Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.59 KB, 45 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Hồng Ngự, ngày 25 tháng 02 năm 2011
Trang 1
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm lớp:
DẤU CHẤM HẾT CHO MỘT GIA ĐÌNH HIẾU HỌC
GV . Ngô Trần Hậu Nghệ
Trường THCS THường Phước 1
Em Lê Thị Thuý Loan là một học sinh ngoan, học giỏi. Kết thúc học kỳ I năm
học 2010-2011, em đã xuất sắc đoạt loại giỏi với vị trí hạng nhất của lớp 7A
6
của
trường THCS Thường Phước I.
Có một khả năng học tốt như thế nhưng trong những ngày đầu tháng 2 năm
2011 vừa qua, tôi đột ngột được tin em nghỉ học để đi thành phố Hồ Chí Minh làm
kiếm tiền phụ giúp gia đình. Tôi đã nhiều làn đến gia đình để động viên gia đình để
cho em đi học trở lại nhưng gia đình vẫn cương quyết cho em nghỉ học để đi làm.
Tôi đã hứa sẽ chuyển suất quà “vòng tay bè bạn” học kỳ I cho em, nhờ bạn bè chép
bài tiếp để em đi học lại cho kịp, . . . nhưng gia đình vẫn cương quyết cho em đi
làm với lý do là “nuôi con đi học không nổi”. Tôi rất buồn khi phải đưa biên bản
vận động học sinh cho gia đình ký trong lần đến sau cùng. Tuy nhiên, tôi hứa sẽ
không nộp biên bản cho trường ngay mà chờ em và gia đình thay đổi ý kiến, cho
em đi học lại. Tuy nhiên, tôi lờ mờ cảm nhận rằng sẽ không có gì thay đổi sau khi
mẹ của em Loan là chị Phạm Thị Đến đã ký biên bản. Vô tình, ngay lúc chị Đến đặt
bút ký biên bản cũng là lúc tôi chợt nhìn lên tấm giấy chứng nhận “gia đình hiếu
học” mà Uỷ ban nhân dân xã Thường Phước I trao tặng từ năm trước. Tôi cảm thấy
nản lòng vì mấy lần lặn lội đến tận gia đình, ra sức thuyết phục đến mấy thì cũng
thất bại. Và chua xót hơn là tôi thấy một dấu chấm hết của giấy chứng nhận “gia
đình hiếu học” ngay trong chữ ký cho con nghỉ học của chị Đến trong tờ biên bản
mà tôi vừa trao tay!
Thực tình, về mặt chủ quan, đây là một lần thất bại của bản thân tôi vì mình


không đủ sức thuyết phục gia đình em Loan cho em đi học lại. Đặc biệt hơn nữa,
em Loan lại là học sinh giỏi với thứ hạng cao nhất lớp thì sự tiếc rẻ càng lớn hơn.
Thực tế, nếu tôi có khả năng tài chính lớn hơn thì tôi có thể sẵn sàng bảo trợ cho
một em học sinh giỏi như thế đi học, nhưng đó chỉ là trên lý thuyết vì tôi không đủ
khả năng làm như thế.
Ở góc độ khách quan, việc bỏ học của em Loan khó tránh do gia đình em là
gia đình nghèo có sổ, phải đi làm mướn nuôi con ăn học. Nay, việc cắt lúa thì
không ai mướn do máy gặt đập liên hợp đã phổ biến, cuộc sống thật khó khăn. Tuy
nhiên, theo cảm nhận của tôi, sự việc này một phần là do nhận thức chủ quan của
gia đình chưa thật sự hết mình lo cho con học (mặc dù trước đây gia đình này là
“gia đình hiếu học”) vì có thể cả cha và mẹ em có thể đi thành phố làm (thay vì cho
con đi làm). Tuy nhiên, đó chỉ là ý kiến của riêng tôi và nó thật khó thành hiện thực
khi tôi đành phải nộp cái biên bản học sinh nghỉ học như một lần thất bại trong đời
tôi, khi phải chấp nhận cho một học sinh giỏi phải nghỉ học. Ước gì, tôi có một
phép màu nào đó để xoay chuyển tình thế này vậy!

Trang 2
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm :
BIẾT LẮNG NGHE HỌC SINH CŨNG LÀ CÁCH GIẢI QUYẾT TỐT
GV. Trần Thị Thanh Trà
Trường THCS Thường Phước 1
Vào một ngày cuối tháng 12 năm 2010, một giáo viên bộ môn chạy đến báo
cho tôi hay rằng học sinh lớp 8A
1
của tôi đang đánh lộn với nhau và xé áo của
nhau! Tôi lật đật chạy lên lớp và rất ngỡ ngàng vì chứng kiến quang cảnh của lớp
tôi: Đúng là nơi đây vừa xảy ra chuyện lộn xộn và em Nhung vẫn còn đang lúng
túng cài lại nút áo dài đã bị sứt ra! Không kiềm chế nổi, tôi bắt cả hai em Nhung và
Nhi viết tờ tường trình và tôi nung nấu trong lòng ý định đưa em Nhi (kẻ đánh bạn

và xé áo bạn) ra hội đồng kỷ luật nhà trường vì đã là học sinh nữ mà lại làm những
trò nghịch ngợm như mấy đứa con trai thì hết biết rồi!
Tuy nhiên, trong lời thú nhận lẫn trong tờ tường trình thì em Nhi chỉ công
nhận mình có đánh bạn nhưng lại chối phăng việc mình xé áo bạn ! Chính chuyện
này làm cho tôi càng nóng nảy hơn nữa vì chính tôi thấy em Nhung đang cài nút áo
lại! Bực quá, tôi cho mời riêng những học sinh có chứng kiến sự việc để hỏi riêng
từng em một. Nhờ đó, tôi đã hình dung lại toàn bộ sự việc như sau:
Sau khi vào lớp, em Nhi có chọc em Nhung là tổ 4 không quét lớp (vì em
Nhung là tổ trưởng tổ 4). Em Nhung cãi lại là có quét lớp rồi khiến tình hình ngày
càng căng thẳng. Sau một hồi tranh cãi, Nhi nói:
-Mày nói một hồi tao vả vào mặt bây giờ!
Nhung thách thức lại rồi đưa mặt tới gần Nhi. Quá nóng nảy, Nhi tát vào mặt
bạn một cái. Ngay sau đó, một bạn khác đang giỡn ở gần đó bị xô vào người bạn
Nhi khiến Nhi mất thăng bằng, nhào thẳng vào mình bạn Nhung làm một số nút áo
dài sứt ra. Ngay lập tức, nhiều bạn ở gần đó xác định ngay rằng bạn Nhi đánh bạn
Nhung và xé áo dài của bạn.
Sau khi xác định rõ nguyên nhân, tôi đã nhắc nhở em Nhung và cảnh cáo em
Nhi đồng thời mời gia đình em Nhi vào để thông báo rõ sự việc.
Theo tôi, đây là một việc không có gì quá nghiêm trọng và tôi đã xử lý nhẹ
nhàng để giải toả mâu thuẫn giữa Nhi và Nhung là đúng. Bởi, nếu không nhờ tôi
lắng nghe nhiều học sinh cùng phản ánh lại sự việc thì tôi đã đưa em Nhi ra hội
đồng kỷ luật. Khi đó, mối mâu thuẫn giữa Nhi và Nhung sẽ ngày một căng thẳng
hơn do em Nhi uất ức vì mình chịu tiếng oan là xé áo của bạn (còn việc đánh bạn
thì em Nhi đã nhận lỗi và xin hứa sửa sai). Sự việc tuy nhỏ nhưng theo tôi, cách
giải quyết nhẹ nhàng, biết lắng nghe ý kiến của các em từ nhiều phía sẽ làm các em
giải toả được các mâu thuẫn không đáng có để toàn tâm, toàn ý cho việc học hành.
Trang 3
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
XỬ LÍ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
GV. Phan Kiều Thi

Trường THCS Thường Phước 2
1. Tình huống:
Trong lớp tôi chủ nhiệm( lớp 8) ở học kì một có một học sinh học rất tốt, tuy
nhiên sang học kì hai em học sa sút xuống hẳn. Hỏi thăm các học sinh trong lớp tôi
được biết là em đang “thích” một bạn nữ cùng trường nên không chú ý đến việc
học nữa.
2. Cách xử lý:
- Sinh hoạt lớp chủ nhiệm tôi phân tích những biến đổi tâm sinh lý của lứa
tuổi các em, để các em nắm và hiểu rõ hơn những biến đổi của mình.
- Tìm cơ hội tiếp xúc riêng với em, hỏi thăm, cởi mở với em để em có thể tự
giác tâm sự với tôi về những vấn đề có liên quan đến việc học của em.
- Động viên em, xem đó chỉ là cảm giác bình thường của lứa tuổi và hãy biết
chứng tỏ bản lĩnh của mình đó là học thật tốt để có thể trao đổi giúp đỡ người bạn
ấy cùng học tốt hơn.
- Liên hệ với gia đình để thông báo kết quả học tập và nguyên nhân để cha
mẹ nhắc nhở, động viên em học. Đồng thời nhắc cha mẹ em phải thật sự khéo léo
phân tích cho em hiểu những biến đổi về tâm sinh lý của em để em có thể an tâm
phấn đấu học tập.
Hiện tại bây giờ thì em có phấn đấu hơn nhiều, không còn lơ là như lức
trước, việc học cũng đã trở lại bình thường so với học kì một.
Trang 4
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GV. Lê Thị Thanh Thủy
Trường THCS Thường Phước 2
Các bạn đồng nghiệp thân mến trong suốt qúa trình dạy học chúng ta luôn
bắt gặp nhiều tình huống sư phạm mà trong đó có những tình huống dễ giải quyết
cũng không ít những tình huống rất khó giải quyết, có những tình huống chỉ giải
quyết trong vòng 30 giây, 1 phút, 2 phút nhưng cũng có những tình huống phải giải
quyết trong 1 tuần, 1 tháng hay lâu hơn nữa. sau đây tôi xin chia sẽ 1 tình huống

mà mình phải giải quyết 1 năm học mà tôi cho rằng mình đã thành công.
Năm học 2006 – 2007, khi đó tôi đang dạy tại trường THCS Nguyễn Văn
Tre huyện Tháp Mười, Đồng Tháp. Tôi đã gặp một tình huống sư phạm mà tôi
không bao giờ quên được.
Đầu năm học đó, Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 6a5. Tôi không có gì
lo ngại. vì lớp 6 các em còn nhỏ nói các em rất nghe lời. Chỉ có cái khó là mình
chưa hiểu rõ hoàn cảnh từng em.
Tiết sinh hoạt lớp đầu tiên tôi cho các em tự giới thiệu về mình. Lần lượt
các em đứng lên phát biểu theo danh sách.
Đến lượt tôi gọi: Trương Tấn Chắc. Cả lớp bổng cười rần lên.
Tôi không biết chuyện gì. Khi nhìn sang thấy em Chắc cúi đầu không nói
gì.
Tôi hỏi: sao em không giới thiệu về mình đi!
Em miễn cưỡng trả lời: “ưa cô em ên à chương ấn ắc” (thưa cô em tên là
Trương Tấn Chắc). Cả lớp thêm một trận cười. Tôi cũng rất mắc cười nhưng tôi
kềm lại.
Lúc này tôi mới hiểu ra là tại sao các em ấy cười. Nhưng tôi làm ra vẻ mặt
nghiêm nghị, im lặng. Các học sinh khác trong lớp nín thinh không còn tiếng cười
nào.
Tôi dịu giọng: Có gì đáng cười không các em. Bạn bị như thế các em phải
thương bạn nhiều hơn, thông cảm với bạn chứ sao các em lại cười! nếu các em là
bạn mà bị cười như thế thì các em sẽ như thế nào? Cô nghĩ rằng các em không phải
làm thinh như bạn Chắc đâu mà các em sẽ khóc thét lên không chừng nữa.
Cả lớp như hiểu ra lỗi của mình, các em đều cúi mặt như cúi đầu nhận lỗi.
Bỗng lớp trưởng đứng lên khoanh tay nói: “ thưa cô em xin đại điện lớp xin lỗi cô,
xin lỗi bạn Chắt”.
Tôi mời lớp trưởng ngồi xuống và hỏi cả lớp: lớp trưởng nói thế còn các
em thì sao? Cả lớp đồng thanh “ thưa cô tụi em cũng xin lỗi cô, xin lỗi bạn Chắc”.
Tôi tiếp: cô mong rằng từ đây về sau không còn xảy ra tình trạng này trong
lớp mình nữa và các em phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để cùng

nhau tiến bộ trong học tập. cả lớp có hứa với cô không?
Cả lớp đồng thanh: dạ hứa, dạ hứa.
Trang 5
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Tôi quay sang Chắc và nói: giọng em như thế nhưng em đã tự tin giới thiệu
mình trước lớp thì cô tin rằng em sẽ có nhiều thành công trong học tập cũng như
trong cuộc sống. Động viên em thế thôi chứ tôi biết em rất rụt rè, tự ti, mặc cảm.
Từ đó về sau các học sinh trong lớp không dám cười bạn nữa. Nhưng còn
em Chắc thì vẫn ít nói, chẳng cười. Trong các giờ dạy của các giáo viên khác cũng
không phát biểu đóng góp xây dựng bài.
Ngày hôm sau, tôi đến thăm gia đình em ngay. Tôi mới biết nhà em nằm tận
tổ 11 ấp Mỹ Thạnh xã Thanh Mỹ, đây là một vùng sâu nhất của xã. Đường đi lại
khó khăn, gia đình em rất nghèo. Nhưng có chí muốn cho con học đến nơi đến
chốn. Về phần gia đình thì tôi không lo nữa.
Trong buổi họp hội đồng đầu năm, tôi có ý kiến về trường hợp của em
Trương Tấn Chắc. và báo lại tình hình của em như thế. Nhờ các giáo viên bộ môn
phối hợp và quan tâm nhiều hơn đến em. Đặc biệt phải tôn trọng em khi em phát
biểu. Nếu có học sinh trêu chọc thì phải giáo dục ngay.
Bên cạnh đó, trong các phong trào, giờ sinh hoạt tập thể của nhà trường tôi
đều phân công công việc cho em. Tôi rất ngạc nhiên là em rất khéo tay. Em làm đồ
chơi rất đẹp. Đặc biệt là trong lần Hội chợ trao đổi, chia sẽ đồ dung đồ chơi ở
trường em làm đồ chơi đươc chọn để trao đổi và các bạn khác rất thích Tôi phát
hiện được em có năng khiếu đặc biệt từ đây. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm tuần đó tôi
gọi Chắc đứng lên bảo: ngôi nhà tăm của em được phụ huynh mua 62 nghìn đồng,
họ khen em nào làm đẹp và khéo tay quá, giỏi quá và cô trả lời là do em Chắc lớp
6a5 làm, thầy cô trong trường cũng khen em và bảo với cô em cũng học giỏi nữa.
Nụ cười trên đôi môi Chắc hé mở-lần đầu tiên tôi thấy Chắc cười.
Tôi quay sang bảo lớp tuy bạn Chắc có giọng nói khó nghe nhưng bạn ấy
rất giỏi, không những học giỏi bạn còn khéo léo và sáng tạo nữa, trong lớp ta có ai
sánh bằng, các em có thấy ban xứng đáng được thưởng 1 tràng pháo tay không? Cả

lớp vỗ tay và ra vẻ thán phục-đôi môi Chắc lại nở một nụ cười (hơi khép nép) một
lần nữa.
Trong lần ngoại khóa tôi đã cố tình chọn em diễn 1 vở hài, em từ chối
nhưng tôi khuyên em đừng lo, em sẽ làm được và kết quả là khi em cất tiếng lên cả
sân trường như nổ tung lên từ những động tác, điệu bộ, cử chỉ cộng lời nói …của
em. Từ đó em được nhiều dịp lên sân khấu để diễn cho các bạn xem với nhiều vở
diễn khác nhau , vở nào em cũng được những tràng pháo tay. Và cũng bắt đầu từ
đây sự rụt rè nhút nhát, thiếu tự tin trong em không còn mà thay vào đó là một Tấn
Chắc đầy tự tin với bao nhiêu thành tích bên em, nào là học sinh xuất sắc, diễn viên
kiêm sáng tác hay nhất của trường, một cây sáng tạo,….
Đối với mọi người xung quanh cũng có cái nhìn khác về em, thầy cô trong
trường đều biết em với những thành tích vượt trội, học sinh trong trường đều biết
và thán phục em với nhiều biệt tài, em còn là thần tương của nhiều phan hâm mộ
trong trường,…
Trang 6
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Cuối năm học em lên lớp 7 với thành tích HSXS (hạng 3). Không còn chủ
nhiệm em nữa nhưng tôi vẫn mãi dõi theo bước chân em, và em vẫn gặp tôi trong
những lần gặp khó khăn như cô ơi sửa dùm em kịch bản này, xem em diễn vầy
được chưa cô, hay ghé vào nhà tôi ăn một tô cơm với mớ rau luộc và mấy con cá
kho khô vì về nhà không kịp phải ở lại học buổi chiều, hay cô ơi qua năm em lên
lớp 10 không biết có gặp thầy cô chủ nhiệm như cô đã chủ nhiệm em hồi năm lớp 6
không,
Trong năm học 2009-2010 em tham gia cuộc thi “Sáng tạo kĩ thuật học
đường” và được chọn đi biểu diễn ở Hà Nội vào ngày 12 tháng 12 năm 2010.
Ngoài ra em còn được chọn đi thi trong nhiều cuộc thi văn nghệ của huyện. Hiện
giờ em rất tự tin trong học tập và trong nói năng của mình.
Hôm 20-11 vừa rồi em về thăm tôi với những câu chúc và nhiều lời hỏi
thăm và cũng không quên đính kèm những vướng mắc khó khăn. Như vậy là tình
huống này tôi không phải giải quyết 1 năm mà đã trải qua suốt 5 năm rồi phải

không các bạn.
Ở đây tôi không tạo ra một học sinh giỏi, 1 học sinh toàn diện, mà cái giỏi,
cái năng khiếu là do em có sẵn, em chỉ thiếu cái tự tin và có nhiều mặc cảm do 1
trục trặc nhỏ, cái cần thiết là chúng ta phải khéo léo giúp em có được sợ tự tin
cũng như xóa đi mặc cảm để có thể phát huy hết khả năng mà em sẵn có.
Trong tình huống này nếu chúng ta không khéo léo giải quyết thì đã vô tình
làm mai một đi 1 tài năng
Tôi mong rằng : tôi và cả chúng ta luôn luôn giải quyết sáng suốt trong mọi
tình huống sư phạm!
Trang 7
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
GV: Hồ Thi Tuyết 9A1
Trường THCS Thường Thới Tiền
1 . Tình huống
Lớp 9A3 (Năm học 2009 - 2010) là một lớp đại trà với đủ dạng học sinh giỏi,
khá, trung bình, yếu, kém và trong đó có cả một số học sinh là thành viên cá biệt
của những năm học trước. Trong đó, có hai học sinh thường xuyên vi phạm nội qui,
luôn luôn không thuộc bài khi vào lớp thậm chí đùa giỡn hoặc ngủ trong lúc thầy
cô đang giảng bài.
2 . Cách xử lí
Ban đầu, khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm tôi đã từng băn khoăn khi quan sát danh
sách có tên hai em học sinh này. Ngày đầu tiên vào lớp hai bạn không đứng lên
chào tôi trong khi cả lớp đều đứng lên điều này đã tạo trong lòng tôi một thành kiến
nhỏ với hai bạn.
Khi sinh hoạt chủ nhiệm, ban cán sự lớp thông báo những học sinh vi phạm
lại là hai cái tên quen thuộc của hai bạn ấy. Tôi bắt đầu xử lí vi phạm chỉ ra cái sai
cho hai bạn hiểu và yêu cầu hai bạn chép bài phạt khi không thuộc bài, nếu các bạn
vi phạm nội qui tôi thông báo với gia đình ngay để được sự trợ giúp từ phía phụ
huynh của các em. Tuy nhiên, kết quả đạt được không như mong muốn mà trái lại,

các bạn càng muốn khẳng định cái “tôi” của mình nên vẫn tiếp tục vi phạm, thậm
chí còn nhiều hơn trước. Cuối cùng, tháng điểm thứ nhất hai bạn đều bị loại kém.
Tôi suy nghĩ về lớp và quyết định thử một lần theo phương án mới do mình
tìm ra. Đến giờ Tiếng Việt, sau khi giảng xong nội dung bài, tôi ghi hai bài tập
tương đối dễ lên bảng, cả lớp đều giơ tay làm bài tập (tôi biết các bạn sẽ làm được
vì đề dễ). Đúng như ý định của tôi, hai bạn làm được dù là chưa hoàn chỉnh trọn
vẹn. Sau khi sửa bài cho cả lớp, tôi đã tuyên dương hai bạn vì làm bài tốt và cho
mỗi bạn một điểm 10. Thế là trong tiết học đó những khi hỏi về nội dung bài hai
bạn đã có giơ tay phát biểu xây dựng bài dù chưa nhiều lắm. Thấy được sự chuyển
biến này tôi tiếp tục cố gắng thuyết phục học sinh của mình bằng cách thường
xuyên gặp gỡ riêng hai bạn hoặc tranh thủ giờ ra chơi để trò chuyện thân thiện với
các em. Trong mỗi cuộc nói chuyện với từng em tôi tác động vào ý thức của các em
một cách nhẹ nhàng an ủi, động viên, khích lệ với thái độ gần gũi, ân cần, vui vẻ.
Từ đó, các em đã chịu nói chuyện với tôi, tâm sự với tôi những vui buồn cũng như
những khó khăn của bản thân.
Hai tuần sau, lần lượt từng học sinh cá biệt đó đã chủ động gặp tôi và trò
chuyện với tôi và hứa sẽ cố học không làm tôi buồn nữa. Tôi nhớ mãi câu nói của
các em: “vì thương cô nên tụi em ráng học.” cuối cùng, kết quả tháng điểm thứ hai
của lớp làm tôi thấy rất vui vì số lượng học sinh khá giỏi đều tăng đặc biệt hai bạn
ấy đã tiến bộ vượt bậc từ loại kém tháng điểm thứ nhất bây giờ đã đạt loại khá ở
Trang 8
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
tháng điểm thứ hai. Tôi cảm nhận được là lớp tôi đã thương tôi nhiều hơn, không
khí của lớp bấy giờ rất vui vẻ, hòa đồng, thi đua luôn đạt các thứ hạng tốt.
Từ những việc đã xảy ra, tôi đã học tập được thêm một kinh nghiệm cho
mình khi chủ nhiệm là dù học sinh có quậy, có cá biệt đến đâu đi nữa nhưng khi ta
có sự quan tâm đến các em, có mong muốn uốn nắn cho các em được tốt hơn và
biết tác động đúng tâm lí, hiểu được nguyện vọng của các em đặc biệt là thay thế
những hình thức phạt bằng những lời động viên, khuyến khích thì chắc chắn sẽ tạo
được một sự chuyển biến nào đó trong tư tưởng của các em học sinh. /.

Trang 9
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GV: Đoàn Thanh Nhân
Trường THCS Thường Thới Tiền
A. Tình huống:
Trong lớp 8A5 có một học sinh thường hay vô lễ với giáo viên ( em Lê Nhiếp
Anh), cụ thể là: trong nhiều tiết học, em này thường hay trả treo, có thái độ chống
đối lại thầy cô làm ảnh hưởng đến tiết học. Giáo viên bộ môn nhiều lần nhắc nhở
và xử phạt em nhưng em này không thay đổi.
B. Xử lí tình huống.
Tìm hiểu nguyên nhân:
- GVCN gặp riêng em để tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao em này có thái độ
như vậy.
- Tìm hiểu thông tin trên lớp học thông qua lớp trưởng và các học sinh khác để
nắm vấn đề rõ ràng hơn khách quan hơn.
- Gặp các giáo viên bộ môn để tìm hiểu cặn kẽ sự tình về học sinh trên.
Biện pháp xử lí:
Sau khi xác định rõ nguyên nhân từ nhiều phía (em này đã đúng như kết quả
báo cáo, thường xuyên nghỉ học, học yếu một số môn, tính tình nóng nảy, thô
lỗ…) tôi đưa ra biện pháp xử lí như sau:
- Giải thích cho em hiểu về vai trò và vị trí của em trong giao tiếp với người
khác với thầy cô. Chỉ cho em thấy thái độ của em như vậy là không đúng và không
tốt cho tương lai sau này, mà phải biết lễ phép, kính trọng người lớn, tôn trọng
người khác. Đó cũng chính là tôn trọng chính mình. Thầy cô là những người dạy
dỗ cho em nên người, chỉ muốn tốt cho em nên mới dạy bảo, uốn nắn… Em thử
nghĩ xem mình đúng hay sai, trong khi có rất nhiều bạn mà thầy cô chỉ trách phạt
em?
- Trong cuộc sống ai lại chẳng mắc sai lầm khuyết điểm, huống chi em là học
sinh. Điều quan trọng là phải mạnh dạn nhận sai và sửa chữa. Ông bà ta thường

nói: “thất bại là mẹ thành công”, em hãy thay đổi thái độ học tập, từ tốn hơn trong
giao tiếp với mọi người, thầy tin em sẽ làm được, các thầy cô khác cũng sẽ rất vui
mừng trước sự tiến bộ của em!
- Đến gia đình em để thăm hỏi, cùng gia đình động viên khích lệ em, hướng dẫn
em về phương pháp học (chỉ tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tránh trường hợp học
sinh nghĩ mình bị mắng vốn).
- Trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giáo dục với các giáo viên bộ môn có liên
quan để có cách giáo dục phù hợp hơn, nhằm tạo cơ hội cho em sửa chữa và tiến
bộ.
Thường xuyên liên hệ với gia đình của em và các thầy cô bộ môn, liên tục theo
dõi, đôn đốc nhắc nhở và động viên em trong quá trình học tập và rèn luyện để
Trang 10
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
điều chỉnh và ghi nhận kết quả. Tuyên dương khi có ưu điểm nhằm để khích lệ em
trước tập thể để em có niềm tin hơn trong học tập…
Kết quả:
Từ khi kết hợp giáo dục với các đồng nghiệp, gia đình (tháng điểm thứ hai học
kì I ) đến tháng điểm thứ ba và hết học kì I em đã có tiến bộ rõ rệt, trở thành một
học sinh ngoan hiền và có ý thức tích cực chủ động trong học tập rèn luyện. Học
lực trung bình, hạnh kiểm tốt.
Nguyên nhân:
Nhờ sự giáo dục đồng bộ giữa nhà trường và gia đình học sinh, quá trình tìm
hiểu kĩ, nắm vững tâm tư hoàn cảnh của em cùng với sự kiên trì trong công tác giáo
dục uốn nắn với phương châm “Mưa dầm thấm sâu” nên đã đạt được kết quả nhất
định.
Thiết nghĩ giáo dục học sinh, giáo dục con người là vấn đề nan giải, nhưng
không phải là không làm được. Để giáo dục tốt học sinh thì đòi hỏi giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn ngoài trách nhiệm, bổn phận thì phải có tâm sức và sự
nhiệt tình trong công tác. Nếu làm được như vậy một cách thường xuyên, liên tục
và kiên trì tôi tin rằng kết quả giáo dục học sinh sẽ đạt hiệu quả cao.

Trang 11
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Nga
Trường THCS Thường Thới Tiền
* Tình huống :
Lớp anh ( chị) chủ nhiệm có một học sinh thường xuyên cúp tiết đi chơi
game. Khi được GVCN nhiều lần liên hệ và thông báo về trường hợp của HS, cha
mẹ HS này nói rằng : “ Thầy cô muốn xử lý sao cũng được, chứ tôi thì hết cách
rồi ! Tôi sẽ cho nó nghỉ học luôn ”. Anh ( chị ) sẽ xử lý tình huống này như thế
nào ?
* Cách xử lí tình huống :
- GVCN cần giải thích cho phụ huynh hiểu việc giáo dục HS là trách nhiệm
của gia đình, nhà trường… nhưng chủ yếu là ở gia đình. Bởi thời gian các em ở nhà
nhiều hơn ở trường, nhà trường không thể quản lý tất cả hoạt động, việc làm của
HS, giáo dục HS cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
- Nêu tác hại của việc HS cúp tiết chơi game cho phụ huynh nắm.
- Phản đối ý định cho HS nghỉ học, phân tích cho phụ huynh hiểu.
- Yêu cầu phụ huynh có biện pháp quản lý giờ giấc, việc chi tiêu của HS.
- GVCN hứa sẽ phối hợp với phụ huynh để giáo dục HS.
- GVCN yêu cầu HS viết tự kiểm, cam kết và hạ hạnh kiểm HS. Đồng thời
gặp riêng HS để trò chuyện, tìm hiểu nguyên nhân vì sao HS cúp tiết đi chơi. Từ đó
động viên HS, phân tích hậu quả của việc cúp tiết…
- GVCN thường xuyên theo dõi việc học, địa điểm HS đến, liên hệ gia đình
và xử phạt HS hợp lý.
* Kết quả : Thành công.
HS dần khắc phục sai phạm, việc vi phạm đã giảm dần HS trở nên có tiến bộ
tuy nhiên chưa nhiều.
* Nguyên nhân :
Gia đình chịu phối hợp và quản lý HS . Từ đó HS dần hiểu và có tiến bộ.

GVCN kiên trì, thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, động viên HS. Đồng thời có
biện pháp giáo dục phù hợp, xử lý kịp thời.
Trang 12
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GV: Nguyễn Văn Lợi
Trường THCS Thường Thới Tiền
I/ Tình huống sư phạm :
- Trong năm học 2010 – 2011 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 8a
4
, khi
nhận bàn giao lớp tôi đã nắm được số học sinh khá giỏi của lớp.
- Khi nghe giáo viên chủ nhiệm lớp cũ báo cáo rằng, lớp có một số học sinh
có tinh thần học tập tốt, siêng năng, tích cực,… tôi rất phấn khởi.
- Thoáng chốc đã hết tháng điểm thứ nhất của học kì I, khi đến nhận bảng
điểm tổng hợp của lớp tôi vội vả xem qua thành tích của lớp mình, đặc biệt tôi chú
ý đến những học sinh khá, giỏi của lớp. Hầu như tất cả những em khá, giỏi của lớp
được giáo viên chủ nhiệm mới ấn định đều có thành tích học tập tốt, tuy nhiên chỉ
có em Hồ Minh Nhựt có thành tích học tập chưa đạt. Khi tôi đến hỏi thì em thố lộ
rằng, chương trình lớp 8 toàn là kiến thức mới nên em chưa kịp thời nắm bắt kịp.
Nghe em Nhựt trình bày tôi cứ ngỡ là em nói thật, vì theo tôi được biết em Nhựt là
một học sinh rất ngoan có thành tích học tập tốt trong các năm học vừa qua và phụ
huynh của em Nhựt cũng là một cán bộ công chức Nhà nước.
- Tháng điểm thứ hai của học kì I cũng sắp trôi qua, nhưng tôi không thấy
em Nhựt có biểu hiện học tập tích cực, thậm chí ngày càng xuống dốc và bị nhiều
giáo viên bộ môn phản ánh rằng em Nhựt thường hay ngủ gật, không chú ý bài, làm
việc riêng, Thấy tinh thần và thái độ học tập của em Nhựt có vấn đề nên tôi đã
liên hệ với gia đình để biết rõ hơn về giờ giấc học tập, sinh hoạt của em Nhựt tại
gia đình. Khi nghe gia đình cho biết giờ giấc học tập, sinh hoạt của em Nhựt tại gia
đình rất tốt, em thường xuyên học bài và làm bài tập chưa thấy có biểu hiện xấu,

nhưng không biết nguyên nhân nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của em Nhựt.
- Sau khi liên hệ với gia đình mà vẫn không tìm ra được nguyên nhân, tôi
cảm thấy chưa thỏa đáng và tôi tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân từ thông tin của học
sinh và cuối cùng tôi cũng đã biết rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập
của em Nhựt, nguyên nhân chính là em Nhựt đã nghiện chơi game.
II/ Nguyên nhân :
- Em Nhựt cho biết vào một buổi học thể dục vì trời mưa nên phải nghỉ học,
trên đường về nhà thì em Nhựt được các bạn rủ đi chơi, khi đến tiệm chơi game lúc
đầu em chỉ đứng xem các bạn chơi, nhưng một hồi lâu có một bạn bảo em chơi thử
cho biết, vì tính hiếu kì nên em đã bước vào chơi thử và em bị nghiện game lúc nào
cũng không hay.
- Theo thầy được biết bố mẹ em rất quan tâm đến việc học của em và quản lí
giờ giấc của em rất nghiêm khắc có thời gian đâu mà em đi chơi.
- Em thường đi chơi vào thời gian học trái buổi, học tin học, khi có tiết trống
hoặc xin phép về với lí do bị bệnh.
Trang 13
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
III/ Xử lí tình huống :
- Khi biết rõ nguyên nhân, bố mẹ của em Nhựt rất tức giận về hành vi và thái
độ của em Nhựt và gia đình có ý định cho Nhựt nghỉ học.
- Bản thân là giáo viên chủ nhiệm tôi cố gắng động viên gia đình rằng sự
việc đã xảy ra rồi chúng ta hãy bình tĩnh để tìm biện pháp giúp em Nhựt trở lại học
tập bình thường.
- Tôi đã cung cấp số điện thoại tất cả giáo viên bộ môn cho gia đình để theo
dõi và quản lí giờ giấc học tập của em Nhựt và nếu có thể phụ huynh hãy đưa đón
em Nhựt trong một thời gian để em Nhựt cai nghiện được game. Mặc khác, phải
giám sát thời gian học tập của Nhựt tại gia đình, đồng thời phụ huynh cũng nên
thường xuyên động viên, khích lệ để cho em Nhựt có ý chí và nghị lực vươn lên để
đạt kết quả cao trong học tập.
IV/ Kết quả :

- Sau khi em Nhựt được giáo viên chủ nhiệm và gia đình giám sát, theo dõi
nghiêm khắc giờ giấc học tập thì kết quả học tập của em Nhựt không ngừng được
tiến bộ và em Nhựt đã đạt thành tích trong học tập ở học kì I là học sinh tiên tiến.
Trang 14
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GV: Võ Tấn Ngọc
Trường THCS Thường Lạc
Qua những năm công tác, tôi cũng thường hay được Ban giám hiệu trường
phân công làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp nên ít nhiều gì thì tôi cũng đã và
đang gặp những tình huống xử lý sư phạm đối với học sinh, một trong những tình
huống mà tôi gặp phải và đã-đang xử lý tương đối thành công đó là: “ Xử lý một
em học sinh Nữ bỏ học để cùng một bạn học Nữ ở đơn vị trường khác trốn nhà
đi làm ở xa ”
 Trường hợp em học sinh A đó xảy ra như sau:
- Sau những giờ sinh họat ở lớp và được cán sự lớp báo là em học sinh A đó
thường hay vắng học không phép. Tôi cùng Tổng Phụ Trách Đội đến nhà tìm hiểu
về lý do em A đó thường hay vắng học không phép và đồng thời muốn báo với gia
đình của em A đó biết về việc thường xuyên vắng học không lý do của em A và về
tình hình học tập của em A đó để cùng nhau quản lý và động viên nhắc nhở em A
đến lớp đều hơn và học tập tốt hơn.
- Qua sáng hôm sau, PHHS của em A đó đến trường ( lớp ) báo là em A đó
đi học từ ngày hôm qua không thấy về nhà.
- Qua trao đổi với PHHS của em A đó thì tôi và đồng nghiệp biết là em A đó
cùng đi với một bạn học Nữ ở đơn vị trường khác.
- Một mặt gia đình tìm kiếm, một mặt tôi và đồng nghiệp tiếp tục tiếp xúc
với những học sinh là bạn học của em A để lấy thông tin và thật may là gia đình đã
tím thấy và đưa hai em học sinh đó trở về nhà.
- Tôi nghe nói gia đình của em A đó định cho em A nghỉ học, vì vậy tôi đến
gia đình động viên cho em A đó được tiếp tục đi học lại. Gia đình cũng muốn cho

em A đó đi học lại vì đây là năm học cuối cấp và cũng mong muốn em A lấy được
bằng TN-THCS nhưng gia đình không an tâm về việc quản lý em A và sợ em A
tiếp tục trốn nhà đi lần nữa. Biết được việc lo lắng và khó khăn của gia đình nếu để
cho em A đó tiếp tục đi học lại và để xử lý tình huống trên tôi phải thực hiện các
biện pháp sau:
 Về phía nhà Trường / Lớp:
1- Về phía Trường:
Tôi thông qua sự việc của em A đó cho Ban giám hiệu trường, Chi đoàn
trường, Tổng phụ trách đội, Giáo viên bộ môn, Giáo viên CN (Giám Thị) trực ở các
khối lớp ở các buổi, . . . trước cuộc họp để có sự phối hợp trong việc giúp đỡ, động
viên và phân công quan sát một cách tế nhị trong mọi hoạt động từ việc đi lại, học
tập, . . . của em A đó trong phạm vi nhà trường từ tiết học đầu tiên cho đến cuối
buổi học. Nếu có biểu hiện như cúp tiết hay vắng học dù có phép hay không có
Trang 15
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
phép, bệnh, . . . thì can thiệp bằng cách giúp đỡ, động viên hay liên lạc ngay về gia
đình ( vì trong thời gian này em A đó đang trong tình trạng nghiện thuốc lá ).
2- Về phía Lớp:
Tôi phân công cán sự và các bạn học trong lớp luôn quan tâm, gần gủi, động
viên và giúp đỡ bạn A như chép bài cho bạn A trong thời gian bạn bỏ học, . . .và
cũng quan sát tế nhị đối với bạn A trong hay ngoài nhà trường và nếu có chuyện gì
thì báo ngay cho GVCN ( tôi ) hay các Bộ phận của nhà trường để có hướng giải
quyết và giúp đỡ.
3- Về phía GVCN:
- Trong thời gian đầu tôi luôn đến trường, đến lớp để quan sát theo dõi việc
học tập của em A đó.
- Tôi luôn tạo không khí gần gũi, cởi mở và vui vẻ đối học sinh A mỗi khi tôi
đứng lớp giảng dạy.
- Ở buổi ra chơi hay có thời gian rãnh ( lớp chưa vào học ), tôi thường gặp
em A đó để động viên, an ủi, phân tích cái lợi của việc học như học có bằng cấp lớp

9 thì muốn có đi làm thì lương cao hơn và công việc nhàn hay nhẹ hơn ( vì em A
đó có đi làm trong hè và đã có mượn hồ sơ lớp 9 của người khác ).
4- Về phía Gia đình:
- PHHS có trách nhiệm đưa em A đến trường để học và rước em A về
sau cuối buổi học.
- PHHS luôn quan tâm, an ủi và động viên em A. Phân tích điều kiện sống
của gia đình để cho em A hiểu được mà cố gắng vươn lên trong việc học tập.
- PHHS luôn liên lạc với GVCN, với Trường để trao đổi thông tin về việc
học tập của em A ở Trường hay ở gia đình.
5- Về phía GVCN và Gia đình:
Luôn liên lạc và trao đổi thông tin về việc đi đứng học tập của em A như hỏi
thăm và báo thời gian học môn thể dục hoặc những buổi có đi học bù hay những
buổi học ngoại khóa để gia đình dể quan lý về việc giờ giấc học tập của em A.
 Về kết quả học tập của em A:
- Với sự phối hợp và sự giúp đỡ nhiệt tình của các các bộ phận nhà Trường :
BGH trường, Chi Đoàn trường, Tổng Phụ Trách Đội, GVBM, các bạn học sinh
trong lớp học, PHHS của em A và GVCN lớp, dù chưa phải là hoàn hảo nhưng em
A dần dần có sự tiến bộ và có thức trong việc học tập của mình.
- Ở tháng điểm 1- HKI:
+ HL: Trung bình. +HK: Khá. +Số ngày nghỉ: 16.
- Ở tháng điểm 2- HKI:
+ HL: Trung bình. +HK: Tốt. +Số ngày nghỉ:
- Ở HKI: + HL: Khá.; + HK: Tốt.; + Số ngày nghỉ: 16.; + Đạt danh học
sinh: Tiên Tiến.
Ngoài ra tôi còn lập được danh bạ điện thoại của tất cả học sinh trong lớp tôi
phụ trách và đồng thời phổ biến mạng lưới thông tin liên lạc qua điện thoại ( phí
Trang 16
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
liên lạc điện thoại do phụ huynh tự nguyện đóng góp ) đến tất cả các bộ phận nhà
trường như: GVCN ( giám thị ) trực, Đoàn, Đội, Cán sự lớp, . . . để liên lạc về gia

đình học sinh ở mỗi buổi học nếu có học sinh nào vắng dù có phép / không phép,
học sinh lớp cúp tiết hay bệnh đột xuất, . . .
Trên đây là một trong những tình huống sư phạm thực tế mà tôi gặp phải đã-
đang giải quyết và đạt được kết quả khả quan. Ít nhiều gì thì cũng còn những hạn
chế trong khâu giải quyết xử lý tình huống sư phạm. Tôi mong sự đóng góp tích
cực của đồng nghiệp để có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xử lý tình huống sư
phạm đối với học sinh.
Trân trọng cám ơn và chúc Quí đồng nghiệp dồi dào sức khỏe và đạt được
nhiều thành tích trong xử lý tình huống sư phạm thành công./.
Trang 17
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GV: Huỳnh Thị Thùy Mai
Trường THCS Thường Lạc
Có tình huống sư phạm như sau: Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội
quy của nhà trường. Ban giám hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải đưa em đó về
tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi chưa kịp để giáo viên trình bày xong,
bố của em học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “ xấu mặt ” gia
đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm tôi sẽ xử lý như sau:
Tôi can thiệp không cho người bố tiếp tục đánh học sinh đó. Đồng thời bạn
dùng những lời lẽ giải thích cho vị phụ huynh hiểu đó không phải là cách giáo dục
hay và yêu cầu gia đình cùng phối hợp với nhà trường để giáo dục em.
**********
Việc phải dẫn học sinh phạm lỗi về tận nhà để trình bày với gia đình là “
vạn bất đắc dĩ ”, vì giáo viên sẽ phải chuẩn bị “ đương đầu ” với những phản ứng từ
phía gia đình. Nhưng thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc
giáo dục học sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Là một giáo viên chủ
nhiệm, tôi thay mặt cho nhà trường để thực hiện sự phối hợp đó.
Trong tình huống này tôi thực sự đã gặp phải một thách thức lớn vì phụ
huynh học sinh quá nóng tính và cư xử có phần hơi thô lỗ, đánh con ngay trước mặt

giáo viên. Tôi có thể im lặng vì nghĩ đó là quyền giáo dục con của gia đình, chỉ là
một giáo viên chủ nhiệm nên bạn không có quyền can thiệp. Sẽ có nhiều người lựa
chọn phương án xử lý này vì dù sao đó cũng là hình phạt thích đáng cho một cậu
học trò nghịch ngợm. Nhưng liệu học sinh sẽ nghĩ gì về thái độ “ thờ ơ ” , phó mặc
đó của bạn? Biết đâu em đó sẽ nghĩ rằng chính việc “ tố cáo ” của tôi là nguyên
nhân khiến em phải chịu một trận đòn ngay trước mặt “ người ngoài ” . Và sự bực
tức, thậm chí coi thường cô giáo sẽ ngấm ngầm hình thành và những lời dạy bảo
của tôi trở nên vô tác dụng. Dù học sinh có mắc khuyết điềm thế nào đi nữa thì
không một giáo viên nào lại muốn học sinh phải chịu những trận đòn chí mạng. Vì
trách nhiệm với học sinh, tôi sẽ không thể chọn một giải pháp chỉ vì sự “ an toàn ”
của bản thân.
Nếu bỏ về trong lúc này thì lại là cách xử sự hết sức sai lầm. Tôi có quyền
làm điều đó vì sự tự ái trước thái độ cư xử thiếu tôn trọng của phụ huynh học sinh.
Tôi thay mặt nhà trường đến gặp gia đình trình bày tình hình sai phạm của học sinh
để cùng gia đình tìm giải pháp giúp đỡ em chứ không phải để “ tố cáo ” khiến học
sinh phải chịu đòn. Chính vì thế bạn có quyền tức giận nhưng tuyệt đối không nên
bỏ về vào lúc này vì nhiệm vụ của tôi chưa được hoàn thành.
Đứng trước tình huống khó xử này tôi nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy
cố gắng kiềm chế sự tự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý. Trước hết tôi
cần tìm cách chấm dứt ngay hành động đánh con của vị phụ huynh đó và phân tích
Trang 18
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục học sinh bạo lực không bao giờ đem
lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng. Sau khi vị phụ huynh đó có vẻ
bình tĩnh trở lại, tôi bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, cởi mở. Tôi
phải giải thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình
trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể
là một học sinh nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng không
bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng những hình thức tiêu cực, phản
khoa học như đánh đập, chửi mắng thậm tệ, xúc phạm đến lòng tự trọng của các

em. Ở độ tuổi học sinh trung học các em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần được
người lớn tôn trọng. Chính vì vậy, chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối
nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng
chỉ khiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.
Những cố gắng của Tôi sẽ có ý nghĩa hơn khi thẳng thắn đề xuất với gia
đình những biện pháp cụ thể để cùng giúp đỡ em học sinh đó tiến bộ. Sự điềm tĩnh,
khéo léo và tình thương yêu, trách nhiệm với học trò là điều kiện quan trọng để tôi
xử lý thành công tình huống này./.

Trang 19
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Trường THCS Thường Thới Hậu A
1. Tình huống:
Vào khoảng giữa Học kì I năm học 2010-2011, lớp tôi chủ nhiệm cùng
nhau đề nghị tôi xin ý kiến BGH cho đổi GVBM, các em tiến hành viết đơn và trực
tiếp gặp giáo viên cùng môn muốn đổi để đề nghị giáo viên ấy dạy thay cho giáo
viên đang dạy lớp các em.
Khi các em bất đồng quan điểm với giáo viên bộ môn ấy thì các em có biểu
hiện như: thường xuyên tỏ ra không quan tâm khi học, các em nói chuyện riêng,
không làm bài tập, không viết bài …,thậm chí có em có thái độ thiếu lễ độ với giáo
viên ấy.
2. Cách xử lý của bản thân tôi:
Ngầm tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em lại không chịu giáo viên ấy dạy.
Qua việc tìm hiểu thì vừa qua do ảnh hưởng vần đề sức khỏe nên giáo viên ấy hơi
khó khăn, không cởi mở, có lúc cho các em giờ B- dù rằng chỉ một hai em mắc sai
lầm nhỏ giáo viên ấy cũng cho giờ khá, giáo viên thường dọa cho các em điểm 1
bằng cách viết vào sổ đầu bài. Việc giáo viên cho nhiều điểm 1 vào sổ đầu bài nên
lớp bị trừ điểm thi đua thường xuyên., giáo viên ấy hay gọi các bạn học yếu trả bài

nên lớp cứ thường bị điểm nhỏ.
Qua việc tìm hiểu thì bản thân thiết nghĩ- vấn đề không phải chuyên môn
của giáo viên ấy có vấn đề mà vấn đề là do khả năng sư phạm của giáo viên ấy- bởi
giáo viên ấy không nắm rõ tâm lý của lứa tuổi- các em thích được nói ngọt, thích
được thông cảm và tha thứ- bằng sự khoan dung độ lượng và tác động vào tình cảm
thì dần dần các em sẽ sửa đổi. Nếu tất cả các em đều ngoan, đều dễ dạy thì chúng ta
đâu cần qua các tiết học tâm lý lứa tuổi để làm gì.
Khi hiểu rõ vấn đề như thế, tôi đã gặp riêng giáo viên ấy để trao đổi, để xin
lỗi về những sai trái của lớp và có đôi lời khuyên giáo viên ấy nên cởi mở hơn với
học sinh, nên mở lòng mình để tìm hiểu các em, lớp không được ngoan nên giáo
viên chịu khó một chút để nâng chất lượng học tập của các em. Ta đã dùng biện
pháp cứng không được thì nên đổi biện pháp mềm.
Đối với lớp thì tôi giải thích, trấn an các em để các em không còn ý định
đổi giáo viên và các em phải có thái độ tích cực với môn học. Nom na lời nói của
tôi là:
+ Trước tiên các em phải hết sức thông cảm, bởi vì giáo viên ấy có vấn đề
về sức khỏe, chỉ một thời gian ngắn thì sẽ ổn định lại, sẽ không khó khăn với các
em nửa.
+ Việc giáo viên ấy thường xuyên gọi các bạn không thuộc bài là để các
bạn ấy có ý thức hóc bài. Đã học yếu mà không trả bài thường xuyên thì các bạn ấy
sẽ bỏ phế việc học.
Trang 20
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
+ Giáo viên thường xuyên cho điểm nhỏ vào sổ đầu bài là để dọa các em,
cho các em học bài chứ thật ra giáo viên không cho vào sổ điểm. Điều đó chứng tỏ
giáo viên ấy không có ác cảm với các em mà vấn đề là do các em quá nhạy cảm.
Có đôi khi chính cô chủ nhiệm vẫn cho các em điểm nhỏ. Nếu các em học tốt thì
làm gì giáo viên cho điểm nhỏ?
+ Thật ra thầy cô nào cũng mong các em học tốt, mong các em nên người,
thầy cô nào cũng thương các em, không có lí do gì mà ghét các em cả. Vì vậy các

em không nên có cách nhìn khác với giáo viên ấy, các em phải cố gắng học thật tốt.
Nếu các em nhiệt tình quan tâm môn học ấy thì kết quả sẽ thay đổi, không vấn đề
gì phải đổi giáo viên.
3. Kết quả:
Các em ý thức được những sai trái của mình và các em chịu nghe lời,
không đòi đổi giáo viên nữa. Kết quả điểm bộ môn ấy ở Học kì I cũng khả quan
hơn so với trước./.
Trang 21
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GV: Châu Thị Yến Phương
Trường THCS Thường Thới Hậu A
Trong công tác chủ nhiệm lớp tôi đã gặp phải một tình huống như sau:
Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. Ban giám
hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm đến tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi
chưa kịp để giáo viên trình bày xong, bố của em học sinh đó đã đứng dậy đánh em
học sinh vừa đánh, vừa chửi những lời lẻ nghe không lọt tai. Vào địa vị của người
giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lí như thế nào?
Cách xử lí:
Trong tình huống này tôi thực sự đã gặp phải một thách thức lớn vì phụ
huynh học sinh quá nóng tính và cư xử có phần hơi thô lỗ, đánh con, chửi con ngay
trước mặt giáo viên. Nếu bỏ về lúc này vì sự tự ái trước thái độ cư xử thiếu tôn
trọng của phụ huynh học sinh thì lại là một sai lầm của GV. Tôi thay mặt nhà
trường đến gặp gia đình trình bày tình hình sai phạm của học sinh để cùng gia đình
tìm giải pháp giúp đỡ em chứ không phải để “tố cáo” khiến học sinh phải chịu đòn.
Chính vì thế mà tôi đã kìm chế sự tự ái để tìm ra phương án xử lí. Trước hết tôi
cách chấm dứt ngay hành động đánh con của vị phụ huynh đó, và phân tích để phụ
huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục học sinh bạo lực không bao giờ đem lại kết
quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng. Sau khi vị phụ huynh đó có vẻ bình tĩnh
trở lại, tôi bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, cởi mở. Tôi đã giải

thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc
phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi.
Dù đó có thể là một học sinh nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường,
lớp nhưng không bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng những hình
thức tiêu cực, phản khoa học như đánh đập, chửi mắng thậm tệ, xúc phạm đến lòng
tự trọng của các em.
Ở độ tuổi học sinh trung học các em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần
được người lớn tôn trọng. Chính vì vậy, chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt
đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá
đáng chỉ khiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà
thôi.
Kết quả: Việc can thiệp như thế sẽ ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình đối
với học sinh, nó còn có tác dụng làm cho học sinh đó hiểu được sự quan tâm của
giáo viên (không phải đến nhà để hs bị đòn) và phối hợp với phụ huynh để giúp em
đó có được thái độ và hành vi đúng đắn trong việc học tập củng như trong giao tiếp
với bạn bè.
Trang 22
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GV: Nguyễn Thanh Quang
Trường THCS Thường Thới Hậu A
I/Tình huống .
Là giáo viên chủ nhiệm khi sinh hoạt chủ nhiệm bạn hỏi cán bộ lớp và các
thành viên của lớp về nguyên nhân tại sao lớp thường xuyên bị xếp tiết B ở một
môn học của một thầy (cô) nào đó? Sau khi hỏi xong thì học sinh cho rằng lớp hoạt
động nhiều thì thầy (cô) cho rằng lớp ồn, không nghiêm túc. Ngược lại lớp không
phát biểu thì thầy (cô) cho là lớp thụ động. Học sinh cho rằng chắc là thầy (cô)
không thích lớp mình. Nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp thì thì bạn xử lý như
thế nào?
II/Xử lí tình huống.

Nếu tôi là giáo viên chủ nhiệm khi gặp tình huống như trên tôi sẽ thực hiện
như sau:
B1 : Trước tiên giáo viên phải biết làm cho HS thấy được là giáo viên đứng
trên bục giảng thì thầy cô nào cũng mong muốn cho học trò của mình luôn ngoan
và học giỏi chứ không có chuyện ghét HS nào hay ghét lớp nào cả.
B2 : GV có thể nêu một số giả dụ để HS thấy được có thể là lớp mình thực sự
chưa ngoan như vẫn còn một số em vẫn thường xuyên nói chuyện hay thường
xuyên làm mất trật tự trong lớp học hay là lớp mình vẫn còn học yếu chưa thực sự
tích cực. Từ đó nhắc HS khắc phục các tình trạng trên và cho HS một tuần để sửa
đổi thật nghiêm túc.
(Nếu thực hiện tốt thì sau B2 lớp sẽ khắc phục được tình trạng lớp bị tiết B)
B3 : Nếu tuần kế tiếp khắc phục được tiết B ở môn đó thì phải biết nhắc lại
tuyên dương lớp, đồng thời thay đổi suy nghĩ của HS về việc thầy (cô) đó không
thích lớp.
Ngược lại nếu vẫn chưa khắc phục được tình trạng tiết B của môn đó thì giáo
viên chủ nhiệm phải trao đổi với GVBM để tìm hiểu về tình hình của lớp. Từ đó
nắm được nguyên nhân nhắc nhở để HS khắc phục các khuyết điểm của lớp và
nhắc nhở lại như B1 và B2./.
Trang 23
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GV: Lê Chí Công
Trường THCS Thường Thới Hậu B
1. Tình huống:
Trong năm học 2010-2011 tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công
chủ nhiệm lớp 7A3 ,đây là lớp ngoan nhưng học sinh chỉ đạt ở mức trung bình khá,
trong học kì I đa số học sinh đều đạt từ trung bình trở lên, nhưng đến tháng điểm
thứ nhất của học kì II thì lại có rất nhiều học sinh bị khống chế rơi xuống loại yếu,
trong một lần sinh hoạt lớp, em lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp đề đạt với thầy
giáo chủ nhiệm về việc đổi thầy giáo dạy Lý.

Lý do các em đưa ra là thầy dạy khó hiểu, lại hay có những lời mạt sát, xúc
phạm đến các em. Bạn biết là những lời nói của các em về thầy dạy Lý không hoàn
toàn sai sự thật. Hơn nữa, với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của một lớp tôi
cũng rất lo lắng cho kết quả học tập của các em.
Vậy phải làm thế nào đây để vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng
nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi của học sinh?
 Có 3 cách xử lý:
1. Gạt phắt ngay đề nghị của các em, cho rằng như thế là các em đã thiếu tôn
trọng thầy giáo của mình, lười học, lười suy nghĩ rồi đổ lỗi cho thầy.
2. Phải tỏ ra thông cảm với nỗi khổ đó của học sinh phải chịu đựng và hứa
sẽ ngay lập tức đề nghị lên BGH đổi một giáo viên khác dạy giỏi hơn.
3. Tổ chức họp lớp, tìm hiểu thêm ý kiến, nguyện vọng của các em. Nhưng
dù thế nào bạn cũng giữ vững nguyên tắc không đổi giáo viên. Bạn sẽ dùng lời lẽ
đầy thuyết phục để phân tích cho các em hiểu và thông cảm với thầy dạy Lý. Bạn
hứa sẽ có biện pháp góp ý với thầy giáo nhưng không quên nhắc nhở các em cần
chủ động suy nghĩ, không nên quá ỷ lại vào thầy giáo.
Phân tich nguyên nhân
Trước hết phải thấy rằng tình huống này “động chạm” đến cả mối quan hệ
giữa các đồng nghiệp với nhau trong cùng cơ quan và quyền lợi của học sinh. Là
một giáo viên chủ nhiệm phải hiểu rằng lời phàn nàn của học sinh lớp mình không
phải là vô cớ. Vậy mà bạn nỡ gạt phắt ngay đề nghị của các em! Thái độ đó là biểu
hiện của sự tự ái cá nhân, nóng vội, và rất có thể bị các em đánh giá là “bao che”
cho đồng nghiệp. Bị từ chối kiên quyết như vậy các em chắc chắn sẽ cảm thấy bất
bình và mất lòng tin vào vai trò của hầy chủ nhiệm lớp và biết đâu đấy, với thái độ
“thiếu trách nhiệm” ấy của mình một ngày nào đó cả lớp sẽ lên BGH đề nghị đổi
nốt thầy chủ nhiệm!
Nhưng là một giáo viên có trách nhiệm lại rất lo lắng cho kết quả học tập
của học sinh, bạn tự nhủ sẽ không bao giờ chọn cách xử lý ấy. Và bạn sẽ tỏ ra rất
thông cảm với nỗi khổ của các em. Thái độ chia sẻ là cần thiết nhưng trong tình
Trang 24

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ - CÁC TÌNH HUỐNG SP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
huống bạn chưa hiểu rõ thực hư thì có khi lại tạo ra một “tác dụng phụ” rất lớn.
Trong trường hợp này, sự cảm thông của bạn cùng với lời hứa giúp các em đề đạt
ngay với BGH sẽ khiến học sinh nghĩ rằng bạn hoàn toàn đồng tình với nguyện
vọng này và việc làm của chúng là đúng đắn. Cách xử lý này tạm thời có thể “lấy
lòng” học sinh, nhưng bạn có nghĩ đến trường hợp học sinh lớp bạn xin đổi thầy vì
thầy rất nghiêm khắc, luôn “bắt” các em làm nhiều bài tập, thầy giáo dạy kiến thức
quá cao, cho bài tập quá khó học sinh không hiểu và vì thế không được điểm cao?
Từng trải qua một thời học trò tinh nghịch bạn hiểu rằng không phải lúc nào
học sinh cũng hiểu được hết giá trị của thái độ khắt khe ấy. Nếu vội vàng đồng tình
“ vô điều kiện” như thế, học sinh của bạn đã thực sự mất đi cơ hội để học một thầy
giáo tốt. Và bạn sẽ đối mặt với đồng nghiệp sao đây khi đã lở xúc phạm một người
giáo viên đáng kính như thế ?
Trong tình huống này, bạn cần thể hiện thái độ tôn trọng những nguyện vọng
chính đáng của các em, vì nó liên quan đến quyền lợi “sát sườn” là kết quả học tập.
Bạn nên lắng nghe một cách cẩn thận và phải có phương án để thẩm định lại độ
chính xác của những lời phàn nàn đó.
Bằng những lời nói nhẹ nhàng, bạn có thể hỏi các em những “bằng chứng”
cụ thể về việc thầy giảng khó hiểu, khó tiếp thu. Nếu lý do thực sự chỉ ở vấn đề
phương pháp, bạn sẽ giải thích cặn kẽ để các em hiểu, từ đó cố gắng tìm ra cách
học chủ động hơn. Bạn cũng có thể nêu ra các dẫn chứng về kết quả học tập môn
Lý ở các lớp khác cũng do chính thầy dạy.
Là một lớp ngoan và học giỏi chắc chắn các em sẽ không thể bỏ qua những
lời có sức thuyết phục và cách phân tích sự việc thấu đáo của bạn. Bằng sự khéo
léo của mình bạn hoàn toàn có thể làm tròn trách nhiệm của mình trong mối quan
hệ với đồng nghiệp và với học sinh thân yêu./.
Trang 25

×