, đăc biệt là người tiêu dùng đã rất quen thuộc vơi họ khi mua hàng ở đây
khách hàng thấy rất an tâm vì sản phẩm được bảo đảm về chất lượng. Hệ thống
11
phân phối của họ đã dược xây dựng từ rất lâu đó là nhưng siêu thị rất lớn. khang
trang, hàng hóa thì đa dạng , phong phú, người tiêu dùng không chỉ tới mua hàng
mà còn tới vì muốn tham quan, cơ sở hạ tầng đẹp. Đây là những tập đoàn có
tiếng trên thị trường, nhờ nhiều năm phát triển mà họ đã xây dựng được mối
quan hệ làm ăn truyền thống với những nhà cung cấp
Chính những ưu điểm kể trên của các đối thủ là một khó khăn cho G7mart khi
tham gia vào thị trường phân phối. Làm thế nào để có hướng đi cho riêng mình,

có được sự hợp tác của các nhà cung ứng để xây dựng được hệ thông phân phối
rộng khắp đó là câu hỏi cho G7mart.
_Trong thơi gian tới: Vào đầu năm 2009 theo lộ trình của WTO Việt Nam sẽ
chính thức mở cửa thị trường bán lẻ. Theo ông Rik Mekkelholt_trưởng phòng
phụ trách tư vấn kinh doanh bán lẻ của công ty CBRE Việt Nam, cho biết hiện
có ít nhất ba tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là TESCO của Anh,
WAL_MART của Mỹ và CARREFOUR của Pháp đang sẵn sàng tham gia thị
trường khi Việt Nam chính thức mở cửa. Ông Mekkelholt còn cho biết, nhiều dự
án phát triển bất động sản lớn tại TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng,
trong đó có các khu thương mại đã được nhiều tập đoàn phân phối nước ngoài
“xí chỗ” để sẵn sàng cho việc kinh doanh. Đây là những tập đoàn lớn đã có bề
dày kinh nghiệm sản xuất và buôn bán hàng trăm năm. Họ có mạng lưới phân
phối ở khắp nơi trên thế giới, đang rất thành công, Ở các quốc gia khác họ luôn
xây dựng cho nình một hệ thống phân phối lớn mạnh đặc biệt là Wal_Mart. Theo
thống kê bình quân cứ 42h sẽ có một cửa hàng mới của Wal_Mart được mở trên
lãnh thổ nước Mỹ hơn nữa giá bán các sản phẩm lại rất rẻ. Tính đến năm 2003
Wal_Mart đã có trên 1300 cơ sở bán lẻ ngoài nước Theo xu hướng hội nhâp hệ
thống phân phối của G7mart sẽ gặp phải một sức ép cạnh tranh rất lớn từ phía
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong thời gian sắp tới.
3 Các chính sách của nhà nước và hệ thống pháp luật.
12
Tại cuộc hội thảo” Chính sách phát triển các mô hình phân phối hiên đại” được
tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24/8/2004, Bộ Thương Mại cho biết cần xây dựng
một hệ thống phân phối hiện đại, đó là các chuỗi siêu thị,để từ đó hàng hóa đến
thẳng tay người tiêu dùng, coi như chỉ có một nấc trung gian, và như vậy sẽ giảm
chi phí, Việc xây dựng hệ thống phân phối của Trung Nguyên theo chuỗi cửa
hàng chỉ qua một nấc trung gian là hoàn toàn phù hợp với chính sách.
Và gần đây nhất Bộ Thương Mại đã trình chính phủ về “ Đề án phát triển thị
trường trong nước giai đoạn 2006_2010 và định hướng tới năm 2015_2020”
trong đó có mục tiêu cụ thể về hệ thống phân phối. Đề án đã đưa ra hai định

hướng quan trọng
+ Thứ nhất là xây dựng các nhà phân phối gắn với địa bàn cụ thể và xây dựng
các nhà phân phối có tính hệ thống dựa trên các mối liên kết trong quá trìmh lưu
thông và giữa lưu thông với sản xuất, tiêu dùng
+Thứ hai là tập trung vào việc hoàn chỉnh môi trường pháp lý để quản lý và điều
tiết vĩ mô vè Thương Mại nội địa, đảm bảo thị trường phát triển nhanh và bền
vững.
Và cũng theo đề án sẽ có 10_15 doanh nghiệp được chọn tham gia xây dựng hệ
thống này. Xét về các điều kiện như quy mô, tài chính…G7mart là hoàn toàn
phù hợp. Đây sẽ là một cơ hội tốt để G7mart khẳng định tên tuổi cũng như góp
phần vò cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
Về hệ thống pháp luật, hiên nay nước ta chưa có một hệ thống văn bản chính
thức về “ nhượng quyền thương hiệu” mà đây là cách thức G7mart xây dựng hệ
thống phân phối của mình. Sẽ khó khăn cho G7mart nếu có vi phạm của các cửa
hàng.
4 Vốn đầu tư và hệ thống quản lý.
Có thể nối rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất của bất cứ doanh nghiệp
nào khi xây dựng cho mình một hệ thống phân phối đó chính là vốn. Một hệ
13
thống phân phối lớn , bao phủ thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất
lớn. Vốn là yếu tố quyết định của việc xây dựng quy mô phân phối.
Bên cạnh yếu tố vốn chính là hệ thống quản lý.Để hệ thống phân phối hoạt động
có hiệu quả mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thì phải có hệ thống quản lý phân
phối tốt. Sự quản lý này đòi hỏi phải khoa học, thường xuyên để phân phối phù
hợp với nhu cầu thị trường luôn biến động không ngừng.
5 Thị trường.
Việt Nam với dân số hiện nay ước đạt trên 82 triệu người, thị trường tiêu dùng là
rất lớn. Việc xác định thị trường mục tiêu là một yếu tố quan trọng để doanh
nghiệp xây dựng hệ thống phân phối của mình. Những câu hỏi như đối tượng mà
doanh nghiệp hướng tới là ai? Họ chi cho tiêu dùng là bao nhiêu? Thói quen mua

sắm như thế nào? Trả lời được những điều này doanh nghiệp sẽ định vị đúng và
phân đoạn tốt thị trường
Thị trường còn tác động đến các địa điểm phân phối của doanh nghiêp như đặt
các địa điểm phân phối ở đâu sao cho thuận lợi nhất…
14
CHƯƠNG II Thực Trạng Hệ Thống Phân Phối Của Trung
Nguyên_G7Mart.
I Quá trình hình thành và phát triển của G7Mart
1 Sơ lược về tập đoàn Trung Nguyên
Ra đời vào giữa năm 1996_Trung Nguyên là mộ nhãn hiệu cà phê non trẻ của
Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu
cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ
trong vòng 10năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê
Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty
thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan
Trung Nguyên (G7), Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần
thương mại & dịch vụ G7 (G7mart), Công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và
Công ty liên doanh Viêt Nam Golobal Gateway (VGG) vơi các ngành nghề
chính gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê, nhượng quyền thương
hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung
Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa
dạng.
_ Tầm nhìn và sứ mạng:
+ Tầm nhìn: Trỏ thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt
Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một
khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.
+ Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người
thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách
Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.
_Định hướng phát triển.

15
Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động
trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản,
chăn nuôi và truyền thông trong năm 2007. Hiện nay tập đoàn gồm 6 công ty
thành viên với mục tiêu phá triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông
suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành từ
nay đến 2010, song lĩnh vực chủ đạo của tập đoàn Trung Nguyên vẫn là cà phê.
Công ty cổ phần Trung Nguyên và công ty cổ phần TM&DV G7 (G7 Mart) đang
ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và
Singapore
Ngoài ra, Trung Nguyên sẽ xây dựng một trung tâm cà phê thế giới như một
thiên đường cà phê tại Buôn Mê Thuột, dự án đã được khởi động trong năm
2007
Khẩu hiệu của Trung Nguyên là” mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới”.
Tổng giám đốc của Trung Nguyên là ông Đặng Lê Nguyên Vũ, với tham vọng
rất lớn là sẽ xây dựng một Viêttown để đưa hàng hóa của Việt Nam ra thế giới.
Hiện nay công ty thành viên là G7Mart đang thực hiện điều này.
2 Sự ra đời của G7 Mart.
Với mơ ước một ngày không xa, thương hiệu Việt Nam sẽ có mặt trên toàn thế
giới, Đặng Lê Nguyên Vũ đã sáng lập công ty TNHH G7mart.
. 5/08/2006: Công ty TNHH G7Mart đã đổi tên thành CTCP Thương Mại& Dịch
Vụ G7Mart. Chỉ trong hơn một tháng , 500 cửa hàng tiện lợi và 70 trung tâm
thưong mại mang thưong hiệu G7mart đã đi vào hoạt động trên toàn quốc. Ngoài
ra, 5000 cửa hàng thành viên khác và 71 trung tâm phân phối sẽ làn lượt ra mắt
trong năm.
. Dự kiến năm 2010 con số cửa hàng do G7Mart tiếp quản sẽ lên đến 10000, và
18 kho bán sỉ, 7 trung tâm thương mại cũng sẽ ra đời.
16
. Ở giai đoạn cuối cùng của hệ thống phân phối bán lẻ G7 Mart , các trung tâm
thương mại Việt Nam sẽ được xây dựng tại nước ngoài mang tên “ Viêttown “

để đưa thương hiệu , hàng hóa ,văn hóa Việt ra thế giới.
Mục tiêu của G7Mart là:
Xây dựng hệ thống phân phối số 1 tại Việt Nam
Góp phần quảng bá , tiếp thị hàng hóa , thưong hiệu Việt ra toàn cầu.
3 Chiến lược của G7Mart.
_Tập hợp các nhà sản xuất Việt Nam để hình thành nên một hệ thống phân phối
vững mạnh đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài. Sức mạnh
của G7 Mart là sự liên kết , lấy mục tiêu phát triển thưong hiệu Việt làm đầu.
_G7 Mart được hình thành trên cơ sở tập hợp các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ với
mục tiêu : Trang bị, nâng cấp, thay đổi phương thức quản lý , cung cách phục vụ
để hướng các cửa hàng này thành chuỗi cửa hàng kinh doanh tiện lợi theo mô
hình phân phối hiện đại.
_Thông qua những biện pháp cụ thể như cung cấp hệ thống nhận diện, huấn
luyện phương thức bán hàng hiện đại, cung cấp giải pháp chuẩn hóa trong trưng
bày hàng , hệ thống quản lý bán lẻ, hệ thống bảng hiệu quảng cáo, đầu tư tài
chính , huấn luyện kỹ năng và cung cấp các giải pháp bán hàng chuyên nghiệp,
áp dụng các giải pháp phần mềm, giải pháp IT trong quản lý hàng hóa…G7 sẽ
giúp tăng thêm sức mạnh cũnh như hiện đại hóa dần dần một phần hệ thống bán
lẻ truyền thống.
_Mặt hàng kinh doanh: Thực phẩm ngọt , thực phẩm mặn , hóa mỹ phẩm , rựợi
bia , nước giải khát, thuốc lá , thuốc tây, báo chí, thẻ điện thoại di động , dichj vụ
thanh toán hóa đơn , máy ATM ,…
_Hợp sức với nhà sản xuất nhằm thống nhất giá bán tại tất cả các cửa hàng của
G7 Mart trên cả nước.
17
_Xây dựng các khu trung tâm thưong mại Việt Nam tại nước ngoài mang tên : “
Viettown “ để đem sản phẩm của Việt Nam ra toàn thế giới.
II Thực trạng hệ thống phân phối của Trung Nguyên G7 Mart
1 Thực trạng hệ thống phân phối tại Việt Nam hiện nay.
Hệ thống kênh phân phối hàng hóa nội địa Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập ,

ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả lưu thông của thị trường nội địa nói chung ,
việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa nói riêng , từ đó hạn chế sự lớn mạnh của thị
trường trong nước. Nhận định chung về diện mạo hệ thống phân phối Việt Nam
hiện nay vừa được các chuyên gia của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) đưa
ra trong báo cáo chuyên đề nghiên cứu về môi trường pháp lý cho phát triển dịch
vụ phân phối tại Việt Nam trong khuôn khổ Dự án nghiên cứu xây dựng khung
khổ pháp lý cho hệ thống phân phối Việt Nam , do GTZ tiến hành.
Theo kết qủa nghiên cứu , lĩnh vực dịch vụ phân phối đang ngày càng có vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam những
năm gần đây. Các số liệu thu thập tại báo cáo cho thấy, từ năm 2000 trởn lại
đây , dịch vụ phân phối đã chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng mức GDP,
khoang 13_14,5%, chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến là 20% và nông
nghiệp 18%. Dịch vụ phân phối phát triển cũng đã góp phần gia tăng số doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này với khoảng 54000 doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và gần 3000 doanh nghiệp nhà nước.
Không chỉ có vậy kết quả nghiên cứu của dự án còn cho thấy , dịch vụ phân
phối đã bắt đầu đảm nhận được vai trò tiêu thụ sản phẩm , qua đó thúc đẩy các
ngành sản xuất phát triển , góp phần tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm
qua. Hệ thống phân phối ngày một phát triển đã thúc đẩy sự xuất hiện nhiều mô
hình phân phối hiện đại, nhất là ở các thành phố lớn của Việt Nam. Theo thống
kê, cả nước hiện có 160 siêu thị, 32 trung tâm thương mại, 150.000 cửa hàng bán
lẻ và 8.751 chợ các loại, trong đó đã và đang hình thành trên 150 chợ đầu mối
18
cấp tỉnh, 4 chợ đầu mối cấp vùng bán buôn hàng nông sản. Hệ thống này đang
ngày càng mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng, đan xen, hỗ trợ nhau để
đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản
xuất, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.
Tuy nhiên, tiềm ẩn bên trong những con số hào nhoáng trên, có một điều đáng lo
ngại mà quá trình nghiên cứu đã phát hiện ra là, tỷ trọng trong GDP của dịch vụ
phân phổi ở Việt Nam đang có xu hướng giảm sút so với trước đây. Nếu như

năm 2000, tỷ trọng này là 14,23%, thì đến năm 2004, đã giảm xuống còn 13,61%
và vẫn có chiều hướng giảm dần. Đây là một xu thế hoàn toàn ngược lại với xu
hướng chung của thế giới và các nước trong khu vực, một chuyên gia nghiên cứu
của Dự án nhận định. Điều đó cho thấy, lĩnh vực dịch vụ phân phối của Việt
Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với vai trò quan trọng của nó đối với nền
kinh tế đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập với
trào lưu phát triển của thế giới, ông này bình luận.
Cơ cấu phát triển vẫn còn lạc hậu, chưa đủ sức đáp ứng sự gia tăng nhu cầu lưu
thông hàng hóa nội địa cũng là một nhận định đáng quan tâm khác mà kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra. Trong dịch vụ bán lẻ, loại hình chủ yếu vẫn là các cửa hàng
quy mô nhỏ, hoạt động độc lập. Mô hình siêu thị, trung tâm thương mại mới
hình thành, song tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM,
với số lượng doanh nghiệp tham gia còn ít, không dưới 10 đơn vị. Ở các mô hình
hiện đại này, đại bộ phận các siêu thị vẫn là quy mô nhỏ, chưa xuất hiện loại mô
hình đại siêu thị. Điều này dẫn tới một hệ quả tất yếu là tỷ trọng doanh số bán lẻ
qua hệ thống siêu thị chiếm rất thấp, chỉ khoảng 15% tổng doanh số bán lẻ cả
nước.
Trong dịch vụ bán buôn, loại hình doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ phân phối
xuất hiện chưa nhiều, nếu có thì quy mô chưa lớn và chưa làm tốt vai trò định
hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sản xuất
19
thì tự tổ chức lấy hệ thống tiêu thụ, còn doanh nghiệp thương mại lại tự đầu tư
vào sản xuất. Troang khi đó, các loại hình kinh doanh hiện đại khác (sàn giao
dịch hàng hóa, trung tâm đấu giá) chưa xuất hiện. Theo các chuyên gia nghiên
cứu của Dự án, với tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém và cơ cấu lạc hậu như hiện
nay, nếu không có sự cải thiện thì chỉ trong một vài năm tới, dịch vụ phân phối
Việt Nam khó có thể vươn lên trở thành mọt lĩnh vực chủ chổt trong nền kinh tế,
cũng như không thể cạnh tranh được với sự xâm thực của các nhà phân phối
nước ngoài vào thị trường béo bở này.
2.Hệ thống phân phối của G7 mart hiện nay.

Ngày 5/8/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh Công ty cổ phần Thương Mại và
Dịch Vụ G7 Mart đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động hàng loạt cửa
hàng trên toàn quốc. Đây là bước khởi đầu của kế hoạch năm 2006 với chuỗi
phân phối G7Mart gồm 500 cửa hàng chính , 9500 cửa hàng thành viên và 70
trung tâm phân phối
Theo công ty G7 Mart , với sự chuyển đổi từ cửa hàng tạp hóa truyền thống
sang thành chuỗi cửa hàng tiện lợi G7Mart, hệ thống bán lẻ này sẽ dần dần được
nâng cấp và hiện đại hóa các chuẩn dịch vụ với mục tiêu trở thành một chuỗi bán
lẻ hiện đại trong những năm tới. G7Mart đã đầu tư khá lớn, hàng loạt máy móc
chuyên dụng hiện đại đã được nhập về cung cấp cho các trung tâm phân phối địa
phương. Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ chủ tịch của G7Mart , trong số 300.000
cửa hàng tạp hóa trên cả nước , G7Mart đã chọn 10.000 cửa hàng có ưu thế nhất
về địa điểm, doanh thu để hợp tác nên khả năng thành công là rất cao. G7Mart
không thu lời trên từng sản phẩm bán ra mà hưởng phần trăm chiết khấu từ nhà
sản xuẩt trên doanh số bán hàng.
G7Mart đã chọn cách đầu tư len lỏi , điều mà các công ty nước ngoài vào thị
trường Việt Nam không len lỏi được. Các cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống
hiện nay đều hình thành tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu của dân cư trong khu vực.
20
Bám vào hệ thống chợ và cửa hàng này là cách đi khôn ngoan để thâm nhập thị
trường cũng như tận dụng hệ thống mặt bằng, nguồn vốn sẵn có.
Các cửa hàng thành viên G7Mart là các cửa hàng trong giai đoạn chuẩn bị để
có thể nhanh chóng chuyển đổi thành một cửa hàng G7Mart chuẩn. Bên cạnh đó
các , các trung tâm phân phối sẽ là đầu mối cung cấp toàn bộ hàng hóa cho toàn
bộ hệ thống. Theo điêu tra nghiên cứu, hiện nay Việt Nam kênh phân phối
truyền thống vẫn là chủ yếu chiếm tới 90% lượng hàng hóa được lưu chuyển,
kênh phân phối hiện đại chỉ chiếm 10% và do các đại gia nắm giữ. Việc Trung
Nguyên đàu tư vào lĩnh vực này là hoàn toàn hợp lý. Theo ông Đặng Lê Nguyên
Vũ , Tổng giám đốc Trung Nguyên_chủ đầu tư của G7Mart cho biết theo kế
hoạch của công ty G7Mart sẽ có 5000 cửa hàng G7Mart được chính thức đưa

vào hoạt động trong tống số 200000 cửa hàng tạp hóa hoạt động trên địa bàn cả
nước trong năm 2006_2007. Ngoài ra, công ty sẽ có 7000 cửa hàng G7Mart
thành viên và 100 trung tâm phân phối.
Sự phát triển của G7Mart được chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: phát triển nhanh chóng hệ thống phân phối bằng cách tập hợp liên
kết vơi các cửa hiệu và đại lý. Công ty sẽ nâng cấp dự án thành một hệ thống
hiện đại và chuyên nghiệp cao thông qua mô hình từ cửa hàng tạp hóa thành cửa
hàng tiện lợi, đại lý , nhà phân phối trở thành trung tâm phân phối . Mua hàng
hiệu quả với số lượng lớn từ đó liên kết tập hợp các nhà sản xuất lại một cách
bền vững.
Giai đoạn 2: Xây dựng các trung tâm thương mại tổng hợp, các siêu thị và đại
siêu thị , thực hiện bằng cách đầu tư 100%, liên doanh , hợp tác kinh doanh,
nhượng quyền cấp phép.
Giai đoạn 3: Xây dựng Viettown để đi ra thế giới, là liên minh mạnh mẽ của
các nhà sản xuất và phân phối Việt với hậu phương vững chắc là chính phủ ,
người tiêu dùng Việt Nam và Việt kiều.
21
Để có được sự phát triển theo kế hoạch , tổng số vốn đầu tư cho dự án lên tới
395 triệu USD. Đầu tiên là phối hợp với các chủ tiệm chạp phô, tạp hóa, các nhà
phân phối địa phương. Các cửa tiệm này có mặt bằng và lượng khách hàng ổn
định nhưng họ thiếu sự chuyên nghiệp, kỹ thuật , công nghệ và thiếu sự liên kết,
Nhậnh thấy rõ điều này ,G7Mart đã phối hợp với họ bằng cách đầu tư từ 50_200
triệu đồng tùy vào cửa hàng , cung cấp hệ thống nhận diện, huấn luyện phương
thức bán hàng hiện đại, cung cấp giải pháp chuẩn hóa trong trưng bày hàng, hệ
thống quản lý bán lẻ, hệ thống bảng hiệu quảng cáo… Sự phối hợp nạy mang lại
một hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại và khổng lồ mang thương hiệu G7Mart.
Ngành hàng kinh doanh của G7Mart hiện nay là: thực phẩm ngọt, thực phẩm
mặn, hóa mỹ phẩm, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, thuốc tây, báo chí, thẻ
điện thoại di động, dịch vụ thanh toán hóa đơn, máy ATM…
Phương thức kinh doanh: Nhượng quyền thương hiệu.

Đối tượng: Các cửa hàng đang hoạt động phải có doanh thu cao, nằm ở trung
tâm dân cư mới hay khu đông dân hoặc ở trục lộ chính giữa các ngã 3, ngã 4 của
nội bộ các khu dân cư, có thể là các cửa hàng gàn bệnh viện, bến xe, gần chợ…
Các khu công nghiệp, ký túc xá có mặt tiền. Các cửa hàng này phải có diện tích
tối thiểu là 32m2_rộng 4m trở lên_dài 8m trở lên. Có vốn kinh doanh là 50 triệu
trở lên, doanh số một ngày là từ 5_10 triệu, có quyền sở hữu hoặc thuê dài hạn,
hiện đang kinh doanh các mặt hàng thuộc 5 ngành : thực phẩm mặn, thực phẩm
ngọt, hóa mỹ phẩm, nước giải khát, phi thực phẩm.
Lợi ích mà hệ thống phân phối đem lại:
+khách hàng: Có cơ hội mua được hàng hóa đúng giá và giá cả cạnh tranh hơn
so với chợ và siêu thị. Do G7Mart đã phối hợp trực tiếp với các nhà sản xuất, sẽ
không phải phân phối qua nhiều khâu trung gian nhờ đó giảm được chi phí. Hơn
nữa hệ thống cửa hàng G7Mart có quy mô nhỏ nhưng phân bố rộng rãi, khách
hàng có thể dễ dàng tìm thấy một cửa hàng G7Mart ngay gần nơi mình đang
22
sống. Bên cạnh đó khách hàng cũng được hưởng những dịch vụ tiện ích và hiện
đại từ cửa hàng nhờ việc sắp xếp các kệ hàng rất khoa học và hợp lý, cộng với
môi trường thoáng mát và sạch sẽ tạo cảm giác thoải mái cho người mua hàng.
+Chủ cửa hàng: Có điều kiện nâng cấp cửa hiệu của mình nhằm thu hút thêm
khách mua hàng lân cận và địa phương. Tăng được lượng sản phẩm bán ra và có
lợi nhuận cao hơn nhờ nhận hàng trực tiếp với giá rẻ hơn từ nhà sản xuất
+Nhà sản xuất: Với số lượng ngày càng lớn của các cửa hàng G7Mart thì lượng
hàng mà nhà sản xuất cung cấp sẽ cũng ngày càng tăng lên. Hơn nữa sản phẩm
của họ sẽ được phân phối và biết tới trên cả nước nhờ vào mạng lưới phân phối
rộng khắp của G7Mart trên cả nước.
Trong đầu năm 2009 theo cam kết ra nhập WTO Việt Nam sẽ chính thức mở cửa
thị trường bán lẻ , khi đó các “ đại gia” trên thế giới sẽ đầu tư vào Việt Nam.
Việc mất thị trường bán lẻ là điều khó tránh khỏi vì ở nước ta chưa có một doanh
nghiệp nào đủ mạnh để đứng ra liên kết thị trường, Sự ra đời của G7Mart vào
thời diểm này được xem như là giải pháp cho thị trường Việt Nam hiện nay.

Đây là một hành động tự tin và táo bạo để đĩnh đạc chào đón WTO của doanh
nghiệp Việt Nam mà công ty cỏ phần G7Mart đơn vị tổ chức và đứng đầu. Việc
làm của công ty G7Mart đã “ đánh “ thẳng vào cái thói chia rẽ vì lợi ích cục bộ
của các nhà sản xuẫt, các nhà phân phối nội địa lâu nay. Thói xấu đó đang dẫn
đến nguy cơ đánh mất thị trường trước sức mạnh của các tập đoàn phân phối đa
quốc gia đang và sẽ đổ bộ vào Việt Nam. Hệ thống phân phối G7mart là cái gạch
nối giản dị, nhưng có sức liên kết bền chặt các cửa hàng tạp hóa tiện lợi , trung
tâm phân phối, các đại siêu thị… với sự chuyên nghiệp. Hệ thống phân phối
G7Mart không chỉ nhằm ngăn chặn cái chết của thương hiệu Việt trên sân nhà
mà còn hỗ trợ thương hiệu Việt trước cơn bão WTO với nhiều cơ hội và cũng
không ít nguy cơ chung.
23
Dựa trên nền tảng nhân lực ,tài lực, và giá trị thương hiệu Trung Nguyên đã
thành lập G7Mart với sứ mạng “ xây dựng hệ thông phân phối số 1 Việt Nam .
chủ động liên kết đưa hàng Việt đến cới thị trường thế giới , góp phần vào sự trỗi
dậy của kinh tế nước nhà “. Với các tập đoàn đa quốc gia , sản phẩm của những
doanh nghiệp nhỏ khó có thể chên chân, xuất hiện trên kệ hàng của họ vì nhiều
lý do như giá, chiết khấu, các điều kiện về giao nhận hàng…Vì vậy nhiều sản
phẩm của các thương hiệu còn non trẻ rất khó tiếp cận với người tiêu dùng.
G7Mart vẫn đặc biệt chú trọng tới những đối tượng này, tạo cơ hội cho cả doanh
nghiệp và người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn các sản phẩm chất lượng tốt
nhưng giá cả phù hợp với thu nhập của mỗi người.
Và đặc biệt một bước mới mang tính đột phá của G7Mart là vừa qua vào ngày
9/8/2006 G7Mart cùng với Microsoft đã chính thức ký kết bản ghi nhớ hợp tác
cung cấp bản quyền sử dụng hợp pháp. Theo bản ghi nhớ này , G7Mart sẽ tiêu
chuẩn hóa hệ thông CNTT của mình với các sản phẩm phần mềm Microsoft
chính hãng. Đây là quyết định hợp pháp hóa phần mềm Windows cho trụ sở
chính của G7Mart và sử dụng giải pháp Microsoft Dynamics (RSM) là giải pháp
cho các ứng dụng CNTT cho gần 500 cửa hàng của G7 tại Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thu Giang_giám đốc điều hành của G7Mart đây là động thái

giúp tập đoàn bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 500 cửa hàng chính thức và 10000
cửa hàng thành viên trên cả nước đơn giản và tự động hóa hệ thống tài chính ,
quản lý mối quan hệ với khách hàng và các đối tác của mình.
3 Hạn chế , khó khăn của hệ thống phân phối G7Mart hiện nay.
Do tập quán tiêu dùng mà hiện nay kênh phân phối chủ đạo của nước ta chiếm
tới 90% lượng lưu chuyển hàng hóa trên thị trường. Con số này cho thấy, người
dân thích đi chợ hơn. Ra chợ người tiêu dùng thích được trả giá, mặc cả hơn nữa
ở chợ đối vơi mặt hàng thực phẩm mặn thì rất tươi , sống phù hợp với nhu cầu
24
hơn.Những cửa hàng G7Mart có quy mô nhỏ hơn siêu thị nên khối lượng hàng
hóa sẽ không được đa dạng bằng siêu thị.
Về phía nhà sản xuất, hiện nay còn rất nhiều nhà sản xuất không muốn hợp tác
với G7mart do nếu hợp tác vơi G7Mart sẽ ảnh hưởng đến các nhà phân phối độc
quyền ở khu vực đó ví dụ như Unilever, P&G, đây là những công ty tập đoàn
nước ngoài đã cất công hàng chục năm để xây dựng hệ thông phân phối , nhà
phân phối riêng , bây giờ G7Mart ra đời chưa có gì đảm bảo là sẽ thành công.
Đây là một khó khăn của G7Mart. Hơn nữa do việc phân phối trực tiếp từ nhà
sản xuất tới tiêu dùng, để giảm chi phí, có một mức giá cạnh tranh G7Mart phải
đảm bảo được công tác lưu kho, bảo quản , dự trữ.
Đối thủ cạnh tranh của G7Mart hiên nay cả trong và ngoài nước đều là những
tập đoàn đa quốc gia rất lớn mạnh. Họ có trong tay nguồn vốn dồi dào, nguồn
nhân lực có chất xám cao, có phong cách làm việc chuyên nghiệp,có sự hỗ trợ
của khoa học công nghệ và đặc biệt là họ có kinh nghiệm hàng trăm năm trong
lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Trong khi đó G7Mart mới ra đời chưa được 2
năm, thương hiệu còn quá mới mẻ với người tiêu dùng. Khách hàng chưa biết
nhiều về G7Mart có nhiều người còn nghĩ rằng đó là một sản phẩm càphê.
Hạn chế của G7Mart còn thể hiện ở khâu quản lý. Do phương thức sử dụng là
nhượng quyền thương hiệu mà ở Việt Nam chưa có quy định luật pháp rõ ràng
nên khó khăn trong khâu quản lý. Mạng lưới phân phối quá rộng, việc các chủ
cửa hàng có thực hiện đúng những chuẩn yêu cầu mà G7Mart đưa ra hay không

rất khó kiểm soát. Các chủ cửa hàng có lấy nguồn hàng từ trung tâm phân phối
G7Mart hay không, cách thức phục vụ bày bán có đúng không? Hơn nữa việc
trang bị máy tính cho các cửa hàng được các cửa hàng sử dụng có hiệu quả
không vì từ trước tới nay mọi người sử dụng tích kê tính nhẩm. Việc thay đổi
cung cách bán hàng một sớm một chiều không phải chuyện dễ.
25

×