Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích những biện pháp cơ bản để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.17 KB, 10 trang )

PHÙNG THỊ HƯƠNG LAN, KT33D022
Đề bài số 6: Phân tích những biện pháp cơ bản để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động
kinh doanh chứng khoán.
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động cách đây gần
12 năm, đã đánh dấu một bước phát triển mới có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
hoàn thiện hệ thống thị trường tài chính, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế
đang không ngừng chuyển đổi vận hành theo cơ chế thị trường. Như tất cả các hoạt
động kinh doanh khác, kinh doanh chứng khoán cũng nhằm mục đích cuối cùng và
cao nhất là đem lại lợi nhuận hoặc nhằm thỏa mãn những lợi ích riêng nào đó của các
nhà đầu tư. Kinh doanh chứng khoán có thể nói là một ngành kinh doanh có lợi nhuận
lớn và độ rủi ro cao. Bởi vậy, việc nghiên cứu những biện pháp nhằm phòng ngừa rủi
ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là việc vô cùng cần thiết và quan trọng
góp phần lành mạnh hóa thị trường và đưa nền kinh tế đất nước đi lên.
Nội dung
I. Hoạt động kinh doanh chứng khoán và các rủi do.
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh chứng khoán.
1.1 Khái niệm.
Theo quy định tại khoản 19 Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006 thì “kinh
doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh
chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký
chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng
khoán”. Như vậy có thể thấy, khái niệm hoạt động kinh doanh chứng khoán ở Việt
Nam là khá rộng và hoản chỉnh. Nói một cách khác về hoạt động kinh doanh chững
khoán là là loại hình hoạt động thương mại đặc biệt mà ở đó, các công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ và các chủ thể được phép kinh doanh chứng khoán tiến
hành các nghiệp vụ về chứng khoán cho chính mình hoặc cho khách hàng vì mục tiêu
lợi nhuận tối đa.
1
BÀI CHỨNG KHOÁN HỌC KỲ
PHÙNG THỊ HƯƠNG LAN, KT33D022


1.2 Đặc điểm.
Thứ nhất, kinh doanh chứng khoán là nghề thương mại đặc thù có liên quan
trực tiếp đến quyền, lợi ích của các nhà đầu tư là công chúng và các doanh nghiệp.
Việc lựa chọn hình thức kinh doanh của doanh nghiệp nhằm sinh lợi là một công việc
rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Hoạt động
kinh doanh chứng khoán lại là hoạt động có sức thu hút lớn đối với các doanh nghiệp
vì có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, hoạt động này cũng mang lại rủi ro khá lớn
dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp. Vì thế, những chủ thể muốn thực hiện nghề
nghiệp này nhất thiết phải thỏa mãn một số điều kiện rất khắt khe về mặt tài chính,
thậm chí kể cả những điều kiện về vật chất, kỹ thuật để thực hiện hoạt động kinh
doanh chứng khoán. Việc quy định các điều kiện thành lập và hoạt động kinh doanh
chứng khoán chính là nhằm đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động an toàn,
hiệu quả và đặc biệt là bảo đảm cho quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán.
Thứ hai, đối tượng của hoạt động kinh doanh chứng khoán chính là các chứng
khoán – giá trị động sản và các dịch vụ về chứng khoán. Chứng khoán là một phương
tiện có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.
Chứng khoán gồm các loại: chứng khoán cổ phần (ví dụ cổ phiếu phổ thông của một
công ty), chứng khoán nợ (như trái phiếu nhà nước...) và các chứng khoán phái
sinh (như các quyền chọn, quy đổi hoặc tương lai...). Chứng khoán được thể hiện bằng
hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Các chứng khoán là những
hàng hóa và dịch vụ đặc biệt được giao dịch trên thị trường đặc biệt – thị trường
chứng khoán và các giao dịch đó phải tuân thủ quy chế pháp lý đặc biệt do pháp luật
về chứng khoán quy định.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh chứng khoán phải tuân thủ một số nguyên tắc
đặc thù của thị trường chứng khoán, chẳng hạn như nguyên tắc công bằng, công khai,
minh bạch và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư. Các nguyên tắc này có
2
BÀI CHỨNG KHOÁN HỌC KỲ
PHÙNG THỊ HƯƠNG LAN, KT33D022

một ý nghĩa vô cũng quan trọng trong việc xây dựng long tin của các nhà đầu tư đối
với hoạt động kinh doanh chứng khoán và đảm bảo quyền lợi cho bản than họ. Đồng
thời, các nguyên tắc này buộc các chủ thể phải nâng cao trách nhiệm khi tham gia
hoạt động kinh doanh chứng khoán. Việc thể chế hóa bằng pháp luật những nguyên
tắc này là những bảo đảm pháp lý cho sự vận hành an toàn, hiệu quả của thị trường
chứng khoán đồng thời bảo vệ một cách hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp cho các
nhà đầu tư tham gia thị trường.
2. Các rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Trong nền kinh tế thị trường, không có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại
không có nguy cơ gặp rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn, nhưng điều ngược
lại thì chưa hẳn đã đúng. Đầu tư chứng khoán cũng không nằm ngoài quy luật này,
thậm chí ở mức độ sâu đậm và đa diện hơn. Các rủi ro chủ yếu của hoạt động kinh
doanh chứng khoán là:
2.1 Rủi ro thanh khoản: nghĩa là chứng khoán đầu tư có thanh khoản thấp. Tính
thành khoản thấp của chứng khoán mà nhà đầu tư đang sở hữu có thể do chứng khoán
đó khó và thậm chí không thể bán được, hoặc không được phép bán hay chuyển
nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư. Cụ thể hơn là chứng khoán của nhà đầu tư, vì một
lý do nào đó, chứng khoán đã mua là của một công ty có tình trạng tài chính thiếu
lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như khả năng tiêu thu sản
phẩm thiếu hiệu quả vững chắc. Thậm chí, chỉ cần một sự thay đổi nhân sự cấp cao
trong công ty cũng có thể khiến giá chứng khoán đó sụt giảm. Và rủi ro đối với nhà
đầu tư sẽ là tối đa khi công ty phát hành chứng khoán bị phá sản và biến mất trên
thương trường. Thậm chí, việc sở hữu thuần túy các cổ phiếu ưu đãi mà không được
chuyển nhượng trong thời hạn nhất định cũng có thể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro, nhất
là khi cần tiến hành để trả lãi vay ngân hàng hoặc muốn rút vốn về để đầu tư vào chỗ
khác. Ngay cả những chứng khoán tốt nhất cũng có thể không giữ vững được vị thế
lâu dài trước sự biến động của thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà
3
BÀI CHỨNG KHOÁN HỌC KỲ
PHÙNG THỊ HƯƠNG LAN, KT33D022

đầu tư chứng khoán này có thể phải hứng chịu cả hai thiệt hại dạng “khấu hao hữu
hình” và “khấu hao vô hình” giá trị và tính thanh khoản của các chứng khoán đang
nắm giữ.
2.2 Rủi ro thị truờng:
Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của sàn giao dịch. Điển hình là các
rủi ro liên quan đến việc tổ chức khớp lệnh và phân lô giao dịch cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán có tổ chức. Việc khớp lệnh định kỳ gây rủi ro cho nhà đầu tư vì
họ không thể hủy ngang lệnh đã đặt trước khi kết thúc phiên khớp lệnh, bất chấp
những biến động mới bất lợi trên thị trường, nếu họ không muốn chịu phạt về sự thay
đổi quyết định này. Trong khi đó, việc khớp lệnh liên tục, mặc dù cho phép các nhà
đầu tư đặt lệnh thận trọng, chính xác hơn, được giải quyết nhu cầu mua, bán nhiều
hơn, nhanh chóng, bình đẳng hơn và giảm thiểu tình trạng cung cầu áo trên thị trường
chứng khoán, song có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư ở chỗ: khớp lệnh liên tục là giao
dịch trên cơ sở khớp liên tục các lệnh mua, bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập
vào hệ thống giao dịch, không phải chờ đến thời điểm định kỳ như kiểu khớp lệnh
định kỳ.
Rủi ro từ các chấn động thị trường: Các nhà đầu tư chứng khoán có thể phải
gánh chịu nhiều rủi ro liên quan đến các chấn động thị trường trong nước hoặc nước
ngoài gây ra, bởi:
- Các trào lưu mua, bán chứng khoán theo tâm lý đám động làm phá vỡ các quy
luật vận động bình thường của thị trường.
- Các hoạt động đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt, gây nhiễu thông tin và tự đánh
bóng, thổi giá hoặc thậm chí lừa đảo và thông đồng có tổ chức của các nhà đầu tư
chuyên nghiệp đủ sức gây biến động thị trường hòng trục lợi.
- Các chấn động thị trường khác từ nước ngoài.
4
BÀI CHỨNG KHOÁN HỌC KỲ
PHÙNG THỊ HƯƠNG LAN, KT33D022
Rủi ro thông tin trong đầu tư chứng khoán. Có thể nói, trong các loại rủi ro mà
nhà đầu tư gặp phải thì rủi ro thông tin là nguy hiểm nhất và là cội nguồn của tất cả

các loại rủi ro khác. Hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của nhà đầu
tư lại gắn bó mật thiết, thậm chí phụ thuộc vào sự đa dạng, hệ thống, toàn diện và
chính xác các thông tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư chứng khoán.
Các nhà đầu tư chứng khoán thì luôn háo hức trước mọi tin đồn và hăng hái góp phần
vào tin đồn, luôn cảnh giác đề phòng nhưng cũng nhẹ dạ cả tin. Trong số họ, ai là
người nắm được nhiều, nhanh, chính xác thông tin, người đó sẽ dễ dàng chiến thắng
và chiếm thế thượng phong, giảm thiểu những rủi ro chết người do mù mờ thông tin.
2.3 Rủi ro lớn từ hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán.
Theo quy định của Luật chứng khoán 2005 thì chỉ có công ty chứng
khoán mới được thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, vốn pháp định cho
nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán là 100 tỷ đồng. Do có tính đặc thù về
khả năng tiếp cận thông tin và chủ động trên thị trường nên công ty chứng khoán có
những lợi thế nhất định khi tiến hành hoạt động tự doanh như có thể dự đoán diễn
biến của thị trường, nắm được xu thế giao dịch. Xét mức độ ảnh hưởng, hoạt động tự
doanh của mỗi công ty chứng khoán với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn
được coi là hoạt động giao dịch của một nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp có những tác
động nhất định tới giá cả thị trường. Do đó, công ty chứng khoán có thể thông qua
hoạt động tự doanh góp phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của
các loại chứng khoán trên thị trường. Do có ảnh hưởng như vậy nên khi thị trường có
chiều hướng đi xuống, các công ty chứng khoán hoạt động tự doanh sẽ thua lỗ nặng
và trở nên lao đao.
II. Một số giải pháp góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh chứng
khoán
1.Đảm bảo sự minh bạch và lành mạnh của thị trường chứng khoán bằng pháp
luật.
5
BÀI CHỨNG KHOÁN HỌC KỲ

×