Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.6 KB, 17 trang )

Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Lời nói đầu
1
Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
1. Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới
1.1. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung (kinh tế mệnh lệnh): cơ chế mà theo đó chính
quyền trung ương sẽ điều khiển toàn bộ các khu vực kinh tế và đưa ra mọi quyết định về
quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ. Nhà chức trách quyết định các loại
hàng hóa cần sản xuất, điều hành các cơ quan cấp dưới để sản xuất theo mục tiêu quốc
gia và xã hội. Các nền kinh tế kế hoạch hóa quan trọng đã từng xuất hiện như Liên bang
Xô-viết (cũ), Trung Quốc trước 1978 và Ấn Độ trước 1991… Ở nước ta, kể từ sau cách
mạng và thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa, cả dân tộc trở thành một khối, nhà nước
nắm giữ toàn bộ tư liệu sản xuất và đưa ra các kế hoạch lớn cho cả nước như kế hoạch 5
năm lần thứ nhất (1961-1965), kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980), kế hoạch 5 năm
lần thứ ba (1981-1985).
Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung
với những đặc điểm chủ yếu là:
Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa
trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp
hoạt động trên cơ sở các quyết định của nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp
lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản
phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương…đều do các cấp thẩm quyền quyết định.
Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp
giao nộp sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu. Chẳng hạn
sau khi giải phóng Sài Gòn, nhà nước tiếp quản Hãng dệt Tái Thành và đổi tên là Dệt
Thành Công. Hàng năm, nhà nước sẽ cung cấp nguyên vật liệu và vốn lưu động. Dệt
Thành Công được giao chỉ tiêu sản xuất 3 triệu m2 vải/ năm. Năm 1978, giá thành 1m2
vải calicot sản xuất tại xưởng của công ty Dệt Thành Công là 1,5 đồng/m2. Thế nhưng
tất cả lượng sản phẩm có được, công ty đều phải bán cho nhà nước với giá 1,2 đồng/m2.
Trong khi đó giá ở thị trường tự do thì cao gấp 10-12 lần.


Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý
đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại do các quyết định không đúng gây ra
thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản
2
Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với sản xuất, kinh doanh. Có
thể lấy trường hợp một công ty khai thác than ở Thái Nguyên làm ví dụ. Năm 1979,
công ty này được giao chỉ tiêu 150000 tấn trong khi các công ty khách hàng đang gặp
khó khăn, không cần nhiều đến than. Kho bãi công ty không thể chứa hết nhưng vẫn
phải hoàn thành chỉ tiêu được giao nên công ty đã chọn giải pháp là vừa khai thác vừa
đem than đổ đi. Cuối cùng, đơn vị vẫn nhận được bằng khen vì đã hoàn thành chỉ tiêu
cấp trên giao.
Thứ ba, quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là
chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát - giao nộp”. Vì vậy rất
nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan
trọng, không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý. Một cán bộ hay công nhân vào giai
đoạn này 70% thu nhập là tem phiếu, 30% còn lại là lương. Khi công ty không có tiền,
công nhân được trả lương bằng sản phẩm: sứ tích điện, cao su, mũ cứng…Hoặc một
trường hợp khác, vào năm 1978, An Giang thành lập hợp tác xã Hòa Bình Thạnh, toàn
bộ hơn 70 cỗ máy cày, bừa, bơm, xới… đều được công hữu hóa. Các xã viên sẽ làm
việc cùng nhau. Sau mỗi buổi, cán bộ hợp tác xã ghi điểm từng người. Điểm này sau đó
sẽ được quy ra thóc.
Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa
sinh ra đội ngũ kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng
quyền lợi cao hơn người lao động. Ví dụ các cửa hàng lương thực, hệ thống tem phiếu
và quầy hàng tết, cán bộ cao cấp có cửa hàng phục vụ riêng tại phố Tôn Đản, cán bộ
trung cấp đến phố Nhà Thờ, Vân Hồ, Đặng Dung và Kim Liên; còn cán bộ, công nhân,
viên chức bình thường và nhân dân mua ở các cửa hàng rải rác trong thành phố.
Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:

Bao cấp qua giá: nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa
thấp hơn giá trị chúng nhiều lần so với giá thị trường. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là
hình thức.
Bao cấp qua chế độ tem phiếu: nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm
tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ
tem phiếu với mức giá khác xa so với mức giá thị trường đã biến chế độ tiền lương
3
Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc
phân phối theo lao động.
Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách nhưng không có chế tài ràng
buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh
nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “ xin -
cho”
Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng theo chiều rộng thì cơ chế này có tác dụng
nhất định, nó có thể tránh được những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường như chu
kì kinh doanh, khủng hoảng thừa, bong bóng bất động sản… và cho phép tập trung tối
đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ
thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng (Liên Xô vào những năm 30 đã giảm GNP của tiêu thụ tư nhân từ 80% xuống còn
50% để ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Nhờ đó, Liên Xô đã xây dựng được nền
công nghiệp nặng trong một nền kinh tế kém phát triển mà không cần phải chờ nhiều
năm tích lũy tư bản hay dựa vào hỗ trợ tài chính từ bên ngoài) . Tuy nhiên, cơ chế kế
hoạch hóa tập trung lại thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học - công nghệ, triệt
tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích năng động, sáng tạo của
các đơn vị sản xuất kinh doanh. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát
triển theo chiếu sâu dựa trên cơ sở áp dụng thành tựu cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ khuyết điểm của nó, làm cho kinh tế
các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có nước ta, lâm vào tình trạng trì trệ,
khủng hoảng.

4
Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
1.2. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
1.2.1. Nguyên nhân thúc đẩy tiến trình đổi mới.
Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta xuất phát từ nhiều lý do trong
đó đáng chú ý nhất là ba cơ sở sau đây:
Một là, đòi hỏi bức xúc của cuộc sống (yêu cầu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế).
Ở trong nước, sau 10 năm tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đạt
được một số thành tựu, song khó khăn còn nhiều và ngày càng găy gắt dẫn đến tình
trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội vào những năm 80 (các chỉ tiêu kinh tế không đạt,
lạm phát tăng, đời sống nhân dân gặp khó khăn nghiêm trọng…).
Những năm kế tiếp lạm phát tiếp tục ở mức ba con số. Đến năm 1989 mới xuống
còn hai con số.
Năm Lạm phát
1986 774%
1987 323,1%
1988 393%
1989 34.7%
Từ sự khó khăn và ngày càng trầm trọng nên đã xuất hiện tình trạng “xé rào” ở
một số nơi để nhằm xoay chuyển tình hình cả trong nông nghiệp, công nghiệp và ngoại
thương.
Hai là, bản thân Đảng đã có những nhận thức mới về xây dựng chủ nghĩa xã hội
và phát triển nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy trong nhận
thức của Đảng đã có những bước đột phá về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhưng chưa
triệt để.
Về các chủ trương, chính sách đổi mới từng phần từ năm 1976 đến năm 1986 và
nhu cầu phải đổi mới triệt để cơ chế kế hoạch, tập trung, quan liêu, bao cấp cần trung
làm nổi rõ mấy mốc sau:
5
Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

 Hội nghị Trung ương lần 6 tháng 9–1979: Hội nghị đã quyết định phải
khắc phục một bước cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp, kết hợp kế hoạch hoá
với quan hệ thị trường, duy trì ba thành phần kinh tế ở miền Nam, kết hợp ba lợi ích là
tập thể, cá nhân và xã hội. Khuyến khích mọi năng lực sản xuất làm cho sản xuất bung
ra... Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV là bước đột phá
đầu tiên để tìm đường đổi mới.
- Cuối cùng Hội nghị đã ra nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 20 tháng 9 năm 1979 với
tinh thần chính là:
• Cho phép kết hợp kế hoạch hóa với cơ chế thị trường
• Sử dụng lại kinh tế tư nhân bao gồm cả tư bản tư nhân dưới sự quản lý của Nhà
nước
• Sửa lại giá lương thực và giá các nông sản khác theo hướng dựa trên thỏa thuận.
• Cho phép địa phương tiến hành xuất nhập khẩu
• Tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hoá được trả thù lao thích
đáng và được sử dụng toàn bộ sản phẩm được miễn thuế. Tháng 10-1979, Hội
đồng Chính phủ công bố quyết định xoá bỏ các trạm kiểm soát ngăn sông, cấm
chợ, người sản xuất có quyền đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường không
phải nộp thuế sau khi làm nghĩa vụ đầy đủ cho Nhà nước.
 Chỉ thị 100 CT/TW: Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương
Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến
nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị này cho phép
áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp cả nước. Chế độ khoán này
thường được gọi tắt là Khoán 100. Khoán 100 tạo ra hiệu quả kinh tế lớn trong nông
nghiệp.
 Quyết định 25/CP (21-1-1981): Triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội
nghị Trung ương 6 khóa IV, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 25-CP ngày 21
tháng 1 năm 1981 về Một số chủ trương và biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ
động sản xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.
Quyết định này cho phép áp dụng chế độ 3 kế hoạch.
6

×