Khóa luận tốt nghiệp Khuất Thị Hoan KHCTC – K51
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội, nhu cầu
về hoa của thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng tăng nhanh hơn bao giờ hết.
Hoa đã trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, nó thúc đẩy ngành
sản xuất và kinh doanh hoa phát triển mạnh mẽ. Giá trị sản lượng hoa trên thế
giới hàng năm lên tới hàng chục tỷ đô la. Chính vì vậy, sản xuất hoa trên thế giới
phát triển rất mạnh mẽ ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Ở Việt Nam
bên cạnh những vùng trồng hoa truyền thống như Quảng Bá, Đà Lạt, Tây Tựu,…
thì hiện nay nghề trồng hoa đã được mở rộng và phát triển khắp đất nước, thu hút
được đông đảo người dân làm nông nghiệp vừa giải quyết được công ăn việc làm,
vừa nâng cao đời sống của người dân.
Từ trước đến nay việc trồng hoa và sử dụng hoa theo hai hình thức đó là
hoa cắt cành và hoa chậu. Hoa cắt cành thường được trồng trực tiếp trên luống
đất, do vậy chịu sự chi phối không những của vị trí đất xung quanh bộ rễ mà còn
chịu sự chi phối của môi trường đất xung quanh nên có nhiều ưu điểm so với hoa
trồng chậu: dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí thấp. Nhưng có nhược điểm là chỉ sử
dụng được phần trên mặt đất và do khi sử dụng, cắt cành khỏi bộ phận thân, rễ
nên hoa nhanh tàn và ít đa dạng về hình dáng. Hoa trồng trong chậu được giới
hạn bởi chậu trồng, mặc dù quy trình phức tạp hơn, việc lựa chọn chủng loại
giống, giá thể, dinh dưỡng và một số biện pháp kỹ thuật khác đòi hỏi chặt chẽ
hơn, chi phí cao hơn nhưng khắc phục được các nhược điểm của trồng hoa cắt
cành. Tuy nhiên từ trước tới nay kỹ thuật trồng hoa chậu nói chung và trồng cúc
Vạn Thọ lùn và Mào gà nói riêng ít được quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt thời gian
gần đây nhu cầu chơi hoa trồng chậu vào dịp tết Nguyên đán là rất lớn. Tuy nhiên
đất chưa phải là giá thể tốt nhất, trong khi đó ở nước ta nguồn phế phẩm từ trồng
1
Khóa luận tốt nghiệp Khuất Thị Hoan KHCTC – K51
trọt tương đối đa dạng và sẵn có như: rơm, rạ, trấu, thân cây họ đậu, xơ dừa, bèo
hoa dâu, bèo tây vv Nguồn phụ phẩm từ trồng trọt có thể là nguồn nguyên liệu
dồi dào cho sản xuất giá thể hữu cơ chi phí thấp, giá thành hạ, phù hợp với sản
xuất quy mô nông hộ. Để có thể sử dụng nguồn phụ phẩm trồng trọt làm giá thể
hữu cơ cần có giải pháp công nghệ phù hợp vừa tận dụng nguồn nguyên liệu tại
chỗ, vừa góp phần phát triển xây dựng quy trình công nghệ sản xuất hoa, cây
cảnh trồng chậu phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa ven đô theo hướng thâm
canh cao; và để nâng cao giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ và phẩm chất cũng như
tạo ra sự đa dạng phong phú về hình dáng hoa cúc Vạn Thọ, Mào gà nói riêng và
các loại hoa trồng chậu nói chung chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “
Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ và phân bón qua lá đến sinh
trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc Vạn Thọ lùn và mào gà lùn
trồng chậu”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giả thể có nguồn gốc hữu cơ và phân
bón lá Pomior P399 đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc Vạn
Thọ lùn và Mào gà lùn trồng chậu, từ đó đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm
nâng cao năng suất, phẩm chất của hai loại hoa này góp phần tăng thu nhập cho
việc sản xuất hoa.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định ảnh hưởng của thành phần giá thể và tỉ lệ phối trộn giá thể có
nguồn gốc hữu cơ và từ các phụ phẩm đồng ruộng đến sinh trưởng phát triển của
cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn, trên sở đó xác định tỉ lệ phối trộn giá thể phù
hợp cho từng đối tượng nghiên cứu.
2
Khóa luận tốt nghiệp Khuất Thị Hoan KHCTC – K51
- Xác định tác dụng của phân bón lá Pomior đến sinh trưởng, phát triển và
chất lượng của hoa cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn trồng chậu từ đó xác định liều
lượng bón cho hiệu quả kinh tế cao nhất đối với hai loại hoa tham gia thí nghiệm
này.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là dẫn liệu khoa học về kỹ thuật trồng cúc
Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn trồng chậu.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu về
hoa cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn
Đóng góp vào việc mở ra triển vọng phát triển nông nghiệp cao bằng các
biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến hiện đại
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho các
địa phương, doanh nghiệp, hộ gia đình khi sản xuất hoa cúc Vạn Thọ lùn và Mào
gà lùn trồng chậu, nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật tác động hợp lý để nâng cao
giá trị hàng hóa của hoa.
Những kết quả này sẽ giúp các nhà nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật đề ra biện
pháp canh tác phù hợp, góp phần hoàn thiện quy trình trồng hoa chất lượng cao,
thúc đẩy sự phát triển sản xuất hoa cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn nói riêng và
ngành sản xuất hoa ở Việt Nam nói chung.
Những kết quả nghiên cứu thu được từ đề tài được ứng dụng, góp phần
nâng cao chất lượng hoa từ đó tăng thu nhập cho người sản xuất hoa.
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm thực vật học, giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của các
loài hoa nghiên cứu.
2.1.1. Cây hoa cúc vạn thọ lùn
Cây hoa cúc loài Vạn Thọ thuộc lớp hai lá mầm (Dicotylaenae),
phân lớp cúc (Asteroideae), chi Chrysanthemum, loài Marigold, giống
Tagetes (Võ Phương Chi, Dương Đức Tiến, 2004) [2], có nguồn gốc từ
Trung Quốc và Nhật Bản, du nhập sang Đài Loan và nhập nội về Việt
Nam.
Cúc Vạn Thọ lùn có bộ rễ chùm, phân nhánh nhiều, chiều cao thân
đối với giống thấp cây chỉ khoảng 20 – 30 cm, phân cành mạnh thích hợp
cho trồng chậu và trồng thảm. Lá mọc cách và thành vòng xoắn trên thân.
Lá có mùi hăng hắc khi vò nát, nay có giống lá không hôi và có mùi thơm
nữa. Hoa Vạn Thọ là hoa đơn hoặc hoa kép. Nước ta thường thích hoa
Vạn Thọ kép. Hoa Vạn Thọ lùn đặc trưng là cụm hoa đầu trạng, trên một
cụm hoa có hàng nghìn hoa nhỏ, trình tự nở hoa từ ngoài vào trong. Quả
Vạn Thọ là loại quả bế, trong quả có một hoặc nhiều hạt, trọng lượng
1000 hạt khoảng 1g. Hoa Vạn Thọ lùn trồng để phủ đầy bồn cảnh, làm
hoa viền quanh bồn, quanh liếp, trồng chậu cảnh, trồng giỏ treo hay làm
hoa cắt cành cắm chung với các loài hoa khác. Những loại hoa Vạn Thọ
lùn nở nhiều tháng và lâu tàn thích hợp cho việc trang trí các bồn hoa
công viên, biệt thự, dọc xa lộ, đường phố, dưới các hàng cổ thụ đặc thù
cho công chúng chiêm ngưỡng.
Trên thế giới, hoa Vạn Thọ chia làm ba loài nguyên và ba loài lai
(hybrids) sau đây:
+ Loài Vạn Thọ Phi Châu
Tên khoa học là Tagetes erecta, tiếng Anh gọi là Affican Marigold. Đây
thường là giống Vạn Thọ có chiều cao cây cao nhất và to nhất.
Đáng kể nhất hiện nay là loài Vạn thọ có hoa kép, to, nở tròn xoe
không cồi ngọn gọi là ánh Nguyệt (Moonlight), cây cao chừng 40 cm và
mọc dày khít nhau. Trổ hoa sớm như các giống Vạn Thọ lai vậy. Cây làm
cảnh hay cắt cành cắm hoa rất ngoạn mục.
+ Loài Vạn Thọ Pháp
Tên khoa học là Tagetes patula L., tên tiếng Anh gọi là French
Marigold. Loài này thường hấp dẫn hơn loài Châu Phi, hoa nhỏ hơn, và
đa dạng về màu sắc. Loài này trồng ở vùng đồng bằng nước ta có thể cao
đến 60 cm.
+ Loài Vạn Thọ nhỏ
Tên khoa học là Tagetes tenuifolia, hay Tagetes signata. Cây nhỏ
nên chỉ dùng làm viền ngoài bồn hoa cảnh. Hoa đơn cánh, có cồi, hoa
nhỏ, đường kính hoa từ 1-2 cm. Loài Stafire Mix được trồng nhiều ở Âu
Mỹ, có đặc điểm là lá thơm mùi chanh bưởi, nhất là khi trời nóng nực.
+ Loài Vạn Thọ lai có tên American Marigold gồm:
Loài lai Antigua Yellow là loài Vạn Thọ có hoa màu vàng
tươi, hoa kép to, đường kính hoa từ 7 – 8 cm. Sau 60 ngày
gieo hạt là đã trổ hoa, và hoa nở liên tiếp trong nhiều tháng,
lâu nhất trong các loài Vạn Thọ. Cây mọc khít và cao 30 –
35 cm, có khi gọi là Inca lùn.
Loài lai Inca Hybrid: hoa kép và rất to, có đường kính hoa từ
10 – 13 cm. Cây cao 50 – 70 cm, cũng ra hoa sớm và vụ hoa
kéo dài, vẫn còn hoa khi các Vạn Thọ khác đã tàn. Chịu
nhiệt độ đến 39
0
C – 40
0
C.
2.1.2. Cây hoa Mào Gà lùn.
Cây hoa mào gà (Celosia cristata) thuộc họ Rau Dền. Thân nhẵn,
cao 30-70cm, lá mọc lệch có cuống, lá có các loại màu đỏ sẫm, xanh,
xanh vàng, xanh đỏ, hoa mọc tập trung ở đỉnh như mào gà.
Hạt màu đen tím. Màu sắc hoa cũng rất đa dạng, thường gặp là
màu đỏ lửa, còn có các màu khác như tím, vàng da cam, trắng, vàng đỏ.
Cây hoa mào gà được trồng nơi đình chùa, loại nhỏ trồng vào chậu. Hoa
mào gà nguyên sản ở †n Độ. Chúng ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng
trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn.
2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trồng cây
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới.
Trung tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á khi nghiên cứu về giá
thể cho cây con, việc phối trộn than bùn và chất khoáng cho giá thể phù
hợp nhất đối với sinh trưởng, phát triển của cây con.
Ví dụ: Đối với ớt sử dụng 3 phần than bùn + 1 phần chất hứa hẹn
bởi sản xuất khoáng là tốt nhất.
Trấu hun và trấu đốt cũng được sử dụng như thành phần của giá
thể. Trung tâm này vào năm 1992, đã giới thiệu cách pha trộn giá thể
dung làm bầu cho cây con gồm đất + phân + cát + trấu hun theo tỷ lệ 5 : 3
: 1 : 1. Cây con trồng trên giá thể này có thể đạt tỷ lệ sống 100%, có bộ rễ
phát triển mạnh, lá nhiều, hạn chế sự chột của cây sau khi ra ngoài đồng
ruộng.
Lawtence, Neverell (1950) [28] cho biết, ở Anh thường sử dụng
hỗn hợp gồm đất mùn + than bùn + cát thô (tính theo thể tích) có tỷ lệ 2 :
1 : 1 làm giá thể để gieo hạt. Bên cạnh đó giá thể cũng gồm các thành
phần trên với tỷ lệ phối trộn ( theo thể tích) là 7 : 3 : 2 được sử dụng để
trồng cây.
Tác giả Bunt (1965) [24] đã sử dụng để gieo hạt (tính theo thể tích)
1 than bùn + 1 cát + 2,4 kg / m
3
đá vôi nghiền đều cho cây con mập,
khoẻ.
Tác giả Northen (1974) [30] cho rằng, giá thể gồm 3 phần vỏ thông
xay nhuyễn + 1 phần cát ( hoặc 8 phần asminda xay nhuyễn) + 1 phần
than bùn, phù hợp cho việc cấy cây phong lan con lấy ra từ ống nghiệm.
Giá thể này cho tỷ lệ sống của cây lan con cao và cây sinh trưởng, phát
triển tốt
Kết quả nghiên cứu của Kaplina (1976), đối với cùng một loại cây
nhưng với thành phần giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau.
Để gieo hạt cải bắp, cải xanh sử dụng gồm, 3 phần mùn + 1 phần
đất đồi + 0,3 phần phân bò và bổ sung vào 1 kg hỗn hợp trên thêm 1g N,
4g P
2
0
5
, 1g K
2
0 thì năng suất sớm đạt 181 tạ/ha.
Nếu thành phần giá thể gồm, 3 phần than bùn + 1 phần mùn + 1
phần phân bò và trong 1 kg hỗn hợp trên thêm 1g N , 4g P
2
0
5
, 1g K
2
0
dùng để trồng cải bắp, cải xanh cho năng suất cao hơn đạt 192 tạ/ha
không chỉ với bắp cải, cải xanh mà đối với dưa chuột cũng cho kết quả
tương tự.
Nếu thành phần giá thể gồm 4 phần than bùn + 1 phần đất trồng
thì cây dưa chuột chỉ cho năng suất 189 tạ/ha (dẫn theo Nguyễn Văn
Chung, 2003) [3].
Tác giả Masstalerz (1997) [29] cho biết ở Mỹ thường sử dụng công
thức giá thể với thành phần gồm: mùn sét, mùn cát sét và mùn cát có tỷ lệ
phối trộn (tính theo thể tích) 1 : 2 : 2, 1 : 1 : 1 hay 1 : 2 : 0, dùng làm bầu
cho cây con đều cho cây có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng, phát triển tốt.
Tác giả Roe và cs (1993) [31] cho thấy, việc ứng dụng sản xuất giá
thể đặt nền tảng cho việc phòng trừ cỏ dại giữa các hàng rau ở các thời
vụ.
Chất thải hữu cơ là tiền đề làm tăng giá trị thương mại của các loại
giá thể. Nhờ vào việc cải tiến kỹ thuật và công nghệ sản xuất giá thể làm
tăng chất lượng cây con và giảm thời gian sản xuất giống, đồng thời nếu
dùng giá thể để trồng cây sẽ cho năng suất cao hơn.
Việc áp dụng giá thể vào trong sản xuất đã thu được lợi nhuận cao
trên vùng đất nghèo dinh dưỡng (Hoitink và Fahy, 1996) [25], Hoitink và
cs 1991 [26] , Hoitink và cs 1993 [27]. Làm tăng độ màu mỡ của đất
(Stoffella và Graetz (1996) [33] và làm tăng thêm lượng đạm trong đất
( Sims, 1995 ) [32] và làm tăng năng suất cây trồng.
Kết quả nghiên cứu của Jiang, Qing Hai ( 2004) [6] cho thấy để
cây sinh trưởng, phát triển tốt khi phối chế các vật liệu nuôi cây cần chú ý
các điều kiện cơ bản bao gồm các tính chất:
- Tính chất vật lý, chủ yếu là mức độ tơi xốp, thông thoáng khí, khả
năng hấp thu, khả năng hút nước và độ dày của vật liệu.
- Tính chất hoá học, chủ yếu là độ chua (trị số pH ) và mức độ hút
dinh dưỡng. Nếu vật liệu có khả năng hấp thu giữ các ion dinh dưỡng khó
bị nước rửa trôi mới có thể giải phóng dinh dưỡng cung cấp cho cây, giá
thể trồng cây (hoặc vật liệu nuôi cấy) có chất lượng trao đổi ion khá cao
có thể tích nhiều dinh dưỡng. Nếu lượng trao đổi ion thấp chỉ tích được
một ít dinh dưỡng thì cần phải thường xuyên bón phân. Đồng thời, lượng
trao đổi ion cao còn có thể hạn chế tốc độ biến đổi trị số pH.
- Tính chất kinh tế, chủ yếu là mức độ hữu hiệu của vật liệu nuôi
cây có thể sử dụng lại, dễ lấy, tiện cho việc trộn, sạch sẽ, không mùi, giá
cả rẻ.
Các vật liệu trồng hoa và cây cảnh thường dùng là : đất, lá mục, đất
rác, than bùn, gạch vụn, mùn cưa, cỏ cây, sỏi…phần lớn các giá thể trồng
cây phải phối trộn 2 – 3 vật liệu khác nhau.
2.2.2. Những nghiên cứu về giá thể trồng cây ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (1998) [14] cho biết, việc xác
định môi trường dinh dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng. Loại giá thể khác
nhau có ảnh hưởng quyết định đến tỷ lệ sống khi đưa cây con ra từ ống
nghiệm. Sử dụng giá thể trấu hun kết hợp với phun EM đối với hoa loa
kèn cho hiệu quả tốt nhất
Năm 1998, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Quang Thạch [14]
tiến hành trồng cây hoa lily được nhân giống bằng phương pháp invitro
trên các giá thể khác nhau. Các tác giả đã kết luận, loại giá thể khác nhau
có ảnh hưởng quyết định đến tỷ lệ sống khi đưa cây con ra từ ống
nghiệm. Sử dụng trấu hun + phun dinh dưỡng và EM ở các công thức :
trấu hun + phun dinh dưỡng, trấu hun + phun dinh dưỡng + EM, trấu hun
+ phun EM, tỏ ra thích hợp hơn các giá thể còn lại. Chất lượng cây con
đạt cao nhất ở các công thức này.
Việc nghiên cứu và sử dụng giá thể cho cây con trong giai đoạn
vườn ươm ở Việt Nam đã được tiến hành trên nhiều đối tượng cây trồng
như: cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, rau an toàn, hoa cây cảnh…Kết
quả cho thấy, giá thể cho hoa và cây cảnh của công ty đất sạch thành phố
Hồ Chí Minh tương đối thích hợp đối với cây trồng. Nguyên liệu hữu cơ
(xơ dừa) phải được sử lý tốt trước khi sử dụng làm giá thể để phối trộn
(Nguyễn Văn Chung, 2003) [3].
Năm 2005 Hà Thị Thuý và cs [16] đã tiến hành thí nghiệm trồng củ
lily invitro trên các loại giá thể khác nhau, gồm có giá thể cát + mùn hoà
lạc theo tỷ lệ 1 : 1 và bọt núi lửa + trấu hun tỷ lệ 2 : 1. Các tác giả đã kết
luận, giá thể bọt núi lửa + trấu hun tỷ lệ 2 : 1 là giá thể tốt nhất. Trên giá
thể này củ nảy mầm đồng đều, khoẻ, chất lượng tốt và tỷ lệ sống cao.
Hiện nay nhiều loại hoa được nhân giống băng phương pháp in
vitro giai đoạn sau nuôi cấy trong ống nghiệm quyết định tỷ lệ sống và
chất lượng cây con, giá thể giâm đóng vai trò quan trọng, yêu cầu của giá
thể là vừa đảm bảo độ tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, có tính giữ ẩm
cao đồng thời phải hoàn toàn sạch mầm bệnh. Viện Rau – Quả Hà Nội đã
có kết luận bước đầu các loại giá thể trồng sau Invitro, kết luận được trình
bày ở bảng sau:
Bảng 2.1. Thành phần giá thể trồng hoa sau Invitro
STT Thành phần giá thể Tỷ lệ phối
trộn
(%)
Đối tượng cây
hoa
1 Cát sạch có độ ẩm > 90% 100 Hoa cúc
2 Trấu hun + cát vàng được khử trùng
bằng thuốc trừ bệnh viber 10%
2 : 1 Hoa hồng, cẩm
chướng
3 Trấu hun + đất đồi 2 : 1 Hoa hồng
4 Trấu hun 100 Hoa layơn
5 Vỏ dừa chặt khúc 100 Hoa phong lan
(Nguồn: Trần Khắc Thi và cs, 2006 [15])
Trồng cây sau Invitro trên các giá thể thường xuyên tưới nước giữ
ẩm, không cần bổ sung dinh dưỡng. Giá thể được sử dụng phổ biến nhất
trong việc trồng cây lan, các nguyên liệu sử dụng gồm : than gỗ, gạch,
thân rễ cây dương xỉ, xơ dừa cắt khúc, rễ lục bình, vỏ thông…
Cấu tạo giá thể là điều kiện quyết định sử phát triển của cây lan.
Tại thành phố Hồ Chí Minh phương pháp trồng trên thân cây chết và cây
sống thì giá thể chính là lớp vỏ của thân cây ký chủ. Nếu trồng chậu thì
giá thể phải thật thoáng ở phần đáy để tránh sự úng nước, phần bề mặt
hơi khít kém phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới nóng.
Ở vùng lạnh như Đà Lạt thì ngược lại, cấu tạo giá thể quá thông
thoáng sẽ bất lợi cho sự phát triển của cây vì nhiệt độ lạnh ban đêm làm
cho rễ bị tổn thương. Do vậy, một giá thể kín sẽ giúp cho rễ cây có điều
kiện phát triển, vụn dương xỉ có tác dụng tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp
vào ban đêm.
Các nhóm giá thể phù hợp cho việc trồng lan tại Hà Nội là: Xơ dừa
cắt khúc 40% + dương xỉ 20% + than củi 20% + vỏ cây 20% trong đó có
sử dụng Basudin + Validacin xử lý 0,1 – 0,2 % trên nền vườn ươm.
Hoặc giá thể gồm 40% xơ dừa cắt khúc + 40% dương xỉ miếng + 20% vỏ
cây trong đó có sử dụng Basudin + Validacin 0,1 – 0,2 % xử lý trên nền
vườn ươm.
Tác giả Nguyễn Duy Minh ( 2004) [9] cho biết, đất phân thích hợp
cho các loại cây con gồm có 3 loại chính. Chúng được phối hợp với tỷ lệ
khác nhau :
- Loại 1 gồm, 7 phần đất màu sát trùng + 3 phần than bùn đã rây
sạch + 2 phần cát hạt 1,5 – 3 mm + 50g vôi bột + 200g phân bón/cho 50l
đất phân.
- Loại 2 gồm, 3 phần than bùn rây sạch + 1 phần cát hạt 1,5 – 3
mm + 200g vôi bột + 200g phân/50l đất phân.
- Loại 3 gồm,3 phần than bùn rây sạch + 1 phần cát hạt 1,5 – 3 mm
+ 1 phần đất màu tiệt trùng + 200g vôi bột + 200g phân/50l đất phân.
Các công thức đất phân trên đảm bảo cho cây con mọc tốt cũng
như hạt nảy mầm thuận lợi vì nó đủ nước, cân bằng acid và bazo, đầy đủ
dinh dưỡng. Tốt hơn cả là công thức có đất màu, xem như thành phần thứ
2 ( sau than bùn) đảm bảo độ ẩm và dinh dưỡng.
Tại thành phố Hồ Chí Minh thường sử dụng các loại giá thể là vỏ
dừa cắt khúc 50 % + than củi 50 %, hoặc vỏ dừa cắt khúc 70 % + than củi
30 %, để trồng cây phong lan.
Năm 2006, tác giả Lê Xuân Tảo [11] đã tiến hành làm thí nghiệm
để nghiên cứu loại giá thể thích hợp cho 1 số loại hoa trồng chậu là hoa
Báo Xuân, hoa Hồng Tiểu muội, cúc Indo. Trong đó, tác giả đã đưa ra kết
luận, giá thể thích hợp dùng để trồng cuc Indo trong chậu gồm : 1/4 trấu
hun + 2/4 vụn dừa + 1/4 phân chuồng, đồng thời tác giả cũng đề nghị giá
thể thích hợp cho cây cúc nói chung là : 2 phần đất vườn + 1 phần phân
chuồng hoai mục + 1 phần than bùn + 1 phần đá mạt.
Nhìn chung, việc nghiên cứu giá thể trồng hoa trong chậu chưa
nhiều mới chỉ dùng chủ yếu cho cây cảnh, cây Bonsai. Đã có một số Viện
tiến hành nghiên cứu các loại giá thể thích hợp cho trồng lan, trồng cúc,
cẩm chướng, nhưng mới dừng ở bước đầu thử nghiệm chưa đưa rộng rãi
trong sản xuất. Nguyên nhân cụ thể do đây là một lĩnh vực được coi là
mới mẻ, thứ hai do thành phần các giá thể còn phức tạp người nông dân
không thể tự tạo ra giả thể, trong khi đó các Viện và cơ quan nghiên cứu
chưa đưa những giá thể này vào sản xuất đại trà.
2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón lá trên cây trồng và cây
hoa.
Theo Nguyễn Văn Uyển (1995) [22] phân bón lá (PBL) trên thị
trường trong nước và thế giới rất phong phú, thường sản xuất duới dạng
các chế phẩm bón qua lá, có thể chia thành 3 nhóm :
- Nhóm chỉ có các yếu tố đa lượng và vi lượng phối hợp hoặc riêng rẽ.
- Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng, nhằm thúc đấy sinh
trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá
trình chín hoặc làm mau ra rễ.
- Nhóm có các loại thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh được phối trộn
với tỷ lệ thích hợp.
Tác giả Đường Hồng Dật ( 2003) [4], cho rằng bón phân qua lá
phát huy hiệu lực nhanh, tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở
mức cao, 90 – 95 %, trong khi bón qua đất cây chỉ sử dụng 40 – 50 %.
Tổng diện tích bề mặt lá tiếp xúc với phân bón thường cao hơn 8 –
10 lần diện tích tán cây che phủ, các chất dinh dưỡng được vận chuyển tự
do theo chiều từ trên xuống dưới với vận tốc 30cm/h, do đó năng lực hấp
thu dinh dưỡng từ lá cũng cao gấp 8 – 10 lần so với khả năng hấp thu từ
rễ.
Bùi Bá Bồng, Nguyễn Văn Bộ, (2005) [1], cho biết: chế phẩm phân
bón qua lá đã làm tăng chất lượng nông sản: giảm hàm lượng NO
3
trong
dưa chuột 28 – 35 %, trong cải xanh 20 – 35 %, trong bắp cải 25 – 70 %.
Phun phân bón lá TP – 108 cho cà chua làm tăng tỷ lệ tinh bột lên 29%,
hàm lượng muối khoáng lên 17,6%, vitamin C lên 11,1%, hàm lượng
đường lên 23%. Phun HVP cho trái Thanh long làm thời gian lưu giữ trái
kéo dài thêm 10 – 12 ngày so với đối chứng. Sử dụng chế phẩm bón lá
HVP 401 – N làm tăng độ Bric của trái quýt Tiểu 3,7%
Đối với hoa cây cảnh phun PBL Komic – FL cho hoa cây cảnh làm
tăng số hoa, đường kính hoa, giữ cho hoa lâu tàn ( Vũ Cao Thái, 2000)
[13].
Xử lý phân bón lá SNG, Atonik cho cây hoa cúc đã tác động mạnh
đến giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây, làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu
11% so với đối chứng, tăng năng suất, chất lượng, kéo dài tuổi thọ của
hoa, còn sử lý SNG và BPF, nồng độ 10ml/lít cho cây hoa cúc bắt đấu ra
nụ, đã làm tăng đường kính hoa lên đáng kể, màu sắc hoa tươi hơn, thân
lá xanh đậm cuống hoa to hơn…( Nguyễn Quang Thạch, 2002 [12]).
Nếu xét về khía cạnh môi trường thì phân bón qua lá, phân vi sinh,
và các loại phân tương tự khác được khuyến khích nghiên cứu và đưa vào
sản suất nông nghiệp có ý nghĩa lớn trong sự phát triển nông nghiệp bền
vững, trong vấn đề an toàn dinh dưỡng cây trồng.
Cũng theo Vũ Cao Thái ( 1996) [13]. Cho rằng: phân bón qua lá là
một giải pháp chiến lược của ngành nông nghiệp, khi sử dụng hiệu quả
phân bón lá thì sản lượng trung bình tăng 20 – 30% với cây công nghiệp
ngắn ngày. Điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học, vì lá là cơ quan tổng
hợp trực tiếp chất hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng qua
các quá trình sinh lý, sinh hoá và quang hợp, khi bón qua lá, khắc phục
được các hạn chế của phân bón qua đất bị rửa trôi, bốc hơi hoặc giữu chặt
trong đất. Đây là cơ sở pháp lý để đưa các nguyên tố vi lượng quý hiếm
vào các chế phẩm PBL, giúp cây trồng trong những điều kiện bất lợi: hạn
hán lũ lụt, thời kỳ khủng hoảng dinh dưỡng của cây…giúp cho cây nhanh
chóng phục hồi.
Theo Trương Hợp Tác [10] phân bón làm tăng năng suất cây trồng
từ 35 – 45%, phần còn lại là do giống và các yếu tố khác. Phân bón qua lá
có vị trí nhất định trong thâm canh tăng năng suất, chất lượng các sản
phẩm cây trồng nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực sản xuất rau hoa quả.
Theo báo cáo của cục trồng trọt 2008, Hiện nay Việt Nam chưa tự
sản xuất được các loại phân DAP, MAP, Kali, SA, do vậy để đáp ứng nhu
cầu sử dụng trong nước phải nhập khẩu toàn bộ từ nước ngoài. Đối với
phân Ure, trong nước mới tự sán xuất được khoảng 45%, phần còn lại
phải nhập khẩu. Nếu tính theo giá trị các yếu tố dinh dưỡng, Việt Nam
còn phải nhập khẩu 65% đạm, 60% lân, 100% kali. Như vậy thị trường
phân bón Việt Nam còn phải chịu tác động rất lớn của biến động thị
trường phân bón thế giới.
Hàng năm mức tiêu thụ các loại phân bón ở Việt Nam ngày càng
tăng dần. So với một số nước trên thế giới mức độ sử dụng phân bón ở
Việt Nam vẫn còn ở mức khá thấp như Nhật Bản: 388,6; Trung Quốc:
283,4. So với bình quân thế giới và các nước khác trong khu vực thì mức
sử dụng phân bón ở Việt Nam cao hơn khá nhiều. Bình quân thế giới năm
1997 chỉ ở mức 97,1 kg NPK/ha; các nước trong khu vực năm 1999 ở
mức như: Campuchia; 1,49 kg NPK/ha; Indonexia: 63 kg/ha; Lào: 4,5 kg
NPK/ha; Miến Điện: 14,9 kg NPK/ha; Philippin: 65,6 kg NPK/ha; Thái
Lan: 95,8 kg NPK/ha. Các nhà máy sản suất phân bón NPK phối trộn chủ
yếu do Tổng công ty hoá chất đảm nhiệm sản suất. Nhà máy của các địa
phương, các công ty liên doanh với nước ngoài có thể đạt 3.000.000
tấn/năm nếu sản suất hết công suất, đủ cung cấp lượng phân bón NPK
phối trộn cho nhu cầu trong nước (Vũ Hữu Yêm) [23].
Theo Trương Hợp Tác [10], Hiện nay nước ta đang sử dụng
khoảng 400 loại phân bón lá ở các dạng lỏng , viên, bột cung cấp cho cây
trồng các chất dinh dưỡng đa – trung – vi lượng. Một số loại được bổ
sung chất điều hoà sinh trưởng, kháng sinh. Khả năng sản suất và cung
ứng các loại phân bón lá của các cơ sở sản xuất trong nước cơ bản đáp
ứng được nhu cầu sử dụng, hạ giá thành sản phẩm và sử dụng phân bón lá
để có thể tiết kiệm được từ 20 – 30% lượng nước tiêu tốn.
Theo trang tin điện tử ATTRA, [34] là dịch vụ thông tin sản xuất
nông nghiệp bền vững quốc gia Thái Lan phục vụ hoạt động của trung
tâm công nghệ thích hợp Quốc gia, thông qua một cấp từ nông thôn hợp
tác kinh doanh - dịch vụ, giới thiệu về phân bón qua lá để các chất dinh
dưỡng hấp thu trực tiếp tại lá cây và mô thân, nâng cao khả năng hấp thu
dinh dưỡng cây trồng và được ứng dụng trong hệ thống nông nghiệp bền
vững và hữu cơ.
Theo Đường Hồng Dật (2003) [4], Bón phân qua lá được sử dụng
như một phương tiện cung cấp bổ sung cho cây các chất dinh dưỡng và
các chất hormones, các chất kích thích, mang lại lợi ích: tăng sản lượng,
sức đề kháng bệnh và côn trùng sâu hại, nâng cao chất lượng, chống chịu
hạn hán, điều hoà và nâng cao năng suất chất lượng mùa màng. Ứng dụng
này có thể sử dụng để hỗ trợ cho cây trồng trong phục hồi từ ghép sống,
giảm tổn thương ở rễ khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Một trong những lợi ích của phân bón qua lá là tăng quá trình huy
động các chất dinh dưỡng từ đất thông qua vùng lông hút của bộ rễ, điều
này làm tăng cường các hoạt động sinh học tăng khả năng kháng bệnh tật
và các phản ứng hoá sinh mang lại lợi ích cho cây trồng (Hoàng Ngọc
Thuận) [20].
2.3. Các nghiên cứu về phân bón qua lá Pomior
Phân bón lá phức hữu cơ EDTA chelated và EDTA – amino – Acid
– chelated ra đời từ những năm 90 của thế kỷ trước ở các nước phát triển
là một tiến bộ quan trọng của ngành sản xuất phân bón lá. Nhờ có các
phản ứng tạo phức của các axit amin với các kim loại người ta có thể đưa
vào phân bón nhiều nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, đa lượng để cung cấp
nhanh cho các loại cây trồng. Phân bón lá phức hữu cơ bền vững, dễ bảo
quản vận chuyển và dễ sử dụng, đóng góp phần quan trọng trong sản xuất
các sản phẩm quan trọng trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch
các kiểu trạng trại thủy canh “Thank faming” và xây dựng một nền nông
nghiệp bền vững ( Hoàng Ngọc Thuận ) [17].
Phân bón qua lá Pomior là sản phẩm phức hữu cơ EDTA –
minoacid – chelated có nguồn gốc từ EDTA và các aminoacid thuỷ phân
từ các chất hữu cơ giàu protein (Pomior tên viết tắt của
Polymicroelements organic). Từ những 1998 – 2004 PGS.TS Hoàng
Ngọc Thuận đã tạo được các dạng Pomior ổn định về tính chất vật lý và
thành phần hoá học. Sản phẩm ở dạng dung dịch màu xanh lá mạ hoặc
xanh vàng, trong, đặc sánh, tỷ trọng từ 1.18 – 1.22, độ pH 6,5 – 7.
Hàm lượng đạm Amin trong các dạng Pomior P198, P298, P399
là 6,4 mg/l, với 17 loại axit amin: Alamin, Arginin, Aspatic, Xystin,
Glutamic, Glycin, Isoleuxin, Luexin, Lysin, Metionin, Phenilamin,
Prolin, Serin, Threonin, Tryptophan, Tyroxin, Valin ( Kết quả phân tích
của trung tâm công nghệ sinh học quốc gia ) (Hoàng Ngọc Thuận) [17]
[18]
Bảng 2.2. Thành phần hoá học của phân bón lá Pomior
Thành
Phần
Chủng loại phân bón Chất kích
thích dứa ra
hoa trái vụ
P203H *
P198 P298 P399
N 10,75% 5,75% 5,75% 5,5%
P
2
0
5
5,50% 10,50% 5,50% 7,8%
K
2
0 4,48% 4,48% 9,6% 7,2%
Ca0 0,40% 0,4% 0,4% 0,4%
Mg
++
540 mg/l 540 mg/l 540 mg/l 540 mg/l
Cu
++
163 mg/l 163 mg/l 163 mg/l 163 mg/l
Fe0 322 mg/l 322 mg/l 322 mg/l 322 mg/l
Zn
++
236 mg/l 236 mg/l 236 mg/l 236 mg/l
Mn
++
163 mg/l 163 mg/l 163 mg/l 163 mg/l
B 84 mg/l 84 mg/l 84 mg/l 84 mg/l
Ni
++
78,4 mg/l 78,4 mg/l 78,4 mg/l 78,4 mg/l
(Nguồn: Hoàng Ngọc Thuận – Báo cáo nghiệm thu đề tài khoa học
độc lập năm 2007)
PGS.TS Hoàng Ngọc Thuận và Cs đã nghiên cứu hơn 20 thí
nghiệm đồng ruộng nhằm xác định ảnh hưởng của phân bón lá phức hữu
cơ Pomior đối với lúa, rau, cà phê và cây ăn quả.
Khi phun Pomior với nồng độ 0,6%, 20 ngày 1 lần, 6 lít
Pomior/ha dứa Cayen đã thúc đẩy sinh trưởng, chiều cao, lá, tăng kích
thước chồi và khối lượng quả, tăng năng suất so với đối chứng (phun
nước lã) là 334,18% và tăng 54,45% so với phun Komic KF, phân bón
Pomior làm tăng phẩm cấp quả dứa nguyên liệu và tăng hàm lượng chất
khô và đường tổng số trong dứa quả.
Phun Pomior cho cây bưởi Đoan Hùng 7 – 10 ngày 1 lần, nồng độ
0,4% lượng phân bón 2 lít /1000 m
2
1 lần phun có tác dụng thúc đẩy cây
gốc ghép và cây ghép sinh trưởng nhanh: sau ghép 4 tháng cây giống đã
đạt tiêu chuẩn xuất vườn từ gieo đến xuất vườn 12 tháng rút ngắn được 4
tháng so với không phun.
Phun Pomior cho rau cải củ [17] ở cả 2 thời kỳ: có 2 – 3 lá thật và
thời kỳ chuẩn bị xuống củ, nồng độ dung dịch 0,5% lượng Pomior sử
dụng trong 2 lần là 200 ml làm tăng năng suất từ 27 – 62% ở vụ sớm và
chính vụ. (Nguồn: Số liệu cục sản xuất kinh tế tổng cục hậu cần).
Phun Pomior cho rau từ 7 – 10 ngày 1 lần trên nền đất xấu và đất
cát ven biển, không bón phân lót, với liều lượng 0,6 – 1 lít dung dịch
Pomior 0,5% cho 10m
2
rau xanh, đã đạt được năng suất rau cải xanh 1
kg/1m
2
, 1,4 kg/1m
2
cải củ Hải Phòng, 1,2 kg/1m
2
cải củ Thái Bình; 2,0
kg/1m
2
, tăng năng suất từ 17,7 – 33% với đối chứng ( phun nước lã).
Phun Pomior cho cà phê giống Catimor có tác dụng tốt đối với
sinh trưởng các cặp cành (tăng chiều dài cành quả), tăng năng suất cà phê
tưới từ: 9,7 – 11%, tăng hàm lượng chất khô và ổn định các chỉ tiêu chất
lượng khi phun kèm với Ethrel để ép chín cà phê. ( Nguyễn Lê Trọng sinh
viên lớp làm vườn khoá 41).
Nghiên cứu ảnh hưởng của PBL phức hữu cơ Pomior trên các cây
hoa cúc, hoa đồng tiền và hoa hồng, (Hoàng Ngọc Thuận (2005) [18]
[19].
- Khi sử dụng PBL Pomior 0,3% cho cây hoa cúc trong vườn ươm
nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, tỷ lệ sống khi ra ngôi cây con trong
ống nghiệm tăng 35%, so với đối chứng phun nước sạch, cây con mập,
sau 10 ngày ra ngôi, tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh gấp 1,45 lần.
- Thí nghiệm sử dụng PBL Pomior 0,4% cho cây cúc vàng hè Đà
Lạt, kết quả năng suất, chất lượng, độ bền hoa cắt, khả năng chống chịu
sâu bệnh đều cao hơn đối chứng. Đặc biệt có thể sử dụng PBL Pomior để
bón thúc cho cây hoa cúc mà không phải bón thêm loại phân khoáng nào
khác.
- Trên cúc đồng tiền kép, thí nghiệm bón thúc bằng PBL Pomior ở
các nồng độ: 0,2%, 0,3%, 0,4% và 0,5% đều cho khả năng sinh trưởng và
năng xuất cao hơn, tuy nhiên ở nồng độ Pomior 0,4% cho hiệu quả cao
nhất, đường kính hoa tăng 1,14 lần, chiều cao cành tăng 1,15 lần, năng
suất hoa tăng 1,22 lần, số hoa loại I tăng 1,44 lần so với đối chứng.
- Trên cây hoa hồng Đỏ nhung ( Pháp) khi phun PBL Pomior 0,3%
cho cây 5 ngày/lần kết quả, năng suất chất lượng hoa đều cao hơn, hiệu
quả kinh tế tăng gấp 1,27 lần, so với đối chứng bón thúc bằng phân
khoáng qua rễ (cùng nền bón lót). Các thí nghiệm trên cây hoa hồng Đỏ
son (Hà Lan), và các cây trồng khác: lúa, rau, cây ăn quả… đều cho kết
quả tương tự.
3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Cây hoa
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên hai loại hoa trồng thảm là:
Hoa cúc Vạn Thọ lùn.
Tên khoa học là Tagetespatula.L., tên tiếng anh là Frech Marigold, tên
thương mại là: Marigold 502.
Loài này cây lùn, cao 30 – 35 cm, hoa đỏ đơn cánh, cánh sọc nâu hay
sọc màu gỗ đỏ, cồi vàng. Loài này sinh trưởng rất khỏe, nhiều hoa và thời gian
ra hoa kéo dài tới 45 – 50 ngày. Thời gian sinh trưởng ngắn từ gieo đến ra hoa
khoảng 45 – 50 ngày, có thể trồng quanh năm vì nó phản ứng trung tính với
ánh sáng nhưng vụ trồng chính là Thu Đông và Đông Xuân.
Hoa Mào gà lùn
Cây hoa mào gà (Celosia cristata) thuộc họ Rau Dền. Thân nhẵn,
cao 30-70cm, lá mọc lệch có cuống, lá có các loại màu đỏ sẫm, xanh,
xanh vàng, xanh đỏ, hoa mọc tập trung ở đỉnh như mào gà.
Hạt màu đen tím. Màu sắc hoa cũng rất đa dạng, thường gặp là
màu đỏ lửa, còn có các màu khác như tím, vàng da cam, trắng, vàng đỏ.
Cây hoa mào gà được trồng nơi đình chùa, loại nhỏ trồng vào chậu. Hoa
mào gà nguyên sản ở †n Độ. Chúng ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng
trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn.
3.1.2. Giá thể
Các vật liệu sau được sử dụng để phối trộn giá thể trong các thí nghiệm:
Trấu hun: Vỏ trấu đem hun cháy không hoàn toàn, có tính thoát nước
và thông thoáng, nhẹ, xốp, không chứa nhiều chất dinh dưỡng, song hàm
lượng kali rất cao (0,19 – 0,3 %), có tính kiềm.
Đất phù sa: Có thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, sạch cỏ dại và
được xử lý bằng thuốc hóa học.
Xơ dừa: Vỏ quả dừa phơi khô, nghiền nhỏ, sau đó dốn thành bánh,
chủ yếu để giữ cây, tạo độ thông thoáng cho giá thể. Xơ dừa được làm giá thể
trong công nghệ trồng rau không dùng đất.
Bèo hoa dâu: Là bèo lấy từ ao hồ, sông ngòi, ruộng lúa, và được
phơi khô. Có tính thoát nước, thông thoáng, nhẹ, xốp, không ảnh hưởng đến
pH.
Phân ủ (compot) được làm từ phụ phẩm đồng ruộng (thân đậu, lạc,
rơm rạ): có tính thoát nước, thông thoáng, nhẹ, xốp, giàu dinh dưỡng.
3.1.3. Phân bón lá
Phân bón qua lá phức hữu cơ Pomior.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Nhà lưới của bộ môn RHQ – khoa Nông học, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
- Quy mô: nhà lưới 100 m
2
- Thời gian thí nghiệm: Tháng 2/2010 – Tháng 6/2010
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần và tỷ lệ giá thể đến sinh
trưởng, phát triển, và chất lượng của hai loại hoa trồng chậu: cúc Vạn Thọ lùn
và Mào gà lùn
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá phức hữu cơ Pomior đến
sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hai loại hoa trồng chậu: cúc Vạn Thọ
lùn và Mào gà lùn
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
Tương ứng với mỗi nội dung nghiên cứu bố trí một thí nghiệm trong
nhà lưới, ở điều kiện trồng chậu.
Thí nghiệm 1a. Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần giá thể hữu cơ
đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc Vạn Thọ lùn
Trên mỗi loại hoa thí nghiệm bố trí các công thức sau:
Công thức 1: Đất màu 100% (ĐC)
Công thức 2: Đất màu + Trấu hun + Compot
Công thức 3: Xơ dừa + Bèo hoa dâu + Compot
Công thức 4: Trấu hun + Bèo hoa dâu + Compot
Tỉ lệ phối trộn ở các công thức thí nghiệm là 1 : 1 : 1
Thí nghiệm 1b. Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần giá thể hữu cơ
đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa Mào gà lùn
Các công thức thí nghiệm giống ở thí nghiệm 1a.
Thí nghiệm 2a. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến
sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc Vạn Thọ lùn
Công thức 1(ĐC): Đất màu (25%) + Compot (25%) + Trấu hun (25%) +
bèo hoa dâu khô (25%)
Công thức 2: Đất màu (20%) + Compot (30%) + Trấu hun (20%) +bèo
hoa dâu khô (30%)
Công thức 3: Đất màu (10%) + Compot (40%) + Trấu hun (10%) + bèo
hoa dâu khô(40%)
Công thức 4: Đất màu (0%) + Trấu hun (0%) + Compot (50%) + Bèo
hoa dâu khô (50%)
Thí nghiệm 2b. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến
sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa Mào gà lùn
Các công thức thí nghiệm giống ở thí nghiệm 2a.
Ghi chú: Ở cả 4 thí nghiệm: tỷ lệ các loại vật liệu được phối trộn theo
thể tích
Bổ sung vôi bột và phân khoáng hỗn hợp NPK Việt – Nhật ở các công
thức thí nghiệm với mức: 100g NPK Việt Nhật và 10g vôi bột, 10g bột
khoáng, 10g bột đá cho 10 lít nguyên liệu hỗn hợp trước khi phối trộn giá thể.
Chăm sóc thí nghiệm 1 và 2:
- Bón phân: phun phân bón lá Pomior 10 ngày/lần. Bổ sung phân phân
đạm thông qua tưới nước khi cần thiết dựa vào trạng thái sinh trưởng của cây.
- Phòng trừ sâu, bệnh: tùy theo mức độ bị hại để phòng trừ kịp thời.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ khác nhau của
phân bón qua lá phức hữu cơ Pomior đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng
của 2 loại hoa thí nghiệm. Trên mỗi loại hoa có công thức thí nghiệm như sau:
Công thức 1: Phun nước lã (ĐC).
Công thức 2: Nồng độ 0,2%
Công thức 3: Nồng độ 0,3%.
Công thức 4: Nồng độ 0,4%.
Phun Pomior từ khi cây ra ngôi đã hồi xanh với tần suất 1 tuần/lần cho
đến khi cây nở hoa. Phun ướt đẫm lá. Thí nghiệm tiến hành trên giá thể CT2
thí nghiệm 1.
Chăm sóc thí nghiệm: Bổ sung phân đạm khi cần thiết dựa vào trạng
thái sinh trưởng của cây. Phòng trừ sâu bệnh khi cây bị bệnh như ở thí nghiệm
1 và 2.
3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm và chỉ tiêu theo dõi
3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiêm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại gồm 5 chậu, mỗi công
thức 15 chậu, mỗi công thức theo dõi 15 cây.
3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi.
a. Theo dõi các chỉ tiêu về giá thể: Tính chất lý, hóa học của giá thể
- Độ pH:
Trước khi trồng (sau phối trộn giá thể): Cân 10g giá thể đổ 50ml nước
vào lắc 1 giờ, lọc, rồi đem đo bằng máy đo pH của phòng phân tích Jaika.
Sau trồng (khi cây ra nụ rộ): đo theo tiêu chuẩn của Mỹ CEN 13040
(2006)
Lấy: 60ml hoặc 250 ml giá thể đổ 300ml hoặc 1250 ml nước lắc 1 giờ,
lọc, rồi đem đo.
- Độ dẫn điện EC: đo tại phòng phân tích Jaika dụng cụ đo EC tương tự
như đo pH
Các chỉ tiêu được theo dõi vào hai lần: Trước khi trồng (sau phối trộn giá thể)
và sau khi trồng (khi ra nụ rộ)
b. Các chỉ tiêu về cây
Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại, chất lượng và độ
bền hoa.
- Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển: Được tính từ khi trồng đến khi
cây nảy mầm (hồi xanh), phân cành, ra nụ, ra hoa
Tổng số hạt nảy mầm
Tỷ lệ nảy mầm (%) = x 100
Tổng số hạt đem gieo
Tổng số cây sống
Tỷ lệ sống (%) = x 100
Tổng số cây trồng
Thời gian ra lá mới sau trồng (ngày): Được tính từ lúc cây bắt đầu trồng
vào chậu cho đến khi 50% số cây có lá mới
Thời gian trồng đến ra nụ rộ (ngày): Được tính từ ngày bắt đầu trồng
vào chậu cho tới khi có 50% số cây ra nụ.
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển thân, lá
Tổng chiều cao của các cây theo dõi (cm)
Chiều cao cây (cm)/cây =
Tổng số cây theo dõi (cây)
( Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây)
Tổng đường kính tán của cây theo dõi (cm)
Đường kính tán (cm) =
Tổng số cây theo dõi (cây)
Tổng số lá trên thân chính của cây theo dõi
Số lá trung bình/ thân chính (lá) =
Tổng số cây theo dõi (cây)
Số lá/thân chính được tính từ gốc cây đến đỉnh ngọn của thân chính,
đếm lá bằng cách đánh dấu sau mỗi lần theo dõi.
Tổng số cành cấp 1(cành)
Số cành cấp 1 (cành) =