Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.43 KB, 10 trang )

Trường Tiểu học số 2 Đập Đá
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM- HIỆU QUẢ
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
• GIÁO VIÊN CẦN NẮM:
 Mục tiêu, nội dung giáo dục SDNLTK&HQ của môn học.
 Phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của môn học.
 Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ.
GIÁO VIÊN CÓ KHẢ NĂNG:
 Phân tích nội dung, chương trình môn học, xác đònh được các bài có khả năng tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ của môn học.
 Soạn bài và dạy học theo hướng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
 Tích cực thực hiện dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào môn học.
II. MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý !
1. Khái niệm về năng lượng.
2. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Năng lượng là gì ?
• Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí
đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá
năng lượïng.
(Nghò đònh Chính phủ số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 /9/2003 Về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả).
Phân loại năng lượng
1. Năng lượng sơ cấp:
Tạm hiểu là nguồn năng lượng "thô" có sẵn ngoài thiên nhiên, muốn sử dụng, cần qua một giai đoạn gọi là
chuyển hoá năng lượng để trở thành điện năng, nhiệt năng, công năng…
2. Năng lượng thứ cấp:
Là những năng lượng được sinh ra trong quá trình chuyển hoá những năng lượng thô như nêu trên.
Các loại năng lượng được sử dụng trong sản xuất và đời sống
1. Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng.
2. Phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường
1-Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng:


 Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần
 Năng lượng thay thế (hay năng lượng tái tạo)
a) Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần
 Đây là dạng năng lượng mà nhiên liệu sản sinh ra nó không có khả năng tái sinh và mất đi vónh viễn.
Thành phần chủ yếu của nhóm năng lượng này là các dạng nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên).
 Các loại nhiên liệu này được hình thành thông qua sự hoá thạch của động, thực vật trong một thời gian rất
dài, tính tới hàng triệu năm.
 Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần là nguồn cung cấp chủ yếu năng lượng cho các hoạt động sản
xuất và đời sống của con người.
• Tính đến những năm đầu thế kỉ XXI, năng lượng hoá thạch cung cấp hơn 85% tổng năng lượng tiêu thụ toàn
cầu, và cung cấp 2/3 nguồn năng lượng tiêu thụ tại Mó. Tuy nhiên đây cũng là tác nhân chính làm ô nhiễm môi
trường và làm tăng nhiệt độ trái đất.
b) Năng lượng thay thế (hay năng lượng tái tạo)
• Năng lượng thay thế là năng lượng thu được từ những nguồn ngoài 3 dạng nhiên liệu hoá thạch đã đề cập ở
trên.
• Đó là: Năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng lượng nước, năng lượng sức gió, năng lượng
đòa nhiệt, năng lượng thuỷ triều, năng lượïng sinh khối.
2-Phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường
1 GV: Đào Duy Thanh
Trường Tiểu học số 2 Đập Đá
 Năng lượng sạch:
• Năng lượng sạch là những năng lượng không gây ô nhiễm môi trường.
• Có thể kể ra những loại năng lượng sạch như: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượïng sức
gió, năng lượng thủy triều, năng lượng sức nước…
 Năng lượng gây ô nhiễm môi trường:
• Năng lượng gây ô nhiễm môi trường là loại năng lượng khi sử dụng sẽ có những tác động xấu đối với
môi trường như: các dạng năng lượng hoá thạch, năng lượng lòng đất.
III. Vai trò của năng lượng; việc sử dụng năng lượng và vấn đề môi trường; xu hướng sử dụng năng lượng
1) Vai trò của năng lượng ?
 Đảm bảo các hoạt động cho sinh hoạt, sản xuất, hoạt động dòch vụ.

 Năng lượng cần cho sự sống của con người.
 Năng lượng là thành tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất.
2) Tình hình khai thác năng lượng và ảnh hưởng đối với môi trường
 Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên năng lượng do sự khai thác không hợp lí làm cạn kiệt các nguồn tài
nguyên năng lượng hoá thạch, gỗ, củi…
 Sự ô nhiễm môi trường do khí thải của việc sử dụng một số loại năng lượng có thể gây ô nhiễm.
 Sự biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường.
 Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay: Đẩy mạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng
thay thế, đặc biệt là những năng lượng sạch đối với môi trường.
3) Khái niệm sử dụng NLTK&HQ
 Sử dụng tiết kiệm: sử dụng hợp lí, giảm hao phí năng lượng trong quá trình sử dụng.
 Sử dụng hiệu quả: đảm bảo thực hiện được các hoạt động cần thiết với mức tiêu phí năng lượng
thấp nhất
SDNLTK&HQ là sử dụng năng lượng một cách hợp lí, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng
lượng cho hoạt động mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dòch vụ và sinh
hoạt.
4) Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng
 Do nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hoá thạch) ngày càng cạn kiệt.
 Do ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường của việc sử dụng các nguồn năng lượng phục vụ đời sống con
người
5) Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trường tiểu học
a) Thế nào là giáo dục SDNLTK&HQ ?
• Giáo dục SDNLTK&HQ là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục) hình thành, phát triển ở
người học sự hiểu biết, kó năng, giá trò và quan tâm tới những vấn đề về SDNLTK&HQ.
b) Mục đích của giáo dục SDNLTK&HQ ?
 Làm cho các cá nhân và cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của năng lượng và của việc SDNLTK&HQ.
 Đem lại cho họ kiến thức, thái độ và kó năng thực hành để tham gia phòng ngừa và giải quyết các vấn đề
năng lượng.
c) Sự cần thiết phải giáo dục SDNLTK&HQ
 Sự thiếu hiểu biết về năng lượng và tầm quan trọng của việc SDNLTK&HQ của con người là một trong

những các nguyên nhân chính gây nên sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên năng lượng và hủy hoại môi
trường.
 Do vậy, cần phải giáo dục cho mọi người hiểu biết về năng lượng, tầm quan trọng của việc
SDNLTK&HQ trong sự phát triển bền vững.
IV. Mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học
• 1- Về kiến thức:
 Giúp cho HS có sự hiểu biết ban đầu về năng lượng và lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng với cuộc sống.
 Một số biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng ở lớp, trường học, ở nhà.
• 2- Về kó năng- hành vi:
 Tham gia các hoạt động chống lãng phí, tiết kiệm năng lượng.
2 GV: Đào Duy Thanh
Trường Tiểu học số 2 Đập Đá
• 3- Về thái độ, tình cảm:
 Biết quý trọng, có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng.
 Có thái độ thân thiện với môi trường sống.
a) Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học
Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được tích hợp trong các môn học, hoạt động giáo dục với kiến thức, phương pháp,
hình thức phù hợp:
 Khái niệm NL, SDNLTK&HQ.
 Ý thức SDNLTK&HQ.
 Kó năng SDNLTK&HQ trong cuộc sống.
 Hình thành, phát triển hành vi SDNLTK&HQ
b) Tầm quan trọng của việc giáo dục SDNLTK&HQ trong trường tiểu học
 7 triệu học sinh tiểu học, khoảng trên 323.000 giáo viên và gần 15.000 trường tiểu học.
 Giáo dục SDNLTK&HQ trong trường tiểu học tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết các vấn đề về năng
lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
 Việc tuyên truyền về SDNLTK&HQ trong cộng đồng.
c) Hình thức, phương pháp đưa nội dung SDNLTK&HQ vào trường tiểu học
- Hình thức tích hợp:
• Tích hợp với nội dung bài học.

• 2- Đưa giáo dục SDNLTK&HQ trở thành một nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
• 3- Xây dựng trường học SDNLTKHQ.
- Tích hợp với nội dung bài học:
 Toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục
SDNLTK&HQ.
 Bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục SDNLTK&HQ.
 Liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách phù hợp với nội dung giáo dục
SDNLTK&HQ.
- Đưa giáo dục SDNLTK&HQ trở thành một nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Lồng ghép vào các hoạt động văn nghệ, câu lạc bộ, sinh hoạt tập thể … trong nhà trường.
 Thăm quan thực tế các cơ sở sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Xây dựng trường học SDNLTKHQ:
 Thực hiện Chương trình giáo dục SDNLTK&HQ.
 Giáo viên và học sinh có ý thức, hành vi SDNLTKHQ.
 Sử dụng các thiết bò tiết kiệm năng lượng.
- Các nguyên tắc tích hợp
 Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học.
 Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục SDNLTK&HQ có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất đònh,
không tràn lan tuỳ tiện.
 Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của
các em
Phương pháp
 Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được tích hợp trong nội dung môn học. Vì vậy các phương pháp giáo dục
SDNLTK&HQ cũng chính là các phương pháp dạy học bộ môn.
 Dưới đây đề cập đến một số phương pháp khác để giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả.
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ)
TRONG MƠN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, MƠN KHOA HỌC
MỤC TIÊU
Giáo dục SDNLTK&HQ qua mơn Tự nhiên và xã hội, mơn Khoa học ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh :
* Một số kiến thức cơ bản ban đầu về :

+ Năng lượng, năng lượng sạch.
3 GV: Đào Duy Thanh
Trường Tiểu học số 2 Đập Đá
+ Các nguồn năng lượng như : mặt trời, gió, nước, điện, than đá, dầu mỏ, khí đốt và vai trò của chúng đối với
đời sống và sản xuất.
+ Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để phát triển bền vững.
* Hình thành và phát triển một số kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đời sống hàng ngày.
Phương thức tích hợp
Khái niệm tích hợp:
Tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học là sự hòa trộn nội dung giáo dục
SDNLTK&HQ vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Các nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học.
Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục SDNLTK&HQ có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất định, không
tràn lan tùy tiện.
Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em.
Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ
• Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục
SDNLTK&HQ.
• Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục SDNLTK&HQ, được thể hiện bằng mục riêng,
một đoạn hay một vài câu trong bài học.
• Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa
vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ .
Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên và qua phân tích nội dung chương trình, SGK cho thấy mức độ tích hợp môn
Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học có thể ở cả 3 mức độ tích hợp là toàn phần, bộ phận và liên hệ
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
Giáo viên nghiên cứu :
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 , 2 , 3 và môn Khoa học lớp 4 , 5, anh
(chị) hãy thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài có khả năng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ.

2. Nêu nội dung giáo dục SDNLTK&HQ trong các bài đó.
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3.
Lớp Bài Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp
1 5. Vệ sinh thân thể Giáo dục HS biết tắm, gội, rửa tay, chân sạch sẽ, đúng
cách bằng nước sạch và tiết kiệm nước khi thực hiện các
công việc này.
Ví dụ : Khi tắm không để vòi hoa sen chảy liên tục,…
Liên hệ
1 7. Thực hành: Đánh răng và
rửa mặt
Giáo dục học sinh biết đánh răng, rửa mặt đúng cách và
tiết kiệm nước.
Liên hệ
1 17. Giữ gìn lớp học sạch
đẹp
Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước để làm vệ
sinh giữ gìn lớp học sạch đẹp.
Liên hệ
2 13. Giữ sạch môi trường
xung quanh nhà
18. Thực hành giữ trường
học sạch đẹp
Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước để làm vệ
sinh giữ gìn nhà ở, trường học sạch đẹp.
Liên hệ
3 23. Phòng cháy khi ở nhà Giáo dục HS biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết
kiệm, hiệu quả.
Ví dụ : tắt bếp khi sử dụng xong
Liên hệ
Lớp Bài Nội dung tích hợp

Mức độ tích hợp
3 36. Vệ sinh môi trường Giáo dục HS biệt phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như
một số rác như rau, củ, quả,…có thể làm phân bón, một số
rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã
giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết
kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.
Bộ phận
4 GV: Đào Duy Thanh
Trường Tiểu học số 2 Đập Đá
3 37. Vệ sinh môi trường (tiếp
theo)
Giáo dục HS biết xử lí phân hợp vệ sinh là phòng chống ô
nhiễm môi trường không khí, đất và nước cũng góp phần
tiết kiệm năng lượng nước
Bộ phận
3 38. Vệ sinh môi trường (tiếp
theo)
Giáo dục HS biết xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo
vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước.
Bộ phận
Môn Khoa học lớp 4
Bài Nội dung tích hợp
Mức độ liên hệ
24. Nước cần cho
sự sống.
HS biết được nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật như thế
nào, từ đó hình thành ý thức tiết kiệm nước.
Liên hệ
28. Bảo vệ nguồn
nước

HS biết được những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. Bộ phận
29. Tiết kiệm nước HS biết những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. Toàn phần
52. Vật dẫn nhiệt và
vật cách nhiệt
HS biết cách sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt hợp lí trong những trường
hợp đơn giản để tránh thất thoát nhiệt lượng.
Liên hệ
53. Các nguồn nhiệtHS biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt trong đời sống hàng ngày. Bộ phận
Môn khọc lớp 5
Bài Nội dung tích hợp
Mức độ tích
hợp
41. Năng lượng mặt
trời
- Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
- Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động,… của con người có sử
dụng năng lượng mặt trời.
Toàn phần
42 – 43. Sử dụng
năng lượng chất đốt
- Công dụng của một số loại chất đốt.
- Sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
Toàn phần
44. Sử dụng năng
lượng gió và năng
lượng nước chảy.
- Tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
- Những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng
nước chảy.
Toàn phần

45. Sử dụng năng
lượng điện
- Dòng điện mang năng lượng.
- Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
Liên hệ
48. An toàn và tránh
lãng phí khi sử dụng
điện
- Một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng
điện quá mạnh gây chập và cháy.
- Các biện pháp tiết kiệm điện.
Liên hệ
Toàn phần
63. Tài nguyên thiên
nhiên
- Kể một số tài nguyên thiên của nước ta.
- Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
Bộ phận
64. Vai trò của môi
trường tự nhiên đối
với đời sống con
người
- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.
- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên và môi trường.
Liên hệ
65. Tác động của
con người đến môi
trường rừng
- Nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
- Tác hại của việc phá rừng

Liên hệ
5 GV: Đào Duy Thanh
Trường Tiểu học số 2 Đập Đá
67. Tác động của
con người đến môi
trường không khí và
nước
- Nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Tác hại của ô nhiễm không khí và nước.
Liên hệ
68. Một số biện
pháp bảo vệ môi
trường
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường Bộ phận
HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH DẠY DẠNG BÀI TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK&HQ
Hình thức tổ chức
• Giáo dục SDNLTK&HQ có thể tổ chức theo hai hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp.
• Tuy nhiên do học sinh tiểu học còn nhỏ, hơn nữa thời gian dành cho việc dạy học nội dung giáo dục
SDNLTK&HQ cũng không nhiều nên hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vẫn là
hình thức tổ chức dạy học trong lớp.
• Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao giáo viên cũng có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân
nhiệm vụ điều tra khám phá ngoài giờ học thông qua sách, báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc
quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống.
Phương pháp
• Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được tích hợp trong nội dung môn học. Vì vậy các phương pháp giáo dục
SDNLTK&HQ cũng chính là các phương pháp dạy học bộ môn.
• Dưới đây xin chỉ đề cập đến một số phương pháp để giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả
Phương pháp thăm quan, khảo sát thực tế
• Giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển
kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi.

• Khi giáo dục SDNLTK & HQ cho học sinh tiểu học, cần tổ chức cho học sinh thăm quan, khảo sát thực tế sử
dụng tiết kiệm năng lượng trong phạm vi các em có thể tiếp cận được, với sự chỉ dẫn cặn kẽ của giáo viên.
2. Phương pháp thảo luận
• Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về năng lượng, từ đó cùng nhau đưa
ra những những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Phương pháp đóng vai
• Giúp học sinh thể hiện hành động phản ánh về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nào đó và cũng
thông qua vai diễn các em được bày tỏ thái độ và củng cố tri thức về giáo dục SDNLTK&HQ.
• Do đó cần thiết kế những “kịch bản” về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có nội dung gắn cuộc sống ở
gia đình, nhà trường, cộng đồng hay từ những câu chuyện trong sách báo.
Dạy các dạng bài có nội dung tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
1. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ bộ phận
• Đối với dạng bài học này, do một phần bài học có nội dung SDNLTK&HQ nên trong mục tiêu của bài học
thường có liệt kê mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu của bài học nhiều khi là tiền
đề để thực hiện mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ. Vì vậy :
• Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần: nghiên cứu kĩ nội dung bài học; xác định nội dung giáo dục SDNLTK&HQ
tích hợp vào nội dung bài học là gì; thông qua hoạt động dạy học nào; cần chuẩn bị thêm tư liệu, đồ dạy học gì
để việc giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả
• Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời
lưu ý giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục
SDNLTK&HQ một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu của bài học
Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ liên hệ
• Đối với dạng bài học này, các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào
kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ cho phù hợp . Vì vậy:
• Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho
học sinh hiểu biết về năng lượng, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững.
• Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời
lưu ý liên hệ, bổ sung kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ một cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức,
khả năng hành động của học sinh và đúng mức tránh lan man, sa đà, gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện
mục tiêu của bài học

Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ toàn phần
6 GV: Đào Duy Thanh
Trường Tiểu học số 2 Đập Đá
Khi chuẩn bị bài dạy và tổ chức dạy học, giáo viên thiết kế và tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu
cầu của bộ môn và đạt được mục tiêu của bài học.
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ) (PHẦN ĐỊA LÍ)
MỤC TIÊU
Giáo dục SDNLTK&HQ qua phần Địa lí ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh :
• Hiểu biết ban đầu về các nguồn tài nguyên năng lượng như : than, dầu, sức nước, và vai trò của chúng đối với
đời sống và sản xuất.
• Biết sơ lược về tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng ở Việt Nam và các châu lục.
• Biết được một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để phát triển bền vững.
• Hình thành và phát triển một số kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đời sống hàng ngày.
Phương thức tích hợp
Khái niệm tích hợp:
Tích hợp là sự hòa trộn nội dung giáo dục SDNLTK&HQ vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất,
gắn bó chặt chẽ với nhau.
Các nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học Địa lý, không biến bài học Địa lý thành bài
học giáo dục SDNLTK&HQ.
Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục SDNLTK&HQ có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định,
không tràn lan tùy tiện.
Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em.
Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ
• Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học Địa lý trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung
giáo dục SDNLTK&HQ
• Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học Địa lý có nội dung giáo dục SDNLTK&HQ, được thể hiện bằng
mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
• Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa

vào kiến thức bài học Địa lý, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ
Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên và qua phân tích nội dung chương trình, SGK cho thấy mức độ tích hợp
phần Địa lí chỉ ở mức độ tích hợp bộ phận và liên hệ
NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP Lớp 4
Gồm có: 8 bài
1. Bài 3- Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
2. Bài 5- Tây Nguyên
3. Bài 8- Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
4. Bài 11- Đồng bằng Bắc Bộ
5. Bài 12- Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
6. Bài 21- TP. Hồ Chí Minh
7. Bài 26- Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miềnTrung
8. Bài 30- Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
Bài Nội dung tích hợp Mức độ tích
hợp
7 GV: Đào Duy Thanh
Trường Tiểu học số 2 Đập Đá
3. Hoạt động sản
xuất của người dân
ở Hoàng Liên Sơn
-Miền núi phía Bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng: than; có
nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ
cuộc sống.
-Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng để người dân sử
dụng trong việc đun, nấu và sưởi ấm.
-Đây cũng là khu vực có một diện tích rừng khá lớn. Cuộc sống của người dân ở
đây gắn liền với việc khai thác rừng (gỗ, củi ).
-Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của các loại tài nguyên nói trên, từ đó
giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó.
Liên hệ

5. Tây Nguyên
8. Hoạt động sản
xuất của người dân
ở Tây Nguyên
Với các bài nêu trên, việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
có thể được thực hiện ở một số khía cạnh:
+ Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều
vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Bởi vậy, Tây Nguyên có
tiềm năng thuỷ điện to lớn. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả ở đây chính là vấn đề bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống.
+ Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người
dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm Bởi vậy, cần giáo dục học
sinh tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực
tham gia trồng rừng.
Liên hệ
Bộ phận
11. Đồng bằng Bắc
Bộ
12. Người dân ở
đồng bằng Bắc Bộ
Với các bài nêu trên, việc tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả có thể được thực hiện ở một số khía cạnh:
+ Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra
đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quí giá.
+ Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ, đặc
biệt là các nghề: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ các nghề này sử dụng
năng lượng để tạo ra các sản phẩm trên. Vấn đề cần quan tâm giáo dục ở đây là ý
thức sử dụng năng lượng khi tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công
Liên hệ

21. TP. Hồ Chí
Minh
26. Người dân và
hoạt động sản xuất
ở đồng bằng duyên
hải miềnTrung
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm
của một số ngành công nghiệp ở nước ta.
Liên hệ
30. Khai thác
khoáng sản và hải
sản ở vùng biển
Việt Nam
- Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là dầu lửa, khí đốt. Cần
khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá này.
Bộ phận
NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP Lớp 5
Gồm có: 12 bài
1. Bài 2- Địa hình và khoáng sản
2. Bài 4- Sông ngòi
3. Bài 5- Vùng biển nước ta
4. Bài 6- Đất và rừng
5. Bài 11- Nông nghiệp
6. Bài 12- Công nghiệp
7. Bài 13- Công nghiệp (tiếp theo)
8. Bài 18- Châu Á (tiếp theo)
9. Bài 21- Một số nước ở châu Âu
10. Bài 24- Châu Phi (tiếp theo)
11. Bài 26- Châu Mĩ (tiếp theo)
12. Bài 27- Châu Đại dương và châu Nam Cực

8 GV: Đào Duy Thanh
Trường Tiểu học số 2 Đập Đá
Bài Nội dung tích hợp Mức độ
tích hợp
2. Địa hình và
khoáng sản
- Than, dầu mỏ, khí tự nhiên – là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện
nay.
- Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường.
- Khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung, trong đó có
than, dầu mỏ, khí đốt.
Bộ phận
Liên hệ
Liên hệ
Bộ phận
4. Sông ngòi - Sông ngòi nước ta là nguồn thuỷ điện lớn và giới thiệu công suất sản xuất điện của một
số nhà máy thuỷ điện ở nước ta như : nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y- a- ly, Trị An.
- Sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Liên hệ
Liên hệ
5. Vùng biển
nước ta
- Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí,
nước.
- Sử dụng xăng và gas tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Bộ phận
Liên hệ
Liên hệ

6. Đất và rừng - Rừng cho ta nhiều gỗ.
- Một số biện pháp bảo vệ rừng : Không chặt phá, đốt rừng,
Liên hệ
11. Nông nghiệp - Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác rừng (gỗ) ở nước ta.
- Các biện pháp nhà nước đã thực hiện để bảo vệ rừng
Bộ phận
12. Công nghiệp
13. Công nghiệp
(tiếp theo)
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của
một số ngành công nghiệp ở nước ta
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu
mỏ, điện,
Liên hệ
18. Châu Á
(tiếp theo)
- Khai thác dầu có ở một số nước và một số khu vực của châu Á
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của châu
Á
Liên hệ
21. Một số nước
ở châu Âu
- Liên bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá Liên hệ
24. Châu Phi
(tiếp theo)
- Khai thác khoáng sản ở châu Phi trong đó có dầu khí Liên hệ
26. Châu Mĩ
(tiếp theo)
- Trung và Nam Mĩ khai thác khoáng sản trong đó có dầu mỏ

- Ở Hoa Kỳ sản xuất điện là một trong nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới
Liên hệ
27. Châu Đại
dương và châu
Nam Cực
- Ở Ô-xtrây-li-a ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành phát triển
mạnh
Liên hệ
HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH DẠY BÀI TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK&HQ
Hình thức tổ chức
• Giáo dục SDNLTK&HQ thường được tổ chức theo hai hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp tại một
số cơ sở sử dụng năng lượng.
• Tuy nhiên do học sinh tiểu học còn nhỏ, hơn nữa thời gian dành cho việc dạy học nội dung giáo dục
SDNLTK&HQ cũng không nhiều nên hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vẫn là
hình thức tổ chức dạy học trong lớp.
• Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao giáo viên cũng có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân
nhiệm vụ điều tra khám phá ngoài giờ học thông qua sách, báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc
quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống.
Phương pháp
• Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được tích hợp trong nội dung môn học. Vì vậy các phương pháp giáo dục
SDNLTK&HQ cũng chính là các phương pháp dạy học bộ môn Địa lý.
• Dưới đây xin chỉ đề cập đến một số phương pháp để giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả.
9 GV: Đào Duy Thanh
Trường Tiểu học số 2 Đập Đá
Phương pháp thăm quan, khảo sát thực tế:
Giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng
quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi.
- Khi giáo dục SDNLTK & HQ cho học sinh tiểu học, cần tổ chức cho học sinh thăm quan, khảo sát thực tế sử dụng tiết
kiệm năng lượng trong phạm vi các em có thể tiếp cận được, với sự chỉ dẫn cặn kẽ của giáo viên.
2. Phương pháp thảo luận:

- Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về năng lượng;
- Từ đó cùng nhau đưa ra những những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Phương pháp đóng vai:
- Giúp học sinh thể hiện hành động phản ánh về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nào đó và cũng thông
qua vai diễn các em được bày tỏ thái độ và củng cố tri thức về giáo dục SDNLTK&HQ.
- Do đó cần thiết kế những “kịch bản“ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có nội dung gắn cuộc sống ở gia
đình, nhà trường, cộng đồng hay từ những câu chuyện trong sách báo.
4. Phương pháp trực quan:
- Các thiết bị, đồ dùng dạy học thường được sử dụng trong dạy học Địa lí là bản đồ, tranh ảnh, băng hình,
- Trong giáo dục SDNLTK&HQ, bản đồ - giúp học sinh biết rõ sự phân bố một số nguồn tài nguyên năng lượng ở Việt
Nam và các châu lục; tranh ảnh, băng hình giúp học sinh thấy được tình hình khai thác và sử dụng năng lượng hiện nay
cũng như ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng không hợp lí đối với môi trường.
Dạy các dạng bài có nội dung tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
1. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ bộ phận
Đối với dạng bài học này, do một phần bài học có nội dung SDNLTK&HQ nên trong mục tiêu của bài học thường có
liệt kê mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu của bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện
mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ. Vì vậy :
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần : nghiên cứu kĩ nội dung bài học; xác định nội dung giáo dục SDNLTK&HQ tích
hợp vào nội dung bài học là gì ; thông qua hoạt động dạy học nào; cần chuẩn bị thêm tư liệu, đồ dạy học gì để việc giáo
dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý
giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục SDNLTK&HQ một
cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu của bài học
2-Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ liên hệ
Đối với dạng bài học này, các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào kiến
thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ cho phù hợp . Vì vậy:
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học
sinh hiểu biết về năng lượng, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững.
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý
liên hệ, bổ sung kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ một cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng hành

động của học sinh và đúng mức tránh lan man, sa đà, gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của bài học
10 GV: Đào Duy Thanh

×