Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Dược Trung ương MEDIPLANTEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.66 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm
2007, nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới và sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam ngày càng gắn kết chặt chẽ với xu thế phát triển chung
của nền kinh tế toàn cầu. Trong những năm qua kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng khá ổn định, tuy nhiên cùng với cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới những
năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đối mặt với thực trạng lạm phát và nhiều bất ổn vĩ
mô, Chính phủ có xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, hạn chế tín dụng phi sản xuất
để kiểm soát lạm phát và nhằm mục tiêu tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, chưa có gì
đảm bảo các chính sách của Chính phủ sẽ có hiệu quả và việc tiếp cận tín dụng và hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn có thể còn gặp nhiều khó khăn trong thời
gian tới. Bên cạnh những doanh nghiệp đã và đang trụ vững trên thương trường thì
không ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã không thể chịu được cú sốc của nền kinh tế
và dẫn đến phá sản. Không thể phủ nhận rằng tốc độ phát triển kinh tế là một nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nhiều ngành nghề khác nhau, trong
đó bao gồm lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Dược trung ương
Mediplantex là sản xuất kinh doanh dược phẩm, dược liệu. Trong thời gian đầu thực
tập tại Công ty Cổ phần Dược Trung ương MEDIPLANTEX, tôi đã cố gắng tìm hiểu
và nghiên cứu sâu hơn về môi trường hoạt động của công ty, cơ cấu tổ chức, và có
những cái nhìn chung nhất, khái quát nhất về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty trong những năm gần đây. Báo cáo thực tập tổng hợp là bản báo cáo thể
hiện lại toàn bộ những nội dung mà tôi đã nắm bắt được trong 4 tuần vừa qua. Ngoài
lời mở đầu và kết luận, báo cáo được chia làm 2 phần như sau:
Phần 1. Tổng quan về tình hình tài chính, đặc điểm, cơ cấu tổ chức của công ty cổ
phần Dược Trung ương MEDIPLANTEX
Phần 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần
đây.
Em xin chân thành cảm ơn Ts. Phan Hữu Nghị cùng các cán bộ công nhân viên trong
phòng Tài chính Kế toán đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
1
Phần 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA


CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần dược phẩm trung ương
Mediplantex
1.1.1 Giới thiệu về công ty
Công ty cổ phần dược phẩm trung ương Mediplantex là một doanh nghiệp hạch toán
độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lí trực tiếp của Tổng
công ty Dược Việt Nam – Bộ Y tế.
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex
- Tên giao dịch: Mediplantex National Pharmaceutical Joint Stock Company
- Tên viết tắt: Mediplantex.,JSC
- Mã chứng khoán: MED
- Địa chỉ trụ sở chính: 358 đường Giải Phóng - quận Thanh Xuân – Hà Nội.
- Điện thoại: 04. 38643368 – 04.38647416
- Fax: 04.38641584
- Website: www.mediplantex.com
- Email: hoặc
- Số tài khoản: 0011000013526. Sở giao dịch: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
- Mã số thuế: 0100108430
- Vốn điều lệ:50.241.000.000 (Năm mươi tỷ, hai trăm bốn mươi mốt triệu đồng)
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần dược trung ương
Mediplantex
Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex tiền thân là công ty thuốc Nam thuốc
Bắc trung ương (từ năm 1958 đến năm 1960) sau đó cùng với sự phát triển đi lên của
đất nước công ty đã có dự phát triển và đổi mới của riêng mình qua các giai đoạn:
Trong những năm của cơ chế bao cấp, Công ty đã thực hiện chức năng chỉ nhập,
xuất, bảo quản và dự trữ thuốc Nam thuốc Bắc theo kế hoạch:
Năm 1958 - 1961: Công ty thuốc Nam – thuốc Bắc TW thuộc Bộ Y tế.
Năm 1961 - 1968: Quốc doanh Dược liệu cấp 1 - thuộc Bộ y tế
Năm 1968 - 1970: Cục Dược liệu - Bộ y tế
Năm 1971-1993:Công ty Dược liệu cấp I(thành lập theo QĐ170/BYT-QĐ ngày

01/04/1971)
Năm 1993 -2004: Công ty Dược liệu Trung ương I (thực hiện theo quyết định số
170/BYT-QĐ ngày 22/04/1993 về thành lập Doanh nghiệp Nhà nước). Từ năm 1991 –
2
2004 ngoài chức năng thực hiện theo kế hoạch về xuất, nhập khẩu, bảo quản và dự trữ
thuốc Nam thuốc Bắc công ty còn có thêm chức năng là hướng dẫn trồng trọt, thu
mua, chế biến dược liệu, phân phối thuốc Nam – thuốc Bắc để cung cấp nguyên liệu,
dược liệu cho các công ty, xí nghiệp, bệnh viện… trên toàn quốc theo kế hoạch của
Nhà nước.
Năm 2004 cho đến nay: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương Mediplantex( theo
quyết định số 170/BYT-QĐ ngày 07/12/2004) với 28% vốn nhà nước. Công ty chính
thức hoạt động sang mô hình công ty cổ phần từ tháng 4/2005, với chức năng kinh
doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu các mặt hàng dược phẩm, dược liệu, nguyên liệu hoá
dược, tinh dầu, mỹ phẩm, máy móc thiết bị, bao bì cao cấp ngành dược phẩm, mỹ
phẩm.
1.2 Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty có 02 nhà máy sản xuất dược phẩm hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-
WHO, với công suất đạt 500 triệu viên/năm: Nhà máy dược phẩm số 01đặt tại 356
Đường Giải Phóng – Hà Nội. Nhà máy dược phẩm số 02 đặt tại thôn Trung Hậu – Xã
Tiền Phong - Mê Linh – Hà Nội với diện tích 20.000 m
2
. Ngoài ra công ty còn có
xưởng chiết xuất các nguyên liệu, bán tổng hợp các nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu
trong nước với trang thiết bị máy móc hiện đại đặt tại Mỹ Đình - Từ Liêm – Hà Nội.
Hai phòng kiểm tra chất lượng hiện đại đạt tiêu chuẩn GLP.
Hệ thống kho bảo quản với diện tích 10.000 m
2
đạt tiêu chuẩn quốc tế GSP.
Công ty đã được Cục quản lý dược cho phép lưu hành trên 200 sản phẩm có chất
lượng cao, phù hợp với nhu cầu điều trị, tất cả các sản phẩm sản xuất đều được kiểm

tra chất lượng trên hệ thống thiết bị hiện đại. Nguyên liệu sản xuất hoá dược chủ yếu
nhập khẩu từ các nhà cung cấp, các công ty đa quốc gia có uy tín, các sản phẩm được
sản xuất từ dược thảo đều tiêu chuẩn hoá cao, đạt các tiêu chuẩn dược điển Việt Nam
và Quốc tế.Công ty là đơn vị tiên phong đi đầu trong sản xuất các loại thuốc tân dược,
các thuốc có nguồn gốc từ y học cổ truyền được bào chế hiện đại phục vụ tiêu dùng cả
nước và xuất khẩu.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trên 500 người, trong đó có 277 cán bộ có trình độ
đại học và trên đại học thuộc các lĩnh vực dược phẩm, hoá học, kinh tế, tài chính, xây
dựng, cơ khí, y khoa, 100 cán bộ có trình độ trung cấp, số còn lại tất cả đều qua đào
tạo sơ cấp, là kỹ thuật viên, công nhân có tay nghề cao.
3
Mạng lưới phân phối nhanh chóng, hiệu quả, rộng khắp các tỉnh thành phố trong cả
nước. Với 3 cửa hàng đặt tại Hà Nội, các chi nhánh đặt tại các tỉnh và hơn 200 đại lý
phân phối chính thức đặt tại các tỉnh thành trong cả nước.
Công ty có mối quan hệ thương mại với các Công ty ở trên 20 nước từ châu Âu tới
châu Á như: Pháp, Anh, Áo, Đức, Tiệp, Trung Quốc, Ấn độ
Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex đã tham gia cung cấp thuốc cho
nhiều chương trình thuốc của nhà nước và của Bộ Y tế cũng như cung cấp thuốc cho
các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, Viện 108, Viện 103 , Hữu nghị, Viện 198,
Viện Nhi Thuỵ Điển, Viện Da liễu Và hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước.
1.3 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu của công ty
1.3.1 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
- Kinh doanh nguyên liệu và thành phẩm Đông Nam dược.
- Kinh doanh Mỹ phẩm
- Mở phòng mạch kê đơn nhằm tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng và bán các loại
thuốc Nam, thuốc bắc, Cao đơn hoàn tán.
- Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, hóa dược và thành
phẩm thuốc tân dược, dụng cụ máy móc thiết bị về y tế.
- Xuất nhập khẩu dược liệu.
- Kinh doanh xuât nhập khẩu dược phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh và thực phẩm

dưỡng sinh, lương thực, thực phẩm. Nguyên liệu làm thuốc, Dược liệu, tinh dầu,
hương liệu, phụ liệu, hóa chất, chất màu phục vụ cho sược phẩm, máy móc, thiết bị
y tế, thiết bị bao bì phục vụ cho sản xuất dược phẩm.
- Trồng cây dược liệu
- Kinh doanh bất động sản
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác chỉ gồm các ngành sau: cho
thuê máy móc công nghiệp, thương mại và khoa học khác.
- Cho thuê nhà cửa, văn phòng, kho tàng.
- Dịch vụ môi giới đầu tư, môi giới thương mại và ủy thác xuất nhập khẩu.
- Kinh doanh vacxin sinh phẩm y tế.
- Phòng trẩn trị y học cổ truyền.
1.3.2 Các sản phẩm chủ yếu
Hiện nay công ty có trên 200 sản phẩm được đăng ký và lưu hành trên toàn quốc và
xuất khẩu, được chia làm 13 loại như sau:
- Thuốc chống sốt rét;
- Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm;
4
- Thuốc hệ tiêu hóa;
- Thuốc dị ứng, ho;
- Thuốc an thần, tuần hoàn não, tim mạch, lợi tiểu;
- Thuốc kháng sinh, sunfamid, chống lao;
- Thuốc chữa nấm, giun sán;
- Thuốc kháng virút, chống ung thư, tăng cường miễn dịch;
- Các vitamin, khoáng, bổ dưỡng;
- Thuốc đông nam dược;
- Nguyên liệu chiết suất bán tổng hợp;
- Dược liệu và gia vị;
- Tinh dầu.
Sản phẩm có thế mạnh nhất hiện nay và làm nên tên tuổi Mediplantex phải kể đếnlà
các sản phẩm thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc chống sốt rét được chiết suất từ

câythanh cao hoa vàng hiện đang được sử dụng trong các chương trình chống sốt rét
cấpquốc gia và được tổ chức y tế thế giới ( WHO) công nhận hiệu quả trong phòng
ngừabệnh sốt rét và đưa vào danh mục thuốc chống sốt rét chủ yếu trên toàn thế giới.
Trong 20 năm qua Công ty đã đưa ra thị trường hàng chục triệu viên Artesunate,
lànguồn nguyên liệu Artesunate, Artemether và đây cũng là nguyên liệu được xuất
khẩu ranhiều nước trên thế giới.
Một số sản phẩm tiêu biểu như:
- ARTESUNATE – thuốc trị sốt rét.
- GLUCOSAMIN – nguyên liệu sản xuất thuốc trị xương khớp.
- Tinh dầu bạc hà SK33 – loại sản phẩm di thực vào Việt Nam.
- DUMAZIL – thuốc thần kinh, tim mạch, máu.
- PHYLAMIN Y – thực phẩm chức năng.
- ROTAFOTE – thuốc kháng sinh, chống vi rút.
- MIDIPHILAMIN – thuốc tăng cường miễn dịch hỗ trợ và điều trị ung thư.
-
Ngoài ra công ty còn nhập khẩu các sản phẩm từ các thị trường Pháp, Đức, Hàn
Quốc, Nhật Bản về các nhóm thuốc kháng sinh, đường ruột, thần kinh,tim mạch, hạ
sốt, bổ dưỡng để kinh doanh trong nước.
Bên cạnh đó Công ty cũng xuất khẩu một số sản phẩm sang thị trường các nước trên
thế giới như Nga, Campuchia, Lào, Malaysia, các sản phẩm đông dược, tân dược,
tinh dầu; các thành phẩm thuốc chữa sốt rét.
5
1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý.
Đối với mỗi doanh nghiệp, một cơ cấu tổ chức hợp lí cũng là một trong những điều
kiện quan trọng để công ty có thể hoạt động một cách hiệu quả. Khi doanh nghiệp có
cơ cấu tổ chức hợp lí thì sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả lao động của công ty, đồng
thời cũng giảm bớt được chi phí quản lí đối với doanh nghiệp. Do nhận thức được tầm
quan trọng của một cơ cấu tổ chức hợp lí, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm kinh doanh
của doanh nghiệp mình mà Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex đã xây

dựng mô hình cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng: (Sơ đồ 1: Mô hình
tổ chức quản lí, kinh doanh của công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex
Nguồn: phòng tổ chức hành chính)
6
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
Các cửa
hàng
P.Tổ chức
hành chính
P.Kiểm tra
chất lượng
P.Kế toán
tài chính
P.Thị trường
Maketing
Các văn
phòng
đại diện
nước
ngoài
Các nhà
phân phối
P.Xuất khẩu P.Kinh doanh
dược liệu
P.KHSX &

Nhập khẩu
Kho vận
- Đại hội đồng cổ đông: đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty , được tổ chức
mỗi năm 1 lần, vào đầu năm tài chính của công ty.Gồm tất cả các cổ đông có quyền
biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề
được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các
báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.
Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát của Công ty.
- Hội đồng quản trị: là bộ phận do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để lãnh đạo công ty
giữa 2 kỳ đại hội, là cơ quan quản lý, nhân danh công ty để quyết định các vấn đề
liên quan đến mục đích, quyển lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của ĐHĐCĐ. Chịu trách nhiện trực tiếp trước ĐHĐCĐ về những thiệt hại cho công
ty trong khi thực hiện nhiệm vụ. Đứng đầu Hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng
quản trị.Hiện tại HĐQT Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex có 07
thành viên, nhiệm kỳ là 5 năm. Sau khi 07 thành viên HĐQT được bầu sẽ họp và bầu
ra chủ tịch và phó chủ tịch HĐQT.
Hàng tháng HĐQT họp một lần để định hướng đường lối sản xuất kinh doanh,
kiểm tra giám sát và chỉ đạo mọi hoạt động SXKD của Công ty.
7
P.Đảm bảo
chất lượng
Chi nhánh
Bắc Giang
P.Nghiên cứu
phát triển
Chi nhánh
Đắc Lắc
Xí nghiệp SX
thuốc số 1
Chi nhánh

Thái Bình
Chi nhánh
HCM
Xưởng hóa
dược
Nhà máy dược
phẩm số 2
- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm tra các hoạt
động của ban tổng giám đốc.Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm
soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc. Hiện tại, Ban
kiểm soát của Công ty gồm 05 thành viên, nhiệm kỳ là 5 năm. Sau khi được bầu, ban
kiểm soát sẽ bầu ra trưởng ban, phó ban kiểm soát.
- Ban Tổng giám đốc công ty gồm có 01 Tổng Giám đốc và 03 Phó Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịutrách
nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao.Mỗi phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành, kiểm tra giám sát các
phòng bantheo sự phân công của Tổng giám đốc. Đồng thời giám đốc cũng là người
đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng,
bạn hàng và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty về toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
Ban Tổng Giám đốc Công ty có trách nhiệm lập báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm
phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động
kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong năm. Trong việc lập báo
cáo tài chính hợp nhất này, Ban Tổng Giám đốc được yêu cầu phải:
 Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách đó một
cáchnhất quán;
 Đưa ra các xét đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng;
 Nêu rõ các nguyên tắc kế toán thích hợp có được tuân thủ hay không, có những áp
dụng sai lệch trọng yếu cần được công bố và giải thích trong báo cáo tài chính

haykhông;
 Lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục, trừ trường hợp không thể
chorằng Công ty có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh;
 Thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hữu hiệu cho mục đích
lập và trình bày báo cáo tài chính hợp lý nhằm hạn chế rủi ro và gian lận.
Hàng tháng ban Tổng giám đốc cũng họp giao ban một lần gồm các trưởng phó phòng
ban để cùng bàn bạc lên phương án kinh doanh và phối hợp giữa các phòng banđược
tốt hơn. Chủ tịch HĐQT tham gia họp giao ban hàng tháng.
8
- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ chuẩn bị mọi điều kiện pháp lí cho kinh
doanh như hoàn thiện các giấy phép, thực hiện nhiệm vụ văn phòng, soạn thảo và
quản lí các văn bản giao dịch, hoàn thiện nội quy, quy chế của công ty. Lập kế hoạch
tuyển dụng và đào tạo lao động.
- Phòng kiểm tra chất lượng: chức năng là kiểm tra chất lượng các sản phẩm đầu vào
và đầu ra của công ty theo mẫu kiểm định chất lượng.
- Phòng thị trường Marketing: nghiên cứu thị trường, quảng ba thương hiệu cho doanh
nghiệp.
- Phòng xuất khẩu: xuất khẩu sản phẩm cho doanh nghiệp.
- Phòng nghiên cứu phát triển: nghiên cứu các dòng sản phẩm mới và tìm hướng phát
triển cho dòng sản phẩm cũ.
- Phòng kế hoạch sản xuất và nhập khẩu: hoạch định số lượng sản phẩm nhập khẩu và
sản xuất của doanh nghiệp phù hớp với tình hình doanh nghiệp và thị trường.
- Phòng tài chính kế toán: tổ chức thực hiện công tác kế toán quản lí tài chính của
công ty theo quy định của nhà nước, lập kế hoạch giá thành sản phẩm, thanh toán và
báo cáo quyết toán tài chính hàng kỳ.
- Phòng đảm bảo chất lượng: bảo hành cho chất lượng sản phẩm chủa công ty.
- Phòng kinh doanh dược liệu: có chức năng về mảng kinh doanh các loại dược liệu
của công ty.
- Kho vận: lưu trữ và bảo quản sản phẩm để sau đó tiến hành phân phối sản phẩm cho
các chi nhánh và các cửa hàng.

Nhận xét: Tổ chức bộ mấy hành chính của công ty rất rõ ràng, hợp lí, chia thành
nhiều bộ phận cụ thể, mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng, luôn luôn hoàn
thành công việc được giao. Bộ máy cũng có sự tương tác, phối hợp với nhau, bổ sung
cho nhau để vận hành công ty một cách tốt nhất.
1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Dược trung ương Mediplantex.
Bộ phận Tài chính Kế toán: Tiếp nhận các văn bản chính sách của Nhà nước trong
côngtác kế toán-tài chính; Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc xây dựng và triển khai
thựchiện kế hoạch tài chính của Công ty đúng với Pháp lệnh Kế toán thống kê của Nhà
nướcvà Nghị quyết của HĐQT; thực hiện quản lý tài sản, vốn và các hoạt động kế
toán-tàichính; giám sát, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập
khẩu, giaodịch ngân hàng, tổng hợp, lập các báo cáo tài chính kinh doanh, quản lý quỹ
thu – chitoàn Công ty.
9
Công ty cổ phần Dược Mediplantex là một đơn vị hạch toán độc lập. Hình thức kế
toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung với niên độ kế toán từ 1/1 đến
31/12 hàng năm. Công ty sử dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên. Công
ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu
thuế và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 3 năm tiếp theo.
Công ty luôn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhà nước một cách đầy đủ và đúng chế độ.
Phòng kế toán của công ty gồm 11 cán bộ công nhân viên, trong đó có 1 kế toán
trưởng và 10 kế toán viên phụ trách các mảng khác nhau trong công tác kế toán. Mỗi
kế toán viên thực hiện nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất
kinh doanh của công ty, tạo thành một bộ máy kế toán hoàn chỉnh.
Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của công ty
Phần 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.1 Trình độ công nghệ.
10
Kế toán trưởng

Thủ
quỹ
Kế
toán
chi
phí,
giá
thành
kiêm
TS

Kế
toán
thuế,
công
nợ
phải
thu
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
kho,
công
nợ
phải
trả
Kế

toán
phân
xưởg
Kế
toán
tiền
gửi
ngân
hàng
Kế
toán
tiền
mặt

tạm
ứng
Thực hiện quy định của Bộ Y tế về quản lý chất lượng dược phẩm và chủ trương
đẩy mạnh sản xuất công nghiệp của Ban lãnh đạo, trong thời gian qua Mediplantex đã
thực hiện đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn
quốc tế GMP – WHO, hai phòng kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn GLP, hệ thống
kho bảo quản với diện tích 10.000 m2 đạt tiêu chuẩn GSP.
Hiện nay Mediplantex cũng là doanh nghiệp sản xuất dược phẩm duy nhất trong
nước có khả năng sản xuất và cung cấp các loại thuốc sốt rét chứa dẫn xuất
Artemisinin. Công ty hiện có 02 nhà máy sản xuất thuốc hiện đại và khép kín đạt tiêu
chuẩn GMP – WHO, với công suất đạt 500 triệu viên/năm: nhà máy dược phẩm số 1
đặt tại 356 Giải Phóng – Hà Nội và nhà máy sản xuất thuốc số 2 đặt tại thôn Trung
Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội với diện tích hơn 15.000 m2, hoàn thành
và đưa vào sản xuất trong năm 2007, với 07 dây chuyền sản xuất thuốc tiên tiến hiện
đạt ngang tầm quốc tế. Theo kế hoạch, nhà máy sản xuất số 2 sẽ chuyên sâu vào sản
phẩm thuốc kháng sinh dòng Cephalosphorin 1, 2, 3. Đầu năm 2011, Công ty đã nâng

cấp nhà máy số 1 từ tiêu chí GMP-ASEAN lên thành GMP-WHO chuyên về sản xuất
dòng kháng sinh Cephalosphorin gồm 4 thế hệ.
Nhờ đầu tư khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất nên hơn 200 mặt hàng sản xuất
được Cục quản lý Dược Việt Nam cấp giấy phép sản xuất lưu hành trên lãnh thổ Việt
Nam và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Các dây chuyền sản xuất thuốc của Công ty:
- Dây chuyền sản xuất thuốc viên bao gồm cá loại: viên nén trần, viên nén bao phim,
bao đường, viên nang cứng, viên sủi bọt.
- Dây chuyền sản xuất thuốc bột, thuốc cốm.
- Dây chuyền sản xuất viên nang mềm.
- Dây chuyền sản xuất thuốc kem mỡ.
- Dây chuyền xử lý nấu cao dược liệu.
2.1.2 Đặc điểm yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào.
Các nguyên liệu đầu vào của công ty bao gồm các nguyên liệu để sản xuất, kinh
doanh dược phẩm, hóa mỹ phẩm như: Thảo dược, tá dược, hương liệu, phụ liệu, …
Một số dược liệu được nhập khẩu trong nước tại các vùng trồng Hưng Yên, Thái Bình,
Vĩnh Phúc,… như lá thanh cao hoa vàng, cây bạc hà, tỳ bà diệp, ô mai, xuyên bối mẫu,
cát cánh, mã tiền chế, đương quy, đỗ trọng, thổ phục linh, thương truật, quế chi,…
nguồn nguyên liệu này có giá thành rẻ và có tính ổn định cao. Ngoài ra công ty còn
11
nhập khẩu một số loại dược liệu từ các nước trên thế giới về để sản xuất và bán. (Một
số nguyên vật liệu chính được thể hiện ở bảng 1)
Đại đa số nguyên liệu dùng cho sản xuất dược phẩm của Mediplantex đều có nguồn
gốc trong nước nên ít chịu sự ảnh hưởng của biến động giá cả nguyên vật liệu tới hoạt
động kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận của Mediplantex là không đáng kể. Hơn nữa,
Công ty đã thực hiện ký kết các hợp đồng lớn về mua nguyên vật liệu, phục vụ cho sản
xuất của Công ty nên sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả nguyên liệu đầu
vào.
12
Nguồn: Phòng kinh doanh dược liệu
Bảng 1: Một số nguyên vật liệu chính của công ty dùng trong sản xuất.

2.1.3 Thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh của công ty.
Là một doanh nghiệ đứng đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất dược liệu, công ty có
thị trường đầu ra rộng lớn, với mạng lưới kinh doanh được mở rộng đến khắp các tỉnh,
13
STT Tên nguyên liệu Nước sản xuất
1 Cephadroxin Châu Âu
2 Cipicin Châu Âu
3 Cephalexin Ấn Độ
4 Erythromycin Stearate Malaysia
5 Sulfamethaxazol BP 93 Ấn Độ
6 Cinnarizin Ấn Độ
7 Diclofenac Ấn Độ
8 Amidon Pháp
9 Bột sắn tinh Việt Nam
10
Cồn 95
Việt Nam
11 Dextrose uống Pháp
12 Bột Talc Việt Nam
13 Lactose Hà Lan
14 Sorbitol Neosorb P 60 Pháp
15 Gelatin Việt Nam
16 Magie Stearate Bồ Đào Nha
17 P.V.P K30 Trung Quốc
18 Vỏ nang số 0 Trung Quốc
19 Vỏ nang số 1 Trung Quốc
20 Lanzoprazol Ý
các công ty trong cả nước, các bệnh viện Trung ương và địa phương: Bạch Mai, Da
Liễu, Viện 108, Hữu Nghị, Việt Đức, Viện Nhi,…
Công ty đã đặt một số chi nhánh khu vực, văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí

Minh, Tây Nguyên, Bắc Giang, Thái Bình, Viêng chăn –Lào, Nga, Myanma. Công ty
có quan hệ với trên 20 nước từ châu Âu đến châu Á để xuất khẩu nhiều sản phẩm,
nguyên liệu đã chế biến và thành phẩm có chất lượng cao.
Tuy nhiên, do công ty vẫn còn nặng nề về sản xuất các mặt hàng thông thường nên
dễ bị cạnh tranh bởi các đối thủ trên thị trường. Việc xuất khẩu của công ty còn nhiều
khó khăn, mới khai thác xuất khẩu thuận lợi qua Lào và Myanma, các thị trường khác
chưa thực sự ổn định.
2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009, 2010,
2011.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong mấy năm qua có nhiều biến
đổi, cụ thể được thể hiện qua bảng tổng kết sơ bộ kết quả kinh doanh 3 năm ở bảng
sau:
14
(Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, 2011 của Mediplantex) (đvt:đồng)
Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ 2009 – 2011.
2.2.1 Chỉ tiêu doanh thu
(Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, 2011 của Mediplantex) (đvt:đồng)
Bảng 3: Mức tăng giảm doanh thu qua các năm (2009 – 2011)
15
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1.Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
499.458.529.436 494.342.400.519 589.688.438.730
2.Các khoản giảm trừ
doanh thu
3.036.821.567 5.508.2667.430 2.593.110.481
3.Doanh thu thuần 496.421.707.869 488.834.134.089 587.095.328.249
4.Giá vốn hàng bán 436.238.935.229 431.497.461.047 514.387.443.828
5.lợi nhuận gộp 60.182.772.640 57.336.673.042 72.707.884.421
6.Doanh thu hoạt động

tài chính
3.492.129.654 1.392.498.815 959.684.921
7.Chi phí tài chính 19.409.011.101 16.383.675.943 20.552.040.130
8.Chi phí bán hàng 26.284.612.068 22.215.974.710 30.431.732.866
9. Chi phí quản lý DN 15.591.074.831 15.398.336.482 15.860.641.228
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kd
2.391.204.294 4.731.184.722 6.823.155.118
11.Thu nhập khác 6.921.560.909 494.455.169 428.072.057
12.Chi phí khác 29.185.777 182.162.968 43.594.271
13. Lợi nhuận khác 6.892.375.132 312.292.201 384.477.786
14.Tổng lợi nhuận trước
thuế
9.282.579.426 5.403.476.923 7.207.632.904
15.Thuế thu nhập doanh
nghiệp
1.200.237.648 1.275.529.553 1.814.881.099
16. Lợi nhuận sau thuế 8.082.341.778 3.767.884.370 5.392.751.805
Năm Doanh thu
Mức thay đổi
Chênh lệch so với năm
trước (VNĐ)
Tỷ lệ thay đổi phần
trăm so với năm trước
(%)
2009
496.421.707.869
2010
488.834.134.089
-7.587.573.780 -1.53

2011
587.095.328.249
98.261.194.160 20.10
Doanh thu của doanh nghiệp biến động rõ rệt qua các năm. Từ bảng 2 ta nhận thấy:
Nhờ tình hình kinh tế Việt Nam năm 2009 có các diễn biến tích cực, cùng với
những nỗ lực của Công ty nên năm 2009, doanh thu thuần thực hiện được hơn 496 tỷ
đồng và lợi nhuận sau thuế đạt được là 8.082.341.778 đồng. Việc tăng doanh thu của
công ty khá cao là nhờ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ thuận lợi, trong năm công ty
đã tiêu thị được một khối lượng lớn sản phẩm như: Movapycin 1,5; Doxycillin 0.1g;
Celinecid 150mg; New Centoxim 1g Inj NTT; Meditriam, Gentamycin80mg Đức,
cho các bệnh viện lớn nhỏ trong cả nước và xuất khẩu sang thị trường ẤnĐộ,
Myanma, Mỹ.
Trong năm 2010, do những biến động trong giá thuốc và sự cạnh tranh gay gắt của
các Công ty dược, Doanh thu thuần của Công ty đạt được 488.834.134.089 đồng, giảm
1,53% so với năm 2009.
Năm 2011, Công ty đạt được doanh thu thuần 587.095.328.249 đồng tăng 20,10%
so với năm 2010 đạt tỷ lệ 141,50% so với kế hoạch năm 2011 do Công ty đã trúng
thầu nhiều dự án cung cấp thuốc cho các bệnh viện lớn tại miền Bắc , dây chuyền sản
xuất thuốc kháng sinh hiện đại đi vào hoạt động cộng thêm sự năng động của việc
triển khai bán hàng thông qua trình dược viên . Cùng với đó công ty đã đẩy mạnh
quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm đến khách hàng và mở rộng thị trường đặc
biệt là thị trường Nam Trung bộ, ngoài ra công ty còn áp dụng chính sách bán chịu cho
khách hàng, uy tín công ty trên thị trường tăng cao, đây là nguyên nhân dẫn đến lượng
hàng tiêu thụ của công ty tăng lên, làm doanh thu bán hàng tăng trở lại nhanh chóng.
2.2.2 Chỉ tiêu chi phí
Năm Tổng chi phí
Mức thay đổi
Chênh lệch so với
năm trước
(VNĐ)

Tỷ lệ phần trăm thay
đổi so với năm trước
(%)
2009
496.421.707.869
2010
485.495.448.182
10.926.259.687 2,20
2011
581.231.858.052
95.736.409.870 19.72
16
(Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, 2011 của Mediplantex) (đvt:đồng)
Bảng 4: Mức tăng giảm chi phí qua các năm (2009-2011)
(Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, 2011 của Mediplantex) (đvt:đồng)
Bảng 5: Tỷ lệ khoản mục chi phí trên doanh thu
Công ty thực hiện sản xuất kinh doanh đối với ba mảng mặt hàng chính: hoạt động
nhập khẩu thuốc để tiến hành phân phối; hoạt động sản xuất thuốc, dược phẩm và hoạt
động xuất khẩu thuốc. Đối với mặt hàng nhập khẩu, giá vốn của Công ty chiếm tỷ
trọng lớn trong doanh thu. Các mặt hàng mà Công ty tiến hành nhập khẩu là các loại
thuốc có tên tuổi của các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Các mặt hàng thuốc nhập
khẩu có vòng quay nhanh do nhu cầu trong nước đối với các mặt hàng này là rất lớn,
Công ty không phải tốn nhiều chi phí cho công tác quảng cáo. Tuy nhiên, Các đối thủ
cạnh tranh trong ngành Dược cũng tiến hành nhập khẩu các loại thuốc đó, trong khi
các doanh nghiệp phải bán hàng với giá cả cạnh tranh nên lợi nhuận thu được từ hoạt
động này là không lớn.
Đối với hoạt động sản xuất thuốc, dược phẩm, chi phí bán hàng thường rất lớn vì
Công ty phải đẩy mạnh việc quảng cáo sản phẩm, làm thị trường, chi phí chiết khấu
hoa hồng cho đại lý… Tuy nhiên, việc tiến hành sản xuất kéo dài từ lúc Công ty nhập
nguyên vật liệu, sản xuất, đóng gói, đưa vào kho, phân phối tới các đại lý và tiến hành

bán hàng. Do đó, vòng quay của hàng hóa sản xuất thường là 9 – 12 tháng, chậm hơn
rất nhiều so với các mặt hàng nhập khẩu. Nhưng do Công ty thực hiện việc đầu tư máy
móc thiết bị hiện đại, công tác quản lý chuyên nghiệp nên giá thành sản xuất thấp, tỷ lệ
lợi nhuận với các mặt hàng này cao hơn nhiều so với các mặt hàng thuốc nhập khẩu.
Công ty phải vay vốn ngân hàng để bổ sung nguồn vốn lưu động sản xuất. Do đó,
chi phí tài chính chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí sản xuất của Công ty.
17
Khoản mục Chi
phí
Năm 2009
% Doanh
thu
Năm 2010
%Doanh
thu
Năm 2011
%Doanh
thu
Giá vốn Hàng bán
436.238.935.229 87.88% 431.497.461.047
88,27%
514.387.443.828
87,62%
Chi phí Bán hàng
26.284.612.068 5.19% 22.215.974.710
4,54%
30.431.732.866
5,18%
Chi phí QLDN
15.591.074.831 3.14% 15.398.336.482

3,15%
15.860.641.228
2,70%
Chi phí Tài chính
19.409.011.101 3.71% 16.383.675.943
3,35%
20.552.040.130
3,50%
Tổng cộng
496.421.707.86
9
99,2%
485.495.448.18
2
99,31
581.231.858.05
2
99,00
Tuy nhiên trong thời gian tới, Công ty sẽ hoàn thành dây chuyền sản xuất thuốc kháng
sinh tại nhà máy số 1, nhà máy số 2 đi vào hoạt động ổn định sẽ giúp doanh nghiệp
chủ động hơn trong việc bổ sung vốn lưu động. Thông thường các doanh nghiệp sản
xuất dược phẩm ở Việt Nam chỉ biết quan tâm tới sản xuất ra sản phẩm mà chưa lo tới
phần thị trường. Mediplantex khắc phục được điểm yếu đó và thực hiện rất tốt khâu
phân phối sản phẩm với hơn 50 đại lý phân phối trên toàn quốc.
2.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận
Năm Lợi nhuận sau thuế
Mức thay đổi
Chênh lệch so với năm
trước (VNĐ)
Tỷ lệ phần trăm

thay đổi so với
năm trước(%)
2009
8.082.341.778
2010
3.767.884.370
-4.314.457.408 -53,38
2011
5.392.751.805
1.624.867.435 43,12
(Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, 2011 của Mediplantex) (đvt:đồng)
Bảng 6: Mức tăng giảm lợi nhuận sau thuế qua các năm (2009-2011)
Năm 2009 cùng với những khoản doanh thu lớn từ bán thuốc, phần lợi nhuận đóng
góp vào lợi nhuận của Công ty phần lớn là từ lợi nhuận khác 6.892.375.132 đồng do
Công ty có khoản thu nhập khác 6.920.000.000 đồng từ việc ghi nhận chi phí đền bù
và giải phóng mặt bằng của Công ty tại khu đất 118 Nguyễn Văn Trỗi, Thanh Xuân,
Hà Nội, làm lợi nhuậ của công ty khá cao đạt trên 8 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chínhcủa Công ty năm 2010
có giảm so với năm 2009, tuy nhiên nhờ vào việc tăng cường bánhàng sản xuất, cắt
giảm và tiết kiệm các khoản chi phí phát sinh, thực hiện các chiến dịchbá n hàng và
khuyến mãi hợp lý hơn nhờ đó c hi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phíquản lý
doanh nghiệp của Công ty đã giảm. Do đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanhtrong
năm 2010 của Công ty đạt 4.731.184.722 đồng , tăng 97,94% so với mức lợi nhuậntừ
hoạt động kinh doanh 2.390.204.294 đồng của năm 2009.
Năm 2011 Công ty đã chủ động tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào
giá rẻ, các khoản chi phí cũng được điều tiết hợp lý hơn do đó tỷ trọng tổng chi phí so
với doanh thu thuần của Công ty chỉ còn 99,00% thêm vào đó Công ty đã nâng cao
chất lượng hàng hóa, giảm thiểu các khoản hàngbán bị trả lại làm giảm trừ doanh thu.
18
Nhờ đó lãi sau thuế năm 2011 là 5.392.751.805đồng đạt 80% kế hoạch năm 2011

nhưng đã tăng 43,12% so với lãi sau thuế năm 2010.
2.2.4 Chỉ tiêu tài sản cố định
Trong 3 năm trở lại đây, tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty có nhiều thay đổi
và bất ổn định. Năm 2009 sang năm 2010 tài sản và nguồn vốn của công ty giảm một
cách mạnh mẽ vào khoảng 11,21%. Đây là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế việt
nam nói chung cũng như công ty Mediplantex nói riêng, trong thời gian này công ty
cũng gặp phải sự khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường, vì thế
mà quy mô của công ty được thu hẹp hơn. Sang năm 2011, sự vận hành trở lại của nền
kinh tế, công ty nhận thêm dược nhiều hợp đồng cung cấp thuốc cho nhiều bệnh viện
lớn trên khắp các tỉnh thành, Công ty đã phải vay vốn ngân hàng để bổ sung vào
nguồn vốn lưu động, mua dây truyền sản xuất thuốc kháng sinh đầu tư cho quá trình
sản xuất, vì vậy mà tài sản và nguồn vốn của công ty tăng lên 16,43%, riêng vốn lưu
động tăng lên đột biến 27,11%. (Số liệu Bảng 7)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh
lệch
%
Năm 2011 Chênh
lệch
%
Số tiền
Nghìn đồng
% Số tiền
Nghìn đồng
% Số tiền
Nghìn đồng
%
A. Tài
sản
326.380.31
7

100 289.791.094 100 -11,21 337.404.929 100 16.43
1
TSNH
234.234.06
9
71,7
7
195.510.031 67,4
7
-16,53 248.510.103 73,6
5
27,11
2.
TSDH
92.146.248 28,23 94.281.063 32,53 2,32 88.894.826 26,35 5,71
B.
Nguồn
Vốn
326.380.31
7
100 289.791.094 100 -11,21 337.404.929 100 16,43
1.Nợ
phải trả
221.833.01
2
67,9
7
187.556.226 64,72 -15,45 233.006.873 69,0
6
24.23

2.
VSCH
104.547.305 32,0
3
102.234.868 35,28 -2,21 104.398.056 30,9
4
2,16
(Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, 2011 của Mediplantex) (đvt:đồng)
Bảng 7: Tình hình tái sản, nguồn vốn của công ty(2009-2011)
19
Theo bảng cân đối kế toán của công ty năm 2011, ta nhận thấy rằng nguyên nhân
làm cho vốn lưu động tăng lên đột biến chủ yếu là các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Tỷ lệ 2 khoản mục này khá cao và tăng mạnh trong năm qua là một điểm hạn chế mà
doanh nghiệp cần khắc phục. Giữ cho tỷ lệ này ở mức ổn định và hợp lí sẽ giúp doanh
nghiệp tăng Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như vốn kinh doanh của công ty.
KẾT LUẬN
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tại công ty cổ phần Mediplantex, tôi đã học
tập và tiếp thu được những kiến thức thực tế trong một doanh nghiệp đang vận hành
trên thị trường. Hòa mình vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam,
công ty đã và đang cố gắng, phấn đấu không ngừng để cải thiện lại hành vi và năng lực
sản xuất trong thời gian tới. Bênh cạnh những thành tựu to lớn mà công ty đạt được và
các lợi ích đem lại cho đất nước thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn
không ít khó khăn và nhiều điểm hạn chế. Đối với bản thân tôi, công việc được trải
nghiệm ở phòng tài chính kế toán của công ty là một bước đệm cho tôi có thể nhìn
nhận rõ hơn về tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là vốn lưu
động vẫn còn một số điểm chưa được, cần có một số giải pháp để giúp cho nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty này. Vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty cổ phần Dược Trung ương
Mediplantex” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
20

×