Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Những vấn đề cơ bản về TDNHvà rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.52 KB, 31 trang )

Những vấn đề cơ bản về TDNHvà rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại
NHTM
1.1. TDNH trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường.
Ngay từ những ngày sơ khai của nển kinh tế hàng hoá thì sự xuất hiện
liền kèm với nó là quan hệ tín dụng, ta có thể khẳng định rằng ở đâu có sản
xuất hàng hoá thì ở đó có quan hệ tín dụng. Quan hệ đó đã, đang và sẽ còn tồn
tại, không phải dưới một hình thức duy nhất mà ở nhiều, rất nhiều hình thức
khác nhau. Ở các giai đoạn khác nhau của nền sản xuất hàng hoá thì các hình
thức tín dụng cũng thể hiện khác nhau. Hình thức tín dụng đầu tiên đó là cho
vay nặng lãi, đặc điểm của hình thức này là lãi xuất cho vay rất cao, chiếm gần
hết giá trị sản phẩm thặng dư, có khi còn sang cả phần giá trị sản phẩm cần
thiết, và tính rủi ro rất lớn trong quá trình sử dụng vốn vay cũng như trong
quan hệ tín dụng. Xã hội và nền sản xuất hàng hoá càng phát triển với quy luật
tuyệt đối và giá trị thặng dư, do đó tín dụng nặng lãi không còn phù hợp, nó
dần mất đi để tạo điều kiện cho tín dụng thương mại (TDTM) ra đời. Tuy nhiên
TDTM cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của nền kinh tế thị
trường.Trong khi đó có một loại hình tín dụng ưu việt hơn cả đã đáp ứng tốt
nhất yêu cầu của sự phát triển xã hội, đó là tín dụng thương mại (TDNH).
Từ khi ra đời, TDNH đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của mình,
và ngày càng phát triển mạnh mẽ, và trở thành một hình thức tín dụng chủ yếu
trong nền kinh tế. Ngày nay, hoạt động ngân hàng không ngừng phát triển, sự
phát triển đó có thể nhận thấy trên tất cả các phương diện, từ sự ra đời của
các sản phẩm dịch vụ mới cho tới sự xuất hiện của các tập đoàn ngân hàng có
quy mô toàn cầu được tạo ra từ làn sóng sáp nhập, hợp nhất...Và tất nhiên
hoạt động TDNH cũng không ngừng phát triển, các mục tiêu luôn được đề ra,
các chính sách ngày càng hoàn thiện để hoạt động TDNH đạt kết quả tốt nhất.
1.1.2. Bản chất của TDNH.
Để hiểu về bản chất của TDNH, trước tiên ta đi tìm hiểu Tín dụng là gì?
Tín Dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay
(Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh


nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên
đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có
trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn
thanh toán.
Như vậy từ đây ta có thể thấy về bản chất của TDNH đó là một giao dịch
về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:
a/ Tài sản giao dịch trong quan hệ TDNH bao gồm 2 hình thức là cho vay
(bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản). Trong những năm 1960
trở về trước, hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền mặt,
xuất phát từ những đặc thù đó mà đôi khi Tín dụng và cho vay được coi là
đồng nghĩa. Tuy nhiên từ những năm 70 trở lại đây, dịch vụ cho thuê tài chính
đã được các ngân hàng và các định chế tài chính khác cung cấp cho khách
hàng.
b/ Trên nguyên tắc hoàn trả, vậy nên khi chuyển giao tài sản cho người đi
vay sử dụng, người cho vay phải có cơ sở để tin rằng mình sẽ được hoàn trả
đúng hạn. Đây là yếu tố cơ bản trong quan hệ tín dụng.
c/ Giá trị hoàn trả thông thường sẽ phải lớn hơn giá trị khi cho vay, để
thực hiện được nguyên tắc này, phải xác định đươc lãi xuất danh nghĩa lớn
hơn tỷ lệ lạm phát.
1.1.3. Chức năng của TDNH.
Bất kỳ nền sản xuất nào, chế độ kinh tế nào thì trong xã hội cũng luôn có
những nguồn vốn tạm thời nhàn dỗi và ở những chủ thể khác lại có nhu cầu về
vốn. Tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng tìm đến được với nhau, và không ai
khác đó chính là các ngân hàng. Lúc này các NHTM sẽ giữ vai trò làm trung
gian điều hoà vốn. Do có uy tín đặc biệt trong nền kinh tế, cho nên việc huy
động vốn các NHTM diễn ra có hiệu quả, nhiều chủ thể đã tin tưởng và giao
cho ngân hàng tài sản của mình dựa trên quan hệ tín dụng. Các ngân hàng sẽ
kinh doanh trên tài sản này bằng nhiều con đường: cấp tín dụng, bảo lãnh, cho
thuê tài chính. Thậm chí các NHTM với uy tín của mình còn tận dụng được cả
những nguồn vốn huy động từ các tổ chức nước ngoài. Điều này là một lợi thế

mà không phải tổ chức tài chính nào cũng có thể có.
1.1.4. Các loại TDNH.
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản tín dụng theo từng nhóm dựa
trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại tín dụng có cơ sở khoa học là
tiền đề để thiết lập các quy trình cấp tín dụng thích hợp để nâng cao hiệu quả
quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại tín dụng dựa trên các tiêu thức sau đây:
* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn.
- Tín dụng sản xuất (tín dụng cho sản xuất) là hình thức cấp tín dụng mà
ngân hàng lấy đối tượng được phục vụ trong quá trình tổ chức sản xuất kinh
doanh của khách hàng làm cơ sở cấp tín dụng. Đây là loại hình tín dụng khá
phổ biến vì các doanh nghiệp chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của cá nhân và hộ gia đình. Nguồn để trả nợ không phải trực tiếp từ hiệu quả
sử dụng vốn vay.
- Tín dụng đầu tư: là loại hình tín dụng đáp ứng nhu cầu cho lĩnh vực xây
dựng cơ bản, cơ sở vật chất,cơ sở hạ tầng, ngoài ra còn có trường hợp chuyển
nhượng các khoản vốn góp, chuyển nhượng quyền sở hữu.
- Tín dụng xuất nhập khẩu: là loại hình tín dụng đáp ứng nhu cầu của
những doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hoá, kỹ thuật trong cho vay không có gì khác so với các loại hình khác mà
chỉ khác về đối tượng và biện pháp quản lý.
*Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng:
- Tín dụng vốn cố định: là loại hình tín dụng mà chi phí cho việc đầu tư
gắn liền với tài sản cố định. Cấp tín dụng diễn ra trên cơ sở xác định được tài
sản đó rồi mới đầu tư.
- Tín dụng vốn lưu động: là loại hình tín dụng ngắn hạn (< 12 tháng), đáp
ứng nhu cầu về tài sản lưu động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
* Căn cứ vào thời hạn cho vay:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn được xác định từ
một năm trở xuống, được thực hiện chủ yếu dưới hình thức bằng tiền (chiết

khấu, thấu chi, ứng trước).
- Tín dụng trung hạn: là hình thức cấp tín dụng từ 1đến 5 năm. Vốn mà
ngân hàng đưa ra được cấu tạo vào tài sản, cho vay trung hạn nhằm khai thác
những năng lực tài sản cố định hiện có và có phần mua sắm tài sản cố định.
- Tín dụng dài hạn: là hình thức cấp tín dụng có thời hạn trên 5 năm.
* Căn cứ vào nguồn gốc tín dụng: Tín dụng được chia thành tín dụng trực
tiếp và tín dụng gián tiếp. Trong tín dụng ngắn hạn thì tín dụng gián tiếp
chiếm đa phần.
* Căn cứ vào phương thức thanh toán: Tín dụng được chia thành tín dụng
trả một lần và tín dụng trả góp. Tín dụng trả một lần là loại hình tín dụng mà
khách hàng mang trả số tiền vay của ngân hàng một lần trong thời gian đã
thoả thuận, còn tín dụng trả góp là hình thức mà khách hàng trả phần vốn gốc
đã vay của ngân hàng cho ngân hàng làm nhiều lần.
1.1.5. Vai trò của TDNH.
Trong các tổ chức trung gian tài chính, các ngân hàng thương mại giữ vị
trí quan trọng nhất cả về quy mô lẫn tính đa dạng trong hoạt động. Điều đó
được thể hiện rõ nét ở vai trò vô cùng to lớn của TDNH:
- TDNH là công cụ tài trợ vốn có hiệu quả nhất. Xuất phát từ cơ chế quản
lý tín dụng chặt chẽ, từ khâu thẩm định cho vay đến giám sát, quản lý tín dụng.
- TDNH là công cụ của nhà nước điều tiết khối lượng tiền tệ trong nền
kinh tế, kiểm soát tiền vào lưu thông qua kênh tín dụng. TDNH thoả mãn nhu
cầu tiết kiệm và mở rộng đầu tư của nền kinh tế. Khi thực hiện hoạt động này,
ngân hàng đứng ra làm cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
- TDNH là hoạt động chủ yếu mạng lại lợi nhuận cho bản thân các ngân
hàng. Vốn của ngân hàng được sử dụng vào hai mục đích:
+ không sinh lời như: dự trữ, mua sắm tài sản phục vụ tổ chức sản xuất
kinh doanh của mình.
+ sinh lời như: tín dụng, cho thuê tài chính…
Mặt khác ta thấy cho thuê tài chính có mức rủi ro cao và bị giới hạn bởi
nguồn vốn sử dụng, nên nhu cầu đầu tư vào nó không lớn. Vậy nên đa số nguồn

vốn của ngân hàng là đầu tư cho hoạt động tín dụng.
1.1.6. Hoạt động TDNH.
Hoạt động TDNH là hoạt động kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ
ngân hàng với nội dungthường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán khác.
Như vậy, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động TDNH nói riêng là
hoạt động tạo lập nguồn vốn để cho vay, chuyển nhượng quyền sở hữu vốn cho
các tổ chức, cá nhân với điều kiện hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn sau
một thời gian được thoả thuận trước. Hoạt động tín dụng chỉ khác so với các
hoạt động tín dụng khác ở chỗ quan hệ tín dụng được diễn ra qua một trung
gian là các NHTM.Chính vì vậy trong hoạt động TDNH có một số điểm khác biệt
so với các hoạt động tín dụng khác. Nó bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
- Hoạt động cho vay (cấp tín dụng)
- Hoạt động huy động vốn
- Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn.
- Bảo lãnh.
- Cho thuê tài chính.
Trong đó hoạt động cho vay và huy động vốn vẫn luôn đóng vai trò chủ
đạo. Tuy nhiên, song hành với hoạt động tín dụng là một tỷ lệ rủi ro tiềm ẩn rất
cao. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động TDNH là
một vấn đề rất được quan tâm.
1.2. Rủi ro trong hoạt động của NHTM.
1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng:
Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường là một
hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế-xã hội đều nhanh
chóng tác động đến hoạt động của ngân hàng, nó có thể gây xáo chộn bất ngờ
và dẫn đến sự giảm xút trầm trọng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Do vậy hoạt động kinh doanh của NHTM luôn chứa đựng những
rủi ro "tiềm ẩn", nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy rủi ro là gì?
Rủi ro là những thiệt hại tiềm tàng ngoài ý muốn của các ngân hàng.

Rủi ro mà các NHTM thường đề cập đến bao gồm:
-Rủi ro tín dụng: là rủi ro cần được đề cập trước tiên đối với ngân hàng,
Ngân hàng cho vay và đầu tư chứng khoán. Khi người vay không thể thanh
toán được vốn và lãi, những khoản cho vay, đầu tư không thể thu hồi này sẽ
dần dần ăn mòn hết vốn của ngân hàng. Bởi vì vốn tự có của ngân hàngthường
thấp hơn 10% các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán nên chỉ cần một
lượng nhỏ các khoản vay và đầu tư không thể thu hồi được thì vốn của ngân
hàng sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm không đủ để gánh chịu thêm bất kỳ
khoản lỗ nào khác.
- Rủi ro lãi suất: là rủi ro làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng do biến động
về lãi suất trên thi trường. Ngân hàng sẽ phải đương đầu với rủi ro trong mức
chênh lệch lãi suất, đó là do sự không cân xứng về thông tin.
- Rủi ro hối đoái: là những khoản thiệt hại mà các ngân hàng phải gánh
chịu do sự thay đổi về tỷ giá hối đoái. Các ngân hàng thường phải đối mặt với
rủi ro về hối đoái trong các giao dịch ngoại tệ. Những đồng tiền được giao dịch
nhiều nhất luôn thay đổi theo điều kiện, tình hình trên thị trường. Ngân hàng
kinh doanh trên cơ sở đồng tiền này cho mình và cho khách hàng luôn phải đối
mặt với các rủi ro về thay đổi bất lợi trong tỷ giá.
- Rủi ro thanh khoản: là rủi ro xảy ra khi nguồn vốn (bằng tiền) của Ngân
hàng bị thiếu hụt nghiêm trọng không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả
và Ngân hàng rất khó khăn trong việc tìm kiếm hay huy động nguồn vốn bù
đắp với chi phí hợp lý. Nếu ngân hàng không thể tăng nguồn vốn kịp thời, sẽ có
thể mất nhiều khách hàng và dẫn tới sự giảm sút về lợi nhuận. Khi không giải
quyết kịp thời tình trạng thiếu hụt tiền dẫn đến việc người gửi tiền không
ngừng rút vốn và cuối cùng là ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn có thể
sụp đổ.
(theoTài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng của NHNo&PTNT
trang 130,131,144)
- Tuy nhiên trong đó có thể nói rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và phức
tạp nhất. Đó là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất

phát từ người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo hợp
đồng cam kết hoặc mất đi khả năng thanh toán, hoặc do từ phía ngân hàng
không tuân thủ đúng các bước trong quy trình cấp tín dụng.(theo giáo trình
Tín dụng ngân hàng).
Rủi ro tín dụng có thể là rủi ro đọng vốn hoặc rủi ro mất vốn. Chính vì thế
mà đây được coi là loại rủi ro nguy hiểm nhất đối với hoạt động kinh doanh
của các NHTM. Tuy nhiên trên thực tế thì không có một tổ chức tín dụng nào
lại không gặp phải rủi ro này, có điều mức độ thiệt hại như thế nào, và các
ngân hàng có biện pháp gì để khả năng xảy ra rủi ro là thấp nhất.
1.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD:
a/ Nguyên nhân khách quan.
* Cơ chế chính trị, pháp luật:
- Sự bất ổn về chính trị là một nguyên nhân cực kỳ quan trọng dẫn đến rủi
ro tín dụng. Tuy nhiên nền chính trị Việt Nam tương đối ổn định, mặt khác
hoạt động dưới sự giám sát của nhà nước, nhiều khoản cấp tín dụng được nhà
nước can thiệp, điều đó tạo điều kiện hạn chế bớt rủi ro cho hoạt động tín
dụng của các NHTM Việt Nam.
- Sự ảnh hưởng của pháp luật đối với hoạt động tín dụng của các NHTM
thể hiện ở các luật, văn bản luật, các thông tư hướng dẫn… việc thực thi luật,
sự tuân thủ của các chủ thể kinh doanh. Ở nước ta việc có một số bộ luật còn
trồng chéo, không nhất quán, hay thay đổi làm cho các chủ thể trong nền kinh
tế có phần khó khăn, có thể gặp rủi ro.
* Tác động từ nền kinh tế.
- Chu kỳ kinh tế: khi chu kỳ kinh tế diễn ra đều đặn ở một mức nhất định
sẽ giúp ngân hàng hoạt động ổn định, tỷ lệ rủi ro thấp. Khi chu kỳ kinh tế ở
mức quá cao hay quá thấp thì sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng gặp khó
khăn.Đặc biệt nếu chu kỳ kinh tế không ổn định, đột ngột tăng hoặc đột ngột
giảm sẽ làm cho các NHTM gặp rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh cuả
mình.
- Lãi suất của ngân hàng: khi lãi suất của thị trường tăng làm cho gia trị

của dư nợ và nguồn đều giảm và ngược lại, lãi suất thị trường giảm làm cho
dư nợ và nguồn đều tăng. Đối với một ngân hàng có cơ cấu dư nợ và các khoản
vay dài hạn có tài sản thế chấp với lãi suất cố định trong khi vốn huy động lại
có kỳ hạn ngắn thì ngân hàng có thể bị tổn thất nặng nề về tài sản khi lãi suất
thị trường tăng lên.
- Tỷ giá hối đoái: Ngày nay những ngân hàng lớn phải đối mặt với rủi ro
hối đoái trong các giao dịch ngoại tệ, những đồng tiền được giao dịch nhiều
nhất luôn thay đổi theo điều kiện, tình hình trên thị trường. Ngân hàng kinh
doanh trên cơ sở những đồng tiền này phải đối mặt với các rủi ro về sự thay
đổi bất lợi trong tỷ giá.
- Tỷ lệ lạm phát: Nền kinh tế luôn có một tỷ lệ lạm phát nhất định, điêu đó
sẽ là động lực cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên nếu tỷ lệ lạm phát tăng quá
cao hoặc giảm quá thấp đều làm cho giá trị tiền tệ bị ảnh hưởng, chắc chắn sẽ
tác động mạnh đến hoạt động của ngân hàng.
- Nguyên nhân xã hội: do nối sống, sở thích tiêu dùng, tâm lý sống, phong
tục tập quán, tháp dân số... tất cả đều tác động đến hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng. Nếu không tìm hiểu kỹ tất cả những đặc điểm này, thì ngân
hàng cũng dễ bị thất bại trong kinh doanh.
- Yếu tố công nghệ: Đây là một yếu tố cũng rất quan trọng đối với hiệu
quả hoạt động kinh doanh cuat mỗi ngân hàng. Nếu công nghệ cao thì nó sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả làm việc. Ngược lại nếu ở một đơn vị nào công
nghệ còn lạc hậu thì có thể bị hạn chế về việc tiếp cận khách hàng, phân tích
đánh giá khách hàng, kiểm tra giám sát tín dụng sẽ thiếu chính xác.
b/Nguyên nhân chủ quan: nguyên nhân chủ quan có thể xuất phát từ phía
khách hàng, và cũng có thể từ phía ngân hàng.
* Từ khách hàng.
- Khách hàng là cá nhân: Rủi ro có thể là do đạo đức của khách hạng (lừa
đảo sau khi vay), có thể do trình độ kém dẫn đến hoạch định chính sách không
hợp lý, chính xác, hay do những rủi ro xảy đến với con người (bệnh tật, tai
nạn...). Nếu khách hàng là doanh nghiệp thì có thể là rủi ro tài chính, có thể là

rủi ro hoạt động. Chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp không thuận lợi để trả nợ
đúng hạn, hoặc doanh nghiệp bị rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của
mình.Tất cả những lí do này đều có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
* Từ phía ngân hàng: Thường thì khi nhắc đến rủi ro tín dụng, người ta thường chỉ
nghĩ đến đó là do khách hàng không chấp hành đúng những thoả thuận với ngân hàng,
nhưng trên thực tế thì rủi ro lại có thể xảy ra do chính các ngân hàng như: chính sách tín
dụng không phù hợp với môi trường, không phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
Hoặc do không chấp hành đúng quy trình cấp tín dụng. Một nguyên nhân nữa cũng có thể
xảy ra là từ phía các cán bộ ngân hàng: do trình độ kém hoặc cố tình làm sai chế độ...
Điều này một lần nữa nhắc nhở các ngân hàng phải luôn tìm ra những giải pháp tốt nhất
cho hoạt động kinh doanh của mình.
** Nguyên nhân bất khả kháng: Đây là một nguyên nhân không lường
trước được, nó xảy ra ngoài dự đoán của con người, như thiên tai, địch hoạ,
dịch bệnh...Ở Việt Nam chúng ta là một điển hình về thiên tai như bão lụt, hạn
hán. Và một nét rất đặc trưng của Việt Nam là vấn đề địch hoạ, chúng đã tàn
phá nền kinh tế rất nặng nề,mà kinh doanh ngân hàng là một hoạt động rất
nhạy cảm, nó đã bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí có lúc còn bị khủng hoảng.
Gần đây hai dịch bệnh lớn đã cướp đi rất nhiều tiền của của chúng ta. Có thể
ngân hàng phải gia hạn nợ cho khách hàng hoặc phải xoá nợ cho một số khách
hàng không còn khả năng trả nợ, sau đó rất có thể sẽ tiếp tục đầu tư cho họ
nữa. Như vậy, ngân hàng đã gián tiếp phải gánh chịu những rủi ro do thiên tai
gây ra.
1.2.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng.
Như ta đã biết ngân hàng chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế,
chỉ cần một biến động nhỏ trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới hoạt động
của các ngân hàng, và ngược lại khi các ngân hàng có vấn đề nhỏ sẽ ngay lập
tức tác động đến các chủ thể khác trong nền kinh tế, như vụ việc của ngân
hàng Á Châu chẳng hạn, chỉ vì một thông tin thất thiệt nào đó mà làm cho
ngân hàng chút nữa thì mất khả năng thanh toán, còn người dân thì bất an khi
có quan hệ với ngân hàng và đồng loạt đến rút tiền. Đặc biệt với vai trò quyết

định sự sống còn của các NHTM, nếu TDNH gặp rủi ro thì nó sẽ để lại hậu quả
khôn lường.
* Đối với bản thân ngân hàng:
- Trước tiên đó là thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút,
thậm trí thua lỗ. Sau đến là vấn đề uy tín, khi một ngân hàng hoạt động không
có hiệu quả, uy tín sẽ bị suy giảm trầm trọng, khách hàng ồ ạt đến rút tiền,
hoặc không đầu tư tiếp nữa. Ngân hàng sẽ không có nguồn để kinh doanh,
hoặc thiếu nguồn làm cho hoạt động bị gián đoạn, có khi còn bị ngừng lại dẫn
đến thua lỗ, thu nhập của nhân viên bị giảm sút, họ sẽ không có đủ điều kiện
công tác tốt, không thể cống hiến hết mình cho cơ quan được, đây lại càng là
nguyên nhân làm cho hoạt động của ngân hàng đi hết khó khăn này đến khó
khăn khác. Nếu không có một quyết định bình tĩnh, đúng đắn sẽ làm cho ngân
hàng rất dễ đi vào thế bế tắc.
* Đối với nền kinh tế:
Có nhà kinh tế đã từng nói nếu nền kinh tế là một cơ thể sống thì hệ thống
ngân hàng được coi là mạch máu. Khi rủi ro tín dụng xảy ra nó không chỉ thiệt
hại cho bản thân, mà còn để lại hậu quả vô cùng to lớn đối với nền kinh tế. Có
thể chu kỳ kinh tế sẽ bị biến đổi, lạm phát gia tăng, hoạt động sản xuất kinh
doanh bị đình trệ do không có đủ nguồn vốn, hoặc nữa là có thể do không tin
tưởng vào ngân hàng mà người dân giữ tiền trong nhà mà bị mất cắp, hay
dùng vào những mục đích không hợp pháp... Ngoài ra do thu nhập của chính
những cán bộ ngân hàng bị giảm nên nhu cầu tiêu dùng cũng giảm theo làm
cho hàng hoá một phần bị ứ đọng chẳng hạn.
Trên đây chỉ là điển hình một số thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra, còn
muôn vàn những vấn đề mà chúng ta không thể liệt kê hết được, như ảnh
hưởng đến sự an nguy của nền chính trị xã hội, nền giáo dục, y tế quốc
phòng...Có những thiệt hại chúng ta có thể cân đo được, nhưng cũng có những
thiệt hại mà chúng ta không thể đong đếm được. Nhưng chúng ta có thể khẳng
định rằng hậu quả của rủi ro tín dụng là vô cùng nguy hiểm. Vậy nên các
NHTM, các chủ thể của nền kinh tế, tất cả hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm,

chấp hành đúng các quy định của pháp luật để hạn chế tối đa nhất những rủi
ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng.
1.2.4. Các dấu hiệu nhận biết RRTD:
* Dấu hiệu nhận biết khoản vay có vấn đề:
- Người vay không thanh toán khoản vay đúng hạn.
- Kỳ hạn của khoản vay thay đổi liên tục (chuyển gia hạn kỳ hạn cho vay
ngắn hạn sang cho vay trung hạn).
Yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả (không trả nợ các kỳ hạn).
- Sự tích tụ bất thường các khoản phải thu (hàng đưa đi không thu được
tiền tồn kho cao)...
- Thất lạc các tài liệu (khách hàng báo cáo thất lạc các tài liệu).
- Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn.
- Không có báo cáo hay dự kiến về dòng tiền (thu nhập).
- Khách hàng trông chờ đánh giá lại tài sản để có vốn lớn hơn.
- Trông chờ của khách hàng vào những nguồn vốn bất thường để trả nợ.

×