Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Ứng dụng hệ thống nuôi cây ngập chìm tạm thời Plantima trong nhân giống vô tính in vitro cây lan Hồ Điệp (Phalaenopsis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




BÙI TRỌNG HẢI


ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NUÔI CẤY NGẬP CHÌM
TẠM THỜI (TEMPORARY IMMERSION SYSTEM- TIS)
TRONG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH IN VITRO CÂY LAN
HỒ ðIỆP (PHALAENOPSIS)


LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI -2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



BÙI TRỌNG HẢI


ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NUÔI CẤY NGẬP CHÌM


TẠM THỜI (TEMPORARY IMMERSION SYSTEM - TIS)
TRONG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH IN VITRO
CÂY LAN HỒ ðIỆP (PHALAENOPSIS)



CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ: 60.42.02.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.NGND. NGUYỄN QUANG THẠCH
TS. HOÀNG THỊ NGA




HÀ NỘI -2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñều ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Bùi Trọng Hải


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản luận văn này tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ về nhiều
mặt của các cấp lãnh ñạo, các tập thể và cá nhân.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS NGND Nguyễn
Quang Thạch, TS Hoàng Thị Nga ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp ñỡ
tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Ban Quản lý ñào tạo, Ban
chủ nhiệm Khoa Công nghệ sinh học, các cán bộ và nhân viên Phòng Công
nghệ Sinh học Thực vật – Viện Sinh học nông nghiệp - Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi về kiến thức và
chuyên môn trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh ñạo Trung tâm
Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh, nơi tôi làm việc và công
tác, ñã tạo ñiều kiện về mặt thời gian và vật chất, giúp ñỡ tôi trong suốt quá
trình tôi làm việc và thực hiện ñề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới gia
ñình, người thân và bạn bè ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện ñề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn


Bùi Trọng Hải

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục các chữ viết tắt viii
MỞ ðẦU 0
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Giới thiệu chung về lan Hồ ñiệp 4
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố 4
1.1.2 Phân loại thực vật học 6
1.1.3 ðặc ñiểm hình thái 6
1.2 Tình hình phát triển lan Hồ ñiệp trên thế giới và ở Việt Nam 8
1.2.1 Trên thế giới 8
1.2.2 Ở Việt Nam 10
1.3 Các nghiên cứu về nhân giống lan Hồ ñiệp 12
1.3.1 Nhân giống hữu tính 12

1.3.2 Nhân giống vô tính 14
1.4 Hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (Temporary immersion system -TIS)17
1.4.1 Giới thiệu chung 17
1.4.2 Nguyên tắc vận hành và cấu trúc cơ bản của hệ thống 18
1.4.3 Phân loại 19
1.4.4 Một số hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời tiêu biểu 20
1.4.5 Một số ứng dụng trong vi nhân giống 23

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv

1.4.6 Những ưu ñiểm và nhược ñiểm của hệ thống ngập chìm tạm thời. 29
Chương 2 ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 31
2.1 ðối tượng nghiên cứu 31
2.2 Vật liệu nghiên cứu 31
2.3 Nội dung nghiên cứu 32
2.3.1 Thiết lập ñiều kiện nuôi cấy vô trùng và khởi ñộng quá trình nuôi cấy
trên hệ thống Plantima. 32
2.3.2 Khảo sát quá trình nhân nhanh protocorm trên hệ thống Plantima 32
.3.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của thể tích môi trường nuôi cấy lên sự nhân
nhanh protocorm 33
2.3.3 Khảo sát quá trình tái sinh chồi và tạo cây hoàn chỉnh trên hệ thống
Plantima. 34
2.3.4 So sánh hiệu quả nhân giống bằng hệ thống Plantima só với các hệ
thống khác (ñặc, lỏng tĩnh, lỏng lắc) 34
2.4 Phương pháp nghiên cứu 35
2.4.1 Bố trí thí nghiệm 35
2.4.2 Chuẩn bị môi trường 35

2.4.3 ðiều kiện thí nghiệm 35
2.4.4 Chỉ tiêu theo dõi 35
2.4.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 36
2.4.6 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 36
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1 Thiết lập ñiều kiện nuôi cấy vô trùng và khởi ñộng quá trình nuôi cấy
trên hệ thống Plantima. 37
3.1.1 Tạo vật liệu khởi ñầu cho quá trình nuôi cấy 37
3.1.2 Thiết lập ñiều kiện nuôi cấy vô trùng cho hệ thống Plantima 39
3.2 Khảo sát quá trình nhân nhanh protocorm trên hệ thống Plantima 42

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v

3.2.1 Xác ñịnh môi trường nuôi cấy tối ưu ñể nhân nhanh protocorm 42
3.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của mật ñộ nuôi cấy lên sự nhân nhanh protocorm45
3.2.3 Khảo sát ảnh hưởng thể tích môi trường nuôi cấy lên sự nhân nhanh
protocorm 48
3.2.4 Khảo sát ảnh hưởng của tần suất ngập chìm lên sự nhân nhanh
protocorm. 51
3.3 Khảo sát quá trình tái sinh chồi và tạo cây hoàn chỉnh trên hệ thống
Plantima 53
3.3.1 Xác ñịnh môi trường nuôi cấy tối ưu cho quá trình tái sinh chồi và tạo
cây hoàn chỉnh. 53
3.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của các thông số hoạt ñộng của hệ thống Plantima
ñến sự tái sinh chồi và tạo cây hoàn chỉnh. 55
3.4 So sánh hiệu quả nhân nhanh protocorm trên hệ thống tis so với các hệ
thống nuôi cấy khác (thạch, lỏng tĩnh, lỏng lắc) 59
3.4.1 So sánh, ñánh giá hiệu quả nhân nhanh protocorm của hệ thống

Plantima so với một số hệ thống nuôi cấy khác 59
3.4.2 Xác ñịnh giai ñoạn sử dụng hệ thống TIS hiệu quả trong quy trình
nhân giống. 61
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 ðề nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 70


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi

DANH MỤC BẢNG



STT Tên bảng Trang

3.1 Ảnh hưởng của BAP và α-NAA lên sự nhân nhanh protocorm
(Sau 6 tuần nuôi cấy) 43
3.2 Ảnh hưởng của mật ñộ mẫu cấy ñến sự nhân nhanh protocorm
trên hệ thống Plantima (sau 6 tuần nuôi cấy) 45
3.3 Ảnh hưởng của thể tích môi trường nuôi cấy lên việc nhân nhanh
protocorm trên hệ thống Plantima 48
3.4 Ảnh hưởng của tần suất ngập chìm lên sự nhân nhanh protocorm
trên hệ thống Plantima (sau 6 tuần nuôi cấy) 51
3.5 Ảnh hưởng của chất phụ gia hữu cơ ñến quá trình tái sinh chồi và
tạo cây hoàn chỉnh (sau 6 tuần nuôi cấy) 55

3.6 Ảnh hưởng của mật ñộ nuôi cấy lên sự tái sinh chồi và tạo cây
hoàn chỉnh trên hệ thống Plantima (sau 6 tuần nuôi cấy) 56
3.7 Chất lượng sinh trưởng- phát triển của chồi lan Hồ ñiệp trên hệ
thống ngập chìm tạm thời (sau 2 thành nuôi cấy) 57
3.8 So sánh hiệu quả nhân nhanh và chất lượngProtocorm hình thành
trên các hệ thống nuôi cấy khác nhau 59


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vii

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

1.1 Sự ña dạng và phong phú về màu sắc, hình dáng Lan Hồ ðiệp 5
1.2 Hình thái cây lan Hồ ñiệp 6
1.3 Keiki hình thành trên phát hoa của Lan Hồ ñiệp 15
1.4 Hệ thống ngập chìm tạm thời RITA
®
21
1.5 Hệ thống bình ñôi BIT
®
22
1.6 Các thành phần của hệ thống Plantima 22
1.7 Hệ thống Plantima với thiết bị ñiều khiển chu kỳ ngập chìm 23
2.1 Hồ ñiệp Pha.Sogo Yukidian'V3' 31
3.1 Phát sinh hình thái tạo chồi bất ñịnh (b& c) từ mắt ngủ phát hoa (a) 38

3.2 Các protocorm - Thể tiền chồi (b) phát sinh từ mô lá (a) của chổi
bất ñịnh (sau 30 ngày nuôi cấy) 39
3.3 Lắp ñặt, vận hành khởi ñộng hệ thống Plantima 40
3.3 Ảnh hưởng của chất ðTSH lên quá trình nhân nhanh protocorm 44
3.4 Ảnh hưởng của mật ñộ mẫu cấy lên sự nhân nhanh protocorm
trên hệ thống Plantima (sau 6 tuần nuôi cấy) 47
3.5 Ảnh hưởng của thế tích môi trường nuôi cấy lên sự nhân nhanh
protocorm trên hệ thống Plantima. 50
3.6 Ảnh hưởng của tần suất ngập chìm lên sự nhân nhanh protocorm 53
3.7 Chồi tái sinh và tạo cây hoàn chỉnh trên môi trường ñược bổ sung
50g/l KT + 50 g/l CR (CT tối ưu) 55
3.8 Sự sinh trưởng và phát triển của chồi lan Hồ ñiệp trên hệ thống
nuôi cấy ngập chìn tạm thời Plantima 58
3.9 Chất lượng protocorm hình thành trên các hệ thống nuôi cấy
khác nhau 60
3.10 Sơ ñồ quy trình nhân giống vô tính in vitro lan Hồ ñiệp trên hệ
thống ngập chìm tạm thời Plantima 62

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BAP : 6- Benzyl Amino Purine
C : Chuối
CR : Cà rốt
CT : Công thức
2,4-D : 2,4- Dichlorophenoxyacetic acid

Ki : Kinetin (6-Furfuryl amino purine)
ðC : ðối chứng
ðK : ðường kính (ðường saccharose)
ðTST : ðiều tiết sinh trưởng
HSN : Hệ số nhân
MS : Murashige & Skoog, 1962
α-NAA
: 1- Naphtalene Acetic Acid
ND : Nước dừa
KC : Knudson C, 1965
KT : Khoai tây
Protocorm

: Thể tiền chồi (Protocorm Like Bodies)
THT : Than hoạt tính
TIS Hệ thống ngập chìm tạm thời (Temporary Immersion System)

VW : Vacin & Went, 1949



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1

MỞ ðẦU

ðặt vấn ñề
Lan Hồ ñiệp (Phalaenopsis) là loài hoa cao cấp, có giá trị thẩm mỹ và
giá trị kinh tế cao, ñược nuôi trồng phổ biến trên thế giới và trở thành một

ngành thương mại mang lại lợi nhuận cao. ðài Loan, trung bình mỗi năm sản
xuất và tiêu thụ trên 80 triệu sản phẩm Hồ ñiệp các loại, kim ngạch xuất khẩu
năm 2009 ñạt 124 triệu USD (Số liệu của văn phòng kinh tế ðài Loan, 2009).
Trung Quốc, những năm qua tốc ñộ tăng trưởng của ngành sản xuất hoa lan là
20%/năm, trong ñó Hồ ñiệp là sản phẩm chủ lực. Hiện nay, Trung Quốc xuất
khẩu hoa lan ñi 22 nước trên thế giới, mỗi năm thu về trên 150 triệu USD
(Nguyễn Quang Thạch, 2005)
Ở châu Âu và châu Mỹ, Hồ ñiệp cũng ñược sản xuất và tiêu thụ mạnh
mẽ không kém. Năm 2002, ở Hà Lan, lan Hồ ñiệp từ số lượng tiêu thụ thứ 16
nhảy vọt lên vị trí thứ hai. Còn tại thị trường Mỹ năm 2004, hơn 35,7 triệu
cây Lan Hồ ñiệp (tương ñương 102 triệu USD) ñã ñược tiêu thụ, xếp thứ 2 về
doanh thu chỉ sau cây Trạng Nguyên (USDA Floriculture Crops, 2005)
Bắc Việt Nam có ñiều kiện sinh thái tương ñồng với các vùng trồng
Hồ ñiệp nổi tiếng của thế giới như Cao Hùng (ðài Loan), Quảng Châu (Trung
Quốc), tiềm năng phát triển lan Hồ ñiệp là rất lớn trong khi nhu cầu tiêu dùng
trong và ngoài nước về loài hoa này còn rất cao. ðể có thể phát triển ñược loài
lan quý này như một sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao của Việt Nam, việc
nắm vững các khâu kỹ thuật về tạo giống, nhân giống và nuôi trồng hoa lan
Hồ ñiệp là yếu tố quyết ñịnh. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể về vấn ñề
này ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, còn nhiều
mặt hạn chế, nhiều khâu kỹ thuật quan trọng, ñặc biệt là công nghệ nhân giống
còn ñược xem là bí quyết không phổ biến.
Trong khi trên thế giới cây giống Hồ ñiệp thực sinh từ gieo hạt in vitro

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2

ñã bị ñào thải và thay thế bằng cây giống vô tính từ nuôi cấy mô phân sinh thì
ở Việt Nam kỹ thuật nhân giống Hồ Ðiệp phổ biến hiện nay vẫn là nhân giống

hữu tính (gieo hạt in vitro) trên môi trường thạch, với nhiều hạn chế ảnh hưởng
ñến chất lượng cây giống cũng như giá thành sản phẩm. Giống cho sản xuất
hiện nay vẫn chủ yếu phải nhập nội với giá thành cao, bị ñộng, khó kiểm soát
ñược chất lượng cũng như nguy cơ lây lan dịch hại.
Hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (Temporary Immersion System
– TIS) là một công nghệ mới, hiện ñại, vừa kết hợp ñược các ưu ñiểm của
nuôi cấy lỏng và nuôi cấy trên thạch, vừa khắc phục ñược nhược ñiểm của hai
hệ thống nuôi cấy trên, giúp tạo ra môi trường nuôi cấy thoáng khí, cây con
khỏe mạnh, tỷ lệ sống sót cao, giảm chi phí nhân công và môi trường nuôi cấy
do không sử dụng thạch, hệ số nhân ñược gia tăng nhiều lần so với khi nhân
giống trên hệ thống nuôi cấy thông thường.
Nằm mục ñích khảo sát khả năng ứng dụng của hệ thống nhân giống mới
này so với các hệ thống nuôi cấy truyền thống, góp phần ñẩy mạnh việc sản xuất
cây giống với số lượng lớn, có chất lượng tốt và giá ñáp ứng yêu cầu của thực
tiễn sản xuất. Chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Ứng dụng hệ thống nuôi
cấy ngập chìm tạm thời Plantima trong nhân giống vô tính in vitro cây
lan Hồ ñiệp (Phalaenopsis)”
Mục ñích - yêu cầu
* Mục ñích
Khảo sát, ñánh giá khả năng ứng dụng của hệ thống ngập chìm tạm thời
Plantima trong việc cải thiện hệ số nhân nhanh cũng như chất lượng cây giống
trong quy trình nhân giống vô tính in vitro lan Hồ ñiệp.
* Yêu cầu
- Lắp ñặt và thiết lập ñược ñiều kiện nuôi cấy vô trùng trên hệ thống ngập
chìm tạm thời Plantima
- Xác ñịnh ñược môi trường nuôi cấy thích hợp cho từng giai ñoạn nuôi
cấy trên hệ thống ngập chìm tạm thời Plantima.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


3

- Xác ñịnh ñược các thông số vận hành tối ưu cho hệ thống ngập chìm
tạm thời Plantima: Mật ñộ nuôi cấy, thể tích môi trường nuôi cấy, chu kỳ ngập
chìm ñến khả năng nhân nhanh protocorm và chồi in vitro.
- So sánh, ñánh giá hiệu quả nhân giống của hệ thống ngập chìm tạm
thời Plantima so với các hệ thống nhân giống khác: thạch, lỏng tĩnh, lỏng lắc.
Qua ñó xác ñịnh ñược giai ñoạn sử dụng hệ thống ngập chìm tạm thời Plantima
hiệu quả nhất trong quy trình nhân giống, ñưa ra quy trình nhân giống in vitro
ñã ñược cải tiến với hệ số nhân cao hơn, chất lượng cây giống tốt hơn.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
Kết quả của ñề tài sẽ cung cấp và bổ sung những dẫn liệu, cơ sở khoa
học về việc ứng dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời trong nhân giống
vô tính in vitro lan Hồ ñiệp ở Việt Nam. Từ kết quả này có thể áp dụng sang
cho những ñối tượng cây trồng khác.
- Ý nghĩa thực tiễn
Ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời trong vi nhân giống vô tính hoa
lan ở nước ta là một công nghệ mới, việc ứng dụng thành công công nghệ này
sẽ mở ra triển vọng trong việc sản xuất ở qui mô công nghiệp, ñáp ứng ñủ
lượng cây giống với chất lượng cao, giá thành hạ, giúp người nông dân chủ
ñộng sản xuất, hạn chế phải nhập nội cây giống, góp phần ngăn chặn ñược
dịch bệnh lây lan qua con ñường nhập giống.



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

4


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về lan Hồ ñiệp
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Lan Hồ ñiệp có tên khoa học là Phalaenopsis. Tên gọi này bắt nguồn từ
tiếng Hy Lạp, trong ñó Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là
“giống như”, có nghĩa là loài hoa có hoa giống như cánh bướm. Một cây lan có
thể cho từ vài ñến vài chục bông hoa, rung rinh trong gió tạo dáng như quần thể
bướm bay lượn nên rất ñược thị trường ưa chuộng.
Lan Hồ ñiệp ñược phát hiện vào năm 1750, ñầu tiên ñược Rumphius ñặt
tên là Angraecum album. Năm 1753, Linne ñổi tên thành Epidendrum amabile.
ðến năm 1825 thì ñược Blume, một nhà thực vật Hà Lan, ñịnh danh một lần
nữa là Phalaenopsis amabilis và tên gọi này ñược dùng cho ñến ngày nay.
Hiện nay ñã tìm thấy trên 70 giống Hồ ñiệp nguyên thủy, ñại ña số có
nguồn gốc ở vùng Á nhiệt ñới Châu Á, phân bố chủ yếu ở Malaysia,
Indonesia, Philippin, phía ðông Ấn ðộ và miền Bắc Australia. Việt Nam
cũng có 6- 7 giống Hồ ñiệp nguyên thủy, ñó là: Phalaenopsis.gibbosa Sweet,
Phalaenopsis.mannii Rchob.f, Phalaenopsis. braceana (Hook.f), Christenson,
Phalaenopsis. Lobbii (Rchob.f), Phalaenopsis.fuscata Rchob.f (Phạm Hoàng
Hộ, 2000)
Các giống Hồ ñiệp trồng làm hàng hoá hiện nay ñều là giống lai. Trải qua
quá trình lai tạo, tuyển chọn, bồi dục ñã tạo ra hàng vạn giống Hồ ñiệp lai. So
với giống nguyên thủy, các giống lai thường có hoa to, thời gian ra hoa kéo dài
tới 2- 3 tháng, màu sắc và hoa văn thì vô cùng ña dạng, phong phú, tạo lên một
tập ñoàn các giống Hồ ñiệp lai hết sức ñồ sộ.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5











Hình 1.1: Sự ña dạng và phong phú về màu sắc, hình dáng Lan Hồ ðiệp


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6

1.1.2. Phân loại thực vật học
Giới Plantae (Thực vật)
Ngành Magnoliophyta (Ngọc Lan)
Lớp Liliopsida (Hành)
Phân lớp Liliidae (Hành)
Bộ Orchidales (Lan)
Họ Orchidaceae (Lan)
Chi Phalaenopsis (Hồ ñiệp)
Loài Phalaenopsis sp.
1.1.3. ðặc ñiểm hình thái
Lan Hồ ñiệp rất ña dạng về di truyền nhưng chúng cũng có những ñặc
tính chung về cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản:

Hình 1.2: Hình thái cây lan Hồ ñiệp

- Thân: Cây ñơn thân không có giả hành, ñược tạo ra bởi một ñỉnh sinh
trưởng hoạt ñộng liên tục. Các ñốt thân rất ngắn và thường ñược bao bọc bởi
hai hàng bẹ lá xếp dọc chiều dài thân.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7

- Lá: Lá ñơn nguyên, dày, không cuốn, mọng nước, có bẹ ôm lấy thân.
Hình dạng lá ñơn giản với màu xanh ñơn thuần hoặc tạp sắc. Thông thường
một cây có từ 4 - 5 lá, mỗi lá có hai chồi xếp chồng, chồi bên trên cho ra một
trục phát hoa sau khi cảm ứng ra hoa, chồi bên dưới cho ra một cây con trong
trường hợp có sự cố về hoạt ñộng của ñỉnh sinh trưởng ngọn.
- Rễ: Rễ bất ñịnh, mọc từ gốc thân xuyên qua bẹ lá, khí sinh, phát triển
mạnh. Xung quanh rễ có một màng xốp bao bọc. Lớp mô xốp này dễ dàng hút
nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng cho cây. Số lượng rễ khá nhiều, rễ
to và hơi dẹp tạo thành một vành ñai tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.
- Hoa: Hoa mọc thành cụm, lưỡng tính, ñối xứng hai bên. Bao hoa dạng
cánh, rời nhau, xếp thành hai vòng: 3 mảnh vòng ngoài và 2 mảnh vòng trong
bé hơn, mảnh thứ ba có hình dạng và màu sắc khác hẳn gọi là cánh môi. Gốc
cánh môi thường kéo dài ra, chứa tuyến mật. Nhị và nhụy dính liền thành cột
nhị nhụy. Hạt phấn thường dính lại thành khối phấn. Hai khối phấn ngăn cách
nhau bởi trung ñới. Bầu nhụy gồm 3 lá noãn dính nhau thành bầu dưới, mang
nhiều noãn, ñính bên [12] Hoàng Thị Sản, 2003).
Phát hoa hình thành ở nách lá (thường là một phát hoa), có dạng thẳng,
ñôi khi phân nhánh. Trung bình một phát hoa cho 7 - 15 hoa, mỗi hoa bền
khoảng 2 tuần.
- Quả: Quả của Hồ ñiệp thuộc dạng quả nang, mở bằng các khe nứt dọc
theo hai bên ñường của giá noãn. Quả lan chứa vô số các hạt nhỏ li ti, tùy vào
giống và loài mà quả có thể chứa vào trăm ñến vài ngàn hạt. Hạt cần trải qua

130 - 150 ngày ñể trưởng thành. Hạt nhỏ như hạt bụi, phát tán theo gió ñi xa.
Phần lớn hạt bị chết vì chứa phôi chưa phân hóa. Theo Bernard (1999), hạt
lan muốn nảy mầm ñược phải cộng sinh ñược với nấm Rhizoctonia vì loại
nấm này có tác dụng khởi phát sự tái lập phân bào. Trong thực nghiệm, người
ta có thể ñánh thức các “phôi sơ khai” (protocorm) khi sử dụng sốc thẩm thấu
bằng cách nuôi cấy hạt trên môi trường chứa sucrose (Bùi Trang Việt, 2000).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

8

- Keiki: Keiki chỉ một cây con mọc từ một mấu trên cuống hoa. Một số
loài có hoa nhỏ như Phalaenopsis lueddemaniana thường tạo keiki trên cuống
hoa. Hiện tượng này ñược Williams mô tả lần ñầu tiên vào năm 1894
(Williams và Williams, 1894). Keiki còn có thể ñược hình thành ở nhiều loài
Phalaenopsis và một số loài thuộc các chi lai. Chẳng hạn trong The Genus
Phalaenopsis (Sweet,1980) có trình bày rõ khả năng phát triển cây con từ ñốt
phát hoa Phalaenopsis kunstleri ở Kew Gardens. Keiki còn có thể hình thành
từ rễ ở các loài Philippin Phalaenopsis stuartiana (Williams và Williams, 1894)
và Phalaenopsis schilleriana (Davis và Steiner, 1952). Các cây Phalaenopsis
dưới ñiều kiện nuôi trồng không thuận lợi thường có xu hướng sẽ tạo ra keiki
trên cuống hoa, ñặc biệt khi ñỉnh ñã bị cắt bỏ.
1.2. Tình hình phát triển lan Hồ ñiệp trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Hiện nay, tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới ñang phát triển một
cách mạnh mẽ và ñã trở thành một ngành thương mại có lợi nhuận cao. Nhờ
các thành tựu khoa học và sự phát triển về công nghệ sinh học ñược ứng dụng
rộng rãi cùng với phương tiện giao thông phát triển mạnh mẽ, việc xuất, nhập
khẩu hoa lan ngày càng tăng với quy mô rộng lớn. Năm 2000, tổng giá trị hoa
lan bán ñược xấp xỉ là 1,2 tỷ USD (Phan Thúc Huân, 2005)

Tại Hà Lan, lan Hồ ðiệp từ số lượng tiêu thụ thứ 16 nhảy lên vị trí thứ 2
(năn 2002), diện tích hoa lan ñược trồng trong nhà kính có tổng diện tích là
3.081,75 ha. Tính ñến năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan của Hà
Lan ñạt 1,8 tỷ USD. Ngoài ra, Hà Lan còn ñầu tư 20 triệu USD vào Ấn ðộ ñể
lắp ñặt các thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất hoa lan xuất khẩu (Ngô
Quang Vũ, 2002)
Khác với Thái Lan tập trung phát triển mạnh lan Dendorobium cắt cành,
ðài Loan lại chú trọng ñầu tư nhiều vào phát triển Hồ ñiệp. Ở ðài Loan, diện
tích trồng hoa cây cảnh là 12.481 ha, trong ñó diện tích trồng lan là 484 ha.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9

Lan Hồ ñiệp của ðài Loan ñược cả thế giới ngưỡng mộ và ñược tiêu thụ khắp
toàn cầu. Hiện nay, trung bình mỗi năm ðài Loan sản xuất và tiêu thụ trên 80
triệu sản phẩm lan Hồ ñiệp các loại, kim ngạch xuất khẩu tăng lên không ngừng:
23,9 triệu USD (2004), 35,38 triệu USD (2006) và tăng vọt lên 124 triệu USD
(2009), trong ñó Việt Nam là thị trường xuất khẩu ñứng vị trí thứ 8 của ðài
Loan (Số liệu thống kê của Văn phòng kinh tế ðài Loan, 2009).
Ở Mỹ, nhu cầu sử dụng hoa lan Hồ ñiệp cũng rất lớn. ðây là một trong
hai loại cây cảnh có doanh số bán cao nhất theo thống kê nhiều năm liền của Bộ
Nông nghiệp Mỹ (USDA) xếp thứ 2 về doanh thu sau cây Trạng Nguyên
(Poinsettia). Năm 2004, thị trường Mỹ tiêu thụ hơn 35,7 triệu cây Lan Hồ
ðiệp (tương ñương 102 triệu USD). Năm 2007 tổng giá trị hoa lan gần 144
triệu USD, tăng gần 12% so với năm 2006 (USDA Floriculture Crops, 2005)
Nhật Bản ñã ñầu tư 6,6 triệu USD cho Thái Lan ñể mở rộng cơ sở sản
xuất với công suất 10 triệu cây hoa lan mỗi năm. Hiện nay, Nhật cũng là
khách hàng lớn nhất của Singapore với khả năng tiêu thụ 60% số cây lan của
nước này (Phan Thúc Huân, 2005).


Từ những thập niên 1980 Trung Quốc cũng bắt ñầu học tập mô hình
của ðài Loan ñể sản xuất và nuôi trồng lan Hồ ñiệp. Tuy là nước ñi sau,
nhưng họ ñã tận dụng các lợi thế về ñất ñai, khí hậu, thị trường rộng lớn ñể
phát triển sản xuất hoa lan, những năm qua, tốc ñộ tăng trưởng trung bình của
ngành sản xuất hoa lan của Trung Quốc là 20%/năm. Trong các năm 2007-
2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành lan của Trung quốc
vẫn tăng trưởng 15%/năm. Hiện nay, ở Trung Quốc ñã có hàng trăm công ty,
xí nghiệp có quy mô lớn, mỗi năm sản xuất vài chục triệu cây Hồ ñiệp/năm,
tập trung ở Quảng ðông, Phúc Kiến, Bắc Kinh, Vân Nam, Sơn ðông, Giang
Tô, v.v Ngoài tiêu thụ nội ñịa còn xuất khẩu lan ñi 22 nước trên thế giới,
mỗi năm thu về khoảng 150 triệu USD. Diện tích trồng Hồ ñiệp ở Trung
Quốc vẫn ngày càng tăng và nghề trồng lan Hồ ñiệp ở nước này ñã trở thành
con ñường làm giàu chắc chắn (Nguyễn Quang Thạch, 2005)

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

10

1.2.2. Ở Việt Nam
Hiện nay, Lan Hồ ñiệp ñược xem là cây trồng chiến lược trong việc
chuyển ñổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. ðây là cây trồng ñem lại hiệu quả
cao gấp 2- 3 lần so với việc trồng lúa, hoa màu Trong xu thế ñất trồng ngày
càng hẹp thì cây lan không chiếm diện tích ñất nhiều nên là giải pháp rất hiệu
quả. Không chỉ ñẹp về màu sắc, hình dáng, lâu tàn giá thành ngày càng hạ
nên ngày càng ñược ưa chuộng và nuôi trồng.
Ở khu vực phía Nam, tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có rất
nhiều vườn trồng Lan Hồ ñiệp với qui mô từ vài trăm ñến vài nghìn cây.
ðiển hình là Công ty Lâm Thăng của ðài Loan ñầu tư và Công ty Kim
Ngân chuyên trồng về Lan Hồ ñiệp, hàng năm có thể cung ứng cho thị

trường từ vài nghìn ñến vài chục ngàn cây, nhất là vào dịp Tết Nguyên
ðán. Trang trại RINSUN của công ty Lâm Thăng tại Gia Hiệp - Di Linh -
Lâm ðồng ñã ñầu tư trang thiết bị hiện ñại có thể tự tạo ra nguồn cây
giống ñể sản xuất. Sản phẩm ñặc biệt ở ñây là lan Hồ ñiệp với 16 - 17
màu khác nhau. Trang trại ñã ñầu tư 10.000 m
2
diện tích nuôi trồng hiện
ñại, cung cấp 40.000 chậu lan Hồ ñiệp mỗi năm. Ngoài tiêu thụ trong
nước, lan Hồ ñiệp của trang trại còn xuất khẩu sang Mỹ, Nhật và các nước
châu Âu, ðông Nam Á (Phan Thúc Huân, 2005).
Ở khu vực phía Bắc, nhất là tại thủ ñô Hà Nội, trong khoảng chục năm
trở lại ñây khi ñời sống người dân ñược nâng cao, nhu cầu thưởng thức hoa lan
tăng mạnh, nhiều khi cung không ñủ cầu, phong trào nuôi trồng Hồ ñiệp phát
triển lan rộng (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Thái Nguyên, ) khiến các nhà khoa học phải vào cuộc, ñi sâu nghiên
cứu, triển khai ứng dụng, hợp tác sản xuất và thương mại hóa hoa lan.
Tại Viện Sinh học nông nghiệp - Trường ðại Học Nông Nghiệp I Hà
Nội ñã cho ra ñời hàng vạn cây hoa lan có giá trị kinh tế như: Hồ ñiệp
(Phalaenopsis), Cát lan (Cattleya), Lan Thái (Dendrobium)… Ngoài ra, Viện

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

11

còn cố vấn kỹ thuật, chuyển giao quy trình nuôi trồng cho các ñịa phương
như Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Phòng
Từ năm 2005, Viện Nghiên cứu Rau quả ñã tiến hành nhập nội một tập
ñoàn các giống lan Hồ ñiệp, từ ñó ñánh giá tuyển chọn ñược bộ giống triển
vọng có chất lượng hoa tốt, màu sắc phong phú, hoa tươi lâu, chống chịu tốt
với ñiều kiện ngoại cảnh, ñược thị trường chấp nhận. Từ năm 2006 ñến nay,

song song với việc nhập nội giống Viện ñã làm chủ ñược công nghệ sản xuất
hoa lan Hồ ñiệp khép kín với qui mô công nghiệp và ñã ñược nhận cúp vàng
tại hội chợ Techmart ASEAN+ 3 năm 2009, ñồng thời chuyển giao công nghệ
cho các tỉnh như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Năm 2008– 2009 cung
cấp cho thị trường 3 vạn cây giống và 4 vạn cây hoa thương mỗi năm
Tại Trung tâm kỹ thuật Rau – Hoa - Quả Hà Nội, 2 năm trở lại ñây,
phòng nuôi cấy mô hoạt ñộng cho ra ñời mỗi năm hàng vạn cây lan Hồ ñiệp
giống và hàng vạn cây giống lan khác
Tại Trung tâm kỹ thuật Rau - Hoa - Quả Thường Tín - Hà Tây, tiền
thân là liên doanh hoa JAVECO ñược thành lập năm 1997 giữa Tổng Công ty
Rau Quả Việt Nam và ñối tác Nhật Bản. ðến năm 2000 phía Nhật ñã chuyển
giao lại toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật (phòng nuôi cấy mô hiện ñại nhất miền
Bắc, 2 nhà kính nuôi trồng lan, 30 nhà ống vinyl và một số thiết bị khác…)
cùng với một số quy trình nuôi trồng hoa lan cho phía Việt Nam. Hàng năm,
Trung tâm cũng sản xuất hàng vạn cây giống và xử lý cho ra hoa hàng nghìn
cây Hồ ñiệp
Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh là ñơn
vị khoa học ñịa phương song cũng ñã ñầu tư nghiên cứu, áp dụng khá ñồng bộ
và bài bản dây chuyền sản xuất Hồ ñiệp thương phẩm quy mô công nghiệp với
3.500m2 nhà màng hiện ñại tiêu chuẩn ðài Loan. ðặc biệt ở ñây ñã cải tiến
công nghệ, tích hợp thành công giai ñoạn nuôi trồng và xử lý thúc hoa tại chỗ
ngay ở vùng thấp mà không phải ñem cây ñi xử lý thúc hoa ở các vùng núi

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

12

cao, từ năm 2010 ñến nay mỗi năm cung cấp cho thị trường 5-7 vạn cây hoa
thương phẩm/năm.
Nhìn chung, vấn ñề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa lan ở Việt Nam

(trong ñó có lan Hồ ñiệp) vẫn còn ở mức tiềm năng. Trong khi ñó, sức cạnh
tranh thị trường trên thế giới là rất lớn. Những hoạt ñộng, kinh doanh và xuất
khẩu trong thời gian qua có ý nghĩa khởi ñộng, hứa hẹn một sự phát triển
trong tương lai dựa trên những ñiều kiện thuận lợi sẵn có cho sự phát triển
ngành trồng lan. Với sự ña dạng về loài lan hiện có với tiềm năng ñất ñai, khí
hậu, lao ñộng, nếu Việt Nam chúng ta giải quyết ñồng bộ ñược các vấn ñề về
giống, công nghệ thì trong tương lai không xa nhất ñịnh chúng ta sẽ trở thành
nước sản xuất lan lớn trong khu vực.
1.3. Các nghiên cứu về nhân giống lan Hồ ñiệp
1.3.1.Nhân giống hữu tính
Nhân giống Hồ ñiệp bằng hạt là phương pháp thường dùng hiện nay ñể
sản xuất cây giống hàng hoá. Cây con mọc từ hạt gọi là cây giống thực sinh.
Lan Hồ ñiệp thường thường phải thụ phấn nhân tạo mới kết hạt ñược. Nhưng
hạt phát dục không hoàn chỉnh, không có phôi nhũ, chỉ có lớp vỏ hạt rất mỏng,
gieo trồng trong ñiều kiện tự nhiên rất khó nảy mầm. Năm 1922, Knudson –
người Mỹ - phát minh ra phương pháp gieo hạt trong ñiều kiện vô trùng và có
thể thu ñược một số lượng lớn các cây lan hoàn chỉnh thông qua nuôi cấy mô
tế bào. Sự thành công này ñã thúc ñẩy quá trình chọn giống lan cũng như việc
sản xuất cây giống và trồng cây lan theo mô hình công nghiệp. Gieo hạt trong
ñiều kiện vô trùng, hạt sẽ nảy mầm theo 1 trong 2 phương thức sau:
- Dạng thứ nhất là mọc qua thể tiền chồi (Protocorm): Khi hạt mới
nảy mầm ñều hình thành nên thể tiền chồi hình cầu màu trắng, kích thước của
thể tiền chồi lớn dần lên, trên bề mặt sẽ xuất hiện rễ giả dạng lông hút, tiếp ñó
thể tiền chồi sẽ dần chuyển sang màu xanh lục, nhưng thể tiền chồi không
mọc dài ra thêm, mà trên ñầu chóp của thể tiền chồi sẽ nảy mầm mọc ra
chồi, thông thường các thể tiền chồi này ñều có khả năng phân hoá ra cây.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13


- Dạng nảy mầm thứ hai là mọc qua thân rễ: Khi hạt nảy mầm, ban
ñầu cũng là thể hình cầu màu trắng, nhưng sẽ mọc dài ra rất nhanh tạo
thành một dạng hình trụ dài, rồi hình thành nên thân rễ. Sau ñó, trên các
kẽ của bề mặt thân rễ mọc ra các rễ giả dạng lông mao, trên môi trường
phân hoá, ñỉnh chồi của thân rễ sẽ mọc ra cây non, nhưng tỉ lệ phân hoá ra cây
là rất thấp, các giống lan ñịa sinh ñều nảy mầm theo phương thức này.
Lan Hồ ñiệp sau khi ra hoa 4 – 6 ngày, tỷ lệ thụ phấn thành công là cao
nhất. Ánh sáng và nhiệt ñộ lúc thụ phấn ảnh hưởng rất lớn ñến kết quả thụ
phấn. Hạt phấn khi thụ phấn nhất thiết phải có màu vàng tươi, có ñộ dính tốt
và rời nhau, không kết mảng lại với nhau. Nếu phấn hoa có màu vàng sẫm,
nâu vàng bết lại với nhau thì thường thất bại.
Sau khi thụ phấn thành công 3 – 4 tháng, quả có thể cấy vào ống
nghiệm vô trùng. Do trong một quả số lượng hạt rất nhiều, 1 quả lan có thể
mọc ra hàng nghìn, hàng vạn cây. Vì thế trồng lan công nghiệp chủ yếu vẫn
dùng phương pháp gieo hạt vô trùng ñể nhân giống. Hiện nay, tỷ lệ cây giống
lan thực sinh chiếm 60% ~ 70% tổng số giống lan cung cấp cho thị trường.
Các bước gieo hạt trong ống nghiệm thao tác như sau:
a) Chọn quả lan: nên chọn các quả 4 tháng tuổi, quả căng ñều, không bị
nứt vỡ, không bị sâu bệnh làm nguyên liệu ñể gieo hạt.
b) Dùng cồn 75% rửa sạch quả, khử trùng bằng dung dịch HgCl
2
0,1%
trong 10 phút. Rửa lại quả bằng nước cất vô trùng 5 lần, thấm khô bằng
giấy thấm vô trùng. Dùng dao tách vỏ quả ñể lấy các hạt nhỏ li ti bên
trong và gieo trên môi trường ñã chuẩn bị sẵn. ðể gieo hạt lan có thể sử
dụng các môi trường nền: Knudson C, Vacine&Went (VW), Murashige -
Skoog (MS) có bổ sung thêm ñường và các chất hữu cơ như: dịch nghiền
của khoai tây, chuối, cà rốt, nước dừa, pepton…
Nguyễn Quang Thạch và cộng sự tại Viện Sinh học Nông nghiệp- ðại

học Nông nghiệp I Hà Nội ñã tiến hành các thí nghiệm trên một số giống

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

14

Hồ ñiệp nhằm tìm ñược tuổi quả thích hợp và loại môi trường nuôi cấy tối
ưu cho việc nhân giống. Kết quả cho thấy: chỉ sau khi thụ phấn từ 100 ngày
trở lên thì hạt Lan Hồ ñiệp mới ñủ ñộ chín và cho khả năng nảy mầm cao nhất;
Môi trường có bổ sung các chất hữu cơ tự nhiên ở dạng riêng rẽ hay tổ hợp
ñều có thể rút ngắn thời gian nảy mầm của hạt so với ñối chứng từ 5 - 10 ngày.
Trong ñó môi trường bổ sung thêm khoai tây tỏ ra có hiệu quả nhất, chỉ sau
20 ngày tất cả các hạt ñã nảy mầm và chất lượng chồi ñạt ñược rất tốt. Sử
dụng môi trường nền VW có bổ sung: (100mlND+10g ñường +1g pepton +
30g khoai tây+6,5g agar)/l ñể gieo hạt lan Hồ ñiệp là tốt nhất. Hạt gieo sau
20 ngày sẽ nảy mầm, sau 50 - 60 ngày hình thành thể tiền chồi (protocorm)
kích thước 1-2mm. Sau ñó, chuyển các thể tiền chồi sang môi trường:
VW + (100mlND +10g ðK +1g pepton + 6,5g agar + 30g KT + 30g CR)/lít
ñể hình thành các cây non có 2 - 3 lá sau 60 ngày. Tiếp tục cấy chuyển cây
non sang chính môi trường này, khoảng 60 ngày sau sẽ tạo cây hoàn chỉnh
(Nguyễn Quang Thạch, 2005)
Những nghiên cứu về nhân giống Hồ ñiệp bằng gieo hạt của nhiều tác
giả khác cũng thu ñược các kết quả tương tự. Ví dụ: khi gieo hạt trên môi
trường Hoa Bảo số 1 (N-P-K = 7 - 9 - 16) + Chuối nghiền 50g/L + Pepton
2g/L + ñường sacarose 20g/L + agar 8g/L sau 15 ngày có thể quan sát ñược
phôi màu xanh nhạt, sau 50 - 60 ngày hình thành thể tiền chồi kích thước 1,5 -
2mm, sau ñó chuyển sang môi trường Hoa Bảo số 1 hoặc môi trường MS +
1mg/L BAP, sau 50 ~ 60 ngày hình thành ra cây non có 2 - 3 lá. sau ñó
lại cấy chuyển sang môi trường ra rễ của Hoa Bảo số 1, khoảng 60 ngày sau
sẽ mọc ra cây 6 ~ 8cm hoàn chỉnh (Nguyễn Quang Thạch, 2005)

1.3.2. Nhân giống vô tính
1.3.2.1. Tách mầm
ðối với những loài ñơn thân như Phalaenopsis không có giả hành nhưng
trồng lâu năm cây vẫn cao lên, có nhiều rễ gió. Trong ñiều kiện thích hợp, các

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

15

mầm tiềm tàng ở vị trí cao của cành hoa cũng có thể mọc thành keiki, có thể tách
ra ñem ñi trồng. Muốn cắt trồng nên cắt phần ngọn có 3 rễ, bôi thuốc kích thích
ra rễ, dùng giá thể thật thoáng với than gỗ to. Cũng có thể dùng kẽm cột siết chặt
giữa thân cây, dưới chỗ cột sẽ mọc lên 2 - 3 keiki. Khi keiki có 2 - 3 rễ mạnh thì
cắt ra trồng, mở dây kẽm ra, cây mẹ vẫn sống bình thường. Hoặc khi hoa tàn thì
cắt bỏ và chừa 3 - 4 mắt phía trên phát hoa, những mắt này sẽ mọc lên keiki. Hồ
ñiệp trồng lâu năm cũng có thể ra keiki từ các nách lá ở gần dưới gốc. Khi keiki
có bộ rễ khỏe và có 2 - 3 lá (sau khoảng 6 tháng), ta có thể chiết cây trồng vào
chậu, sau khoảng 18 tháng ñến 2 năm cây sẽ ra hoa.

Hình 1.3. Keiki hình thành trên phát hoa của Lan Hồ ñiệp
Phương pháp này dễ dàng thao tác, tốn ít công và vốn; tuy nhiên cây
con dễ bị nhiễm bệnh do thao tác và không thể ñáp ứng một số lượng giống
lớn, ñồng loạt theo mô hình trồng công nghiệp. Bên cạnh ñó, thời gian nhân
giống rất dài và hệ số nhân rất thấp, hơn nữa cây con tạo thành có sức sống
không cao.

×