Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

báo cáo thực tập tại CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HẢI YẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.03 KB, 19 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HẢI YẾN 5
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 5
1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy 7
1.3.2 Phòng hành chính, nhân sự 7
1.3.3 Phòng tài chính, kế toán 8
1.3.4 Phòng kỹ thuật 8
1.3.6 Bộ phận sản xuất 8
PHẦN 2: KẾT QUẢ SẢN XUẤT- KINH DOANH CUẢ CÔNG TY TNHH XÂY
DỰNG HẢI YẾN GIAI ĐOẠN 2010-2012 9
2.1 Tình hình tài chính của công ty TNHH xây dựng Hải Yến 9
2.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xây dựng Hải
Yến 13
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH
XÂY DỰNG HẢI YẾN 17
3.1Thành tựu đạt được 17
3.2Hạn chế 17
KẾT LUẬN 19
Tạ Thu Hường 1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng
2.1 Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của công ty giai đoạn 2010-2012
2.2 So sánh các chỉ tiêu trong bản cân đối kế toán giai đoạn 2010- 2012
2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012
2.4 So sánh các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai
đoạn 2010 – 2012


Tạ Thu Hường 2
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
đang nằm trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Để có thể đứng vững trên thị
trường trong thời gian này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp riêng
nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất, kinh doanh của mình, tăng khả năng cạnh tranh. Là
một sinh viên ngành tài chính ngân hàng, với vốn hiểu biết lý thuyết được học trên
trường cùng với những hiểu biết thực tế còn hạn hẹp nên những kinh nghiệm thực tế là
rất cần thiết. Được sự giúp đỡ của nhà trường cũng như công ty TNHH xây dựng Hải
Yến đã tạo điều kiện cho em được tham gia đợt thực tập tổng hợp này nhằm giúp em
có thể được tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng từ thực tế về cơ cấu tổ chức, hoạt động
sản xuất kinh doanh, thực tế phát sinh và tồn tại tại công ty TNHH xây dựng Hải Yến.
Trong quá trình thực tập em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của
cô Dương Thúy Hà, sự dạy dỗ của thầy cô giáo trong trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân cùng các cô chú, anh chị phòng Tài chính kế toán và tập thể ban lãnh đạo công ty
TNHH xây dựng Hải Yến đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp
tổng hợp. Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 nội dung:
Phần 1: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH xây dựng
Hải Yến
Phần 2: Kết quả sản xuất – kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng Hải Yến
Phần 3: Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xây dựng
Hải Yến.
Do thời gian nghiên cứu ngắn, cùng với kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên
bài báo cáo tổng hợp không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận đựoc sự
đóng góp ý kiến của cô để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tạ Thu Hường 3
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
Tạ Thu Hường 4

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
PHẦN 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HẢI YẾN
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH xây dựng Hải Yến được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh năm 2009.
- Tên công ty : Công ty TNHH xây dựng Hải Yến.
- Địa chỉ: Thôn Đại Bái, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội
- Ngày thành lập: 12 tháng 03 năm 2009
- Vốn điều lệ: 5.000.000 đồng
- Số giấy CNĐKKD và đăng ký thuế: 0900744139
- Điện thoại: 04213598188- 04213598189
- Fax: 04213598189
Với phương châm hoạt động an toàn- chất lượng - giá thành, công ty TNHH xây
dựng Hải Yến cam kết cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý,
đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, đồng thời liên tục cải thiện các hoạt động nhằm
nâng cao hơn nữa sự hài lòng của khách hàng.
Ngành nghề kinh doanh:
- Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng;
- Lắp đặt hệ thống điện;lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hoà
không khí; lắp đặt hệ thống xây dựng khác
- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi
măng và thạch cao;
- Khai thác, xử lý và cung cấp nước;
- Thoát nước và xử lý nước thải;
- Bán buôn vật liệu, thiết bị khác lắp đặt trong xây dựng;
- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ;
- Kho bãi và lưu giữ hàng hoá;
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Chi tiết: Bán buôn máy
móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng;

Tạ Thu Hường 5
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các
cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết: Bán lẻ gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh trong các cửa hàng
chuyên doanh;
- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác;
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác. Chi tiết: Cho thuê máy
móc, thiết bị xây dựng (Doanh nghiệp chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh khi có đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật)
Tạ Thu Hường 6
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy
( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
1.3Chức năng , nhiệm vụ cơ bản của các phòng chuyên môn nghiệp vụ
1.3.1 Ban giám đốc
Ban Giám đốc gồm Giám đốc, Phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và
chịu trách nhiệm chung về hoạt động SXKD của Công ty.
- Giám đốc là người quản lý cao nhất của Công ty đại diện cho cán bộ công nhân
viên, quản lý Công ty theo cơ chế một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết định mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phó Giám đốc: là người điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự
phân công của Giám đốc, hỗ trợ điều hành hoạt đông, quản lý thực hiện các công việc
khác theo sự phân công của Giám đốc.
1.3.2 Phòng hành chính, nhân sự
Quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, tổ chức biên chế lao động trong Công ty, lập
bảng lương, khen thưởng, nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm, nâng lương, nâng bậc
Tạ Thu Hường 7
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
và thực hiện chính sách chế độ có liên quan đến người lao động, bổ nhiệm và miễn
nhiệm cán bộ, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị.

1.3.3 Phòng tài chính, kế toán
Chuyên cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của Công ty, chịu
trách nhiệm về mọi kết quả trước ban Giám đốc. Phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty theo từng quý, năm. SXKD của Công ty. Cuối quý, kế toán tổng
hợp lập báo cáo kế toán để trình lên ban lãnh đạo về tình hình thực hiện kinh doanh
của Công ty. Kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình
hình công nợ của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính trong Công ty, đánh giá
hiệu quả
1.3.4 Phòng kỹ thuật
Chuyên trách về việc giám sát sản xuất và kinh doanh. Tham mưu cho Giám
đốc trong việc xây dựng kế hoạch SXKD ngắn và dài hạn. Chủ trì và phối hợp với các
phòng ban để soạn thảo, triển khai các hợp đồng kinh tế; đôn đốc; kiểm tra trong quá
trình thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh tế.
1.3.5 Phòng kinh doanh
Làm nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu khai thác và tìm hiểu thị trường. Căn cứ vào
tình hình sản xuất kỳ trước qua phân tích để xây dựng kế hoạch sản xuất cho kỳ mới.
Tổ chức mạng lưới giới thiệu sản phẩm. Cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản
xuất.
1.3.6 Bộ phận sản xuất
Thực hiện công việc sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho việc bán thành phẩm
của công ty.
Tạ Thu Hường 8
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
PHẦN 2: KẾT QUẢ SẢN XUẤT- KINH DOANH CUẢ CÔNG TY TNHH XÂY
DỰNG HẢI YẾN GIAI ĐOẠN 2010-2012
2.1 Tình hình tài chính của công ty TNHH xây dựng Hải Yến
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của công ty giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu 30/12/2010 30/12/2011 30/12/2012
Tài sản

A Tài sản ngắn hạn 7.590.652.243
13.535.657.65
9
23.446.716.255
I Tiền và các khoản tương đương tiền 493.315.155 2.245.828.820 1.511.828.996
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0
III Các khoản phải thu 1.848.589.729 2.162.045.333 9.504.893.436
IV Hàng tồn kho
4.732.141.82
7
8.249.369.927 11.464.250.769
V Tài sản ngắn hạn khác 516.605.532 878.413.579 965.743.054
B Tài sản dài hạn
1.278.531.10
8
842.868.623 1.757.090.797
I Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0
II Tài sản cố định
1.278.531.10
8
842.868.623 1.729.808.297
III Các khoản đầu tư dài hạn 0 0 0
IV Tài sản dài hạn khác 0 0 27.282.500
Tổng tài sản
8.869.183.35
1
14.378.526.282 25.203.807.906
Nguồn vốn
A Nợ phải trả 7.884.225.205
13.393.568.13

6
24.248.848.906
I Nợ ngắn hạn 7.884.225.205
13.393.568.13
6
24.248.848.906
II Nợ dài hạn 0 0 0
B Vốn chủ sở hữu 984.958.146 984.958.146 984.958.146
I Vốn chủ sở hữu 984.958.146 984.958.146 984.958.146
II Các nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0
Tổng nguồn vốn
8.869.183.35
1
14.378.526.282 25.203.807.906
(Nguồn: Báo cáo tài chính- phòng tài chính kế toán)
Tạ Thu Hường 9
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
Bảng 2.2 So sánh các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2
010
31/12/2
011
31/12/
2012
So sánh 2011
với 2010
So sánh 2012
với 2011

Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
TÀI SẢN
A.Tài sản ngắn hạn 7.591 13.535 23.447 5.944 78,30 9.912 73,23
Tiền và các khoảng tương
đương tiền
493 2.246 1.512 1.753 355,58 -734 -32,68
Các khoản phải thu 1.849 2.162 9.505 313 16,93 7.343 339,64
Hàng tồn kho 4.732 8.249 11.464 3.517 74,33 3.215 38,97
Tài sản ngắn hạn khác 517 878 966 362 70,04 88 10,02
B. Tài sản dài hạn 1.279 843 1.757 -436 -34,09 914 108,42
Tài sản cố định 1.279 843 1.730 -436 -34,09 887 105,22
Tài sản dài hạn khác 0 0 27 0 0 27 -
Tổng tài sản 8.870 14.378 25.204 5.508 62,10 10.826 75,29
NGUỒN VỐN
A.Nợ phải trả 7.885 13.393 24.219 5.508 69,85 10.826 80,83
Nợ ngắn hạn 7.885 13.393 24.249 5.508 69,85 10.826 80,83
B. Vốn chủ sở hữu 985 985 985 0 0 0 0
Tổng nguồn vốn 8.870 14.378 25.204 5.508 62,10 10.826 75,29
(Nguồn: Báo cáo tài chính- phòng tài chính kế toán)
• Về tài sản
Tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên trong 3 năm (2010 – 2012). Điều đó chứng
tỏ doanh nghiệp có sự điều chỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể:
tổng tài sản năm 2011 tăng so với năm 2010 là 62,10% và tổng tài sản năm 2012 tăng
75,29% so với năm 2011. Trong đó, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn tổng tài sản

của doanh nghiệp (năm 2010: 85,58%; năm 2011: 94,14%; năm 2012: 93,03%), tài sản
dài hạn của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản cố định trong đó nhà xưởng là tài sản cố định
chính và máy móc thiết bị.
• Về nguồn vốn
Tạ Thu Hường 10
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
Vốn chủ sở hữu vẫn duy trì ở mức ổn định là 985 triệu đồng trong 3 năm gần đây
và doanh nghiệp vẫn chưa có kế hoạch tăng vốn trong tương lai. Toàn bộ vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp được hình thành từ vốn đầu tư của chủ sở hữu, doanh nghiệp không
trích lập các quỹ và không có lợi nhuận giữ lại. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp,
11,11% (năm 2010), 6,85% (năm 2011), 3,91% (năm 2012). Hệ số vốn chủ sở hữu giảm
dần qua các năm đồng nghĩa với hệ số nợ tăng dần qua các năm. Như vậy khả năng tự
chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp ngày càng giảm đi và doanh nghiệp càng ngày
càng lệ thuộc vào các khoản vay.
• Nợ phải trả:
Toàn bộ nợ phải trả của doanh nghiệp được hình thành từ nợ ngắn hạn bao gồm:
vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động… Trong đó, phải trả người bán
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ phải trả và khoản nợ phải trả này có ý nghĩa rất
quan trọng đối với khả năng thanh toán và uy tín của doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ
ngắn hạn giúp doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn trong điều chỉnh cơ
cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nợ ngắn hạn thấp hơn nợ dài hạn. Tuy
nhiên, việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp khá lớn nên việc sử dụng vốn vay của
doanh nghiệp ẩn chứa rủi ro tài chính do doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán lãi
vay và hoàn gốc trong một thời gian ngắn.
Nợ phải trả của doanh nghiệp tăng lên qua các năm và tốc độ tăng của năm sau cao
hơn năm trước (nợ phải trả năm 2011 tăng 69,88% so với năm 2010 và nợ phải trả năm
2012 tăng lên 80,82% so với năm 2011), tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng
của nguồn vốn. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp tăng việc sử dụng các nguồn vốn từ bên
ngoài một mặt nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn, mặt khác nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu (ROE).

• Hàng tồn kho
Hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm và chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Do quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng làm
cho mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu tăng lên. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải
duy trì một lượng vốn tồn kho thích hợp trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 đã
mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp
Tạ Thu Hường 11
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các phương tiện sản xuất và
nguồn nhân lực.
• Khoản phải thu
Các khoản phải thu chủ yếu của doanh nghiệp chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn
và khoản trả trước cho người bán. Khoản phải thu tăng qua các năm, năm 2012 khoản
phải thu tăng nhanh gấp gần 5 lần so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn
lưu động của doanh nghiệp
Tạ Thu Hường 12
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
2.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xây dựng Hải Yến
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
18.851.574.940 30.835.508.855 75.113.641.322
2 Các khoản giảm trừ 36.294.500 4.968.000 328.797.186
3
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
18.815.280.440 30.830.540.855 74.784.844.136

4 Giá vốn bán hàng 13.179.607.679 24.044.349.658 65.231.537.507
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
5.635.672.761 6.786.191.197 9.553.306.629
6
Doanh thu hoạt động tài
chính
3.855.226 4.631.116 8.400.616
7 Chi phí hoạt động tài chính 689.309.452 1.347.107.404 2.090.580.157
8 Chi phí bán hàng 4.474.353.233 5.031.473.483 6.611.798.030
9
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
229.346.218 143.663.679 198.677.948
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
246.519.084 268.577.747 660.651.110
11 Thu nhập khác 0 0 0
12 Chi phí khác 53.816.700 2.000.000 3.816.124
13 Lợi nhuận khác (53.816.700) (2.000.000) (3.816.124)
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 192.702.384 266.577.747 656.834.986
15 Thuế TNDN - - -
16 Lợi nhuận sau thuế 192.702.384 266.577.747 656.834.986
(Nguồn: Báo cáo tài chính - phòng tài chính kế toán)
Bảng 2.4: So sánh các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm

2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh 2011
với 2010
So sánh 2012 với
2011
Tạ Thu Hường 13
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
DT bán hàng và
cung cấp dịch vụ
18.852 30.836 75.114 11.984 63,57 44.278 143,59
Các khoản giảm trừ 36 5 329 -31
-
86,11
324 6480
DTT về bán hàng và
cung cấp DV
18.816 30.831 74.785 12.015 63,86 43.954 142,56
Giá vốn bán hàng 13.180 24.044 65.232 10.864 82,42 41.188 171,30
LN gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ

5.636 6.787 9.553 1.151 20,42 2.766 40,75
DT hoạt động tài
chính
4 5 8 1 25 3 60
CP hoạt động TC 689 1.347 2.091 658 95,50 744 55,23
Chi phí bán hàng 4.474 5.031 6.612 557 12,45 1.581 31,14
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
229 144 199 -85
-
37,11
55 38,19
LN thuần từ hoạt
động kinh doanh
248 270 659 22 8,87 389 144,07
Chi phí khác 54 2 4 -52
-
96,29
2 100
Lợi nhuận khác (54) (2) (4) - - - -
Tổng LNTT 194 268 655 74 38,14 387 144,40
LNST 194 268 655 74 38,14 387 144,40
(Nguồn: Báo cáo tài chính - phòng tài chính kế toán)
• Sự tăng trưởng của doanh thu
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua các năm 2011 tăng
so với năm 2010 tăng 63,86% và năm 2012 tăng 142,57% so với năm 2011 và tốc độ
Tạ Thu Hường 14
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
tăng trưởng lớn hơn tốc độ tăng của tài sản, nhìn chung tình hình tăng trưởng của công
ty là khả quan. Doanh thu của doanh nghiệp tăng lên do các nguyên nhân chính: chất

lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được đảm bảo và nâng cao tạo điều kiện
cho sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ dễ dàng làm cho sản phẩm bán ra trong năm
tăng, giá cả được nâng; thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng;
uy tín doanh nghiệp làm cho người tiêu dùng tin tưởng và thương hiệu của sản phẩm
ngày càng được nhiều người biết đến.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng qua các năm tăng từ 3.855.226 đồng (năm
2010) lên 4.631.116 đồng (năm 2011) và 8.400.616 đồng (năm 2012) do sự tăng lên của
các khoản thu từ lãi tiền gửi và lãi cho vay vốn của doanh nghiệp.
• Chi phí bán hàng, giá vốn bán hàng, lợi nhuận bán hàng, lợi nhuận sau thuế
Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và tăng từ 4.474.353.233 đồng năm 2010 lên 6.661.798.030 đồng năm
2012 .
Trong khi đó, giá vốn bán hàng năm 2011 tăng 82,44% so với năm 2010 và năm
2012 tăng 171,30% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc tăng giá vốn bán hàng là
chi phí nguyên vất liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng 20,41% so với
năm 2010 và năm 2012 tăng 40,78% so với năm 2011, lợi nhuân sau thuế năm 2011
tăng 38,34% so với năm 2011 và năm 2012 tăng 146,40% so với năm 2011. Điều này
thể hiện chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được
cải thiện, quá trình phối hợp tổ chức đảm bảo vốn và sử dụng vốn cố định, vốn lưu động
của doanh nghiệp khá hiệu quả. Tuy vậy tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận chưa thỏa
đáng với sự tăng của doanh thu. Lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách
ổn định, vững chắc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong
doanh nghiệp.
• Lợi nhuận sau thuế:
Tạ Thu Hường 15
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng lên qua các năm từ 192.702.384 đồng
(năm 2010) lên 656.834.986 đồng (năm 2012). Điều này thể hiện quá trình phối hợp tổ
chức đảm bảo vốn và sử dụng vốn cố định, vốn lưu động của doanh nghiệp khá hiệu

quả.
Tạ Thu Hường 16
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH
XÂY DỰNG HẢI YẾN.
3.1Thành tựu đạt được
Sau thời gian đi vào hoạt động công ty đã và đang dần khẳng định mình với khách
hàng cũng như đối thủ cạnh tranh trong ngàng xây dựng, mặc dù công ty đã gặp phải rất
nhiều khó khăn nhưng với sự đoàn kết, cố gắng vươn lên của tập thể cán bộ công nhân
viên, công ty đã từng bước vượt lên khỏi những khó khăn thử thách đó và ngày càng
phát triển. Công ty đã đạt được những thành công đáng tự hào có thể kể ra như sau:
- Trong thời gian qua công ty đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu, mua sắm máy
móc, trang thiết bị hiện đại, dây truyền sản xuất hiện đại. Chất lượng sản phẩm của công
ty đạt được hầu hết sự hài lòng của khách hàng, nhờ đó uy tín và vị thế của công ty
trong ngành càng được khẳng định và nâng cao hơn nữa. Điều này đã khiến cho doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty liên tục tăng trong những năm gần đây
Đây có thể nói là một thành công lớn và mang lại nhiều hứa hẹn trong tương lai cho
công ty.
- Công ty đã sửa đổi và ban hành quy chế quản lý, phương án sản xuất kinh doanh,
mọi hoạt động buôn bán đều phải được lên phương án kinh doanh trình giám đốc. Các
phương án sẽ được thẩm định kỹ lưỡng, phương án nào có tính khả thi mang lại hiệu
quả cao mới được được phê duyệt và cấp vốn. Nhờ đó cũng hạn chế được những tổn
thất đáng kể trong công tác thu hồi các khoản phải thu.
3.2 Hạn chế
Các hệ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp có sự thay đổi qua các
năm từ 2010 đến năm 2012. Các hệ số này hầu như giảm vào năm 2011 và tăng lên ở
năm 2012, trừ hệ số thanh toán nhanh tăng dần qua các năm song vẫn còn thấp vì doanh
nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào thanh lý các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong tài sản ngắn hạn. Qua bảng dưới, ta nhận thấy khả năng thanh toán
lãi vay ở mức bình thường, nhưng nhìn chung khả năng thanh toán của doanh nghiệp là

thấp so với các doanh nghiệp trong ngành. Trong khi đó, hệ số thanh toán hiện thời, hệ
Tạ Thu Hường 17
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời lại quá thấp so với trung bình ngành. Vì
vậy, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng
thanh toán.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
STT Chỉ tiêu
Doanh nghiệp Ngành xây dưng
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1
Hệ số thanh
toán hiện thời
0,96 1,01 0,97 1,22 1,15 1,14
2
Hệ số thanh
toán nhanh
0,36 0,39 0,49 0,8 0,67 0,72
3

Hệ số thanh
toán tức thời
0,06 0,17 0,06 0,17 0,09 0.11
4
Hệ số thanh
toán lãi vay
1,28 1,20 1,31 1,90 1,72 1,86
Phần lớn vốn sử dụng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty là vốn đi
vay và chiếm dụng (nợ tiền của nhà cung cấp, tiền tạm ứng trước của người mua), các
khoản phải trả phát sinh tương đối lớn. Do đó lãi tiền vay tăng, dẫn đến giá thành sản
phẩm tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Như vậy công ty cần có những biện pháp thích
hợp góp phần làm tăng lợi nhuận, cải thiện tình hình.
Tình hình tài chính của Công ty còn nhiều bất cập. Hiệu quả sử dụng vốn chưa
cao, khả năng sinh lời thấp. Cơ cấu nguồn vốn chưa cân đối giữa nguồn vốn chủ sở hữu
và nợ phải trả. Vì vậy, công tác phân tích tài chính đối với Công ty rất quan trọng để
giúp Công ty thấy được thực trạng tình hình tài chính của mình, từ đó đưa ra những giải
pháp để lành mạnh tình hình tài chính để đạt được mục tiêu đề ra của Công ty.
Tạ Thu Hường 18
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa tài chính ngân hàng
KẾT LUẬN
Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế khó khăn việc làm sao để không mất khả năng
thanh toán là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và
công ty TNHH xây dựng Hải Yến nói riêng đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc
thanh toán các khoản nợ đến hạn, khả năng thanh toán còn yếu và có nguy cơ giảm sút.
Năng lực thanh toán luôn là một trong những nhân tố quyết định tới sự sống còn của
doanh nghiệp. Việc thường xuyên phân tích khả năng thanh toán sẽ giúp nhà quản lý
doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tình hình thanh toán của doanh nghiệp mình, đo lường
được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể hoạch
định, thực thi các phương án phù hợp với tình hình của doanh nghiệp để ổn định và nâng
cao tình hình tài chính giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Qua thời gian thực tập tại đơn vị, bản thân phát hiện thấy khả năng thanh toán của
doanh nghiệp thấp hơn so với trung bình ngành thể hiện khả năng thanh toán của doanh
nghiệp chưa cao và đây là vấn đề cần được doanh nghiệp quan tâm. Hạn chế đó nguyên
nhân xuất phát từ công tác quản trị khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nhận thức
được tầm quan trọng của khả năng thanh toán đối với các doanh nghiệp, cùng với sự đam
mê của mình về vấn đề quản trị khả năng thanh toán, vì vậy em đã lựa chọn đề tài “Quản
trị khả năng thanh toán tại Công ty TNHH xây dựng Hải Yến” làm chuyên đề tốt
nghiệp của mình
Tạ Thu Hường 19

×