Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ Phần Đầu tư BIG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.93 KB, 21 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá
cao và phát triển tương đối toàn diện. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh
tế quốc tế có những bước tiến mới, đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào tháng 11/2006. Sự kiện trọng đại này đã
mang đến cho Việt Nam cơ hội mở rộng giao thương,nhưng đồng thời cũng tạo ra
thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Để tăng sức cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải
quan tâm đến chính sách và hoạt động kinh doanh hợp lý,bên cạnh đó cần phải có
mô hình tổ chức phù hợp,năng lực tài chính hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu
mô hình tổ chức, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp
phù hơp với chuyên ngành của mình, em đã lựa chọn công ty cổ phần đầu tư BIG
làm đơn vị thực tập, và hoàn thành bài báo cáo quá trình thực tế. Cấu trúc bài bào
cáo bao gồm 4 phần:
PHẦN 1: Giới thiệu chung về CTCP Đầu tư BIG
PHẦN 2: Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động.
PHẦN 3: Những vấn đề cần giải quyết
PHẦN 4: Đề xuất hướng đề tài
Để hoàn thành tốt quá trình thực tập và báo cáo kết quả đạt được, em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo ThS Vũ Xuân Thủy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực tế và viết báo cáo. Em xin gửi lời cám ơn tới Công ty CP Đầu tư BIG
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BIG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Đầu tư BIG
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Đầu tư BIG
Tên giao dịch quốc tế : BIG INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên gọi tắt : BIG ,Jsc
Loại hình: Công ty cổ phẩn
Thành lập: Tháng 12/2005


Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng
Trụ sở chính: Tầng 7 - Tòa Nhà Oriental - 324 Tây Sơn - Đống Đa - HN
Tel : 04.35 643 134
Email:
Website: />Công ty Cổ phần Đầu tư BIG chính thức được thành lập vào tháng 12/2005; đi
vào hoạt động với lĩnh vực kinh doanh chủ chốt là Tư vấn Đầu tư Tài chính, cùng 3
sản phẩm mục tiêu: tư vấn đầu tư kinh doanh Spot Gold và ngoại ngối, đầu tư
chứng khoán và giao dịch bất động sản.
BIG xác định tầm nhìn chiến lược là trở thành một trong những Công
ty

vấn Đầu tư Tài chính chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam, cung cấp thông tin
cập nhật, kịp thời, chính xác và chiến lược đầu tư hiệu quả về vàng, tiền tệ, chứng
khoán, và bất động sản cho khách hàng.
Với phương châm kinh doanh:
- Chú trọng đáp ứng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ;
- Hiệu quả là mục tiêu của mọi công việc;
- Hợp tác, tin cậy là động lực của thành công.
BIG luôn luôn đề cao và coi trọng sứ mệnh của mình, đó là:
3
- Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho Nhà đầu tư;
- Cung cấp kiến thức, thông tin, kinh nghiệm cho Nhà đầu tư;
- Hướng dẫn phương thức đầu tư, quản lý rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận cho
Nhà đầu tư
1.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của CTCP Đầu tư BIG.
1.2.1. Mô hình tổ chức CTCP Đầu tư BIG

4
5
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức CTCP Đầu tư BIG

Nguồn: Phòng Nhân sự - CTCP Đầu tư BIG
 Ban lãnh đạo CTCP Đầu tư BIG
Bảng 1: Bảng phân công nhiệm vụ của Ban lãnh đạo CTCP Đầu tư BIG
STT
BAN LÃNH
ĐẠO
NỘI DUNG PHÂN CÔNG PHÂN NHIỆM VỤ
1 Chủ Tịch HĐQT- Tổng Giám đốc – Bà Lê Thị Kim Tuyến
Người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
2 Phó Tổng Giám Đốc – Ông Vũ Văn Hải
1. Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ mọi
hoạt động của các Phòng Kinh doanh
2. Phụ trách công tác đào tạo, chịu trách nhiệm lập kế
hoạch, tổ chức tập huấn,tư vấn cho các nhân viên
trong công ty.
3. Mở rộng và phát triển đại lý
4. Phụ trách phòng Kế Toán
3 Phó Tổng Giám Đốc - Ông Nguyễn Quang Học
1. Trực tiếp xây dựng kế hoạch kinh doanh, chương
trình hành động, đề xuất các biện pháp đầu tư.
2. Phụ trách công tác đào tạo, chịu trách nhiệm lập kế
hoạch, tổ chức tập huấn,tư vấn cho các nhân viên
trong công ty.
3. Phụ trách công tác mở rộng đại lý
4 Phó Tổng Giám Đốc - Ông Nguyễn Quang Huy
1. Phụ trách công tác đào tạo, chịu trách nhiệm lập kế
hoạch, tổ chức tập huấn,tư vấn cho các nhân viên
trong công ty.

2. Phụ trách phòng Nhân sự
3. Chịu trách nhiệm mở rộng và phát triển đại lý

Nguồn: Phòng Nhân sự - CTCP Đầu tư BIG
1.2.2. Chức năng của các phòng ban
6
Nhằm hướng tới mục tiêu trở thành công ty tư vần đầu tư tài chính hàng đầu,
Công ty cần phải có chính sách quản lý hợp lý, các phòng ban cần phải thực hiện tốt
chức năng của mình như sau:
 Phòng kế toán: Cung cấp thông tin cho giám đốc trong việc quản lý tài
chính, TSCĐ, Vật tư , tiền vốn, doanh thu chi phí ,kết quả SXKD.
 Phòng kinh doanh: Hiện được quản lý bởi 5 GĐ kinh doanh, triển khai
mảng kinh doanh, giới thiệu và quảng bá sản phẩm công ty đưa ra các chỉ
tiêu kinh doanh hàng tháng,hàng quý. Chịu trách nhiệm về doanh thu, lợi
nhuận của công ty.
 Phòng đào tạo: Chịu trách nhiệm đào tạo, huấn luyện nhân viên mới, đồng
thời đưa ra các chỉ dẫn hoạt động kinh doanh,chiến lược dịch vụ tư vấn
trong ngày cho nhân viên kinh doanh.
 Phòng Đầu tư: Đưa ra các biện pháp đầu tư ngắn hạn dài hạn cụ thể, đồng
thời lựa chọn phương án đầu tư cũng như khắc phục rủi ro trong đầu tư của
công ty.
 Phòng Nhân sự: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám Đốc về tổ chức bộ máy
quản lý, quản lý về lao động về tiền lương,công tác hành chính văn phòng,
quản lý trang thiết bị.
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của CTCP Đầu tư BIG
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là:
• Tư vấn đầu tư kinh doanh Spot Gold : Tư vấn mở tài khoản khách hàng, cung cấp
thông tin và tư vấn chiến lược giao dịch mua bán hàng ngày trên thị trường vàng
giao ngay.
• Tư vấn đầu tư kinh doanh ngoại hối : Phân tích, nhận định xu hướng tỷ giá; cung

cấp thông tin, tư vấn chiến lược kinh doanh hiệu quả cho khách hàng.
• Tư vấn và đầu tư chứng khoán : Phân tích, dự báo, đầu tư chứng khoán, đồng thời
tư vấn, truyền đạt kinh nghiệm cho khách hàng.
Tổng Giám ĐốcPhó TGĐ 1Phòng Đầu TưPhòng Kế ToánPhòng Đào TạoPhòng Kinh DoanhPhòng Nhân SựPhó TGĐ 2Phòng Đầu TưPhòng Kế ToánPhòng Đào TạoPhòng Kinh DoanhPhòng Nhân SựPhó TGĐ 3Phòng Đầu TưPhòng Kế ToánPhòng Đào TạoPhòng Kinh DoanhPhòng Nhân Sự
7
• Giao dịch bất động sản: Thực hiện đầu tư kinh doanh bất động sản, thực
hiện môi giới, cung cấp thông tin cho khách hàng trên lĩnh vực bất động
sản.
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CTCP BIG QUA 3 NĂM 2009,2010,2011
2.1. Tình hình tài chính của Công ty CP Đầu tư BIG qua 3 năm 2009, 2010,
2011
Trong sự đổi mới của nền kinh tế thị trường cùng với sự cạnh tranh khốc liệt
giữa các thành phần kinh tế, để phát triển bền vững,ngoài chính sách kinh doanh
hợp lý, doanh nghiệp cần phải nắm vững được tình hình tài chính của mình. Nhận
thức được tầm quan trọng đó, cùng với nhu cầu tìm hiểu về công ty trong quá trình
thực tập, em đã tổng hơp được bảng cân đối kế toán rút gọn và nhận xét về tình hình
tài chính của CTCP BIG trong giai đoạn 2009-2011 như sau:
CHỈ TIÊU
31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Số tuyệt đối
Tỷ
trọng
Số tuyệt đối
Tỷ
trọng
Số tuyệt đối
Tỷ
trọng
A. Tài sản ngắn

hạn
13.566.596.81
3
53,81%
15.999.551.03
1
25,22% 19.880.273.567 42.43% 2.432.954.218
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
1.110.685.372 4,41% 3.627.070.272 5,72% 6.841.780.539 14,60% 2.516.384.900
II. Đầu tư ngắn hạn 9.190.825.586 36,45%
11.653.262.00
0
18,37% 12.103.673.600 25,84% 2.462.436.414
1.Chứng khoán kinh
doanh
9.859.064.205 39,10%
11.908.640.48
3
18,77% 5.133.664.057 10,96% 2.049.576.278
2.Dự phòng giảm
giá đầu tư ngắn hạn
(668.238.619) -2,65% (255.378.483) -0,40% (3.029.990.457) -6,47%
III. Các khoản phải
thu
3.030.726.425 12,02% 415.763.440 0,66% 396.135.413 0,85% -2.614.962.985
1.Phải thu của khách
hàng
1.815.540.862 7,20% 15.005.500 0,02% 29.781 0,00% -1.800.535.362
8

2. Phải thu khác 2.002.815.457 7,94% 1.188.387.834 1,87% 1.183.735.526 2,53%
3. Dự phòng các
khoản phải thu khó
đòi
(787629894) -3,12% (787629894) -1,24% (787.629.894) -1,68% -787.629.894
IV. Tài sản lưu động
khác
234.359.430 0,93% 303.455.319 0,48% 538.683.961 1,15%
B. Tài sản dài hạn
và đầu tư dài hạn
11.646.234.01
7
46,19%
47.444.168.83
9
74,78% 26.969.199.629 58,66% 35.797.934.822
I. Tài sản cố định 663.786.705 2,63% 604.116.365 0,95% 515.201.806 1,10%
1. Tài sản cố định
hữu hình
650.186.699 2,58% 521.289.698 0,82% 453.815.137 0,97% -128.897.001
2. Tài sản cố định vô
hình
13.600.006 0,05% 82.826.667 0,13% 61.386.669 0,13%
II. Các khoản đầu tư
dài hạn
10.885.343.31
2
43,17%
45.847.115.14
0

72,26% 26.157.523.333 55,83% 34.961.771.828
III. Tài sản dài hạn
khác
97.104.000 0,39% 992.937.334 1.57% 296.474.490 0,63%
TỔNG TÀI SẢN
25.212.830.83
0
63.443.719.87
0
46.849.473.196 38.230.889.040
A. Nợ phải trả 4.918.665.425 19,51%
42.738.744.54
1
67,36% 30.308.629.629 64,69% 37.820.079.116
I. Nợ ngắn hạn 4.892.949.334 19,41%
42.724.523.45
0
67,34% 30.305.513.538 64,69% 37.831.574.116
II. Nợ dài hạn 25.716.091 0,10% 14.221.091 0,02% 3.116.091 0,01%
B. Vốn chủ sở hữu
20.294.164.40
5
80,49%
20.704.975.32
9
32,64% 16.540.843.567 35,31%
1. Nguồn vốn kinh
doanh
30.000.000.00
0

118,99%
30.000.000.00
0
47,29% 30.000.000.000 64,03%
2. Quỹ dự trữ 121.800.000 0,48% 121.800.000 0,19% 121.800.000 0,26%
3. Lỗ lũy kế 9.827.634.595 38,98% 9.416.824.671 14,84% 13.580.956.433 28,99% -410.809.924
TỔNG NGUỒN
VỐN
25.212.830.83
0
63.443.719.87
0
46.849.473.196 38.230.889.040
BẢNG 2.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN RÚT NGỌN CỦA CTCP ĐẦU TƯ
BIG (2009-2011) Đơn vị: VNĐ
9
Nguồn : Phòng Kế Toán- CTCP Đầu tư BIG
10
Nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Qua bảng cân đối kế toán trên, ta nhận thấy về tình hình tài sản, cơ cấu tài
sản và tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp như sau:
Về tình hình tài sản:
Trong giai đoạn 2009-2011, do công ty hoạt động chủ yếu là cung ứng dich
vụ, nên chịu tác động lớn từ thực trạng nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế,
dẫn tới sự thay đổi rõ rệt về tài sản và cơ cấu tài sản. Năm 2010, mở rộng quy mô
hoạt động, tổng tài sản của công ty tăng lên tới 63.443.719.870 VND, tăng 151,63%
so với năm 2009. Tỷ trọng TSNH và TSDH năm này cũng có sự thay đổi lớn.
TSNH tăng từ 13.566.596.813VND lên 15.999.551.031 VND, tăng 17.93%, song so
với tổng tài sản, tỷ trọng TSNH đã từ 53.81% trong năm 2009 xuống còn 25.22%
trong năm 2011. Đồng thời tỷ trọng TSDH trong năm 2010 có tăng đột biến từ

11.646.234.017VND lên tới 47.444.168.839VND, chiếm 74.78% trong cơ cấu tài
sản; trong khi đó tỷ trọng này trong năm 2009 chỉ là 46.19%. Năm 2011, tình trạng
kinh tế khó khăn, đồng thời chịu sự ảnh hưởng của lạm phát, doanh nghiệp đã thắt
chặt hơn trong các lĩnh vực hoạt động, tổng tài sản của công ty giảm xuống chỉ còn
46.849.473.196 VND, giảm 26.16% so với năm 2010. TSNH tăng lên 24.26%,
chiếm 42.43% trong cơ cấu tổng tài sản. TSDH giảm xuống chỉ còn 26.969.199.629
VND, giảm 20.474.969.210VND so với năm 2010, chiếm 58.66% trong cơ cấu tổng
tài sản. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và sự biến động về cơ cấu tài sản, ta sẽ đi
phân tích sâu hơn trong từng khoản mục TSNH và TSDH:
Về TSNH, Tiền và các khoản tương đương tiền tăng đều trong 3 năm. Năm
2010, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 2.516.384.900 VND so với năm
2009. Năm 2011, chỉ tiêu này tăng lên tới 6.841.780.539VND chiếm 14.6% trong
cơ cấu tổng tài sản, do doanh nghiệp đã e ngại hơn trong đầu tư, cùng với việc duy
trì khả năng thanh toán bằng tiền mặt đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Cùng
với đó là sự gia tăng trong hoạt động đầu tư ngắn hạn của công ty, tiếp tục đầu tư
vào kinh doanh chứng khoán ,năm 2010 đầu tư kinh doanh chứng khoán
11
11.653.262.000 VND tăng 26.79% so với năm 2009, chiếm 18.77% cơ cấu tổng tài
sản. KDCK ngắn hạn và ngoại hối và vàng là những kênh đầu tư ngắn hạn chủ yếu
của doanh nghiệp, năm 2011 chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên đến 12.103.673.600 VND
chiếm 25.84% trong cơ cấu tổng tài sản. Bên cạnh đó là sự giảm mạnh của các
khoản phải thu. Năm 2010 các khoản phải thu giảm 86.28% từ 3.030.726.425VND
xuống chỉ còn 415.763.440 VND, kéo theo tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng
tài sản của công ty trong năm 2010 giảm mạnh, từ 12.02% xuống chỉ còn 0.66%,
cho thây công ty đã sát sao hơn trong công tác thu hồi nợ. Tiếp tục giữ vững được
hiệu quả từ công tác này, năm 2011 các khoản phải thu của công ty chỉ là
396.135.413VND chỉ chiếm 0.85% trong cơ cấu tổng tài sản. Các TSLĐ khác cũng
tăng đều trong giai đoạn này, song chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ khoảng 1% so với tổng tài
sản.
Nhìn chung, ta thấy TSNH của doanh nghiệp tăng đều trong 3 năm, do sự tăng

đều của tiền, khoản mục đầu tư ngắn hạn và sự giảm của các khoản phải thu. Vậy
thì do đâu mà dẫn tới sự thay đổi rõ nét trong cơ cấu tổng tài sản, ta có thế nói do sự
thay đổi của khoản mục TSDH. Do hoạt động trong lĩnh vực tư vấn dich vụ nên
TSCĐ của doanh nghiệp trong 3 năm không có sự thay đổi lớn,tỷ trọng chỉ chiếm 1-
2% so với tổng tài sản của doanh nghiệp. Sự thay đổi rõ nét của TSDH là do doanh
nghiệp đã tăng mạnh trong các khoản đầu tư dài hạn. Năm 2010, doanh nghiệp tiếp
tục đầu tư kinh doanh chứng khoán dài hạn, đồng thời vay vốn ngân hàng kinh
doanh bất động sản, dẫn tới các khoản đầu tư dài hạn tăng lên tới 45.847.115.140
VND, tăng 34.961.771.828 VND so với năm 2009, chiếm 72.26% tổng tài sản của
doanh nghiệp. Năm 2011, tiếp tục đầu tư vào kinh doanh bất động sản và chứng
khoán dài hạn, song do e ngại rủi ro, mà chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn
26.157.523.333 VND , giảm 42.95% so với năm 2011, chiếm 55.83% tổng tài sản.
Có thể nói sự thay đổi của chỉ tiêu này đã kéo theo sự thay đổi nhanh chóng của
tổng tài sản trong 3 năm 2009-2011.
Về tình hình nguồn vốn :
12
Nhìn chung trong 3 năm 2009-2011, vốn chủ sở hữu của công ty không có sự
biến động lớn. Năm 2010 VCSH tăng không đáng kể từ 20.294.164.405VND lên
20.704.975.329VND. Năm 2011 lượng VCSH này giảm chỉ còn
16.540.843.567VND, giảm 20,11%. Có thể nói rằng, sự thay đổi nhanh chóng về
tổng nguồn vốn của công ty là do sự biến động đột ngột của nợ phải trả. Năm 2009,
nợ phải trả của công ty là 4.918.665.425, hệ số nợ xấp xỉ 0,2, ,chủ yếu là các khoản
nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng 19,41% so với tổng tài sản. Song 2010, NPT đã tăng
lên hơn 9 lần, lên tới 42.738.744.541, hệ số nợ lên tới 0,67, ảnh hưởng xấu tới hoạt
động vay vốn của công ty, cùng với sự đánh giá không tốt từ phía khách hàng và
đối tác làm ăn. Trong năm 2011, NPT của công ty giảm xuống chỉ còn
30.308.629.629 VND, giảm 29.08% so với năm 2010, song vẫn chiếm tỉ trọng lớn.
Các khoản nợ dài hạn của công ty giảm dần trong 3 năm. Sở dĩ có sự tăng đột biến
của NPT là do sự tăng mạnh về nợ ngắn hạn của công ty. Do doanh nghiệp đã vay
vốn để đầu tư dài hạn vào bất động sản và các chứng khoán dài hạn. Năm 2010, nợ

ngắn hạn tăng từ 4.892.949.334 VND lên tới 42.724.523.450VND, tăng gần 8 lần
so với năm 2009, chiếm 67.34% tổng nguồn vốn. Năm 2011, mặc dù nợ ngắn hạn
của công ty giảm xuống chỉ còn 30.305.513.538 VND, giảm 29.07% so với 2010,
song vẫn chiếm tỷ trọng lớn, là 64.69% so với tổng nguồn vốn.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CP Đầu tư BIG qua 3 năm
2009, 2010,2011
Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, song nếu không có chính sách
kinh doanh hợp lý thì sẽ không đạt được hiệu quả cao. Trong giai đoạn 2009-2011,
doanh nghiệp đã sử dụng vỗn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, tiềm ẩn rủi ro lớn. Để
thể hiện được kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn này, em đã có bảng
báo cáo kết quả kinh doanh cùng nhận xét như sau:
13
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2010 so với
Số tuyệt đối
Doanh thu hoạt động KD
8.752.382.19
7
27.839.552.78
1
19.668.487.81
3
19.087.170.584
Doanh thu thuần
8.752.382.19
7
27.839.552.78
1
19.668.487.81
3

19.087.170.584
Chi phí hoạt động kinh doanh
1.963.897.25
5
6.638.166.666 7.166.720.801 4.674.269.411
(Lỗ)/Lãi gộp từ HĐKD
6.788.484.94
2
21.201.386.11
5
12.501.767.01
2
14.412.901.173
Doanh thu hoạt động tài chính
9.268.604.44
1
7.778.279.479
19.154.922.01
3
-1.490.324.962
Chi phí tài chính
4.909.338.59
6
12.328.131.71
8
22.833.343.27
2
7.418.793.122
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.759.459.02

9
3.271.671.539 4.404.023.892 512.212.510
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
8.388.291.75
8
13.379.862.33
7
4.419.321.861 4.991.570.579
Thu nhập khác 52.209.702 33.296.493 30.513.519 -18.913.209
Chi phí khác 1.626.711 2.348.906 324.420 722.195
Lợi nhuận khác 50.582.991 30.947.587 30.190.099 -19.635.404
Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế
8.438.874.74
9
13.410.809.92
4
4.449.511.960 4.971.935.175
Thuế TNDN phải nộp
2.109.718.68
7
3.352.702.481 1.112.377.990 1.242.983.794
(Lỗ)/Lợi nhuận sau thuế
6.329.156.06
2
10.058.107.44
3
3.337.133.970 3.728.951.381
BẢNG 2.2. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH QUA 3 NĂM
2009,2010,2011 Đơn vị: VNĐ
Nguồn: Phòng Kế Toán- CTCP Đầu Tư BIG

14
Nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Qua báo cáo KQKD của CTCP Đầu tư BIG, em nhận thấy:
Về doanh thu: Doanh thu đạt được của công ty bao gồm doanh thu từ
HĐKD và doanh thu từ hoạt động tài chính. Năm 2009, doanh thu hoạt động của
công ty trong là 8.752.382.197VND. Doanh thu tài chính là 9.268.604.441 VND,
chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh thu, cho thấy thu nhập doanh nghiệp của
công ty kiếm được từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, ngoại tệ, vàng cao hơn
so với doanh thu mà công ty đạt được từ hoạt động kinh doanh môi giới BĐS, tư
vấn kinh doanh chứng khoán,ngoại hối. Năm 2010,công ty đã đầu tư mạnh hơn
trong kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản liên tục tăng giá, công ty
kinh doanh hiệu quả,doanh thu hoạt động kinh doanh lên tới 27.839.552.781VND,
tăng hơn 2 lần so với năm 2009. Song hoạt động kinh doanh chứng khoán và
ngoại tệ kém hiệu quả, doanh thu chỉ đạt 7.778.279.479, giảm 16.08% so với năm
2009. Năm 2011, công ty vẫn tiếp tục đầu tư đầu tư vào BĐS, song do sự sụt giảm
của thị trường BĐS vào tháng 6/2011, đã làm giảm doanh thu hoạt động kinh
doanh của công t, chỉ đạt 19.668.487.813VND, giảm 29.35% so với 2010. Trong
khi đó, thị trường vàng và ngoại tệ bất ổn, dự đoán và nắm bắt đúng xu hướng đã
góp phần giúp tăng doanh thu tài chính của công ty lên tới 19.154.922.013VND,
tăng 146.26% so với năm 2010.
Về chi phí: Năm 2009, do hoạt động chủ yếu vẫn là tư vấn và môi giới nên
chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là 1.963.897.255VND, chi phí tài chính là
4.909.338.596 VND. Năm 2010, công ty đầu tư mạnh BĐS, do đó chi phí kinh
doanh cũng bị đẩy lên cao tới 6.638.166.666, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2009.
Đồng thời việc doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn đã làm tăng chi
phí tài chính, đặc biệt là lãi vay, cùng với việc thua lỗ trong đầu tư chứng khoán
đã đấy chi phí tài chính lên tới 12.328.131.718VNĐ, tăng 7.418.793.122VND so
với năm 2009. Tiếp tục tình trạng như vậy trong năm 2011, chi phí hoạt động kinh
doanh của công ty là 7.166.720.801 VND, tăng 7.96% so với năm 2010. Hoạt
15

động kinh doanh chứng khoán thua lỗ cùng với việc tăng dự phòng giảm giá đầu
tư chứng khoán và chi phí lãi vay đã làm tăng chi phí tài chính lên
22.833.343.272VND, tăng 85.21% so với năm 2010. Đồng thời chịu sự tác động
của lạm phát, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng đều trong giai đoạn này.
Về lợi nhuận: Trước thực trạng nền kinh tế cùng với việc lựa chọn đi vay
ngắn hạn đầu tư dài hạn, mặc dù doanh thu của công ty tăng mạnh song chi phí bỏ
ra lại quá lớn, nên ta thấy hoạt động của công ty vẫn chưa hiệu quả, lợi nhuận còn
thấp. Năm 2009, LTTT của công ty đạt 8.438.874.749VND. Năm 2010, việc đầu
tư thêm vào kinh doanh bất động sản đã giúp doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp
tăng LNTT lên 13.410.809.924 VND, tăng 58.92% so với 2009, song thực chất
vẫn chưa đạt hiệu quả cao khi đem trừ mức lạm phát và so sánh với mức chi phí
bỏ ra. Rủi ro từ việc vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn đã thể hiện rõ nét trong
năm 2011, thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán liên tục giảm mạnh,
doanh thu giảm, trong khi chi phí lại lớn, dẫn tới LNTT của doanh nghiệp giảm
xuống chỉ còn 4.449.511.960, giảm 66.82% so với 2010.
Qua đây, ta có thể nói rằng trong giai đoạn 2009-2011, hoạt động kinh
doanh của công ty tuy không bị thua lỗ, mặc dù có gia tăng doanh thu, song hoạt
động kinh doanh thực chất chưa hiệu quả. Một phần cũng do sự tác động của nền
kinh tế, và chính sách thắt chặt của Chính phủ, cùng với lựa chọn chính sách kinh
doanh chưa hợp lý dẫn tới lợi nhuận của doanh nghiệp còn thấp hơn nhiều so với
chi phí bỏ ra.
2.3. Nhận xét chung về tình hình tài chính và hoạt động của CTCP Đầu tư
BIG qua 3 năm 2009,2010,2011
Nhận thấy tình hình tài chính của công ty còn gặp nhiều vấn đề bất cập
đồng thời tình hình kinh doanh chưa hiệu quả, em đã tổng hợp được bảng tổng
hợp các chỉ tiêu tài chính cần thiết nhằm so sánh và thấy rõ nét hơn tình hình hiện
nay của công ty như sau:
Chỉ tiêu
16
Hệ số nợ

Tỷ trọng TSNH
Tỷ trọng TSDH
Hệ số nợ
Qua đây ta thấy rõ nét sự thay đổi rõ nét trong cơ cấu tài sản của công ty
giai đoạn 2009-2011 như đã được phân tích cụ thể trong phần 2.1 ở trên. Trong
năm 2010 và 2011 hệ số nợ của công ty tăng vọt, khả năng thanh toán nhanh giảm
mạnh. Năm 2010, khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt giảm xuống chỉ còn
0.0849 và tăng trở lại vào năm 2011 là 0.2258. Mặc dù công ty đã điều chỉnh cơ
cấu tài sản cho hợp lý hơn trong năm 2011, song vẫn còn nhiều bất cập, đồng thời
hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao. Năm 2010, mặc dù doanh thu của
công ty tăng hơn 2 lần so với năm 2009, song các hệ số ROS, ROA, ROE lần lượt
giảm mạnh, trong khi tỷ suất LTTT/ Tổng chi phí tuy đã giảm so với năm 2009,
song vẫn ở mức cao là 0.6063. Năm 2011, các hệ số ROS, ROA, ROE thậm chí
còn giảm sâu hơn nữa, đặc biệt ROA chỉ đạt 0.0712, doanh nghiệp sẽ không thu
hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Đồng thời tỷ suất LTTT/ Tổng chi phí của
công ty giảm xuống chỉ còn 0,1293, cho thấy doanh nghiệp bỏ ra chi phí lớn
nhưng chỉ thu về 12,93% lợi nhuận. Chứng tỏ cho ta thấy rằng LNTT của công ty
trong giai đoạn này còn rất thấp, dù doanh thu có tăng trưởng song chi phí lại quá
lớn, dẫn tới việc hoạt động kinh doanh của công ty chưa hiệu quả.
PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.
Qua việc phân tích tình hình tài chính và báo cáo KQKD của CTCP Đầu tư
BIG, em nhận thấy công ty còn gặp phải một số những vấn đề cần giải quyết trong
thời điểm hiện nay là:
17
Vấn đề 1: Chi phí kinh doanh cao
Trong thực trạng nền kinh tế khủng hoảng hiện nay, cùng với tâm lý e ngại
rủi ro của khách hàng mà hoạt động kinh doanh của công ty chưa đạt hiệu quả
cao. Thông qua nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh ở trên, ta thấy doanh thu của
công ty trong giai đoạn này mặc dù có tăng lên qua các năm xong do chi phí kinh
doanh của công ty mỗi năm quá lớn. Điển hình tổng chi phí lên tới

22.240.318.829 trong năm 2010 và 34.404.412.385 trong năm 2011. Do đó, giai
đoạn tới, công ty cấp thiết phải tìm ra cho mình các biện pháp tiết kiệm chi phí
hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Vấn đề 2: Lợi nhuận của công ty còn thấp.
Qua nhận xét tính hình kinh doanh của doanh nghiệp ở trên ta thấy: Cuối
năm 2010, do tình trạng bất động sản đóng băng, sự tụt dốc của thịt trường chứng
khoán, sự bất ổn định trong giá vàng và tỷ giá hối đoái, cùng với thực trạng
chung của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh chưa đựng nhiều rủi ro, chi phí kinh
doanh còn lớn,dẫn tới lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này còn rất thấp, đặc
biệt trong năm 2011, LNTT chỉ đạt được 12.93% so với tổng chi phí,chiếm
7.12% so với tổng tài sản. Công ty cần tìm các biện pháp tháo ngỡ tình trạng hiện
tại, nâng cao khả năng cạnh tranh và tìm ra chính sách kinh doanh hợp lý cùng
với các biện pháp nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Vấn đề 3: Tình hình tài chính còn bất cập
Thông qua phần nhận xét chung về tình hình tài chính và hoạt động của
công ty trong giai đoạn này, ta thấy khả năng thanh toán của công ty còn kém, hệ
số nợ lại quá cao, lợi nhuận trước thuế còn thấp dẫn tới các chỉ tiêu sinh lời còn
kém,các chỉ tiêu tài chính khác của công ty cho ta thấy hiệu quả tài chính không
tốt, còn nhiều bất cập. Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn
cũng như sự đánh giá không cao từ phía khách hàng và đối tác làm ăn. Do đó,
18
doanh nghiệp cần cơ cấu, điều chỉnh lại các chỉ tiêu tài chính cho phù hợp, tìm ra
các biện pháp nâng cao được năng lực tài chính của công ty.
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI.
Trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu,em đã nhận thấy một số vấn đề
công ty cần cấp bách giải quyết trong thời gian tới. Do đó, e đã mạnh dạn đề xuất
các hướng khắc phục từ đó đưa ra một số đề tài thực hiện trong thời gian thực tập
chuyên sâu và viết khóa luận như sau:
Đề tài 1: Một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh của CTCP Đầu tư
BIG.

Đề tài 2: Các giải pháp nâng cao lợi nhuận cho CTCP Đầu tư BIG.
Đề tài 3: Phân tích tính hình tài chính và các biện pháp nâng cao năng lực tài
chính của CTCP Đầu tư BIG.
19
20
21

×