Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Phong trào nông dân trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.27 KB, 46 trang )

Tiểu luận
Chuyên đề: “Phong trào nông dân trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam”
Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Dung.
Lớp : CLC – K57 Khoa Lịch sử
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Câu 13: Thế kỷ XVIII sẽ không trở thành khởi nghĩa nông dân nếu như
chính quyền ở Đàng Ngoài và Đàng Trong thực hiện những chính sách
như thế nào?
I. Phần mở đầu
1.Mở đầu
Đối với các quốc gia phương Đông thời cổ - trung đại, nhà nước có
vai trò hết sức quan trọng. Với quyền lực tập trung theo thể chế quân chủ
chuyên chế Trung ương tập quyền, Nhà nước có khả năng tập trung huy
động, tổ chức việc xây dựng các công trình công cộng đồng thời với bộ máy
cai trị, trấn áp hà khắc, nhà nước chính là công cụ đảm bảo trật tự xã hội.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, mỗi khi nhà nước còn có vai trò tiến bộ, triệt
để thực hiện các chính sách củng cố và phát triển đất nước thì triều đại hưng
thịnh, xã hội ổn định. Ngược lại, khi chế độ phong kiến suy đồi, phản động,
thi hành những chính sách đi ngược lại quần chúng nhân dân thì đất nước
đại loạn, nhân dân đói khổ.
Lịch sử trung đại Việt Nam là một minh chứng cụ thể cho quy luật
trên. Sau một thời gian dài thịnh trị và ổn định, đến thế kỷ XVIII, chế độ
phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Vua quan
ăn chơi xa đọa, tô thuế nặng nề, thiên tai mất mùa thường xuyên, đời sống
nhân dân khốn cùng, cực khổ. Sự bùng nổ của khởi nghĩa nông dân trong thế
1
kỷ này là một hệ quả tất yếu phản ánh sự bất lực của giai cấp phong kiến
cầm quyền trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách của lịch sử.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII được biết đến là thế kỷ của khởi
nghĩa nông dân. Do vậy, đã có nhiều người quan tâm nghiên cứu về phong


trào nông dân thế kỷ XVIII ở Đàng Ngoài và Đàng Trong. Nhiều tác phẩm,
giáo trình, luận văn được công bố trên các tạp chí, sách chuyên khảo mà chủ
yếu được thể hiện trong tạp chí nghiên cứu lịch sử trong những năm gần đây.
- Các công trình sử học phong kiến:
+ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, của Quốc sử quán triều
Nguyễn. Tác phẩm được viết theo lối biên niên. Trong tác phẩm, ta có thể
tìm thấy những sự kiện phản ánh tình trạng ăn chơi xa đọa của các đời chúa
Trịnh – Nguyễn, các chính sách về ruộng đất, thuế khóa của chính quyền
Đàng Ngoài qua các năm và diễn biến các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu
biểu. Tác phẩm là nguồn sử liệu quý giúp đọc giả có cái nhìn cụ thể hơn về
phong trào nông dân thế kỷ XVIII.
+Lịch triều hiến chương loại chí cua Phan Huy Chú. Đây là một tác
phẩm sử học mô tả bức tranh toàn cảnh của chế độ phong kiến Việt Nam.
Tác phẩm chia làm nhiều chí tương ứng với những vấn đề của lịch sử: quan
chức chí, hình luật chí, dư địa chí, binh chế chí...Đặc biệt, thông qua chương
Hình luật chí và Quan chế chi mà tác phẩm đề cập đến, người đọc sẽ được
trang bị những kiến thức khái quát về quan chức và hình luật Việt Nam qua
các đời vua. Trong đó, tác phẩm đề cập một cách chân thực đến tệ chiếm
hữu ruộng đất và tệ tham ô, nhũng lạm của giai cấp phong kiến và quan lại ở
thế kỷ XVIII.
+ Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn là một tác phẩm sử học phản ánh
khá sinh động mọi mặt của xã hội phong kiến Đàng Trong: lịch sử khai khẩn
2
vùng đất Thuận Hóa, dư địa chí các vùng đất xứ Đàng Trong, chế độ thuế
khóa, ruộng đất và đời sống của nhân dân dưới sự cai quản của chúa
Nguyễn. Tác phẩm là nguồn sử liệu quý báu để nghiên cứu về nguyên nhân
bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỷ XVIII ở Đàng Trong
+Việt Nam sử lược là một trong số những tác phẩm lịch sử xuất sắc nhất
của Trần Trọng Kim trước 1945 nói riêng cũng như sử học nước nhà nói chung.
Đây còn là cuốn lịch sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ Quốc Ngữ. “Việt

Nam sử lược” chép sử ta từ họ Hồng Bàng cho đến công cuộc bảo hộ của Pháp,
được xếp đặt theo thứ tự, chia ra theo thời đại, đặt thành chương, thành mục rõ
ràng, có nhận xét, đánh giá của tác giả. Phong trào nông dân thế kỷ XVIII được
nhắc đến trong “Việt Nam sử lược” bắt đầu từ trang 335, chương V, phần IV;
nói về công việc họ Trịnh ở đất Bắc cho đến trang 450 – hết phần IV.
- Các công trình nghiên cứu lịch sử
+ Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyên, Một số chuyên đề lịch sử cổ trung
đại Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008. Đây là hệ thống các
vấn đề trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam trong đó phong trào nông dân
trong lịch sủ Việt Nam thời trung đại được đề cập trong một chương riêng.
Chuyên đề đã đi sâu làm rõ những vấn đề của phong trào nông dân như:
nguyên nhân bùng nổ phong trào trong đó nổi lên vấn đề ruộng đất, vấn đề
tô thuế, vấn đề trị thủy có quan hệ như thế nào đế nguyên nhân bùng nổ
phong trào, vấn đề đặc điểm của phong trào chung và của mỗi giai đoạn lịch
sử.
+Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh,
Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003. Đây là
cuốn sách cơ sở, không thể thiếu trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt
Nam nói chung và lịch sử chế độ phong kiến nói riêng. Ở các chương XVII
và XIII của cuốn giáo trình, các tác giả đã đi sâu làm rõ cuộc khùng hoảng
3
của chế độ phong kiến Việt Nam ở thế kỷ XVIII và diễn biến của các phong
trào đấu tranh của nông dân cả nước trong giai đoạn này.
+Phan Huy Lê (chủ biên), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1960. Đây là một bộ sách của các nhà sử học có uy tín
của Việt Nam biên soạn phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch
sử chế độ phong kiến Việt Nam. Tác phẩm gồm 3 tập, trong đó sự khủng
hoảng của chế độ phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỷ XVIII được
đề cập trong tập III. Trong tập III, vấn đề khởi nghĩa nông dân (nguyên nhân
bùng nổ và diễn biến của phong trào) được tác giả phân tích và làm rõ trong

các chương VI, VII của tác phẩm.
Những nguồn tài liệu trên đây là cơ sở giúp em hoàn thành bài tập
này. Đây là nguồn tài liệu quý báu và bổ ích, giúp em có cái nhìn biện
chứng, khoa học khi nghiên cứu về phong trào nông dân thế kỷ XVIII.
4
II. Phần nội dung.
Chương 1: Thế kỷ XVIII là thế kỷ của khởi nghĩa nông dân
Thế kỷ XVIII chứng kiến những phong trào nổi dậy khởi nghĩa quyết
liệt và dai dẳng của nông dân Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhiều học giả đã
phải dùng những tính từ mạnh như “ rầm rộ”, “đại cách mạng” để miêu tả về
quy mô và mức độ của phong trào nông dân thời kỳ này. Có thể khẳng định
rằng, trong lịch sử trung đại Việt Nam, thế kỷ XVIII được biết đến là thế kỷ
của khởi nghĩa nông dân.
1. Phong trào nông dân nổ ra ở Đàng Ngoài.
Từ những năm 1735, những cuộc đấu tranh của nông dân Đàng Ngoài
đã phát triển rộng khắp trở thành một cao trào khởi nghĩa ngày càng rầm rộ,
mãnh liệt. Sử cũ ghi lại “bấy giờ trộm cướp nổi lên như ong”. Các biện pháp
nhà nước Lê Trịnh không ngăn chặn nổi phong trào khởi nghĩa vũ trang
đang cuồn cuộn dâng lên như nước vỡ bờ.
Năm 1735, Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo dân nghèo nổi dậy ở Thanh Hà
(Hải Dương). Năm 1737, Nguyễn Dương Hưng hiệu triệu nông dân nổi lên ở
Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Năm 178, Lê Duy Mật nổi dậy ở kinh thành rồi lan
vào Thanh Hóa, Nghệ An. Từ 1738, phong trào khởi nghĩa của nông dân
Đàng Ngoài bước vào cao trào. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn, kéo dài cùng
thời đều bùng nổ ở khắp nơi.
Phong trào không chỉ diễn ra ở một quy mô và địa bàn rộng lớn mà
thời kỳ này, phong trào nông dân có sự phát triển theo hướng quyết liệt hơn,
kéo dài hơn, lực lượng tham gia đông đảo hơn và có sự liên kết các phong
trào trong quá trình đấu tranh.
2.Phong trào nông dân nổ ra ở Đàng Trong

Trước phong trào Tây Sơn, ở Đàng Trong, nhân dân đã nhiều lần nổi
dậy, thu hút được nhiều tầng lớp tham gia. Năm 1695, ở Quảng Ngãi, Quy
5
Nhơn đã bùng nổ cuộc đấu tranh đầu tiên do thương nhân cầm đầu. Năm
1747, ở Gia Định bùng nổ cuộc khởi nghĩa thứ hai do thương nhân Hoa kiều
lãnh đạo. Dưới chế độ áp bức dân tộc của họ Nguyễn, nhân dân thiểu số ở
Đàng Trong cũng nhiều lần nổi dậy đấu tranh. Trước khởi nghĩa Tây Sơn,
những cuộc đấu tranh của người Chàm và người Hrê là tiêu biểu nhất vào
các năm 1703, 1746, 1770. Mâu thuẫn của nông dân với địa chủ cũng đã cụ
thể hóa bằng các cuộc bạo động của nông dân. Tiêu biểu trong thời kỳ này là
khởi nghĩa của Lía, Hồ, Nhẫn cầm đầu. Tất cả những cuộc khởi nghĩa này
phản ánh một tình trạng khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến
Đàng Trong và là những dấu hiệu báo trước một phong trào đấu tranh rộng
lớn, quyết liệt sắp bùng nổ.
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã
hiệu triệu nhân dân phất cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn. Bằng chính sách khôn
khéo, nghĩa quân đã nhanh chóng thu hút được nhiều tầng lớp ủng hộ, tiến
tới đánh đổ chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1777), đánh tan
quân xâm lược Xiêm (1785), phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền
phong kiến thối nát của vua Lê, chúa Trịnh, đánh tan quân xâm lược Mãn
Thanh (1789), thiết lập chính quyền nhà nước riêng, mở ra một triều đại mới
trong lịch sử Việt Nam.
Đây là cuộc khởi nghĩa duy nhất đi tới thắng lợi cuối cùng, thiết lập
nên một chính quyền phong kiến mới tiến bộ trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Từ ban đầu là một cuộc khởi nghĩa mang tính chất địa phương, khởi nghĩa
Tây Sơn đã trở thành một trung tâm thu hút mạnh mẽ sự tham gia của đông
đảo và sự ủng hộ hết mình của quần chúng nhân dân nên đã phát triển thành
một phong trào có phạm vi rộng lớn trong cả nước.
Với hình thái phát triển đặc biệt, phong trào nông dân Tây sơn đã có
sự kết hợp việc giải quyết vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Đây là cuộc

6
khởi nghĩa nông dân duy nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến đã
đánh bại được các tập đoàn phong kiến thối nát, phản động (vua Lê, chúa
Trịnh, chúa Nguyễn), chấm dứt tình trạng đất nước chia cắt, đặt cơ sở cho sự
thống nhất đất nước sau này. Có thế nói, phong trào nông dân Tây Sơn là
đỉnh cao của phong trào nông dân thế kỷ XVIII.
CHƯƠNG II: Các chính sách của chính quyền Đàng Trong và Đàng
Ngoài
Đối với một quốc gia phong kiến, nhất là các quốc gia phong kiến
phương Đông, chính sách của Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Chính sách thích hợp, tiến bộ sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội ổn
định và phát triển. Ngược lại, chế sách sai lầm, lạc hậu và phản động ắt dẫn
đến cục diện đất nước rối loạn và khủng hoảng, uy hiếp nghiêm trọng đến
đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Chế độ phong kiến Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Trong những thế kỷ XVI – XVII, nền kinh tế hàng hóa xuất hiện cùng với sự
nảy sinh những tiền đề của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tuy chưa đủ những
điều kiện để tạo ra quan hệ sản xuất mới, làm tan rã phương thức sản xuất
phong kiến, nhưng đã thể hiện khả năng và xu thế phát triển kinh tế và xã
hội của nước ta bấy giờ. Nhưng từ đầu thế kỷ XVIII, giai cấp thống trị ở
Đàng Ngoài và Đàng Trong với những chính sách thiển cận, mù quáng, bảo
vệ lợi ích riêng của mình, đã đi ngược lại với lợi ích chung của nhân dân.
Cùng với sự sa đọa, thối nát của bọn vua chúa, sự bóc lột của giai cấp địa
chủ đã làm phá sản nền kinh tế tiểu nông, xô đẩy hàng loạt nông dân ra khỏi
làng xã và đồng ruộng, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nông
dân, đã có những tác động làm lay chuyển cơ cấu của chế độ phong kiến, mở
đầu thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam. Nội dung
chương này sẽ đi sâu làm rõ các chính sách lạc hậu và phản động mà chính
7
quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong đã thực hiện. Đây cũng là những nguyên

nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa nông dân trong suốt thế kỷ này.
1.Chính sách chính trị lạc hậu, quan liêu và thối nát của chính quyền
Đàng Ngoài và Đàng Trong
1.1. Ở Đàng Ngoài.
1.1.1. Nửa đầu thế kỷ XVIII.
Điển hình cho mô hình chính trị Đàng Ngoài trong thời gian này là sự
tồn tại của chế độ “Vua Lê – Chúa Trịnh” mà thực quyền nằm trong tay phủ
chúa. Thế kỷ XVIII có thể coi là thế kỷ chứng kiến cuộc sống ăn bám xa xỉ
của bộ máy phong kiến quan liêu thối nát đương thời.
Đại biểu tối cao của nhà nước phong kiến và giai cấp thống trị lúc bấy
giờ là chúa Trịnh. Sau khi cuộc chiến tranh với chúa Nguyễn vừa kết thúc
(1672), chúa Trịnh trong khoảng thế kỷ XVII sang đầu thế kỷ XVIII, còn lo
ổn định trật tự xã hội, chấn chỉnh lại bộ máy phong kiến để củng cố nền
thống trị. Nhưng cũng trong giai đoạn ấy, đặc biệt là sang nửa đầu thế kỷ
XVIII, từ thời Trịnh Cương (1709 – 1729) và Trịnh Giang (1729 – 1740),
các chúa Trịnh ngày càng lo hưởng thụ, ăn chơi xa xỉ, rời bỏ dần những
nhiệm vụ tích cực của Nhà nước phong kiến.
Trịnh Cương trong buổi đầu có chỉnh đốn, sửa đổi lại một số chế độ
mong cứu vãn lại kỷ cương đang đổ nát của chế độ phong kiến, nhưng công
việc chủ yếu của Trịnh Cương là lo cải tiến lại chính sách thuế khóa để tăng
cường bóc lột một cách triệt để hơn. Trịnh Cương đã dùng tiền bóc lột ấy
ném vào vào một cuộc sống rất xa hoa. Trịnh Cương rất say mê xây dựng
đền chùa, cung điện ở các nơi danh lam thắng cảnh, để đi tuần du rất tốn
kém.
Năm 1714, Cương sai sửa chữa, tu bổ chùa Phúc Long (Bắc Ninh),
bắt nhân dân ba huyện Gia Định, Lang Tài, Quế Dương lao dịch vất vả trong
8
vòng 6 năm liền mà không xong. Công việc xây dựng tốn kém và lao dịch
cực khổ này đã gây ra sự ta thán, phẫn uất trong nhân dân. Vì vậy, năm
1718, một viên phó đô ngự sử đã làm sớ trình bày nỗi khổ của dân và đề

nghị 4 việc: cấm xa xỉ, bãi việc tu tạo, bớt việc du quan, giảm việc tuần
hạnh. Trịnh Cương và phủ liêu đều công nhận và khen ngợi bài sớ viết thẳng
thắn, nhưng chi thi hành điều thứ nhất và điều 2 mà thôi. Đầu năm 1719,
chúa Trịnh đã ra lệnh bãi bỏ công việc tu bổ chùa Phúc Long đã kéo dài hơn
6 năm lao khổ, tổn phí của nhân dân. Nhưng Trịnh Cương vẫn tiếp tục
những cuộc tuần du chơi bời xa xỉ và sau đấy chẳng bao lâu lại tiến hành
những công trình xây dựng tốn kém khác.
Năm 1717, Trịnh Cương đi tuần du về phía Tây, bắt quan lại địa
phương phải tu sửa đường sá, xây dựng cung điện nhiều nơi, sai người xây
chùa, lập cung. Nhân dân 8 huyên lân cận phải phục dịch liên miên trong
những công trình xây dựng ấy. Bọn quan lại đôn đốc xây dựng còn lợi dụng
những cơ hội này để vơ vét của cải của nhân dân, mua rẻ những nguyên vật
liệu, nên cuối năm ấy phủ chúa phải ra lệnh cấm những hành động mua bán
ức hiếp, bắt các quan mua vật liệu xây dựng phải trả tiền theo đúng thị giá.
Những công trình này xây dựng chưa xong thì cuối năm 1727 Trịnh
Cương lại khởi công lập hàng cung ở Cổ Bi (nay thuộc Gia Lâm). Theo ý
Cương, công trình xây dựng này phải tiến hành rất gấp, chỉ trong một tháng
phải hoàn thành. Một lần nữa, nhân dân phải lao dịch vô cùng khổ sở, trong
lúc trước đây, nạn đói hoành hành dữ dội ở Thanh Nghệ và đầu năm ấy nạn
lụt phá hoại ở vùng Sơn Nam. Để có vật liệu xây dựng, Trịnh Cương còn
kêu gọi bọn quan lại, hào phú chở các thứ gỗ quý về kinh cung tiến và sẽ
được tính tiền thăng thưởng quan tước. Hai năm sau, 1729, Trong lúc nhân
dân đang bị tổn hại nặng nề vị trận lụt và vỡ đê, việc làm đầu tiên của chúa
Trịnh là lập tức điều động dân phu và quân lính ra tu bổ hành cung Cổ Bi và
9
sửa chữa đường sá để kịp thời đi du ngoạn. Trịnh Cương là một chúa nổi
tiếng về việc ăn chơi “quanh năm tuần du vô độ” và cũng nổi tiếng với
những chính sách thuế khóa, những thủ đoạn bóc lột tinh vi, triệt để.
Năm 1729, Trịnh Giang lên nối nghiệp chúa và cũng nối gót tiến vào
cuộc sống hoang dâm, xa xỉ hơn nữa. Giang vốn là người “hôn ám, nhu

nhược, không kham nổi việc nước” nên đình thần có nhiều người đã khuyên
Trịnh Cương không nên lập làm chúa. Là người bất tài, lại biết rằng đình
thần không phục, Giang nghi kỵ mọi người, rồi tìm cách ám hại những đại
thần không phục hay không chịu về cùng vây cánh với mình và đưa bọn tay
chân vào nắm giữ chính quyền, Giang rất tin dùng bọn hoạn quan như
Hoàng Công Phụ, để bọn chúng lũng đoạn triều đình, ám hại những người
chống đối và gây nên rất nhiều tệ nạn xấu xa trong triều đình, phủ chúa.
Những trung thần ngay thẳng như Tô Thế Huy, Vũ Công Tuấn người bị giết,
kẻ bị giáng bại. Những viên quan lại chấn thủ các nơi cũng bị Giang thay đổi
luôn vì sợ trấn thủ một nơi lâu ngày có thể gây cơ sở địa phương, âm mưu
chống đối lại họ Trịnh. Nói về Trịnh Giang, Việt sử lược có viết: “Nhưng
mà Trịnh Giang lên nối nghiệp chúa, giết hại vua Lê, hại các quan đại thần
như Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn và làm thuế ngày càng làm lắm điều
tàn ác. Tính ông ấy đã tàn ngược lại hay tiêu dùng xa xỉ, thuế má ngày một
nhiều, mậu dịch ngày một nặng, dân tình khổ sở, giặc giã nổi lên khắp cả
mọi nơi…” [4,348].
Trong lúc đó, cuộc sống của Giang rất sa đọa, đồi trụy. Năm 1732,
Giang tự chế ra lễ nhạc ở phủ trường rất sang trọng và định rõ những nghi
thức khi chúa đi tuần du, thăm viếng các nơi rất xa xỉ. Hàng ngày thị triều,
đều dàn nhạc công ra phủ đường để cử nhạc chào mừng chúa. Hễ chúa đi
đâu dàn nhạc công đi trước, mỗi lần tiến phát hay dừng nghỉ đều bắn ba phát
đại bác. Giang đặc biết rất hiếu danh và hiếu sắc. Năm 1739, Giang cho tay
10
chân giả làm sứ giả nhà Thanh mang ấn sang phong Giang làm An Nam
quốc thượng vương ngang hàng với vua Lê. Giang “hoang dâm vô độ”, một
lần bị sét đánh gần chết, từ đó hễ nghe tiếng sấm là run sợ. Lợi dụng việc đó,
bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ đánh lừa Giang là vì dâm báo, chỉ có đào lỗ
chui xuống đất ở mới tránh khỏi. Giang tin lời Phụ, sai người làm cung
Thưởng Trì (xã Hoàng Mai, huyện Thanh Trì) ở dưới đất không dám ra
ngoài. Từ đó, Giang sống cũng như chết, và bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ

nắm giữ mọi quyền bính, mặc sức hoành hành, cướp bóc, đưa triều đình, phủ
chúa vào một tình trạng hỗn loạn, thối nát cực độ.
Trịnh Giang cũng là người nổi tiếng về việc dinh tạo tốn kém phục vụ
cho cuộc sống ăn chơi xa xỉ. Năm 1730, Giang cho tu sửa chùa Quỳnh Lâm
(ở núi Quỳnh Lâm, xã Hà Lôi, huyện Đông Triều, trấn Hải Dương, nay là
huyện Đông Triều thuộc Quảng Ninh) và Sùng Nghiêm (xã Nam Giản,
huyện Chí Linh, trấn Hải Dương, nay là huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
Giang bắt triệt hạ phủ Cổ Bi, lấy gỗ chở về Hải Dương để tu sửa hai ngôi
chùa này. Đây là một công trình xây dựng rất tốn kém. Nhân dân ba huyện
Đông Triều, Chí Linh, Thủy Đường (nay là huyện Thủy Nguyên, Kiến An)
phải đào sông, kéo gỗ, xây đường chở gạch đá rất khổ sở. Sử cũ chép rằng,
công trình này thường có hàng vạn dân phu phục vụ suốt ngày đêm không
nghỉ. Năm 1736, Giang lại sai khởi công hai chùa Hồ Thiên (huyện Bảo
Lộc, trấn Kinh Bắc, nay là huyện Lạng Giang, Bắc Giang) và Hương Hải (ở
xã Phụ Vệ, huyện Chí Linh). Riêng ngôi chùa Hương Hải, nhân dân huyện
Chí Linh và cả các huyện lân cận như Giáp Sơn (nay là Kim Môn), Kim
Thành (nay là Kim Thành – Hải Dương), Thủy Đường (nay là Thủy
Nguyên), Đông Triều (nay thuộc Quảng Ninh) phải lao dịch vất vả. Nhân
dân Thanh Hóa xa xôi cũng phải cung cấp gỗ, lim, đá thanh cho những công
trình xây dựng này. Năm 1737, Giang cho đúc tượng Phật lớn ở chùa Quỳnh
11
Lâm, nhưng nhà nước thiếu đồng nên Giang bắt các quan phải nộp đồng
nhiều ít tùy theo phẩm tước cao thấp. Ngoài ra, Giang còn bắt xây dựng và
tu sửa các ngôi chùa khác ở các nơi khác nữa.
Giang xây dựng, tu sửa rất nhiều chùa như vậy không phải chỉ xuất
phát từ lòng tôn sùng đạo Phật, mà còn là nhu cầu ăn chơi, ngoạn cảnh của
một ông chúa ăn chơi xa xỉ. Dưới mắt Giang, chùa trước hết là những nơi
thắng cảnh, những mục tiêu của những cuộc tuần du hoang phí.
Giang không những thích xây chùa, mà còn thích xây dựng nhiều phủ
đệ và đền thờ ở nhiều nơi. Riêng ở quê ngoại của Giang là xã Tử Dương

thuộc huyện Đông Yên (Khoái Châu, Hưng Yên) và xã Mỹ Thữ thuộc huyện
Đường Hào (nay là huyện Bình Giang, Hải Dương), vốn và nguyên quán và
trú quán của bà mẹ họ Vũ, Giang cho xây dựng nhiều phủ đệ, lập nhiều nhà
thờ rất nguy nga, tráng lệ. Ngay ở quê hương của tên hoạn quan Hoàng
Công Phụ là xã Quế Trạo, huyện Quế Dương (nay là Quế Dương, Bắc
Ninh), Giang cũng cho xây dinh đệ to lớn để thỉnh thoảng đi tuần du qua
thăm hỏi.
Những công trình tốn kém ấy lại tiến hành vào những lúc nạn đói kém
thường xuyên xảy ra hàng năm và nhân dân bị bần cùng, phá sản ngày một
nghiêm trọng. Cung đốn vật liệu vất vả vào những công trình xây dựng ấy là
những gánh nặng thêm đổ lên đầu những người nông dan đã gần kiệt sức. Vì
vậy, năm 1740, Trịnh Doanh lên nối nghiệp, giữa lúc phong trào nông dân
đang khởi nghĩa khắp nơi, đã phải ra lệnh đình chỉ mọi công trình dinh tạo
ấy để hòa hoãn lòng phẫn nộ của nhân dân và tập trung tiền của vào những
cuộc chiến tranh đàn áp.
Trong buổi đầu, Giang có sửa đổi những chính sách thuế khóa của
Nguyễn Công Hãn, vì có những chính sách bóc lột triệt để này đã làm cho
nhân dan bị bần cùng oán giận cao độ. Nhưng để cung cấp cho cuộc sống xa
12
xỉ và những công trình dinh tạo tốn kém của mình, ngoài thuế khóa Giang
còn đặt ra nhiều thủ đoạn khác. Trước hết, Giang phát triển lệ bán quan tước,
cho phép quan lại được nộp tiền để thăng chức, và thường dân được nộp tiền
để làm quan. Do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và nhu cầu cần tiền
của Nhà nước, quan chức đã trở thành một thứ hàng hóa mua bán và đồng
tiền đã lũng đoạn thị trường, đã hủy hoại cả “kỷ cương tôn nghiêm” của chế
độ phong kiến. Bọn quan lại xuất thân từ việc mua bán quan tước ấy tất
nhiên phải lấy “nghề làm quan” làm phương thức kinh doanh bóc lột kiếm
lãi. Chế độ mua bán quan tước phổ biến và phát triển thêm tệ nạn tham ô,
nhũng lạm của bộ máy quan liêu. Việt sử lược ghi chép “Nhà nước thiếu
tiền, lại đặt lệ tthu tiền thông kinh, hễ ai nộp 3 quan thì đi thi, mà không phải

khảo hạch. Thành ra lúc bấy giờ những người đi làm ruộng, đi buôn, đi bán
thì ai cũng được nộp tuyển vào thi, đến lúc vào thi, người tranh nhau vào
trường xéo đạp lẫn nhau, có người chế. Vào ở trong trường thi thì dùng sách,
kẻ đi thuê người làm bài, học trò với quan trường thì thông với nhau, thành
ra cái chợ thi. Phép thi cử bấy giờ thật là bậy” [4,346].
Giang còn thường cho bọn tay chân, tôi tớ ra chợ búa, phố xá ức hiếp
mua rẻ hay cướp không hàng hóa của dân. Bọn tay chân của những quan lại
có quyền thế cũng theo đó mua bán ức hiếp, làm cho “nông thương đều thất
nghiệp, dân khổ không chịu nổi” [7,194].
Cũng như chúa Trịnh, bộ máy quan lại phong kiến quan liêu từ Trung
ương đến xã thôn đều trở nên hủ hóa, đồi trụy nghiêm trọng. Ở triều đình và
phủ chúa, bọn quan lại câu kết thành bè đảng để mưu lợi riêng. Từ năm
1682, Tham chính Nguyễn Văn Đương đã dâng sớ tố cáo tham tụng Nguyễn
Mẫu Tài là “ghe kẻ hiền, ghét kẻ tài, lập bè đảng riêng, cùng với thượng thư
Hồ Sĩ Dương kết làm thông gia, mỗi khi bàn việc thì người xướng, kẻ họa,
che lấp cả thông minh, không mang theo phép công, cùng bọn gian quan
13
mua bán…” [7,194]. Từ Tham tụng Nguyễn Mẫu Tài đến hoạn quan Hoàng
Công Phụ, tình trạng hủ bại ấy ngày càng phát triển nghiêm trọng. Bọn quan
lại cấp cao như Thượng thư Lê Hy là những mối họa cho nhân dân, điều đó
được ghi lại trong câu hát của dân gian:
…Thượng thư Lê Hy, thiên hạ sầu bi [7,194]
Những viên quan lại còn có lương tri, còn dám ngăn cản những tệ nạn
thối nát ấy đều bi bọn quan lại tham ô, xu nịnh tìm cách ám hại hay giáng
chức.
Ở các địa phương, bọn quan lại mặc sức hoành hành đục khoét nhân
dân. Những chức quan ở những nơi nào có nhiều mối lợi để tham ô, bóc lột
lúc bấy giờ gọi là “phì quan”. Ví dụ như chức đốc phủ Cao Bằng là “phì
quan”. Vì vậy, năm 1715, Trịnh Cương cử Nguyễn Công Hãn giữ chức ấy
để ưu đãi một đại thần thân tín. Việc tham ô, bóc lột không còn là những

hàng động lén lút, tội lỗi mà đã trở thành một chế độ công khai được Nhà
nước công nhận. Trong việc bán quan tước, nhà nước cũng có phân biệt
những nơi có thể hối lộ nhiều hay ít để quy định số tiền khác nhau. Bọn quan
lại đốc thúc phú thuế là ngạch quan lại đặc biệt tham nhũng nhất và cũng là
mối uy hiếp ghê sợ nhất của nhân dân. Bản thân thuế khóa đã nặng nề, bọn
quan lại đốc thu này còn làm cho sự đóng góp của nhân dân trở nên gần như
vô hạn trước lòng tham vô đáy của chúng. Những thể lệ quy định các lễ vật,
các khoảng cung đốn cho quan lại thu thuế của nhà nước trở nên vô hiệu lực.
Vì vậy, vào năm 1724, Trịnh Cương phải định ra hình phạt như bồi thường,
giáng chức, bãn miễn để trừng trị những viên quan lạm thu thuế khóa, nhưng
cũng không hiệu quả mấy. Năm 1725, Nguyễn Công Hãng dâng sớ xin cho
phép nhân dân địa phương yết biểu tại nha môn, phủ đệ để tố cao bọn tham ô
hay biểu dương tính liêm khiết của quan lại, nhưng tình hình đã quá trầm
14
trọng không thể cứu vãn được, phong trào nông dân bạo động đã bắt đầu nổ
ra lẻ tẻ ở nhiều nơi.
Ở xã thôn, bọn cường hào, địa chủ lũng đoạn chính quyền, bóc lột, ức
hiếp dân nghèo đến thậm tệ. Nhận thấy kiện tụng không ngớt, trong tờ thông
sức của ngự sử đài năm 1718 có nhận xét như sau:
“ Những bọn cường hào gian hoạt trong làng mạc, giảo quyệt đủ món,
dối trá trăm khoanh, chúng lấy thế lực mà xử sự, dùng cách xâm chiếm để
lợi mình, bóp nặn kẻ nghèo nàn, khinh rẻ người ngu tối, hơi có ai trái ý thì
chúng vu oan giá họa, đưa đến cửa công. Án xử đúng rồi thì chúng cũng xin
xét lại, một lần kêu lại không được, chúng còn kêu đến 2 – 3 lần, làm cho
người nghèo nàn không thể theo nổi, người có của cũng hết tiền, chúng mới
hả dạ” [2,301].
“Trong các xã thôn còn có những bọn sâu mọt, cổ động tụ họp, gây
việc lôi thôi, kết đảng chỉ có 2 – 3 người mà mạo xưng là cả xã, tiếp nhau
kéo đến Nha môn, lăn mình vào kiện. Phàm họp nhau ăn uống mỗi lần hao
hụt tiền gạo, thấy mọi người có ý chí chán nản thì chúng liền tự bán ngôi thứ

trong xã và cầm đợ ruộng công lấy tiền, thác cớ chi tiêu việc kiện, chi tiêu
chỉ có 3 – 4 phần, còn 6 – 7 phần thì vào túi riêng của chúng. Việc kiện này,
chúng lại gây ra việc kiện khác. Bề ngoài nhận là đảm đang công việc,
nhưng âm mưu cốt để kiếm ăn hàng ngày [2,301].
“Lại có bọn xúi giục đi kiện, đảo lộn phải trái, thay đổi trắng đen, coi
người kiện làm của báu, lấy đơn từ làm kế sinh nhai… Những người tranh
kiện không biết nhẫn nại, cam tâm đành chịu, mà không biết cái khổ chầu
chực dây dưa năm tháng, cái phí đi về cũng đến hàng vạn, hại công bỏ việc,
tan của hết vốn, cái được không thể bù vào cái mất” [2,301].
“Đáng ghét nhất là bọn gian hoạt, bất đẳng làm hại dân lành. Thấy
thây chết lâu ngày bên đường không có dấu tích gì, nhận làm thân thuộc thây
15
chết ấy, chỉ là những người hiền lành no đủ mà ngày thường có hiềm khích,
kết thành án mạng. Hai bên tranh kiện muốn khuynh đảo lẫn nhau, những
người lớn nhỏ trong nhà đều vu là kẻ thủ mưu hành hung, còn những người
thân thuộc trong họ đều chỉ là bè lũ chứng kiến” [7,195].
Đó là tình trạng hỗn loạn trong xã thôn do bọn địa chủ hào cường gây
nên. Vói uy quyền và lòng gian ác quỷ quyệt, bọn chúng tự do vu oan giá
họa, đổi trắng thành đen, lam cho đời sống của những người nông dân nghèo
khổ lâm vào một tình trạng vô cùng bấp bênh, bị uy hiếp thường xuyên.
Nông dân bị mất ruộng, bị bần cùng, phá sản trước hết vì bọn chúng.
Có thể nói, đến khoảng giữ thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng
Ngoài đã bước vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Bộ máy phong kiến từ
Trung ương đến địa phương đã mất hết tính chất tích cực của nó để trở thành
một bộ máy ăn bàm nặng nề, vô cùng thối nát. Giai cấp địa chủ tập trung
ruộng đất cao độ làm bần cùng phá sản những người nông dân cá thể, làm
cho kinh tế nông nghiệp bị đình trệ. Từ vua chúa cho đến tầng lớp quý tộc
quan liêu, địa chủ, nói chung là toàn bộ giai cấp thống trị đều ăn chơi xa xỉ,
đồi trụy trên mồ hôi nước mắt của những người dân lao động cùng kiệt. Tình
trạng ăn chơi xa xỉ trầm trọng đến nỗi năm 1734, ông chúa xa xỉ Trịnh

Giang phải ra lệnh hạn chế, cấm nhà giàu không được dùng những vật điêu
khắc, trang sức hoa mỹ quá và cấm những thợ thủ công không được làm đồ
kỹ xảo.
1.1.2. Ở nửa sau thế kỷ XVIII
Nửa sau thế kỷ XVIII, chúa Trịnh vẫn duy trì một nền chính trị hủ bại.
Chính quyền họ Trịnh – đặc biệt từ đời Trịnh Sâm trở đi, càng tỏ ra đồi trụy,
thối nát đến cực độ. Năm 1767, Trịnh Doanh chết, con là Trịnh Sâm lên nối
ngôi. Sâm là người hoang dâm, tàn bạo, suốt đời chỉ ăn chơi hưởng lạc và
tìm cách bóc lột nhân dân ráo riết hơn trước. Dưới thời Trịnh Sâm, bộ máy
16
quan liêu trở nên rất thối nát và trong nội bộ giai cấp thống trị xảy ra nhiều
vụ tranh chấp, giết hại nhau.
Ngay từ khi Trịnh Sâm lên nối ngôi thì đã xảy ra cuộc mưu sát của
Trịnh Đệ. Đệ là em ruột Sâm, mưu với Phạm Huy Cơ định đến ngày 24
tháng 9 nhuần (năm Đinh Hợi – 1767) sẽ giết Sâm để cướp ngôi. Nhưng âm
mưu bại lộ, Sâm bắt Đệ hạ ngục và giết chết Phạm Huy Cơ. Hai năm sau,
năm 1769, Trịnh Sâm lại cùng bè cánh tay chân là hoạn quan Hoàng Ngũ
Phúc, Phạm Huy Đĩnh tìm cách hạ sát thái tử Lê Duy Vĩ. Lê Duy Vĩ là con
vua Lê Hiển Tông là người thông minh, khẳng khái có ý muốn khôi phục lại
chủ quyền vua Lê nên bị Trịnh Sâm ghen ghét. Sâm đổ tội cho thái tử tư
thông với nàng hầu trong phủ chúa để khép tội bắt hạ ngục, rồi hai năm sau
bắt thắt cổ chết.
Trịnh Sâm là một tên chúa rất hoang bạo, ăn chơi cực kỳ xa hoa, trụy
lạc. Sâm bắt xây dựng nhiều cung điện, nhiều đền chùa ở những nơi danh
thắng để du ngoạn. Một tháng ba, bốn lần Sâm ngụ ra chơi cung Thụy Liên
trên hồ Tây, bắt dân lính đứng hầu bao quanh khắp bờ hồ, bắt bọn nội thần
bịt khăn, mặc áo đàn bà trưng bày mọi thứ hàng hóa quanh bờ hồ để bán.
Nhạc công thì ngồi trên gác chuông ở chùa Trấn Quốc hay trong bóng cây
để thỉnh thoảng hòa vài khúc nhạc. Hàng năm đến Tết Trung Thu, Sâm phát
gấm trong cung ra làm hàng trăm, hàng nghìn chiếc đèn lồng, mỗi chiếc giá

mấy chục lạng bạc, để treo quanh bờ ao Long Trì. Sâm sai tịch thu những
loài “ trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch” [7,272], những chậu hoa cảnh
quý giá của nhân dân để bày la liệt trong phủ chúa. Bọn quan lại, tôi tớ thừa
hành lại nhân đó ức hiếp, cướp đoạt của dân, gây ra nhiều tệ hại. Thậm chí
có nhiều nhà chặt cây cảnh, phá núi non bộ… để tránh khỏi tai vạ.
Trịnh Sâm rất say đắm một cung nhân có nhan sắc là Đặng Thị Huệ,
lấy làm vương phi. Trịnh Sâm hết sức chiều chuộng Đặng Thị Huệ và dung
17
túng cho bọn anh em bà con nhà họ Đặng cậy thế tự do hoành hành, bất chấp
cả pháp luật của nhà nước. Tiêu biểu nhất cho hành động ngang ngược hung
bạo của bọn này là tên Đặng Mậu Lân – em ruột Thị Huệ. Lân sắm sửa xe
kiệu, quần áo giống hệt như kiểu đế vương, rồi hàng ngày kéo “vài chục thủ
hạ cầm gươm, vác súng nghênh ngang đi khắp kinh đô. Hễ gặp có đám xe
võng, bất kỳ là của quan lại nào, Lân đều khà khịa, gây sự đánh nhau, để làm
nhục chơi” [7,272]. Hễ gặp đàn bà, con gái có nhan sắc đi qua đường là lập
tức bị hắn sai vây màn trướng ở giữa đường để hãm hiếp. Người nào kháng
cự thì bị hắn cắt hai đầu vú và “cha hoặc chồng những kẻ “vô phúc” gặp
“hung thần” đó, nếu có kêu ca nửa câu, Lân liền cho kìm vặn răng, có người
bị đánh đến chết”. Vì vậy, “thiên hạ, hàng xứ thấy Lân sợ như sợ beo sói, ai
nấy tìm đường mà tránh cho xa” [7,272]. Tuy ngang ngược, hung bạo như
vậy, nhưng vì nể Đặng Thị Huệ nên Trịnh Sâm vẫn phải đem công chúa
Ngọc Lân gả cho Lân.
Từ vua chúa cho đến quan lại tay chân đã trở thành những mối đe dọa
khủng khiếp đối với nhân dân. Vua quan không còn là người duy trì trật tự
xã hội, mà đã trở thành những kẻ tham ô, hối lộ, cướp bóc trắng trợn, gây
nhiều tai họa cho nhân dân. Vì thế, hễ nghe tin có quan đến là nhân dân kinh
động, lo sợ. Bài mật khải của quyền trấn thủ Vũ Tá Côn và hiệp trấn Bùi
Huy Bích ở Nghệ An gửi lên chúa Trịnh năm 1780 đã nói lên điều đó: “…
tháng trước đã có tin ở kinh mật báo, hoặc nói sẽ có hai, hoặc ba viên quan
địa phương, hoặc nói có quan Kinh sai về hơn 10 viên để thanh tra quân dân

các xã. Sở tại lưu truyền, dân tình kinh động, đến đỗi dời nhà dọn cửa và
đuổi những kẻ ngụ cư để cho bớt dân đinh thì sẽ bớt phần nào số dân phải đi
lính”. Chính quyền họ Trịnh đã trở nên cực kỳ thối nát, đã hoàn toàng chức
năng tích cực của mình để trở thành một bộ máy ăn bám phản động, kìm
hãm mọi bước tiến của xã hội.
18

×