Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

báo cáo thực tập tại Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.91 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
o0o
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ
Giáo viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Thanh Phương
Họ và tên sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy
Mã sinh viên: 09D180447
Lớp: K45H6

HÀ NỘI, NĂM 2013
MỤC LỤC
2
DANH MỤC VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
CNĐKKD: Chứng nhận đăng ký kinh doanh
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ: Tài sản cố định
VKD: Vốn kinh doanh
VCSH: Vốn chủ sở hữu
VLĐ: Vốn lưu động
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của công ty TNHH thức ăn chăn
nuôi Phú Sỹ giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thức ăn
chăn nuôi Phú Sỹ giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 2.3: Doanh số tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi
Phú Sỹ giai đoạn 2010-2012
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng sản phẩm trên các thị trường công ty TNHH thức ăn
chăn nuôi Phú Sỹ giai đoạn 2010-2012


2
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
2
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng đang nằm trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Để có thể đứng
vững trên thị trường trong thời gian này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
những biện pháp riêng nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất, kinh doanh của
mình, tăng khả năng cạnh tranh. Là một sinh viên năm cuối ngành tài chính
ngân hàng, với vốn hiểu biết lý thuyêt được học trên trường cùng với những
hiểu biết thực tế còn hạn hẹp nên những kinh nghiệm thực tế là rất cần thiết.
Được sự giúp đỡ của nhà trường cũng như công ty TNHH thức ăn chăn nuôi
Phú Sỹ đã tạo điều kiện cho em được tham gia đợt thực tập tổng hợp này
nhằm giúp em có thể được tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng từ thực tế về cơ
cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, thực tế phát sinh và tồn tại tại
công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ.
Trong quá trình thực tập em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của cô ThS.Nguyễn Thanh Phương, sự dạy dỗ của thầy cô giáo của
trường đại học Thương mại cùng các cô chú, anh chị phòng Tài chính kế toán
và tập thể ban lãnh đạo công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ đã tận tình
giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp tổng hợp. Do thời gian nghiên
cứu ngắn, cùng với kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên bài báo cáo tổng
hợp không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận đựoc sự đóng góp
ý kiến của thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
3
4

1.Giới thiệu về đơn vị thực tập
1.1 Giới thiệu chung đơn vị thực tập
Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ Được thành lập từ năm 2006.
Tiền thân của Công ty là doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc tại Hải
Dương hoạt động từ năm 2003. Do sự phát triển của kinh tế thị trường và nhu
cầu của người tiêu dùng, cùng với sự giúp đỡ của công ty cổ phần dinh dưỡng
Đài Loan nên công ty đã mở rộng nhiều chi nhánh và chính thức thành lập
công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Phú Sỹ.
 Tên đơn vị: Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ
 Địa chỉ: Thôn Thọ Bình, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên, Việt Nam
 Số giấy CNĐKKD và đăng ký thuế: 0900744139
 Điện thoại: 03213598188- 03213598189
 Fax: 03213598189
 Loại hình đơn vị: công ty trách nhiệm hữu hạn
1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản:
 Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ hoạt động theo Luật doanh nghiệp:
Công ty trách nhiệm hữu hạn.
 Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thức ăn chăn
nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
4
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
4
5
 Tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo không ngừng tăng thu
nhập cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tăng tích luỹ
phát triển công ty.
 Bố trí đủ việc làm cho số lao động, tuyển dụng thêm lao động mới có trình độ
tay nghề cao để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
 Tổ chức hạch toán kinh tế theo Luật Kế toán.

1.3 Mô hình tổ chức
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận ở Công ty:
• Ban Giám đốc gồm Giám đốc, Phó Giám đốc có nhiệm vụ
chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động SXKD của Công ty.
5
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
5
6
• Phòng thành chính, nhân sự: có nhiệm vụ quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, tổ
chức biên chế lao động trong Công ty, lập bảng lương, khen thưởng, nhận
xét, đánh giá cán bộ hàng năm, nâng lương, nâng bậc và thực hiện chính sách
chế độ có liên quan đến người lao động, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ,
kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị.
• Phòng tài chính, kế toán: chuyên cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả trước ban Giám đốc.
Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng quý, năm.
SXKD của Công ty. Cuối quý, kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán để trình
lên ban lãnh đạo về tình hình thực hiện kinh doanh của Công ty. Kiểm tra,
kiểm soát việc thu – chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ
của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính trong Công ty, đánh giá hiệu
quả
• Phòng kỹ thuật: chuyên trách về việc giám sát sản xuất và kinh doanh. Tham
mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch SXKD ngắn và dài hạn.
Chủ trì và phối hợp với các phòng ban để soạn thảo, triển khai các hợp đồng
kinh tế; đôn đốc; kiểm tra trong quá trình thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh
tế.
• Phòng kinh doanh: Làm nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu khai thác
và tìm hiểu thị trường. Căn cứ vào tình hình sản xuất kỳ trước qua phân tích
để xây dựng kế hoạch sản xuất cho kỳ mới. Tổ chức mạng lưới giới thiệu sản
phẩm. Cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.

• Bộ phận sản xuất: thực hiện công việc sản xuất ra các sản phẩm
phục vụ cho việc bán thành phẩm của công ty.
1.4 Bộ máy lãnh đạo:
6
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
6
7
Bộ máy lãnh đạo gồm Giám đốc, Phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo
trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động SXKD của Công ty:
- Giám đốc: Nguyễn Văn Quảng
Là người quản lý cao nhất của Công ty đại diện cho cán bộ công nhân
viên, quản lý Công ty theo cơ chế một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết
định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phó Giám đốc: Nguyễn Văn Nam
Là người điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân
công của Giám đốc, hỗ trợ điều hành hoạt đông, quản lý thực hiện các công
việc khác theo sự phân công của Giám đốc.
2. Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động của công ty TNHH
thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ
2.1: Tình hình tài chính
Tình hình tài chính của công ty được thể hiện thông qua bảng cân đối kế
toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ
giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: nghìn VNĐ
TÀI SẢN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh 2011 với
2010
So sánh 2012 với
2011

Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
A - TÀI SẢN
NGẮN HẠN
10,877,600 18,822,096 16,574,128 7,944,496 73.04 -2,247,968 -11.94
I. Tiền và các
khoản tương
đương tiền
3,399,365 1,567,901 3,398,429 -1,831,464 -53.88 1,830,528 116.75
II. Đầu tư tài
chính ngắn hạn
0 0 0 0 0 0 0
7
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
7
8
III. Các khoản
phải thu ngắn
hạn
48,817 429,582 3,938,878 380,765 779.98 3,509,296 816.91
1. Phải thu
khách hàng
0 368,774 3,716,250 368,774 3,347,476 907.73
2. Trả trước cho
người bán
0 0 222,628 0 222,628

3. Các khoản
phải thu khác
48,817 60,808 0 11,991 24.56 -60,808 -100.00
IV. Hàng tồn
kho
7,006,357 15,729,725 8,226,687 8,723,368 124.51 -7,503,038 -47.70
1. Hàng tồn kho 7,006,357 15,729,725 8,226,687 8,723,368 124.51 -7,503,038 -47.70
V. Tài sản ngắn
hạn khác
423,061 1,094,888 1,010,134 671,827 158.80 -84,754 -7.74
1. Thuế GTGT
được khấu trừ
358,728 1,023,819 772,244 665,091 185.40 -251,575 -24.57
2. Thuế và các
khoản khác phải
thu Nhà nước
42,637 0 59,245 -42,637 -100.00 59,245
3. Tài sản ngắn
hạn khác
21,696 71,069 178,645 49,373 227.57 107,576 151.37
B - TÀI SẢN
DÀI HẠN
2,669,813 3,465,782 2,978,702 795,969 29.81 -487,080 -14.05
I. Tài sản cố
định
2,601,455 3,424,437 2,980,186 822,982 31.64 -444,251 -12.97
- Nguyên giá 3,220,499 4,508,805 4,541,392 1,288,306 40.00 32,587 0.72
- Giá trị hao mòn
luỹ kế (*)
(619,044) (1,084,368) (1,561,206) -465,324 75.17 -476,838 43.97

II. Tài sản dài
hạn khác
68,358 41,345 (1,484) -27,013 -39.52 -42,829 -103.59
3. Tài sản dài
hạn khác
68,359 41,345 (1,484) -27,014 -39.52 -42,829 -103.59
Tổng cộng tài
sản
13,547,413 22,287,878 19,552,830 8,740,465 64.52 -2,735,048 -12.27
NGUỒN VỐN
8
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
8
9
A - NỢ PHẢI
TRẢ
12,596,000 16,964,791 17,143,750 4,368,791 34.68 178,959 1.05
I. Nợ ngắn hạn 12,596,000 15,354,791 17,143,750 2,758,791 21.90 1,788,959 11.65
1. Vay và nợ
ngắn hạn
10,991,152 11,047,970 10,883,770 56,818 0.52 -164,200 -1.49
2. Phải trả
người bán
1,604,848 4,260,499 5,300,185 2,655,651 165.48 1,039,686 24.40
3. Người mua
trả tiền trước
0 0 959,795 0 959,795
4. Thuế và các
khoản phải nộp
Nhà nước

0 46,322 0 46,322 -46,322 -100.00
II. Nợ dài hạn 0 1,610,000 0 1,610,000 -1,610,000 -100.00
4. Vay và nợ
dài hạn
0 1,610,000 0 1,610,000 -1,610,000 -100.00
B - VỐN CHỦ
SỞ HỮU
951,413 5,323,087 2,409,080 4,371,674 459.49 -2,914,006 -54.74
I. Vốn chủ sở
hữu
951,413 5,323,087 2,409,080 4,371,674 459.49 -2,914,006 -54.74
1. Vốn đầu tư
của chủ sở hữu
1,000,000 5,000,000 5,000,000 4,000,000 400.00 0 0.00
10. Lợi nhuận
sau thuế chưa
phân phối
(48,587) 323,087 (2,590,919) 371,674 -764.97 -2,914,006 -901.93
Tổng cộng
nguồn vốn
13,547,413 22,287,878 19,552,830 8,740,465 64.52 -2,735,047 -12.27
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ
Bên tài sản: Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012, tổng tài sản của doanh
nghiệp có những biến động đáng chú ý: năm 2011 tổng tài sản của doanh
nghiệp là 22.287.878 nghìn đồng tăng khoảng 8.740.465 nghìn đồng tương
đương với 64.52% so với năm 2010, trong khi đó tính đến hết năm 2012 tổng
tài sản của doanh nghiệp chỉ còn 19.552.830 nghìn đồng giảm 2.735.048
nghìn đồng, tương đương với khoảng 12,27% so với năm 2011. Nguyên nhân
dẫn đến sự biến động trên có thể được lý giải như sau:
9

Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
9
10
- Năm 2011 tổng tài sản tăng so với năm 2010 do sự tăng lên của hầu hết
các khoản mục như khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác), tài sản
dài hạn. Tài sản ngắn hạn tăng từ 10.877.600 nghìn đồng lên 18.822.096
nghìn đồng vào năm 2011 tương ứng 73,04%. Năm 2011, mặc dù có sự suy
giảm của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền ở mức 1,831,464
nghìn đồng tương ứng 53.88%. Tuy nhiên lại có sự tăng lên mạnh mẽ của các
khoản phải thu ngắn hạn từ 48.808 nghìn đồng lên 429.581 nghìn đồng (tương
ứng gần 8 lần so năm 2010), hàng tồn kho tăng 8.723.368 ngìn đồng tương
ứng 124% so năm 2010, tài sản ngắn hạn khác cũng tăng thêm 671.827 nghìn
đồng tương ứng 158,8% so với năm 2010 đã khiến cho tổng tài sản ngắn hạn
tăng. Về tài sản dài hạn thì giá trị TSCĐ năm 2011 tăng 31,63% so với năm
2010 ứng vơi 822,982 nghìn đồng. Mặc dù tài sản dài hạn khác có giảm
39.52% ứng với 27,014 nghìn đồng thấp hơn rất nhiều so với sự tăng lên của
tài sản cố định nên giá trị của khoản mục này vẫn tăng. Tuy có sự suy giảm
đôi chút của một số khoản mục nhỏ nhưng tổng giá trị của các khoản mục lớn
(tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) năm 2011 tăng lên nhiều so với năm
2010 nên tổng tài sản tăng.
- Ngược lại với sự tăng lên trên thì từ năm 2011 đến năm 2012 tổng tài sản
của công ty lại giảm mạnh. Năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền
tăng 1,830,528 nghìn đồng tương ứng 116.15% so với năm 2011. Các khoản
phải thu ngắn hạn tăng mạnh mẽ 3,509,296 nghìn đồng tương ứng hơn 8 lần
so với năm 2011. Hàng tồn kho giảm 7,503,038 nghìn đồng tương ứng 47.7%,
tài sản dài hạn khác cũng giảm 84,754 nhìn đồng tương ứng 7.47%. Qua đó
làm tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm đôi chút tương ứng 11.94% so với năm
2011. Với tài sản dài hạn cũng có sự giảm sút: TSCĐ giảm 12.97% tương ứng
444,251 nghìn đồng so với năm 2011, tài sản dài hạn khác lại giảm mạnh mẽ
từ 41,345 xuống đến mức âm 1,484 tương ứng với mức giảm 103.59%. Như

10
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
10
11
vậy sự suy giảm của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đã khiến cho tổng
tài sản của doanh nghiệp năm 2012 giảm sút so với năm 2011.
Về cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm phần lớn trong giá trị
tổng tài sản của công ty và có xu hướng ngày càng tăng dần. Cụ thể năm 2010
tài sản ngắn hạn của công ty chiếm 80,3% tổng tài sản, năm 2011 lên đến
84,4% và năm 2012 là 84,8%.
Bên nguồn vốn: Vốn kinh doanh của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi
Phú Sỹ được huy động từ hai nguồn là: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Về nguồn vốn chủ sở hữu:
Tính đến cuối năm 2010, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty mới là
951,413 nghìn đồng. Nhưng đến cuối năm 2011, nguồn vốn chủ sở hữu của
công ty đã tăng gấp gần 5 lần lên mức 5,323,087 ngìn đồng so với năm 2010,
nhưng tính đến cuối năm 2012 vốn chủ sở hữu của công ty lại giảm 2,914,006
nghìn đồng tương ứng giảm 54.74% so với năm 2011 còn ở mức 2,409,080
nghìn đồng.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu VKD, công ty còn tiến hành vay vốn ngắn
hạn và dài hạn.
Đến cuối năm 2010 các khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty là
10,991,152 nghìn đồng. Đến cuối năm 2011 tăng 56,818 nghìn đồng lên mức
là 11,047,970 nghìn đồng và 10,883,770 nghìn đồng vào cuối năm 2012. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp còn sử dụng nguồn phải trả người bán. Tính đến cuối
năm 2010, số tiền phải trả người bán là 1,604,848 nghìn đồng. Tính đến cuối
năm 2011, vốn phải trả người bán là 4,260,499 nghìn đồng, vay và nợ dài hạn
là 1,610,000 nghìn đồng. Đến cuối năm 2012 giá trị phải trả người bán tăng
lên đến 5,300,185 nghìn đồng và công ty không sử dụng nguồn vay và nợ dài
hạn.

11
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
11
12
Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của công ty là chưa hợp lý. Năm 2010,
VCSH bình quân chỉ chiếm 7,02% trong tổng nguồn vốn bình quân; và năm
2011 tỷ trọng của nguồn vốn tăng lên cao, chiếm tỷ trọng là 23,88%, nhưng
đến năm 2012 tỷ lệ này lại giảm xuống còn 12,32%. Như vậy công ty cần có
biện pháp tăng cường vốn chủ sở hữu của mình để nâng cao khả năng tự chủ
tài chính trước những sự biến động bất ngờ.
Ngoài ra tình hình tài chính của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ
còn được thông qua bằng bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty.
12
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
12
13
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sý giai
đoạn 2010-2012
Đơn vị: nghìn VNĐ
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh 2011 với
2010
So sánh 2012 với
2011
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ

%
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
19,964,704 57,181,510 78,861,512 37,216,806 186 21,680,002 38
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
19,964,704 57,181,510 78,861,512 37,216,806 186 21,680,002 38
4. Giá vốn hàng bán 17,807,717 54,997,104 77,778,598 37,189,387 209 22,781,494 41
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
2,156,987 2,184,406 1,082,914 27,419 1 -1,101,492 -50
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
10,537 82,204 29,418 71,667 680 -52,786 -64
7. Chi phí tài chính 638,941 169,642 76,976 -469,299 -73 -92,666 -55
9. Chi phí quản lý kinh
doanh
1,307,232 1,601,873 1,892,696 294,641 23 290,823 18
10 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
221,351 495,095 (857,340) 273,744 124 -1,352,435 -273
11. Thu nhập khác 14,114 200,000 866,630 185,886
1,31
7
666,630 333
12. Chi phí khác 0 0 723,097 0 723,097
13. Lợi nhuận khác 14,114 0 143,533 -14,114 -100

143,533
14. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
235,465 495,095 (713,807) 259,630 110
-1,208,902
-244
15. Chi phí thuế TNDN 58,866 123,774 0 64,908 -123,774 -100
17. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
176,599 371,321 (713,807) 194,723 110
-1,085,128
-292
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ
13
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
13
14
Từ năm 2010 đến năm 2011, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
của công ty tăng dần. Năm 2011 tăng 37,216,806 nghìn đồng tương ứng
186% so với năm 2010. Ứng với mức tăng lên của doanh thu là sự tăng lên
của giá vốn hàng bán. Năm 2011 giá vốn hàng bán tăng 209% so với năm
2011. Chi phí quản lý của doanh nghiệp cũng tăng 23% so với năm 2011.
Mặc dù chi phí tài chính có giảm đôi chút song không đáng kể nên lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 vẫn tăng cao so với năm 2010. Cụ
thể năm 2011 chỉ tiêu này tăng 273,744 nghìn đồng so với năm 2010, tương
ứng 124%. Do đó làm cho lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 194,723 nghìn
đồng tương ứng 110% so với năm 2010. Thời gian này doanh nghiệp làm ăn
khá hiệu quả.
Tuy nhiên đến cuối năm 2012, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã
sụt giảm xuống mức âm 853,196 nghìn đồng. So sánh với năm 2011 thì lợi

nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2012 đã giảm 1,085,128 nghìn đồng
tương ứng giảm gần 3 lần. Mặc dù doanh thu thuần bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm 2012 vẫn tăng 38% so với năm 2011, chi phí tài chính thì giảm
55% nhưng cùng với đó lại là sự tăng lên của giá vốn hàng bán và chi phí
quản lý kinh doanh, khiến lợi nhuận năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011.
Do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế trầm trọng năm 2012, không
ngoài xu thế của các doanh nghiệp khác thì công ty TNHH thức ăn chăn nuôi
Phú Sỹ cũng rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Công ty cần có những biện
pháp thích hợp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng lợi nhuận
cho công ty trong thời gian tới.
2.2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Các sản phẩm Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ cung cấp ngày
càng đa dạng và phong phú về mẫu mã cũng như chủng loại bao gồm thức ăn
14
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
14
15
cho gia súc (heo, bò), gia cầm (gà, cút, vịt), thủy sản (cá, tôm). Đối với mỗi
loại gia súc, gia cầm, thủy sản lại bao gồm rất nhiều các mặt hàng khác nhau.
Sản lượng sản phẩm thì ngày một tăng nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi
của người dân cũng như các hộ kinh doanh. Cụ thể năm 2010 sản lượng của
công ty đạt 1758 tấn. Sang năm 2011 sản lượng sản xuất của công ty tăng lên
đạt mức 4886 tấn tương ứng tăng 177.78% so với năm 2010. Tổng sản lượng
sản xuất của công ty năm 2012 đạt mức 6436 tấn tăng 1550 tấn tương ứng
31.72% so với năm 2011.
Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm của công ty TNHH thức ăn chăn
nuôi Phú Sỹ là Hưng Yên, hầu hết các tỉnh thành ở miền Bắc như Hà Nội,
Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Nam Định và một số tỉnh thành ở miền
Trung như Nghệ An, Thanh Hóa.

Bảng 2.3: Doanh số tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH thức ăn chăn
nuôi Phú Sỹ giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Nghìn VNĐ
Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh 2011 với
2010
So sánh 2012 với
2011
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Hưng Yên
7,359,494 22,256,456 28,744,252 14,896,962 202.42 6,487,796 29.15
Hải Dương
4,401,074 11,566,445 15,269,541 7,165,371 162.81 3,703,096 32.02
Nam Định
2,561,025 7,655,021 9,569,542 5,093,996 198.90 1,914,521 25.01
Hà Nội
1,350,481 3,231,919 6,525,876 1,881,438 139.32 3,293,957 101.92
Bắc Giang
1,250,000 3,523,512 5,239,652 2,273,512 181.88 1,716,140 48.71
Cao Bằng
953,214 2,546,325 4,258,964 1,593,111 167.13 1,712,639 67.26
Khác
2,089,416 6,401,832 9,253,685 4,312,416 206.39 2,851,853 44.55
Tổng
19,964,704 57,181,510 78,861,512 37,216,806 186.41 21,680,002 37.91

Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ
15
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
15
16
Doanh số tiêu thụ của công ty tăng nhanh từ năm 2010-2012. Từ năm
2010 doanh thu mới là 19,964,704 nghìn đồng. Đến năm 2011 tăng
37,216,806 nghìn đồng tương ứng 186.41% so với năm 2010. Năm 2012 vẫn
tiếp tục tăng nhưng mức tăng chậm hơn với 37.91% so với năm 2011. Hiện
nay công ty vẫn đang tiếp tục phát triển và sẽ tiếp tục mở rộng thị trường cho
các sản phẩm của mình nhằm thâm nhập sau hơn vào thị trường miền Trung
và tiến tới nữa là miền Nam trong những năm tới. Để đạt được mục tiêu này
công ty cần có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm, đội ngũ nhân viên kinh doanh rộng lớn nhằm
thu hút thị trường.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng sản phẩm trên các thị trường công ty TNHH thức ăn chăn
nuôi Phú Sỹ giai đoạn 2010-2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nhìn vào các biểu đồ trên từ năm 2010-2012, Hưng Yên vẫn luôn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trên tổng doanh thu của công ty ở mức 36.86% năm 2010,
38.925 năm 2011, năm 2012 tỷ trọng có giảm đôi chút xuống mức 36.45%
nhưng vẫn là con số lớn nhất trong tỷ trọng cung cấp của công ty. Do công ty
có trụ sở nằm trên địa phận tỉnh Hưng Yên nên phần lớn sản phẩm của công
ty là cung cấp cho nhu cầu của địa phương. Tiếp theo cũng chiếm tỷ trọng khá
lớn là Hải Dương với tỷ trọng 22.04% năm 2010, và đang có xu hướng giảm
sút, năm 2011 là 20.23%, năm 2012 là 19.36%. Đứng thứ 3 trong tỷ trọng tiêu
16
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
16
17

thụ của công ty là tỉnh Nam Định ở mức trên 12%. Tiếp đến là các tỉnh thành
khác ở miền Bắc và một số tỉnh miền Trung. Sản phẩm của công ty có thể đáp
ứng được yêu cầu của khách hàng tại những thành phố lớn miền Bắc chứng tỏ
chất lượng sản phẩm của công ty tương đối cao. Vì vậy, công ty cần phải tận
dụng lợi thế này nhằm đưa sản phẩm mình tới đông đảo người dân cũng như
các hộ kinh doanh hơn.
3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
- Vấn đề 1:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài những mặt tích
cực đạt được thì việc quản lý và sử dụng vốn đặc biệt là vốn lưu động chưa
thật sự hiệu quả, do vậy làm ảnh hưởng đến hiệu quá sản xuất kinh doanh của
công ty, nguyên vật liệu và hàng tồn kho dự trữ nhiều mà tiêu thụ lại chậm do
vậy mà lượng hàng tồn kho còn lớn. Thực trạng công tác quản lý nợ phải thu
còn nhiều bất cập. Tốc độ tăng của các khoản phải thu là rất lớn, nhất là các
khoản phải thu của khách hàng tăng cho thấy công ty bị khách hàng chiếm
dụng một lượng vốn khá lớn nên buộc công ty phải vay ngắn hạn, điều này
làm cho chi phí các khoản vay tăng lên làm ảnh hưởng đến khả năng thanh
toán cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do đó công ty cần có những
biện pháp thích hợp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn đặc biệt là vốn lưu
động để góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình.
- Vấn đề 2:
Một phần vốn sử dụng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của công
ty là vốn đi vay và chiếm dụng (nợ tiền của nhà cung cấp, tiền tạm ứng trước
của người mua), các khoản phải trả phát sinh tương đối lớn. Do đó lãi tiền vay
tăng, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Cụ thể
17
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
17
18
năm 2012 lợi nhuận của công ty đã giảm mạnh và ở mức âm. Như vậy công

ty cần có những biện pháp thích hợp góp phần làm tăng lợi nhuận, cải thiện
tình hình.
- Vấn đề 3:
Tình hình tài chính của Công ty còn nhiều bất cập. Hiệu quả sử dụng vốn
chưa cao, khả năng sinh lời thấp. Cơ cấu nguồn vốn chưa cân đối giữa nguồn
vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vì vậy, công tác phân tích tài chính đối với
Công ty rất quan trọng để giúp Công ty thấy được thực trạng tình hình tài
chính của mình, từ đó đưa ra những giải pháp để lành mạnh tình hình tài
chính để đạt được mục tiêu đề ra của Công ty.
4. Đề xuất hướng đề tài khóa luận
- Hướng 1:
Đề tài 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH
thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ.
- Học phần: Tài chính doanh nghiệp thương mại
- Bộ môn: Tài chính doanh nghiệp
- Hướng 2:
Đề tài 2: Nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú
Sỹ.
- Học phần: Tài chính doanh nghiệp thương mại
- Bộ môn: Tài chính doanh nghiệp
18
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
18
19
- Hướng 3:
Đề tài 3: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH thức ăn chăn
nuôi Phú Sỹ.
- Học phần: Tài chính doanh nghiệp
- Bộ môn: Tài chính doanh nghiệp
19

Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
19
20
KẾT LUẬN
Qua thời gian tìm hiểu thực tế về tình hình tài chính cũng như hoạt
động kinh doanh tại công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ, đồng thời cùng
với kiến thức đã trang bị khi ngồi trên ghế nhà trường em đã viết báo cáo thực
tập tổng hợp theo đúng yêu cầu nhà trường đề ra.
Mặc dù đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo cũng như cô
chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty TNHH thức ăn chăn
nuôi Phú Sỹ, song do thời gian tìm hiểu và trình độ chuyên môn còn hạn chế
nên bài viết không tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy cô, cùng toàn thể cô chú, anh chị trong công ty
Em kính mong báo cáo thực tập tổng hợp của em sẽ được thầy cô
duyệt để em được thực tập đợt 2 và làm khoá luận tốt nghiệp. Em xin chân
thành cảm ơn.
20
Sinh viên: Ngô Thị Thu Thùy – K45H6
20

×