Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo sơ kết 5 năm thục hiện nghi quyết 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.27 KB, 6 trang )

UBND -TRƯỜNG THCS
Số: 48 /BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…… , ngày 19 tháng 3 năm 2011
BÁO CÁO SƠ KẾT 5 NĂM THỤC HIỆN NGHỊ QUYẾT 02
của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo phát triển sự
nghiệp Giáo dục-Đào tạo và thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học
giai đoạn 2005-2010
Thực hiện Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Chính
phủ về việc thực hiện Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và Quyết định
26/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá công nhận Phổ cập giáo dục Trung học
cơ sở, trong những năm qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo các
cấp, các ngành và phối hợp với UBMTTQVN, các hội, đoàn thể trong tỉnh có
kế hoạch thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Đến thời điểm tháng 12/2009, xã …
đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu Phổ cập giáo dục Trung học cơ
sở. Toàn xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. UBND …….báo
cáo kết quả cụ thể như sau:
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Thực hiện Kế hoạch của BTV huyện ủy Về việc Tổ chức sơ kết 5 năm
thực hiện
NQ 02 của BTV Huyện ủy(Khóa XXVII) về tăng cường lãnh đạo phát triển
sự nghiệp GD-ĐT và thực hiện phổ cập GD bậc Trung học giai đoạn 2005-
2010
ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
- Các cấp uỷ, đảng, chính quyền nhận thức rõ và đánh giá cao vai trò của
giáo dục đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, coi công
tác Phổ cập giáo dục là nhiệm vụ quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo; các ban,


ngành, đoàn thể, mặt trận các cấp đã tham gia tích cực và hiệu quả vào công
tác giáo dục; một số đoàn thể đã đưa tiêu chí phổ cập vào nội dung hoạt động
và thi đua.
- Quy mô giáo dục, hệ thống trường, lớp, học sinh phát triển mạnh; chất
lượng và hiệu quả giáo dục ổn định, từng bước đựơc nâng lên.
- Các xã miền núi đã có trường Trung học cơ sở hoặc điểm trường Trung
học cơ sở, đáp ứng yêu cầu học tập của con em các dân tộc, phong trào giáo
dục vùng cao phát triển mạnh, nhiều trường vùng cao có nền nếp tốt, cảnh
quan sạch, đẹp, hoạt động giáo dục sôi nổi, đảm bảo yêu cầu về chất lượng
giáo dục.
1
- Mô hình tổ chức trường nội trú, bán trú dân nuôi phát triển mạnh ở các
xã miền núi đã thực sự trở thành một mô hình thích hợp, hiệu quả trong phát
triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hiệu quả giáo dục và
thực hiện phổ cập giáo dục.
- Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng
và chất lượng, đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy, cơ cấu giáo viên đồng bộ.
Giáo viên vùng cao có tinh thần khắc phục khó khăn, tâm huyết, tận tuỵ với
sự nghiệp, gắn bó với đồng bào các dân tộc vùng cao.
- Cơ sở vật chất, thiết bị trường học đã được đầu tư cơ bản đáp ứng được
các điều kiện cho dạy và học. Thiết bị giáo dục đảm bảo cho việc triển khai,
thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Phong trào xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh và có hiệu quả thiết thực,
sự tham gia của xã hội vào công tác giáo dục ngày càng được đẩy mạnh và có
hiệu quả rõ rệt.
2. Hạn chế
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền một số xã
vùng cao chưa quyết tâm, thiếu biện pháp cụ thể và còn lúng túng trong chỉ
đạo công tác phổ cập giáo dục. Sự phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm phổ cập
giáo dục của các ngành, đoàn thể chưa đồng bộ, do có nhiều điểm trường lẻ

nên việc quản lý trường học của một số hiệu trưởng trường Trung học cơ sở
miền núi còn hạn chế.
- Tiến độ Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở một số xã miền đã đạt theo
kế hoạch, nhưng các tiêu chí đạt chuẩn ở một số xã còn ở mức thấp, chưa thật
sự vững chắc.
- Chất lượng học tập của học sinh ở một số trường vùng cao đã có sự
chuyển biến nhưng còn chậm.
- Một số trường miền núi còn khó khăn, chưa có đủ phòng ở cho giáo
viên, học sinh nội trú.
3. Bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị
Trong quá trình thực hiện Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở tại các
huyện, thành phố trong những năm qua có thể rút ra những bài học kinh
nghiệm sau:
- Nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, chỉ đạo cụ thể, sâu sát với
quyết tâm cao, nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, nâng cao nhiệm vụ; các ban
ngành, đoàn thể có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ; các phòng Giáo dục và
Đào tạo, các trường Trung học cơ sở làm tốt công tác tham mưu thì tiến độ,
chất lượng Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở sớm đạt được mục tiêu đề ra.
- Cán bộ chủ chốt xã, Trưởng thôn, Trưởng bản là những người có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện phổ cập giáo dục ở vùng cao, trực
tiếp triển khai, tổ chức thực hiện đến từng người dân, đặc biệt trong việc huy
động học sinh đi học.
2
- Phổ cập giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn xã hội và từng người
dân; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc.
- Ngành giáo dục giữ vai trò nòng cốt trong tham mưu, chủ động phối hợp
các lực lượng, tổ chức thực hiện, làm tốt công tác điều tra, cập nhật số liệu để
có cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh, huy động học sinh ra lớp,
tổ chức giảng dạy các lớp bổ túc văn hóa, nhằm đảm bảm tiến độ thực hiện
phổ cập của địa phương.

4. Đề xuất, kiến nghị
- Có chính sách đồng bộ về phát triển miền núi, trong đó có chính sách
giáo dục dân tộc: Phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú dân nuôi, bán trú
cụm xã để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của con em người đồng
bào dân tộc thiểu số.
- Định hướng việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở
vào các trường dạy nghề. Tăng cường đầu tư xây dựng các trường đào tạo
nghề cho học sinh khu vực miền núi để đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển
kinh tế, xã hội miền núi.
- Tăng cường đầu tư kinh phí từ các chương trình mục tiêu để phát triển
giáo dục miền núi, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập giáo dục
miền núi.
II. PHƯƠNG HƯỚNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TRUNG HỌC CƠ SỞ, PHỔ CẬP BẬC TRUNG HỌC TRONG THỜI
GIAN ĐẾN
1. Mục tiêu
- Duy trì kết quả Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở đạt được.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở tất cả
các đơn vị xã, huyện, đặc biệt hoàn thành Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở
tại 3 xã còn lại.
- Thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học trên toàn địa bàn tỉnh.
2. Chỉ tiêu và kế hoạch thực hiện
2. 1 Chỉ tiêu
- Duy trì Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và 100% xã đạt chuẩn
Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
- Nâng cao tỉ lệ đạt chuẩn đối với các đơn vị có tỉ lệ đạt chuẩn thấp, chưa
vững chắc, phấn đấu tỉ lệ đối tượng từ 15-18 tuổi tốt nghiệp Trung học cơ sở
ở các huyện miền núi phải trên 80%, đồng bằng trên 90%.
2.2 Kế hoạch thực hiện
- Năm 2010: Hoàn thành 100% xã, huyện, thành phố đạt chuẩn Phổ cập

giáo dục Trung học cơ sở; Triển khai thực hiện Phổ cập bậc Trung học trên
toàn tỉnh; Kiểm tra kết quả thực hiện Phổ cập bậc Trung học tại các huyện,
thành phố ở đồng bằng.
3
- Năm 2011: Đẩy mạnh thực hiện Phổ cập bậc Trung học ở các huyện
đồng bằng, chú ý phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ở các huyện
miền núi; Hoàn thành ít nhất 1/5 xã đạt chuẩn Phổ cập bậc Trung học.
- Năm 2012: Hoàn thành ít nhất 01 huyện, thành phố đạt chuẩn Phổ cập
bậc Trung học.
- Năm 2015: Hoàn thành ít nhất 40% huyện, thành phố đạt chuẩn Phổ cập
bậc Trung học.
3. Các biện pháp, giải pháp thực hiện
Trên đây là báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác Phổ cập giáo
dục Trung học cơ sở của tỉnh thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ giai
đoạn 2010 - 2015, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo
để sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh ngày càng phát triển tốt./.
4- Tổ chức, thực hiện:
- Trên cơ sở Hướng dẫn nói trên, BCĐ các trường cần quán triệt đầy đủ
trong tập thể nhà trường về mục đích, yêu cầu, nội dung sơ kết NQ 02, xác
định đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong từng nhà trường và toàn
Đảng bộ, là dịp để các trường soát xét, đánh giá, khẳng định những thành tựu
đã đạt được, thẳng thắn phân tích những mặt còn hạn chế, yếu kém của đơn
vị; từ đó nhằm đề ra những nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp, quyết tâm mới để
tiếp tục triển khai mạnh mẽ NQ 02;
- Phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên(nhóm thành viên) để
tổng hợp các số liệu theo các biểu mẫu qui định liên quan đến từng cấp học.
Riêng các số liệu về phổ cập THCS, phổ cập GD trung học, số liệu HS vào
các trường THPT, TCCN, CĐ, ĐH, Trường đào tạo nghề và các số liệu liên
quan đến cấp THPT giao cho BCĐ của trường THCS căn cứ vào số liệu phổ
cập hằng năm và phối hợp với trường THPT- nơi có HS của xã, thị mình học

tập để tổng hợp vào các biểu mẫu;
- Trên cơ sở số liệu đã tổng hợp và kết quả thực hiện NQ 02 của trường
mình, BCĐ các trường cần phân tích, so sánh, nhận định để hoàn chỉnh Báo
cáo sơ kết và tiến hành Tổ chức sơ kết cấp trường theo lịch của Đảng bộ địa
phương. Thành phần mời dự sơ kết cấp trường: Các đ/c được UBND huyện,
Huyện ủy phân công chỉ đạo địa phương; đại diện PGD; Đại diện cấp ủy,
chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở Địa phương; Bí thư, Xóm trưởng,
toàn thể CB, GV, NV của trường; sau khi tổ chức xong cấp trường, BCĐ từng
trường tổng hợp những ý kiến thảo luận để tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo nộp
cho BCĐ xã, thị và PGD;

Nơi nhận:
- Như trên;
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
Đã ký
4























THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Thời điểm tháng 12/2010
(Kèm theo Báo cáo số 48 /BC-UBND ngày 19 /4/2010)
TT Huyện
Tổng số

Xã đạt chuẩn
PCGD THCS
Huyện
PCGD
THCS
Ghi chú
TS TL%
1 Hội An 13 13 100 Đạt
2 Điện Bàn 20 20 100 Đạt
3 Đại Lộc 18 18 100 Đạt
4 Duy Xuyên 14 14 100 Đạt
5 Quế Sơn 14 14 100 Đạt
6 Nông Sơn 7 7 100 Đạt
7 Thăng Bình 22 22 100 Đạt
8 Tam Kỳ 13 13 100 Đạt
9 Phú Ninh 10 10 100 Đạt

10 Núi Thành 17 17 100 Đạt
5
11 Tiên Phước 15 15 100 Đạt
12 Hiệp Đức 12 11 91,6 Đạt CĐ: Phước Gia
13 Bắc Trà My 13 12 92.3 Đạt CĐ: Trà Giáp
14 Nam Trà My 10 10 100 Đạt
15 Phước Sơn 12 12 100 Đạt
16 Nam Giang 9 9 100 Đạt
17 Đông Giang 11 11 100 Đạt
18 Tây Giang 10 9 90.0 Đạt CĐ: A vương
Tổng cộng 240 237 98,75 Đạt

6

×