Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

quản lý chất thải rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.79 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG
Da Nang university of technology
KHOA :MÔI TRƯỜNG
Lớp: 12MT
Xử lý chất thải rắn đô thị.
Giáo viên hướng dẩn: Trần Văn Quang
Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Hoài Trâm
Trần Thị Trang
Nguyễn Thị Thuý Phương
Trần Phương Giang
Cao Thanh Sang
Lâm Hưng Thắng
Nguyễn Duy Tâm Tịnh
Nguyễn Đình Chiến
Trần Đình Trung
Nguyễn Thị Hương
Trần Thị Tình Lam
Hoàng Thi Hương
Nguyễn Ngọc Hùng
Trần Văn Thông
Lương Đức Pha
Chanthongthip Souksavang

NỘI DUNG TRÌNH BÀY
Phần 1:Tổng quan nơi kiến tập nhận thức
Phần 2: Khái niệm và ý nghĩa chất thải rắn
Phần 3: Hiện trạng
Phần 4: Biện pháp xử lý
Phần 5: Các ý kiến nhận xét và đề xuất
MỞ ĐẦU


Hiện nay bên cạnh mục tiêu phát triển nền kinh tế xã hội thì phải gắn liền với vấn đề
bảo vệ môi trường bởi môi trường rất quan trọng đối với chúng ta .Nó là cuộc sống là
nền tảng của sự phát triển kinh tế xã hội cũng như sự tồn tại và phát triển của con
người cũng như các loại sinh vật.
Hiện nay vấn đề ô nhiễm đang là một thách thức lớn đối với toàn cầu. Cùng với tốc
độ phát triển kinh tế quá nhanh, nguy cơ ô nhiễm môi trường càng gây nhức nhối
cho cộng đồng quốc tế. Vì vậy làm thế nào để vừa phát triển kinh tế-xã hội vừa bảo
vệ môi trường là một trong những vấn đề trên thế giới cũng như Việt Nam đang hết
sức quan tâm. Xử lý chất thải rắn chủ yếu vẫn là hình thức chôn lấp tại các bãi
hở hoặc kín nhưng không hợp vệ sinh, bên cạnh đó trong quá trình quản lý chất thải
rắn việc phân công trách nhiệm giữa các ngành chưa rõ, cơ chế thực hiện vẫn mang
nặng tính bao cấp, hình thức thu gom chủ yếu vẫn mang tính thủ công, thiếu đầu tư
nâng cấp các trang thiết bị, nhận thức cộng đồng đang ở trình độ thấp Đặc biệt là ở
các vùng nông thôn huyện thị miền núi thì vấn đề thu gom xử lý chất thải rắn chưa
được quan tâm thực hiện. Cũng như hầu hết các tỉnh thành khác hiện nay, việc xử lý
rác thải rắn trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, nhất là các khu, cụm công nghiệp vẫn còn
nhiều bất cập, gây ô nhiễm môi trường, đang gây lo ngại cho người dân địa phương.
Phần 1:Tổng quan nơi kiến tập nhận thức
1.1:Vị trí địa lí
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên
Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai;
Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng;
Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa;
Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Đăk Nông.
Hình 1: bản đồ thành phố Buôn Mê Thuột
1.2 Điều kiện tự nhiên
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu Đăk Lăk vừa chịu sự chi phối của
khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu.
Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn lả khí hậu Tây Trường Sơn, đó là nhiệt
độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức do chịu ảnh hưởng của gió

mùa Tây Nam, mùa đông mưa ít. Vùng phía Đông và Đông Bắc thuộc các huyện
M’Đrăk, Ea Kar, Krông Năng là vùng khí hậu trung gian, chịu ảnh hưởng khí hậu
Tây và Đông Trường Sơn.
1.3 Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1.600 - 1.800mm, trong đó
vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng phía Nam (1950 — 2000mm); vùng có lượng
mưa thấp nhất là vùng phía Tây Bắc (1500 — 1550mm). Lượng mưa trong 6

tháng
mùa mưa chiếm 84% lượng mưa năm, mùa khô lượng mưa chiếm 16%, vùng Ea Súp
lượng mưa mùa khô chiếm 10% có năm không có mưa. Các tháng có lượng mưa lớn
là tháng 8

, 9. Mùa mưa Tây Nguyên còn chịu ảnh hưởng bởi số lượng cơn bão ở duyên
hải trung bộ. Lượng mưa năm biến động lớn (lượng mưa năm lớn nhất gâp 2.5 — 3
lần lượng mưa năm nhỏ nhất). Theo số liệu tại trạm khí tượng thủy văn, Buôn Ma
Thuột, lượng mưa cao nhất vào năm 1981 đạt 2.598mm, lượng mưa năm nhỏ nhất
vào năm 1970 đạt 1147mm.
Phần 2: Khái niệm và ý nghĩa chất thải rắn.
2.1 Khái niệm chất thải rắn:
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người
loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản
xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v ). Trong đó quan trọng
nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định
nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà
không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là
chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải
có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
Theo quan điểm này, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau:

- Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị;
- Thành phố có trách nhiệm thu dọn.
2.2. Nguồn tạo thành chất thải rắn
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt);
- Từ các trung tâm thương mại;
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng;
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
- Từ các hoạt động công nghiệp;
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị;
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố.
2.3 Ý nghĩa của chất thải rắn
Tác hại.
Chất thải rắn có thể làm gia tăng sự lan truyền các loại bệnh tật có nguồn gốc
từ ruồi, muỗi, chuột…
Ví dụ: bệnh hô hấp, dị ứng, tim mạch, tiêu hóa, da, mắt, và đặc biệt nguy hiểm đó là rác
thải cũng có thể gây ra các bệnh ung thư và thần kinh.
Nếu rác không được chôn lấp đúng theo quy trình kỹ thuật, nó sẽ làm ô nhiễm đến môi
trường đất, nước mặt, nước ngầm, từ đó dễ dẫn đến khả năng gây ô nhiễm cây trồng
và nước uống của chúng ta.
Hơn nữa, việc đốt rác không được kiểm soát ở những bãi chứa rác có thể gây ra ô
nhiễm không khí nghiêm trọng và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh vật sống.
Lợi ích kinh tế
Lợi ích của rác thải có thể mang lợi nhuận đến cho bạn hoặc tiết kiệm được chi phí
bằng cách giảm lượng rác thải mà bạn phải mang đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Rác chỉ thực sự có giá trị kinh tế nếu ta biết phân loại và xử lý thích hợp
Ví dụ: kinh doanh tái chế rác thải (thu gom ve chai), thức ăn thừa có thể làm thức ăn
cho gia súc, gia cầm, rác hữu cơ là nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh.
Phần 3: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH
PHỐ BUÔN MÊ THUỘT TỈNH ĐĂK LĂK,THÀNH PHỐ

ĐÀ LẠT(LÂM ĐỒNG).
3.1 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Ở BUÔN MÊ THUỘT
TP Buôn Mê Thuột - Đắk Lắk mỗi ngày thải ra môi trường hàng trăm tấn chất thải
rắn, trong khi các khu xử lý chất thải đang quá tải và rất khó giải quyết.
Năm 2000, TP Buôn Ma Thuột đã đưa vào sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn ở xã Cư
Êbur có diện tích 22 ha, bảo đảm xử lý toàn bộ rác thải của TP đến năm 2005. Hiện
mỗi ngày có khoảng 170 tấn rác thải của TP vẫn phải đưa ra bãi rác này.
Rác sau khi đổ về bãi sẽ được máy ủi dồn lại. Để hạn chế bớt ruồi, mùi hôi, hằng tháng,
đơn vị quản lý bãi rác đã phun khoảng 30 lít thuốc diệt ruồi và chế phẩm sinh học.
Theo thiết kế ban đầu, sau khi đổ đầy rác vào các ô dày 2,5 m phải phủ lên lớp đất
khoảng 0,3 m nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nhiều chỗ rác cao
hơn mặt đất từ 5-7 m do không có thiết bị đầm nén, không có đất phủ lên.
Để có chỗ đổ rác, các công nhân phải mồi lửa cho cháy âm ỉ quanh năm. Một
lượng khói rất lớn thải ra, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mỗi khi trời mưa,
nước từ bãi rác chưa được xử lý chảy ra môi trường xung quanh. Điều đáng lo ngại
là phần lớn rác thải y tế trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột được đổ chung vào rác
thải sinh hoạt do chưa có hệ thống xử lý rác thải .

Hình 2: đồi rác Hình 3: nước rỉ rác
Hình 4:bãi đốt rác
Hình c:
Hình d:
Hình 5(c,d): bãi chôn lấp
3.2 Hiện trạng chất thải rắn ở Đà Lạt.
Thực tế cho thấy trong thời gian qua, chất thải rắn sinh hoạt đã góp
một phần không nhỏ làm ô nhiễm môi trường thành phố Đà Lạt, làm
mất vẻ mỹ quan của thành phố.
Trong khi việc thu gom và vận chuyển rác đang có những tiến triển
hết sức tốt đẹp thì việc đầu tư trang thiết bị cho công tác xử lý chất
thải rắn sinh hoạt ở đây không được quan tâm đúng mức. Rác thải

vẫn còn tập trung chưa phân loại, chưa đưa được công nghệ, kỹ thuật
xử lý tiến tiến vào sử dụng, bãi xử lý rác còn là bãi hở không hợp vệ
sinh, chưa có quy hoạch sử dụng đất cho công tác xử lý chất thải rắn
sinh hoạt.
Hình 6: bãi rác Cam Ly, Đà Lạt
PHẦN 4: BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Các xe vận chuyển rác đến bãi sẻ được công nhân phân chia và thu
gom phân loại theo từng loại rác khác nhau.Phần có thể tái sử dụng
công nhân đem bán còn những rác như bao nilong và các chất rắn
khác chủ yếu đem đốt và chôn lấp
4.1.Phương pháp chôn lấp.
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dùng chở rác tới
các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, dùng xe ủi san bằng,
đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi
và rắc vôi bột Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở lên
tơi xốp và thế tích của các bãi rác giảm xuống.
Phương pháp này có các ưu điểm và nhược điểm như công nghệ đơn giản;
chi phí thấp, song nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất
tương đối lớn; không được sự đồng tình của dân cư xung quanh; việc tìm
kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới là khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm
môi trường nước, không khí, gây cháy nổ.

Hình 7:sơ đồ xử lý chất thải rắn
Phần 5:CÁC Ý KIẾN
5.1 Ý kiến nhận xét
Hiện nay, hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải của hai thành phố
buôn mê thuột và thành phố đà lạt tương đối hoàn chỉnh,nhưng khâu
cuối cùng là chôn lấp và đốt chưa đạt hiệu quả .Nhiều bãi rác trung
chuyển về về vẫn còn chấc thành đống, không xử lý kịp thời, một số thì
cháy âm ỉ.

5.2 Đề xuất
5.2.1.Cần đưa bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã
được xây dựng đi vào hoạt động.
“bãi chôn lấp hợp vệ sinh" là sự tách riêng rác khỏi môi trường
cho đến khi rác không còn độc hại thông qua các quá trình sinh học ,
hóa học, và vật lý tự nhiên.
Để trở thành bãi chôn lấp hợp vệ sinh, bãi rác phải thoả mãn 3
điều kiện tổng quát nhưng cơ bản sau:
∙ Rác trong bãi phải được đầm nén
∙ Hằng ngày rác phải được che phủ( bằng đất hoặc các vật liệu
khác)để tránhkhông bị môi trường bên ngoài ảnh hưởng.
∙ Kiểm soát và ngăn ngừa những tác động xấu đến sức khoẻ cộng
đồng và môi trường( chẳng hạn như mùi, làm nguồn nước cấp bị ô
nhiễm…)
5.2.2 Phân loại rác, tái chế rác hữu cơ:
Các nhà máy tái chế rác thải thực phẩm thu gom rác từ từng hộ gia
đình và được xử lý chúng thành phân bón và thức ăn gia súc. Không
giống với các loại rác thải sinh hoạt khác, lượng chất thải thực
phẩm có thể được giảm xuống một phần ba bằng cách sấy khô. Nhà
máy loại bỏ chất độc hại và kim loại nặng từ chất thải thực phẩm,
rồi sấy khô, nghiền nhỏ, và điều chỉnh độ mặn để làm thức ăn gia
súc giàu dinh dưỡng. Chất thải thực phẩm trước đây được đưa
thẳng đến bãi chứa rác, nhưng nay đã trở thành nguồn nhiên liệu
thay thế quý giá và thức ăn gia súc.
Tận dụng chế biến rác thải hữu cơ ngay tại nguồn sẽ giảm thiểu rác
thải phải chuyên chở đến bãi chôn lấp, tiết kiệm kinh phí cho Nhà
nước và nhân dân, tiết kiệm tài nguyên đất, kéo dài tuổi thọ các bãi
chôn lấp, tận dụng được chất thải, đem lại lợi ích kinh tế, gắn với
bảo vệ môi trường
Các loại tái chế:

-Tái chế chai nhựa: Các loại chai nhựa, một trong những loại rác được tái chế
nhiều nhất, tùy từng loại nhựa mà có thể sử dụng để sản xuất ra các loại vật dụng
hữu ích khác.
- Tái chế kim loại: Về việc tận dụng kim loại trong đời sống có những người làm
công việc thu gom (thường gọi là thu mua "đồng nát") mua tất cả những đồ hỏng
(trong đó có cả kim loại) mà họ thấy có thể bán lại được sau đó bán lại cho cơ sở
chuyên phân loại, ở đây các phần của chi tiết hỏng có thể được tận dụng sửa chữa
lại, kim loại cũng được phân loại dùng làm phôi chế tạo, những thứ không thể tận
dụng nữa thì mới được chuyển dùng nấu luyện tái chế ( phải phân loại riêng từng
kim loại như đồng, nhôm, gang, thép ) rồi bán lại cho các cơ sở tái chế.
• Tái chế rác hữu cơ: những loại rác thực phẩm hữu cơ được dùng để tạo thành
phân bón loại tốt, bán lại cho nông dân.
• Tái chế giấy: Giấy đã qua sử dụng phát sinh từ nhiều nguồn, bao gồm các hộ
gia đình, trường học, văn phòng công sở của các cơ quan, tổ chức, công ty, nhà
máy, siêu thị, cửa hàng, nhà ga, bến xe, sân bay Giấy đã qua sử dụng có loại tái
chế được và loại không tái chế được. Những loại giấy không thể tái chế gồm giấy
cảm nhiệt, giấy (tự) dính, băng keo, giấy lau, khăn lau đã dùng, giấy đựng sơn, giấy
đựng hóa chất hoặc thực phẩm Từ các nguồn thải, giấy đã qua sử dụng được thu
gom để chuyển về nhà máy giấy, giấy đã qua sử dụng sau khi thu hồi chuyển về nhà
máy có thể tái chế thành giấy làm bao bì, giấy tissue, giấy in báo.
• Tái sử dụng vật liệu xây dựng: Phần lớn vật liệu thừa từ các công trình xây
dựng đều có thể tái chế. Thạch cao có thể tái chế làm ván lát tường, nhựa đường
dùng để trải đường, bê tông dùng làm nền đường và các mục đích khác.
• Tái chế rác thải điện tử như: máy tính cũ, máy in, điện thoại di động, máy
nhắn tin, các thiết bị nhạc và ảnh kỹ thuật số, tủ lạnh, đồ chơi và máy vô tuyến
truyền hình…. Cũng như việc sản xuất ra các thiết bị điện tử, việc tái chế rác thải
điện tử rất phức tạp, đòi hỏi phải có công nghệ hiện đại.
Để công tác xử lý rác sinh hoạt đạt hiệu quả, cần
phải :
· Giáo dục môi trường cho toàn bộ người dân trong thành phố bằng cách treo

băng rôn, phát tờ rơi có hình ảnh về môi trường dễ hiểu, tuyên truyền trên loa
phóng thanh, tổ chức những trò chơi mang tính giáo dục môi trường.
· Xây dựng chương trình khuyến khích giảm chất thải tại nguồn.
· Xây dựng chương trình tuyên truyền, khuyến khích phân loại rác tại nguồn
nhằm giảm chi phí cho công tác phân loại rác.
· Nhà nước cần hỗ trợ chi phí phân loại rác tại nguồn cho người dân như phân
phát các thùng rác có màu và ký hiệu quy định cho mỗi loại rác, thu mua các sản
phẩm có thể tái chế.Xây dựng chương trình tuyên truyền, khuyến khích tái sử
dụng, tái chế chất thải rắn.
· Có chính sách hỗ trợ và đầu tư hợp lý về phương tiện thu gom và vận chuyển rác
thải, vệ sinh môi trường nhằm tăng hiệu quả thu gom và vận chuyển đến đạt
100%.
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
• Kỹ thuật môi trường
• Hóa học môi trường


ran-cho-thanh-pho-buon-ma-thuot-tinh-dak-lak-den-nam-2020-49788/

atthairan/Hientrangvahoatdong/tabid/193/language/vi-
VN/cat/157/ArticleDetailId/231/ArticleId/224/Default.aspx
• & p=detailNews & newid=3068
7.Quá trình đi thực tập nhận thức tại bãi rác ở Buôn Mê Thuột

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×