Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

luận văn quản trị chất lượng Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.88 KB, 67 trang )

Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại trong cơ chế thị trường cạnh tranh, mọi doanh nghiệp đều
phải xây dựng cho mình mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm
tối đa hoá lợi nhuận . Để đạt được mục tiêu này họ phải vận dụng, khai thác
các cách thức sản xuất kinh doanh, các phương pháp để chiếm lĩnh thị trường,
hạ chi phí sản xuất, quay vòng vốn nhanh… Việc nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh không chỉ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp mà còn về mục tiêu
xã hội.
Công ty cổ phần kỹ thuật EVAN khi mới thành lập Công ty còn gặp
nhiều khó khăn, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa vô cùng thiết
thực và quan trọng, luôn được tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đặt
lên hàng đầu, là mục tiêu quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Vì vậy, Công ty luôn nỗ lực nghiên cứu điều chỉnh phương hướng hoạt động của
mình, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất, nắm
bắt được các nhân tố ảnh hưởng cùng mức độ và xu hướng tác động của từng
yếu tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó có các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Do vậy, quá trình thực tập, nghiên cứu tại công ty cổ phần kỹ thuật EVAN
được sự giúp đỡ của các anh chị phòng kinh doanh em đã chọn đề tài “Đánh giá
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần kỹ thuật EVAN”
làm chuyên đề thực tập của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần kỹ thuật EVAN
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
kỹ thuật EVAN
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần kỹ thuật EVAN
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
Do thời gian thực tập có hạn, chuyên đề này khó tránh khỏi thiếu sót,


em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để chuyên đề của em
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT EVAN
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần kỹ thuật EVAN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP kỹ thuật EVAN
Công ty cổ phần kỹ thuật EVAN là doanh nghiệp cổ phần được thành lập
năm 1998 với số vốn điều lệ ban đầu là 13 tỷ đồng. Hiện nay Công ty có trụ sở
chính tại số 193 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng độc lập về tài sản và có tài khoản tại Ngân
hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Một số thông tin về Công ty như sau:
Tên Công ty: Công ty cổ phần kỹ thuật EVAN
Tên công ty: Công ty cổ phần kỹ thuật EVAN
Tên Tiếng Anh: EVAN CONSTRUCTION CONSULTANCY JOIN
STOCK COMPANY
Tên viết tắt: EVAN.,JSC
Trụ sở: 193 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (+84 4)3 818252
Fax: (+84 4)3 818243
Mã số thuế: 0102780199
Số tài khoản: 4651.000007.6869 mở tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Nam Hà Nội.
Giấy phép kinh doanh: Số 111089 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
Nội cấp ngày 15/03/1995
Vốn điều lệ của Công ty: 10.000.000.000 (Mười tỷ đồng)
Tiền thân công ty là một văn phòng thiết kế do các tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư,
kiến trúc sư có kinh nghiệm lâu năm trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề.

Với đội ngũ cán bộ hầu hết là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nhiều
lĩnh vực, nhiều ngành nghề. Với các đội ngũ cán bộ hầu hết là những người có
thâm niên công tác, các công trình đã và đang thiết kế được chủ đầu tư đánh giá
bảo đảm chất lượng, tiến độ. Trên cơ sở đó, giá trị sản lượng và doanh thu hàng
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
năm của văn phòng thiết kế đều tăng. Do tình hình ngày càng phát triển, nhu cầu
hoạt động ngày càng mở rộng nên Công ty cổ phần kỹ thuật EVAN ra đời từ đó.
Trải qua chặng đường 15 năm thành lập và phát triển Công ty đã luôn
thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình đáp ứng nhu cầu phát triển ngày
của xã hội. Mỗi thành viên bộ phận phòng ban đều được giao nhiệm vụ phù hợp
với khả năng, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chung của Công ty để Công ty
ngày càng phát triển.
Tiếp tục phát huy thế mạnh trên, hiện nay công ty đang thiết kế và xây
dựng nhiều công trình thuộc nhiều lĩnh vực dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thuỷ lợi và các công trình hạ tầng kỹ thuật
Công ty cổ phần kỹ thuật EVAN có đội ngũ cán bộ được đào tạo chính
quy và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Hơn nữa công ty đang
tiến hành đổi mới thiết bị công nghệ, không ngừng đào tạo, học hỏi kinh
nghiệm, kịp thời nắm bắt những thông tin, những tiến bộ khoa học kỹ thuật để
phục vụ nhu cầu xây dựng ngày càng phát triển mạnh trong nước.
1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty
Ngành nghề hoạt động chính của công ty là: Tư vấn khảo sát, lập dự án
quy hoạch, thiết kế quy hoạch chung, tổng thể, chi tiết khu đô thị, nông thôn,
khu công nghiệp. Thiết kế các công trình xây dựng công nghiệp dân dụng, giao
thông thuỷ lợi, san nền, đường dây và trạm biến áp điện đến 35KV, hệ thống cấp
thoát nước, hệ thống điện lạnh (điều hoà không khí), tư vấn chuyển giao công
nghệ kỹ thuật.
Tư vấn thiết kế và giám sát các công trình xây dựng công nghiệp, dân
dụng, giao thông vận tải, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, thẩm định dự án đầu

tư, thẩm định thiết kế và dự toán công trình.
Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, lắp đặt các hệ thống điều
hoà không khí, điều hoà trung tâm.
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác đá, cát, sỏi.
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
Kinh doanh điện tử, điện lạnh, máy xây dựng.
Vận tải hàng hoá bằng xe tải liên tỉnh, kinh doanh du lịch lữ hành.
Buôn bán thiết bị, phụ tùng ôtô và kinh doanh ôtô; buôn bán, sửa chữa ô
tô, xe máy; buôn bán khai thác cát, sỏi.
Kinh doanh bất động sản; vận tải hàng hóa; dịch vụ môi giới nhà đất.
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi một lượng công
nhân kỹ thuật tương đối lớn, vì đây là các lĩnh vực sản xuất yêu cầu kỹ thuật
cao và chính xác. Lĩnh vực thi công các công trình luôn cần đội ngũ công nhân
lành nghề có thể vận hành điều khiển các loại máy móc phức tạp, yêu cầu quá
trình thi công phải chính xác từng chi tiết. Nếu thi công không chính xác thì hậu
quả đem lại trở nên vô cùng xấu, do vậy việc đào tạo cho công nhân kỹ thuật ở
công ty là rất cần thiết. Hàng năm công ty cử công nhân kỹ thuật đi đào tạo để
nâng cao nghiệp vụ, bổ sung những kỹ thuật cần thiết để đáp ứng các yêu cầu
của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty.
Đội ngũ công nhân kỹ thuật là những người trực tiếp tác nghiệp trong các
khu vực sản xuất của công ty. Trình độ của người công nhân kỹ thuật quyết định
rất nhiều đến hiệu quả của từng lĩnh vực đem lại.
Lĩnh vực sản xuất đa dạng cũng là một yêu cầu để đào tạo công nhân kỹ
thuật sao cho họ co thể kiêm nhiệm một số chuyên môn có tính chất tương tự
nhau, có thể chuyển người công nhân sang làm các công việc khác khi cần thiết.
Trường hợp công việc thuộc một chuyên môn thiếu người, thì có thể chuyển
người từ chuyên môn khác sang, vì họ đã được đào tạo.
2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh doanh
2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức

Do các công trình có đặc điểm thi công khác nhau nên lực lượng lao động
của Công ty tổ chức thành các đội sản xuất, mỗi đội phụ trách thi công một công
trình. Do đó bộ máy quản lý của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty nói
riêng giữ vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thất bại hsay tồn tại
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả cao, đồng thời vượt qua được những khắc nghiệp của nền
kinh tế thị trường thì doanh nghiệp trước hết phải tổ chức bộ máy điều hành một
cách hợp lý, bố trí lại các dây truyền sản xuất và dịch ra nhiệm vụ cụ thể của
từng bộ phận tạo ra một bộ máy hoạt động nhịp nhàng đồng bộ.
Công ty tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng. Chức năng
nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công
ty.
- Giám đốc Công ty: Do Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm,
chịu trách nhiệm pháp lý đối với Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị Công ty trong việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về tổ chức
bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển
của Công ty.
- Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc tổ chức, triển
khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán thống kê, thông tin kinh tế và
hạch toán kinh tế ở toàn Công ty theo điều lệ Công ty.
Đảm nhận việc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính phục vụ sản xuất
kinh doanh đem lại hiệu quả.
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP kỹ thuật EVAN

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
- Phòng kế hoạch: Theo dõi giá cả, lập giá chào hàng, lập dự tóan các
công trình, làm thầu, tổ chức công tác đấu thầu, khảo sát, thiết kế Thường
xuyên quan hệ với các cơ quan hữu quan, khách hàng để tác tiếp thị và nắm bắt
kịp thời các dự án đầu tư báo cáo lãnh đạo Công ty có kế hoạch dự thầu.
- Phòng kỹ thuật dự án: Thực hiện thi công các dự án, đôn đốc, kiểm tra
các đội xây dựng thi công các công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn
lao động theo đúng qui trình qui phạm kỹ thuật của ngành và của nhà nước.
[Type text]
CHỦ TICH HĐQT
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH
CÁC ĐỘI SXKD TRỰC THUỘC CÔNG TY
PHÒNG KỸ
THUẬT DỰ
ÁN
PHÒNG KẾ
TOÁN TÀI
CHÍNH
PHÒNG KẾ
HOẠCH KINH
DOANH
Đội
Xây
lắp
số 1
Đội

lắp
máy
và cơ
khí 1
Đội
Xây
lắp
số 2
Đội
Xây
lắp
số 3
Đội lắp
máy và
cơ khí
2
Đội
tư vấn
thiết
kế
Đội
Xây
lắp
số 4
Đội
Xây
lắp
số 5
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT

Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
- Các đội thi công: Do địa bàn hoạt động thi công nằm rải rác nên việc tổ
chức lực lượng lao động thành các đội trực thuộc đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc quản lý và phân công lao động ở nhiều điểm thi công khác nhau với nhiều
công trình khác nhau một cách có hiệu quả.
2.2. Đặc điểm về đội ngũ lao động
Đối với bất cứ một DN nào dù quy mô lớn hay nhỏ thì lao động cũng
luôn là một nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của DN. Ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động sản xuất, Công ty cổ
phần kỹ thuật EVAN đã đặc biệt chú trọng đến vai trò của người lao động
trong hoạt động SXKD. Điều này được thể hiện rất rõ ở cơ cấu lao động của
Công ty và những chế độ đãi ngộ, sự quan tâm của ban lãnh đạo của Công ty
dành cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Bảng 1.1: Quy mô nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị: người
Chỉ
tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%

Số
lượng
%
Lao
động
thường
xuyên
120 32,88% 134
31,02
%
139 30 146 32 168 36
Lao
động
mùa vụ
245 67,12% 298
68,98
%
320 70 310 68 300 64
Nguồn: Báo cáo nhân lực phòng tổ chức - hành chính của Công ty
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Số lao động thường xuyên của công ty là những cán bộ công nhân viên
làm việc ổn định lâu dài trong công ty, là những người có hoạt động lao động có
thời hạn và vô thời hạn được công ty kí kết.
Số lao động thường xuyên của công ty tăng dần đều qua các năm cụ thể từ
năm 2008 tới năm 2012 tăng từ 120 người năm 2008 lên tới 168 người năm
2012. Năm 2009 tăng 14 người so với năm 2008 (tăng 11,66%), năm 2010 tăng
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
5 người so với năm 2009 (tăng 3,73%), năm 2011 tăng 7 người so với năm
2010, năm 2012 tăng 22 người so với năm 2011. Do hằng năm tăng số công

nhân sản xuất và số công nhân lái xe, máy bên cạnh đó số cán bộ đang có trình
độ cao Đẳng, đại học có nhu cầu học lên cao hơn nữa nên số lượng cán bộ, công
nhân trong danh sách tăng lên. Những người thường xuyên, họ là những người
lao động chủ chốt của Công ty như Giám đốc, những người làm công việc quản
lí,
Lao động theo mùa vụ của công ty thường là những công nhân có trình độ
tay nghề còn kém, chủ yếu mới chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học nên còn yếu
cả về kiến thức chuyên môn ngành xây dựng lẫn kinh nghiệm làm việc thực tế
và đặc biệt là thường xuyên biến động.
Số lao động theo mùa vụ là số lao động tuyển theo từng công trình, từng
năm tuỳ theo dự án xây dựng là dài hay ngắn, số lao động này không được sử
dụng cố định, sau khi làm xong một công trình thì số lao động này sẽ được nghỉ
việc và đến công trình khác lại tuyển những người khác, tức là số lao động này
được tuyển theo công trình và tuỳ theo số lao động mùa vụ này nếu như họ cảm
thấy có thể gắn bó lâu dài với công ty họ có thể kí hợp đồng dài hạn, và họ có thể
đi theo công trình.
Số lao động mùa vụ của công ty chiếm tỷ lệ khá lớn là do tính chất thời
vụ của các công trình xây dựng nên hàng năm công ty phải tuyển thêm lao động
để đáp ứng kịp thời tiến độ thi công. Năm 2009 số lao động mùa vụ tăng 51
người so với năm 2008 (tăng 20,81%), năm 2010 số lao động mùa vụ tăng 22
người (tăng 7,38%) so với năm 2009. Năm 2011 giảm 10 người so với năm
2010 (giảm 3,13%) so với năm 2010, và năm 2012 xu hướng giảm tiếp 10 người
(giảm 3,23%) so với năm 2011. Lực lượng lao động này có xu hướng giảm dần
tỷ trọng qua các năm tiếp theo, năm 2008 chiếm 67,12%, năm 2009 chiếm
68,98%, năm 2010 có 320 người chiếm 70%, năm 2011 có 310 người chiếm
68% và năm 2012 có 300 người chiếm 64% trong tổng số lao động toàn công ty.
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
Sự giảm dần của công ty cho thấy việc đầu tư cho trang thiết bị công nghệ
máy móc hiện đại nên số công nhân giảm, bên cạnh đó những khó khăn mà ngành

xây dựng gặp phải như giá cả nguyên vật liệu lên cao, khủng hoảng tài chính nên
hạn chế nguồn vốn, nền kinh tế làm phát cao, …Năm 2012 do ảnh hưởng của nền
kinh tế nên công ty buộc phải giảm quy mô để tập trung vào các công trình trọng
điểm nhất.
Sự biến động của lao động mùa vụ trong công ty là liên tục do hai nguyên
nhân chính sau :
Do tính chất của ngành xây dựng việc kí hợp đồng mùa vụ không có sự
ràng buộc giữa công nhân với công ty nên khả năng luân chuyển công nhân giữa
các công ty trong ngành là tương đối cao.
Do khối lượng công việc của công ty cũng biến động theo số lượng công
trình và mùa vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Điều này ảnh hưởng nhu cầu bổ sung công nhân của công ty qua các
năm, việc xác định nhu cầu đào tạo cho công nhân kỹ thuật để có thể đáp ứng
kịp thời nhu cầu sản xuất trong tình hình luôn biến đổi về mặt nhân sự cũng bị
chi phối, nhu cầu đào tạo luôn có sự thay đổi thường xuyên về mặt số lượng, cơ
cấu ngành nghề cũng như bậc thợ. Hơn nữa số lao động theo mùa vụ chiếm tỷ lệ
khá lớn, điều này dẫn đến tỷ lệ đào tạo trong công ty thấp, vì đối tượng được
tham gia đào tạo phải có thời gian cống hiến cho công ty đủ dài, vì thế phần lớn
là những lao động trong danh sách của công ty.
* Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ.
Yếu tố con người được công ty coi trọng, luôn được bổ sung, đào tạo
nâng cao nghiệp vụ một cách thường xuyên. Kế thừa và phát huy truyền thống
đó công ty rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ
quản lý giỏi và đội ngũ công nhân có tay nghề cao, kỹ thuật chuyên sâu. Ta có:
Bảng 1. 2: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty theo trình độ lao động giai đoạn
2008 - 2012
Đơn vị: Người
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Người % Người %
Ngườ
i
% Người % Người %
1
Trên Đại
Học
1 0,96% 2 1,71%
3 2,2 5 3,4 8 4,8
2 Đại học
15 14,42% 17 14,53%
23 16,6 25 17,1 30 17,9
3 Cao đẳng
3 2,88% 5 4,27%
8 5,8 8 5,5 8 4,8
4 Trung cấp
3 2,88% 5 4,27%
7 5,0 5 3,4 5 3,0
5
Công nhân
lái xe, máy
19 18,27% 23 19,66%
28 20,1 28 19,2 32 19,0
6
Công nhân
sản xuất
63 60,58% 65 55,56%
70 50,4 75 51,4 85 50,6
Tổng số

104 100% 117 100%
139 100 146 100 168 100
Nguồn: Báo cáo nhân lực phòng tổ chức - hành chính của Công ty
Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng ngày càng cao góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong những năm qua số lao động có trình độ đại
học, cao đẳng tăng, đạt hơn 18% đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên điều đó
phản ánh đội ngũ nhân lực của công ty có chất lượng, trình độ tốt để có thể đáp
ứng yêu cầu công việc của công ty xây dựng và số lao động này tập trung chủ
yếu trong lao động quản lý. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Công
ty cổ phần kỹ thuật EVAN là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi
nhiều thợ và công nhân. Mặt khác, các công nhân lái xe, máy, công nhân sản
xuất nhìn chung đều tăng thể hiện ở tỷ trọng số lao động loại này trong tổng số
lao động của công ty.
Số lao động trình độ đại học tăng dần qua các năm: Năm 2009 tăng 2 người
tương đương tăng 1,33% so với năm 2008, năm 2010 tăng 6 người (tăng
35,29%), năm 2012 là 30 người chiếm tỉ trọng 17,9%, tăng 5 người tương ứng
tăng 0,8% so với 2011 và tăng 7 người so với 2010 cộng với việc số lượng nhân
viên có trình độ trên đại học cũng tăng dần qua các năm, tuy nhiên số lượng tăng
không đáng kể chủ yếu là tăng từ 1 đến 3 người, chiếm khoảng từ 1,2% đến
1,4%. Điều đó cho thấy trong thời gian qua, công ty có nhiều sự quan tâm tới
chính sách tuyển dụng và đào tạo để tiếp tục nâng cao trình độ đại học và trên
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
đại học cho cán bộ công nhân viên trong công ty đồng thời bổ sung lượng hao
hụt hàng năm.
Nhân viên cao đẳng đang có xu hướng giữ nguyên số lượng, số nhân viên
trung cấp đang có xu hướng giảm dần nhằm bù đắp số công nhân lái xe, máy và
số công nhân sản xuất .
Công nhân lái xe, máy trong năm 2008 là 19 người, chiếm 18,27%, năm
2009 là 23 người chiếm 19,66%, 2010 là 28 người chiếm khoảng 5,6% tổng số

lao động năm 2010, 2011 vẫn giữ nguyên mức là 28 người chiếm khoảng
20,1%, nhưng đến năm 2012 số lượng tăng lên 32 người. Còn số công nhân sản
xuất cũng tăng nhưng số lượng tăng lên không nhiều.
Như vậy công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chỉ huy, cán bộ kỹ thuật
đủ mạnh để nâng cao năng lực quản lý, thi công các dự án lớn, các đội ngũ công
nhân kỹ thuật tăng có thể đảm đương công việc đòi hỏi kỹ thuật cao. Do đặc
trưng của ngành xây dựng là cần nhiều lao động phổ thông để thi công các công
trình nên lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn. Với trình độ đào tạo khá phù
hợp với yêu cầu thực hiện công việc, tạo thuận lợi trong đào tạo, với nội dung
chương trình đào tạo đúng với công việc đang làm thì người lao động có thể tiếp
thu và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn. Tuy nhiên, do tính chất công việc không
ổn định, phân tán, đi xa nên nhiều lúc không sử dụng đúng theo chức danh nghề
nghiệp của người lao động, có khi làm kiêm nhiệm, không những thế số lao
động tuyển theo mùa vụ nên công tác đào tạo còn gặp nhiều khó khăn ở việc xác
định nhu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo, các hình thức phù hợp với yêu cầu hiện
tại và trở ngại trong việc xây dựng các chương trình đào tạo, phải luôn luôn linh
động nhưng sát thực tế của yêu cầu đào tạo, có như vậy mới thu được kết quả
cao trong công tác đào tạo.
* Phân theo cơ cấu tuổi.
Do tính chất phức tạp của ngành xây dựng nên độ tuổi của công nhân cũng
là một yêu cầu cơ bản bởi vì nó liên quan đến nhiều hoạt động, nhiều khía cạnh
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
khác nhau để phù hợp với tính chất của công việc. Điều đó nó phản ánh số lao
động trẻ hoá hay lao động già của công ty.
Bảng 1.3: Cơ cấu tuổi của nhân lực của Công ty theo độ tuổi giai đoạn
2008 - 2012
Đơn vị: người
Năm Số lượng lao động của công ty
Tổng số

Số lao động trong độ tuổi
từ 18 - 40
Số lao động trong độ tuổi từ
40 trở lên
Người Tỷ trọng % Người Tỷ trọng %
2008 365 179 49 186 51
2009 432 220 51 212 49
2010 139 80 58 59 42
2011 146 100 68 46 32
2012 168 120 71 48 29
Nguồn: Báo cáo nhân lực phòng hành chính tổng hợp của Công ty.
Một đặc điểm dễ thấy trong công ty là lực lượng lao động của công ty
đang có xu hướng trẻ hoá và được duy trì trong những năm qua vì tuổi trẻ đại
diện cho sức mạnh công nghệ có thể nói công ty đang chú trọng thu hút lao
động trẻ và giảm bớt lao động già, đó là xu hướng chung của ngành xây dựng
nói riêng.
Lực lượng lao động chính ở độ tuổi từ 18 – 40 chiếm tỷ trọng lớn, năm
2008 chiếm 49%, năm 2009 chiếm 51% năm, 2010 chiếm 58%, năm 2011
chiếm 68% và đến năm 2012 chiếm 71% thể hiện số lao động từ độ tuổi 18-40
tăng dần lên, điều đó chứng tỏ lao động trong công ty được trẻ hoá. Đây là lợi
thế rất lớn của công ty vì lực lượng lao động trẻ không chỉ có sức khỏe mà còn
có nhiều tiềm năng phát triển, nhiều sang kiến, dễ đào tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn, làm việc có hiệu quả. Hơn nữa tuổi trẻ thường năng động hoạt bát
hơn dễ thích nghi với những thay đổi, nhậy bén của môi trường sống mới, công
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
nghệ mới như kĩ thuật công nghệ phần mềm. Vì vậy công ty trẻ hóa nguồn nhân
lực là rất phù hợp.
Lực lượng lao động được trẻ hoá dẫn đến công tác đào tạo cho họ được
chú ý nhiều hơn, khi đào tạo cho những người ở độ tuổi từ 18 – 40 thì khả

năng tiếp thu cũng như tinh thần học hỏi sẽ tôt hơn nhiều so với những người
trên 40 tuổi. Vì trong họ tinh thần nhiệt huyết với công việc cao, muốn chứng
tỏ mình và cống hiến cho công ty. Đây cũng là một lợi thế khi họ phát huy
được hết khả năng của mình như nhanh nhẹn, có thể lực tốt, tiếp thu nhanh sự
phát triển của kiến thức khoa học công nghệ, tuy nhiên họ lại là những người
thiếu kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra đối
với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là làm thế nào để nâng cao
kinh nghiệm để họ có thể thực hiện tốt các yêu cầu ngày càng cao của công
việc. Bên cạnh đó, công ty cần quan tâm thu hút đội ngũ lao động có kinh
nghiệm lâu năm vào làm công tác giảng dạy trong đào tạo. Thực tế trong quá
trình đào tạo công ty đã nhận thức và thực hiện đào tạo bằng nhiều hình thức
để phát huy năng lực của người lao động cũng như một kế hoạch đào tạo phù
hợp sẽ giúp công nhân lĩnh hội kiến thức một cách hoàn chỉnh nhất, có hệ
thống, nâng cao hiệu quả đào tạo.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tiền lương:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tiền lương đem lạo bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
Hiệu suất của tiền lương bằng lợi nhuận/tổng quỹ tiền lương, thưởng.
Bảng 1.4: Hiệu suất của tiền lương của Công ty giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Tổng quỹ lương 1.744,20 1.949,40 2.052 2.396,025 2.620,80
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
Lợi nhuận 166,97 396,21 211,36 471,68 231,60
Hiệu suất tiền
lương (đ/đ)
0,096 0,203 0,103 0,196 0,088
Qua các năm ta thấy hiệu suất của tiền lương năm 2009 là cao nhất đạt
0,203. Năm 2008 đạt 0,096, năm 2011 đạt 0,196. Năm 2010 chỉ đạt
0,103 và tới năm 2012 chỉ đạt 0,088. Nguyên nhân của tình trạng trên là

do năm 2009 lợi nhuận tăng 137,29% tương đương 229,23 triệu đồng so
với năm 2008, trong khi đó tổng quỹ lương tăng 11,76%. Như vậy tốc độ tăng
của quỹ lương thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận do đó hiệu suất tiền lương
tăng cao. Tuy nhiên năm 2012 lợi nhuận doanh nghiệp có xu hướng giảm
mạnh so với năm 2011 (giảm 50,9% tương đương giảm 240,07 triệu đồng),
trong khi đó tổng quỹ lương năm 2012 tăng 9,38% tương đương tăng 224,77
triệu đồng so với năm 2011, do đó hiệu suất tiền lương năm 2012 chỉ đạt 0,088
giảm 55,11% so với năm 2011.
Như vậy, hiệu suất sử dụng lao động của Công ty còn chưa cao, trong
thời gian tới Công ty cần có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động.
2.3. Đặc điểm tình hìnhtài chính
2.3.1. Nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua các năm 2008 - 2012 được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 1.5: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 đến 2012
(Đơn vị; triệu đồng)
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
A. Vốn lưu động
(TSLĐ)
17.834,226 18.449,199 20.499,110 23.598,048 24.562,659
1. Tiền mặt 4.594 4.594 5.162 7.028 7.556
2. Phải thu 3.998,236 4.091,219 4.649,112 6.675,121 6.745,986
3. Hàng tồn kho 9.210,962 9.210,962 10.587,313 9.373,046 9.402,931
4. TSLĐ khác 4.620,433 5.142,424 101,043 521,805 857,551
B. Vốn cố định 8.675,881 8.975,049 9.972,277 9.979,277 10.176,136
TSCĐ 8.675,881 8.975,049 9.972.277 9.979,277 10.176,136
Tổng vốn KD

26.510,10 27.424,24 30.471,38 33.577,32 34.738,79
Theo bảng số liệu trên ta thấy, từ 26.510,107 triệu đồng của năm 2008
đến năm 2012 đã tăng lên thành 34.738,79 triệu đồng. Năm 2009 vốn cố định
tăng 3,45% tương đương tăng 299,168 triệu so với năm 2008, năm 2010 vốn cố
định giảm 98,04% (giảm 5.041,381 triệu) so với năm 2009. Năm 2011 tổng vốn
cố định là 9.979,277 triệu đồng, tăng 0,07% tương đương tăng 7 triệu so
với năm 2010. Tới năm 2012 vốn cố định tăng 196,859 triệu, tương đương
tăng 1,97% so với năm 2011 là do mở chi nhánh bán hàng ở Hà Đông. Vốn
cố định từ năm 2010 đến năm 2012 xu hướng tăng nhẹ do tài sản cố định của
công ty là các máy móc thiết bị vẫn hoạt động tốt, việc đầu tư mở rộng còn
thận trong trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay.
Vốn lưu động có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2009 tăng 11,11%
(tăng 2.049,911 triệu) so với năm 2008, năm 2010 tăng 15,12% (tăng
3.098,938 triệu) so với năm 2009. Năm 2010 vốn lưu động là 20.499,11 triệu
đồng. Đến năm 2011 thì vốn lưu động là 23.598,048 triệu đồng tức là tăng
15,12% so với năm 2010, tương đương tăng 3.098,938 triệu đồng so với năm
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
2010. Đến năm 2012 thì lượng vốn lưu động tăng với tốc độ chậm hơn năm
2011, tăng 964,611 triệu đồng so với năm 2011 tức là chỉ tăng 4,09%, nguyên
nhân chủ yếu do doanh nghiệp để lượng tiền mặt tồn quỹ ở mức thấp hơn năm
2011. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất các loại
máy móc thiết bị, công trình xây dựng… nên khách hàng của Công ty
thường thanh toán bằng hình thức trả chậm, chiếm dụng vốn của Công ty.
Do vậy, số vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều, khoản phải thu tăng dẫn đến
vốn lưu động tăng qua các năm.
Bảng 1.6: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2008 - 2012
Vốn lưu động/tổng vốn 67,27% 67,27% 67,27% 70,28% 70,71%
Vốn cố định/tổng vốn 32,73% 32,73% 32,73% 29,72% 29,29%
(Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty cổ phần kỹ thuật EVAN)

Như vậy, vốn lưu động có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng.
Vốn lưu động năm 200, 2009 đều chiếm 67,27% vốn kinh doanh. Vốn lưu động
năm 2010 là 20.499,11 triệu đồng vẫn duy trì ở tỷ trọng chiếm 66,27% vốn kinh
doanh, năm 2011 vốn lưu động tiếp tục tăng 3.098,938 triệu đồng so với năm
2010, lên thành 24.562,659 triệu đồng (chiếm 70,28% vốn kinh doanh). Đến
năm 2012 vốn lưu động tăng với tốc độ chậm hơn năm 2011, tăng 964,611 triệu
đồng so với năm 2011 tức là chỉ tăng 4,09% (chiếm 70,71% vốn kinh doanh).
Vốn cố định lại có xu hướng ngày càng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn kinh
doanh của Công ty. Năm 2008,2009, 2010chiếm tỷ trọng 32,73% trong tổng số
vốn, năm 2011 chỉ còn 29,72%, năm 2012 tiếp tục giảm còn 29,29%.
Vốn vay ngắn hạn ngân hàng:
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
Bảng 1.7: Vốn vay ngắn hạn ngân hàng qua giai đoạn 2008 - 2012
(Đơn vị: triệu đồng)
Vốn vay ngân hàng 7.793,249 8.208,043 8.564,01 9.222,52 8.485,364
(Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty cổ phần kỹ thuật EVAN)
Do đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của Công ty đòi vốn lớn mà
nguồn vốn tự có của Công ty còn ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất
nên Công ty buộc phải vay ngắn hạn ngân hàng để mua sắm nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất. Năm 2009 vay ngân hàng tăng 5,32% (tăng 414,794 triệu
đông) so với năm 2008, năm 2010 vốn vay ngắn hạn ngân hàng tăng 4,34%,
tương đương tăng 355,967 triệu so với năm 2009. Năm 2010 vốn vay ngắn hạn
ngân hàng là 8.564,01 triệu đồng. Đến năm 2011 thì vốn vay ngắn hạn
ngân hàng là 9.222,52 triệu đồng tức là tăng 7,69% so với năm 2010, tương
đương tăng 658,50 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 thì lượng vốn
vay ngắn hạn ngân hàng giảm do doanh nghiệp thanh toán một số khoản nợ
tới hạn, do đó năm 2012 vốn vay ngắn hạn ngân hàng giảm 7,99% tương
đương giảm 737,16 triệu đồng so với năm 2011.
2.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất

Công ty cổ phần kỹ thuật EVAN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên
vấn đề CSVCKT luôn được coi trọng, quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là máy móc,
trang thiết bị sản xuất. Bảng 1.10 phản ánh tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của
Công ty qua 3 năm (2010- 2012).
Nhìn chung, qua 3 năm tổng giá trị CSVCKT của Công ty đều tăng với
tốc độ tương đối ổn định. Từ năm 2008-2010 tổng giá trị CSVCKT tăng từ
8.586,051 triệu lên tới 10.176,136 triệu. Năm 2009 giá trị CSVCKT tăng 4,53%,
tăng 388,999 triệu so với năm 2008, năm 2010 tăng 11,11% (tăng 997,228 triệu)
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
so với năm 2009. Năm 2011, tăng 0,07% hay tăng 7000 triệu đồng so với năm
2010 và đạt 9.979,277 triệu đồng. Và đến năm 2012 tăng 1,97% hay tăng tương
ứng 196,859 triệu đồng, đạt 10.176,136 triệu đồng. Điều này chứng tỏ, Công ty
luôn chú trọng trong việc đầu tư tài sản cố định để phục vụ một cách tốt nhất
cho quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao
hiệu quả kinh tế của Công ty; đồng thời đáp ứng nhu cầu về sản phẩm ngày càng
cao của người tiêu dùng.
Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị cơ sở vật chất
kỹ thuật (trên 70%) của Công ty, cụ thể là: Năm 2008 chỉ đạt 6.147,111 triệu
nhưng tới năm năm 2010, giá trị máy móc thiết bị là 7.231,895 triệu đồng hay
chiếm 72,52%, năm 2011 là 7.182,09 triệu đồng hay chiếm 70,99%, tuy giá trị
máy móc thiết bị năm 2011 giảm nhẹ so với năm 2010, giảm 0,69%, tương
đương giảm 49,810 triệu do công ty thanh lý một số thiết bị hết thời hạn sử
dụng. Năm 2012 tăng 41,953 triệu, tăng 0,58% so với năm 2011.
Bảng 1.9: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty giai đoạn 2008- 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
GT % GT % GT % GT % GT %
Tổng 8.586,051 100% 8.975,049 100%
9.972,27

7
100
9,979,27
7
100
10,176,13
6
100
1.Nhà cửa, vật kiến
trúc
1.817,667 21,17% 1.838,090 20,48% 2.042,322 20,48 2035,77 20,4 2.066,773 20,31
2. Máy móc thiết
bị
6.147,111 71,59% 6.219,430 69,30% 7.231,895
72,5
2
718,09 71,97 7.224,039 70,99
3. Phương tiện vận
tải truyền dẫn
552,933 6,44% 565,358 6,30% 621,273 6,23 663,622 6,65 757,104 7,44
4. Thiết bị dụng cụ
quản lý
68,340 0,80% 352,171 3,92% 76,787 0,77 808,321 0,81 86,497 0,85
5. TSCĐ hữu hình
khác
1 0,01 16,964 0,17 41,722 0,41
(Nguồn: Phòng Kế toán- thống kê- tài chính của Công ty)
Hàng năm Công ty đều cải thiện hoặc nâng cấp khu vực nhà làm việc, nhà
xưởng phù hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất đồng thời cải thiện hơn môi
[Type text]

Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
trường làm việc cho cán bộ công nhân viên đồng thời thanh lý một số xưởng
không an toàn, hết thời hạn sử dụng. Năm 2011, giá trị nhà cửa vật kiến trúc của
Công ty đạt 2.035,77 triệu đồng, giảm 0,32 % so với năm 2011, tuy nhiên tới
năm 2012 tăng 31,001 triệu hay tăng tương ứng là 1,52% so với năm 2011.
Trong 3 năm qua Công ty cũng đầu tư nhiều vào phương tiện vận tải.
Năm 2009 giá trị nhà xưởng tăng 1,12% (tăng 20,423 triệu) so với năm 2008.
Năm 2010 giá trị nhà xưởng tăng 11,11% (tăng 204,232 triệu) so với năm
2009.Năm 2011, giá trị phương tiện vận tải đạt 663,622 triệu đồng, tăng 6,82%
hay tăng 42,349 triệu đồng so với năm 2010. Và đặc biệt năm 2012, giá trị
phương tiện vận tải tăng rất nhiều so với năm 2011, tăng 14,09% hay tăng
93,483 triệu đồng. Có sự tăng mạnh về phương tiện vận tải như vậy là Công ty
đã đầu tư mua thêm ô tô tải để vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm nhằm
giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, thiết bị dụng cụ quản lý và tài sản cố định khác cũng không
ngừng tăng lên về mặt giá trị cũng như tỷ trọng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng
quy mô sản xuất ngày càng tăng của Công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là nền tảng, là cơ sở để sản xuất và kinh doanh,
phản ánh năng lực hiện có của doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt được hiệu quả kinh
tế cao đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, kịp
thời, phù hợp với tình hình kinh doanh. Qua phân tích cho thấy tình hình cơ sở
vật chất kỹ thuật của Công ty CP kỹ thuật EVAN tương đối tốt, trong đó máy
móc thiết bị ngày càng tăng mạnh cho thấy năng lực hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty ngày càng mạnh.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 – 2012
3.1 Kết quả sản xuất cung cấp sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm của công ty ngày càng được củng cố với mục tiêu
thích ứng hơn nữa với thị trường trên cơ sở phát huy tiềm lực của công ty và
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp

luon luôn chủ động tìm kiếm tiêu thụ hàng hóa với những bạn hàng mới có nhu
cầu tiêu dùng sản phẩm của công ty.
Về lĩnh vực xây dựng công ty đã có một số công trình tiêu biểu như:
Dự án phá dỡ và xây dựng mới nhà ở chung cư cao tầng B4, B14 tập thể Kim
Liên.
Quy mô dự án
- Địa điểm xây dựng : Khu tập thể Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
- Tổng mức đầu tư: Nhà B14: 191,155 tỷ VNĐ.
Nhà B4: 318,439 tỷ VNĐ (Dự kiến)
Tiến độ thực hiện các dự án
+ Nhà B14: Bàn giao nhà cho khách hàng và các hộ dân đi vào hoạt động
từ tháng 6/2010.
+ Nhà B4: Dự án đã khởi công xây dựng vào Quý 4/2009, hoàn thành và
đưa vào sử dụng Quý 2/2013.
Dự án cải tạo xây dựng lại khu B tập thể Kim Liên giai đoạn 2:
Quy mô của dự án
- Địa điểm xây dựng : Khu tập thể Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
- Tổng mức đầu tư (Dự kiến): 2.863 tỷ đồng
Tiến độ thực hiện dự án
Hiện nay Công ty đang lập nhiệm vụ Quy hoạch 1/500 và thực hiện đồ án
Quy hoạch 1/500 trình Sở QHKT và UBND Thành phố để phê duyệt, thời gian
tới đơn vị sẽ hoàn tất các thủ tục tiếp theo của dự án, Công trình dự kiến khởi
công Quý 2/2013, dự kiến hoàn thành Quý 2/2020.
Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm thương mại-văn phòng và dịch vụ
công cộng cầu Vĩnh Tuy.
Quy mô của dự án
- Địa điểm xây dựng : Khu tái định cư cầu Vĩnh Tuy tại phường Long
Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp

- Tổng mức đầu tư (Dự kiến): 250 tỷ đồng
Tiến độ thực hiện dự án:
Hiện tại Công ty đã hoàn tất các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, tiền
thuế đất, chuẩn bị thu hồi và giao đất. Công ty dự kiến sẽ khởi công xây dựng
công trình vào Quý 1/2012, hoàn thành vào Quý 3/2014.
Dự án nhóm nhà ở 33 Đường Thành
Quy mô của dự án
- Địa điểm xây dựng : Số 33 Đường Thành - Q. Hoàn Kiếm - Hà Nội.
- Tổng mức đầu tư (Dự kiến): 40 tỷ đồng.
Tiến độ thực hiện dự án
Hoàn thành trong Quý 2/2012.
Dự án Trung tâm Thương mại, siêu thị văn phòng cho thuê Xuân La
Quy mô của dự án
- Địa điểm xây dựng: Phường Xuân La – quận Tây Hồ - TP.Hà Nội.
- Tổng mức đầu tư (dự kiến): 270 tỷ đồng
Tiến độ thực hiện dự án
Hiện tại Công ty đang triển khai thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho
dự án, dự kiến khởi công xây dựng công trình trong Quý 2/2012, dự kiến hoàn
thành Quý 2/2014.
3.2. Kết quả về mở rộng thị trường
Thị trường mà công ty cung cấp và tập trung phát triển hiện tại mới
dừng tại phạm vi Hà Nôi và một số vùng lân cận. Trong tương lai sẽ mở rộng
trong phạm vi cả nước.
Tới nay công ty đã có được những khách hàng thường xuyên dựa vào
chất lượng dịch vụ sản phẩm công ty cung cấp.
Thị trường truyền thống : Phần lớn nằm ở các tỉnh như: Hà Nội, Vĩnh
Phúc, Quảng Ninh; Hưng Yên, Ninh Bình….
Một số khách hàng thường xuyên như:
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp

- Công ty TNHH ống thép Việt Nam – VINAPIPE – địa chỉ: 151 A3,
Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai Thành phố: Hà Nội.
- Công ty cổ phần LISEMCO – địa chỉ: Số 21B/68/11 đường Cầu Giấy,
Quan Hoa, Cầu Giấy Thành phố: Hà Nội.
- Công ty cổ phần thép Cửu Long Vinashin – địa chỉ: số 1 ngách 20,
ngõ 85, phố Vọng Hà, Chương Dương, Hoàn Kiếm Thành phố: Hà Nội.
3.3. Kết quả doanh thu và lợi nhuận
Thời gian qua, với sự nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên của toàn thể
cán bộ công nhân viên lành nghề và dày dặn kinh nghiệm của công ty, công ty
đã đạt được các chỉ tiêu như Bảng 1.10.
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của công ty trong 5 năm tăng lên
đáng kể. Năm 2008 chỉ đạt trên 25 tỷ, năm 2009 đạt 27.428,17 triệu đồng
nhưng tới năm 2010 tổng doanh thu là 32.268,43 triệu. Năm 2011 tổng doanh
thu là 35.701,25 triệu và năm 2012 là 43.017,35 triệu đồng tăng so với năm
2008 là gần 18 tỉ và so với năm 2011 là 5 tỉ. Doanh thu thuần của công ty tăng
lên cũng khá nhiều: năm 2010 là 37.530,16 triệu đồng và năm 2011 là 49.926,71
triệu đồng. Trong 3 năm mà doanh thu của công ty tăng gần 12 tỉ. Chúng ta có
thể khẳng định rằng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần kỹ thuật
EVAN là tương đối tốt. Những gì mà công ty đạt được không phải doanh nghiệp
nào cũng đạt được trong tình hình hiện nay, khi mà đa số các doanh nghiệp nhà
nước làm ăn không có hiệu quả .Tuy nhiên, trong thời gian tới công ty cần có sự
cố gắng hơn nữa bằng cách đưa ra các giải pháp cũng như vạch ra các bước đi
cần thiết ban giám đốc cùng tập thể cán bộ công nhân viên cần nỗ lực phấn đấu
để nỗ lực duy trì những thành quả đã đạt được.
Bảng 1.10: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
2008 - 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng doanh thu 32.651,24 34.152,45 37.530,16 41.522,74 50.031.81
Các khoản giảm trừ 0 0 226,69 105.09
Doanh thu thuần 32.651,24 34.152,45 37.530,16 41.296,05 49.926.71
Giá vốn hàng bán 31.009,10 32.434,81 35.642,65 38.963,64 47.329.65
lợi nhuận gộp 1.798,73 1.881,44 2.067,51 2.332,41 2.597.06
Chi phí bán hàng 0 0
Chi phí quản lý doanh nghiêp 1.468,29 1.535,80 1.687,69 1.276,59 1.360.31
lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
330,44 345,63 379,82 1.055,81 1.236.75
Lợi nhuận từ hoạt động tài
chính
-146,55 -153,29 -168,45 -584,12 -1.005.14
Tổng lợi nhuận trước thuế 183,88 192,34 211,36 471,68 231.60
thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp
51,48 53,85 59,18 132,07 64.85
lợi tức sau thuế 132,39 138,48 152,18 339,61 166.75
Thu nhập công nhân viên 3,915 4,095 4,500 5,175 5.85
(Nguồn: Báo cáo nhân lực phòng kế toán của Công ty)
3.4. Kết quả nộp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động
Bảng 1.11: Tình hình thực hiện nộp ngân sách và thu nhập bình quân của người
lao động của Công ty
ĐVT: triệu đồng
[Type text]
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề tập tốt nghiệp
Thuế TNDN phải nộp 51,48 53,85 59,18 132,07 64,85
Thu nhập công nhân viên 4,005 4,230 4,500 5,175 5,850
(Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty cổ phần kỹ thuật EVAN)
Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.

Năm 2009 số thuế phải nộp tăng 4,6% so với năm 2008, tăng 2,36 triệu
đồng so với năm 2008, năm 2010 số thuế phải nộp tăng 10% (tăng 5,32 triệu
đồng) so với năm 2009. Năm 2011 đạt số thuế phải nộp tăng 123,16% so với
năm 2010, tăng 72,88 triệu đồng. Năm 2012 số thuế phải nộp giảm 50,9% so
với năm 2011 do năm 2012 tình hình trên thị trường tài chính gặp nhiều khó
khăn, bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán phục hồi châm, kết quả
là lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm, dẫn tới tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế năm 2012 giảm điều này dẫn tới thuế phải nộp giảm.
Mức thu nhập bình quân của người lao động tăng qua các năm. Năm 2009
tăng 5,62% tương đương với tăng 225.000 đồng so với năm 2008, năm 2010
tăng 6% tương đương tăng 270.000 đồng so với năm 2009. Năm 2011 tăng 15%
tương đương với tăng 675.000 đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 13,04% so
với năm 2011, tương đương tăng 676.000 đồng so với năm 2011, điều này cho
thấy sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty tới người lao động. Ngoài ra, người
lao động còn có các chính sách thưởng, nghỉ phép, va hoạt động công đoàn…
cũng rất được ban lãnh đạo quan tâm.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KỸ THUẬT EVAN
[Type text]

×