Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đề tài thảo luận Thiên Đường Thuế và các hoạt động chuyển giá – rửa tiền.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.03 KB, 17 trang )

Đề tài thảo luận : Thiên Đường Thuế và các hoạt động chuyển giá – rửa tiền.
Nhóm Capricorn
Thành viên
1. Trần Trường Thành. Mã SV CQ512723
MỤC LỤC
PHẦN I THIÊN ĐƯỜNG THUẾ
1.1.Khái niệm
1.2.Đặc điểm của thiên đường thuế
a)Thuế suất áp dụng
b)Khai báo tài chính quốc tế
1.3.Tác hịa của thiên đường thuế
a)Tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giá
b)Che giấu thu nhập bất chính
c)Giảm khả năng điều tiết của ngân sách quốc gia
1.4.Lợi ích mà các thiên đường thuế thu được
1.5.Hình ảnh một số thiên đường thuế
PHẦN II HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TẠI CÁC THIÊN ĐƯỜNG THUẾ
2.1.Khái niệm
2.2.Các hình thức chuyển giá
a) Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
b) Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá tài sản vôhình
c) Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ công ty đối tác
trong liên doanh với giá cao
d)Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý
e)Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa
f)Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ
g)Chuyển giá thông các trung tâm tái tạo hóa đơn
2.3. Tác động của chuyển giá
2.4. Các ví dụ về hoạt động chuyển giá
PHẦN III HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN
3.1.Khái niệm


3.2.Ai cần rửa tiền
3.3.Quy trình rửa tiền
3.4.Tác động của rửa tiền
3.5.Biện pháp phòng chống rửa tiền
PHẦN IV BIỆN PHÁP NÀO CHO CÁC THIÊN ĐƯỜNG THUẾ
PHẦN I.THIÊN ĐƯỜNG THUẾ
1.1 Khái niệm:
“Quốc gia hoặc những nơi có thuế suất thấp hơn đáng kể so với các nước khác hoặc không đánh
thuế đối với các công ty, cá nhân nước ngoài.”
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD thì có 3 tiêu chí trong việc xác định
xem một hệ thống pháp lý có phải là thiên đường thuế hay không.
1. Không đánh thuế hoặc chỉ là thuế danh nghĩa.
Thiên đường thuế không đánh thuế hoặc chỉ tồn tại thuế danh nghĩa và coi khu vực hoặc đất
nước mình là nơi để người ở những quốc gia khác tìm đến khi muốn tránh những mức thuế
cao ở nước họ.
2. Bảo vệ thông tin cá nhân.
Thiên đường thuế thường có luật hoặc các biện pháp hành chính để các cá nhân hoặcdoanh
nghiệp thu được lợi ích do các quy định chặt chẽ và những bảo vệ khác chống lại sự thanh
tra-kiểm tra của các cơ quan thuế nước ngoài. Điều này ngăn cản quá trình truyền thông tin
về người nộp thuế được hưởng lợi từ hệ thống quy định pháp luật.
3. Thiếu minh bạch.
Thiếu minh bạch trong các điều khoản hành chính và luật pháp là một yếu tố giúp xác định
thiên đường thuế. Theo OECD luật phải được áp dụng thống nhất và cởi mở. Thiếu minh
bạch gây ra khó khăn cho các cơ quan quản lý thuế của nước ngoài khi muốn áp dụng hiệu
quả luật của nước họ.
Các thiên đường thuế thường chỉ là những quốc gia hay các đảo có diện tích rất
nhỏ,dân số ít, nhưng tập trung 1 số lượng rất lớn các công ty trên toàn thế giới đăng
ký trụ sở hoạt động. Các công ty này phần lớn không có hoặc cực ít nhânviên làm việc
tại đó.
VD Liechtenstein - một thiên đường thuế, là một quốc gia nhỏ ở Tây Âu với

diện tích 160 km2, nằm giữa Thụy Sĩ và Áo, có dân số chỉ 35.000 người(năm 2006).
Công quốc này rất yên bình. Thủ đô Vaduz thậm chí không có đường ray xe lửa và cả
nước chẳng có một sân bay nào. Người đứng đầuCông quốc, Thái tử Alois, nếu muốn
ra nước ngoài bằng máy bay phải lái xe hơi đến sân bay ở nước láng giềng Áo. Tuy
nhiên, Liechtenstein lại nổi tiếng thịnh vượng và giàu có bậc nhất thế giới. Đây là một
trung tâm tài chính toàn cầu với gần 74.000 doanh nghiệp đến từ khắp nơi trên thế
giới đăng ký hoạt động.
Năm 2000, Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển OECD công khai bản
danh sách đen bất hợp tác về thuế, trong đó có 33 quốc gia để xảy ra vấn nạn rửa tiền bị
cảnh báo. Hiện nay, danh sách đen chỉ còn lại 3 quốc gia, đó là Monaco ,
Liechtenstein và Andorra.
1.2 Đặc điểm :
1.2.1 Về thuế suất áp dụng :
-Mức thuế suất áp dụng rất thấp
VD Trở lại với Liechtenstein, thuế áp đặt cho các công ty rất ưu đãi. Mức thuế tối
đa là 18%, so vớimức trung bình của châu Âu có thể lên tới 30%
- Nếu có, chỉ áp thuế trên danh nghĩa
VD Trước đây, khi còn bị coi là 1 thiên đường trốn thuế, Gibraltar - nằmgiữa Tây Ban
Nha và Anh, các công ty ở đây hàng năm chỉ phải nộp có mỗimột khoản thuế lợi tức là 400
EUR, thấp đến mức gần như không đáng kể.Sau khi bị dư luận phê phán và bị coi là
không phù hợp với luật thuế của EU, chính sách thuế đã được thay đổi lại là: không áp
thuế theo doanh thuhay lợi nhuận mà theo số nhân công làm việc cho công ty đó với mức
4.500EUR/đầu người. Nhưng vì đại đa số - nếu như không nói là gần hết - các công ty ở
đây không hầu như không có nhân viên làm việc và thường chỉ domột văn phòng luật sư ở
Gibraltar quản lý nên quy định mới về thuế này chỉ là danh nghĩa.
-Không áp nhiều loại thuế
VD Andorra- quốc gia nằm giữa biên giới Pháp và Tây Ban Nha, không thu thuế
giá trị gia tăng, thuế thu nhập hay thuế tài sản.
1.2.2 Về khai báo tài chính quốc tế :
- Thiếu minh bạch thông tin, đề cao bảo mật thông tin tài chính cá nhân. Các khách hàng

được phép mở tài khoản mà có thể ẩn danh. Bất hợp tác trong khai báo tài chính quốc tế. Hạn
chế các nhà điều tra nước ngoài tiếp cận thông tin. Không cho phép các thanh tra thuế nước
ngoài điều tra hoạt động trốn thuế trong lãnh thổ.
VD Thụy Sỹ - quốc gia cũng được biết đến với cái tên “thiên đường thuế”Tại Thụy Sĩ áp
dụng Luật bảo mật ngân hàng, theo đó các thông tin về cáctài khoản của khách hàng được bảo
mật hoàn toàn, ngay cả các tổ chức haythanh tra có thẩm quyền trên quốc tế cũng không được
cung cấp thông tin.Theo ước tính, lượng tài sản trốn thuế đang được cất giữ tại các ngân hàngở
Thụy Sỹ vào khoảng 4.700 tỷ USD. Từ thế chiến thứ hai, Đức quốc xã vàcả những người Do
Thái đều đánh giá cao dịch vụ bí mật của Thụy Sỹ. Sauchiến tranh, nhiều tên trùm ma túy
của Columbia, giới độc tài châu Phi và cảnhững kẻ trốn thuế từ nhiều nước đều “gửi gắm”
hàng tỷ USD tại các ngânhàng Thụy Sỹ.
1.3. Tác hại của thiên đường thuế :
1.3.1 Tạo điều kiện cho hoạt động Chuyển giá :
Các công ty đa quốc gia thực hịên chuyển giá đến các công ty con có trụ sở đặt tại các
thiên đường thuế để hưởng mức thuế suất cực thấp tại đây.
VD Công ty A tại Việt Nam sản xuất 1 sản phẩm với chi phí 10$, để có lợi
nhuận, công ty phải bán với giá lớn hơn 10$. Khi có hiện tượng chuyển giá đến thiên đường
thuế :Công ty A bán sản phẩm cho công ty B đặt tại thiên đường thuế với giá chỉ 7$. Như vậy A
bị lỗ, không có lợi nhuậnvà sẽ không bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy Việt
Nam mất 1 khoản thu từ thuế.Tuy nhiên, công ty B lại là 1 công ty con của công ty A. Tại
thiên đường thuế, công ty B bán sản phẩm trên với giá lớn hơn10$ là đã có lãi. Thu
nhập thu được từ việc bán sản phẩm trên chỉ bị đánh thuế với mức thuế TNDN cực
thấp, nhỏ hơn rất nhiều so với việc nếu bán sản phẩm đó từ Việt Nam.
VD năm 2001, khi Tập đoàn Enron của Mỹ bị điều tra, người ta phát hiện công ty này có
đến 881 chi nhánh và 692 trong số đó đăng ký hoạt động chỉ riêng ở quần đảo Caimans.
1.3.2 Che giấu thu nhập bất chính :
Nếu không có thiên đường thuế, khi có nguồn thu nhập này, các tổ chức,
cá nhân bắt buộc phải khai báo nguồn gốc của thu nhập. Đồng thời, nếu thu nhập này
lớn thì khoản tiền thuế thu nhập phải đóng là rất cao.Khi có thiên đường thuế : Tại thiên
đường thuế, họ mở 1 tài khoản mới.Các thiên đường thuế thường cho phép khách

hàng ẩn danh khi mở tài khoản đồng thời đảm bảo việc bảo mật thông tin ( do không chấp
nhận việckhai báo tài chính với các cơ quan thanh tra quốc tế), vì vậy các tài khoản này
được lập ra mà không ai biết nguồn gốc hay chủ nhân thực sự của nó.Việc không minh bạch
về thông tin này thường được các đối tượng xấu,các cá nhân muốn trốn thuế lợi dụng
triệt để.
VD Tầng lớp siêu giàu trên thế giới giấu ít nhất 21.000 tỉ USD trong những "thiên đường
thuế" bí mật, tính đến cuối năm 2010, theo một nghiên cứu lớn vừa được công bố hôm 22/7/2012
của James Henry-cựu kinh tế trưởng tại Công ty tư vấn tài chính hàng đầu thế giới McKinsey.
Ông Henry cho biết 21.000 tỉ USD chỉ là một con số dè dặt và quy mô thật sự có thể lên đến
32.000 tỉ USD – tức là bằng GDP của 2 nước đứng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc cộng lại
1.3.3 Các quốc gia giảm khả năng điều tiết của ngân sách :
Khi xảy ra hiện tượng chuyển giá, hệ thống thuế của quốc gia bị mất một
khoản thu lớn khiến cho ngân sách bị thiếu hụt, đặc biệt là vào những thời kì khủng hoảng kinh
tế. Hơn nữa khi các cá nhân, tổ chức lựa chọn thiên đường thuế để gửi gắm thu nhập, số
tiền gửi đáng nhẽ nằm trong hệ thống ngân hàng trong nước thì nay lại nằm tại các ngân
hàng tại thiên đường thuế. Như vậy, ngân hàng cũng giảm khả năng hỗ trợ nhà nước
trong việc cấp ngân sách. Thậm chí các nước nghèo còn không có tiền cho việc đầu tư cho y tế
và giáo dục.
VD Trong khi Hy Lạp đang phải hứng chịu cuộc khủng hoảng nợ công và phải nhờ đến
các gói cứu trợ của IMF hay của EU thì có đến khoảng 16 Tỷ EUR đã bị người dân Hy Lạp
chuyển ra nước ngoài để trốn thuế đến mức thủ tướng của Hy Lạp đã phát biểu trước toàn bộ EU
rằng “Nếu không có tình trạng này thì chắc chắn Hy Lạp sẽ không bao giờ phải cần tới các gói
cứu trợ”
1.4 Lợi ích mà các thiên đường thuế thu được :
Các thiên đường thuế từ bỏ quyền đánh thuế của mình . Vậy bù lại họ có được
lợi ích gì Lợi ích họ thu được chính là từ những khoản tiền gửi.Số tiền hiện đang nằm
trong các thiên đường thuế ước tính lên đến hàng ngàn tỷ USD. Lượng tiền này được gửi vào các
ngân hàng tại thiên đường thuế, các ngân hàng này tất nhiên không để khoản tiền này " chết" tại
quỹ mà sẽ đem đi đầu tư khắp thế giới từ đó thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Ngoài ra phí dịch vụ họ nhận được từ các dịch vụ tài chính cũng không phải là nhỏ.

VD Ngân hàng và các dịch vụ tài chính bí mật chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh
tế của Liechtenstein. Lĩnh vực này giải quyết việc làm cho 14,3%lực lượng lao động và đóng
góp 30% vào GDP trị giá 2,7 tỉ euro. Công quốc này có cả thảy 15 ngân hàng và hơn 300 người
được ủy thác (thường là luật sư) điều hành hàng ngàn quỹ đầu tư.
1.5 Hình ảnh một số thiên đường thuế nổi tiếng của thế giới
1. Tiểu bang Delaware, Mỹ
Tiểu bang này được xem là một “thiên đường thuế” đối với các doanh nghiệp ngay trên đất Mỹ.
Có quá nửa số công ty đại chúng trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ (Fortune
500) đăng ký tại bang này để hưởng mức thuế suất thấp và được bảo vệ bí mật thuế má.
2. Luxembourg
Luật của công quốc nhỏ bé trong Liên minh châu Âu (EU) cho phép bảo vệ sự bí mật thông tin
về tài sản cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đồng thời, thuế suất doanh nghiệp thấp cũng giúp
Luxembourg thu hút được những dòng vốn đầu tư khổng lồ.
3. Thụy Sỹ
Thông tin khách hàng được bảo mật là điểm hấp dẫn nhất mà các nhà băng Thụy Sỹ có được đối
với khách hàng. Tuy nhiên, cách đây ít lâu, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama với
quyết tâm chống trốn thuế đã gây áp lực buộc ngân hàng lớn nhất của Thụy Sỹ là UBS công bố
danh tính hàng loạt khách hàng Mỹ.
4. Cayman Islands
Đây là một “đích ngắm” nữa của Tổng thống Obama trong cuộc chiến chống nạn trốn thuế.
Cayman Islands là một quần đảo nhỏ bé, nhưng cũng có thể được xem là một trung tâm tài chính
của thế giới, nổi tiếng vì mức độ bảo mật thông tin cao và thuế suất thấp.
5. Bermuda
Bermunda là một địa chỉ đăng ký kinh doanh ưa thích của các công ty Mỹ. Nhiều doanh nghiệp
chuyển trụ sở tới các “thiên đường thuế” như Bermunda, trong khi hoạt động thực tế vẫn duy trì
trên đất Mỹ.
6. Singapore
Đảo quốc sư tử đang được xem là một “ứng
cử viên” thay thế cho Thụy Sỹ một khi
“pháo đài bí mật” trong các nhà băng Thụy

Sỹ bị phá vỡ.
7. Hồng Kông
Trước đây, vùng lãnh thổ này là một “thiên đường thuế” cho các công dân và doanh nghiệp Anh.
Hồng Kông đem tới cho những ai có nhu cầu trốn thuế sự bảo mật thông tin và các doanh nghiệp
mức thuế suất đáng mơ ước.
PHẦN II. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TẠI THIÊN ĐƯỜNG THUẾ
2.1 Định nghĩa
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tàisản được
chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thịtrường nhằm tối
thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi National Company)trên toàn cầu.
2.2 Các hình thức chuyển giá
Tùy vào hoàn cảnh kinh doanh khác nhau mà các MNC sử dụng các biện pháp
khácnhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu.
a. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần vốn góp của bên
phía có ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó, sự chi phối trong các quyết địnhliên quan đến hoạt
dộng của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được chia sẽ tăng. Ngoài ra, khi dự án
kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn.Đối với các công ty có 100% vốn
đầu tư nước ngoài thì việc nâng tài sản góp vốn sẽgiúp họ tăng mức khấu hao trích hàng
năm, làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng mứckhấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư:
•Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư.
•Giảm mức thuế TNDN phải đóng cho nước tiếp nhận đầu tư b.
b. Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu…(tài sản vôhình)
Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi dụngviệc này mà
các MNC chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công thức phachế, chuyển giao công
nghệ… nhằm tăng phần góp vốn của mình lên. Một số trường hợp phía góp vốn bằn tài sản
vô hình có xuất trình gấy chứng nhận của công ty kiểm toán nhưng độ tin cậy, trung thực
của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định.
c. Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ công
ty đối tác trong liên doanh với giá cao

Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh toántiền hàng
nhập khẩu. Ngoài ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá đắt làm chi phí sản xuấttăng, dẫn tới lợi
nhuận chịu thuế TNDN giảm.
d. Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và
quản lý
Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê trung gian. Một số đốitác liên
doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả lại thấp. Chi phí này phía
liên doanh nước chủ nhà gánh chịu.Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với
lương cao, ngoài ra còn phảitrả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà
quản lý. Ở một số trườnghợp cũng có hiện tượng chuyển giá ở khâu này khi công ty cung cấp
nguồn nhân lực cũnglà công ty con của cùng một tập đoàn.Một số trường hợp còn thực
hiện chuyển giá thông qua hình thức đào tạo ở nước ngoài: cử chuyên viên, công
nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ với chi phí cao.Một hình thức chuyển giá của công ty
có vón FDI là trả lương, chi phí cho chuyên giatư vấn được gởi đến từ công ty mẹ. Loại
hình tư ván này rất khó xác định số lượng vàchất lượng để xác định chi phí cao hay thấp.
Lợi dụng điều này, nhiều công ty FDI thực hiện hành vi chuyển giá mà thực chất là chuyển lợi
nhuận về nước dưới danh nghĩa là phídịch vụ tư vấn.
e. Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa
Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ bán nguyên liệu, hàng hóa với giá thấp nhằmtránh nộp
thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này, công ty mẹ sẽ tăng cường hoạt động tư
vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩmvới giá thấp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp, thì công ty ký hợp đồng nhập khẩu với
giá cao nhằm nâng chi phí để tránh thuế.
f. Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ
Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý
nhưdùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạnmà
không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên caonhư chi phí
chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nướcdưới dạng lãi
vay, chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau.
g. Chuyển giá thông các trung tâm tái tạo hóa đơn

Tru n g t â m t á i t ạ o h óa đơ n đ ó n g v a i t r ò n g ư ờ i t ru n g g i a n g i ữ a c ô n g t y
m ẹ v à các công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ công ty nơi sảnxuất
hàng hóa qua trung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó thì trung tâm này lại bán lại chocông ty phân
phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo. Thông qua việc này sẽđịnh vị lại loại ngoại
tệ của cả đơn vị sản xuất và trung tâm tái tạo hóa đơn. Nhưng trênthực tế, hàng hóa được chuyển
giao trực tiếp từ công ty sản xuất qua thẳng công ty phân phối mà không qua trung tâm tái tạo
hóa đơn. Hình thức này thường xảy ra trong ngành dược phẩm.
2.3 Tác động của hoạt động chuyển giá dưới góc độ các quốc gia liên quan
a. Dưới góc độ các quốc gia đóng vai trò là thiên đường thuế
Tác động tích cực:
Khi có hoạt động chuyển giá ngược, do nước thu hút đầu tư cómức thuế thu nhập thấp
làm tăng thu nhập cho nước tiếp nhận vốn.
Tác động tiêu cực:
•Cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay đổi do việc
thực hiện hành vi chuyển giá của các MNC làm các luồng vốn chảy vào nhanh
mạnh, sau đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn. Hậu quả là tạo ra một bức
tranh kinh tế bị sai lệch ở các quốc gia này trong các thời kì khác nhau.
•Đối với các quốc gia được coi là thiên đường về thuế, họ là người được hưởng lợi từ hoạt động
chuyển giá trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, họ phải đương đầu với các khó khăn tài chính
khi các MNC thoái vốn do các thu nhập không bền vững trước đây trong ngắn hạn không
phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế.
•Với việc thực hiện hành vi chuyển giá và thao túng thị trường, chính phủ các nước tiếp nhận đầu
tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô và khó
khăn trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.
•Hoạt động chuyển giá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế hoạch kinh tế của các
quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính vì thế nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ dẫn tới bị lệ thuộc về kinh
tế của chính quốc, về lâu dài có thể dẫn tới lệ thuộc về chính trị.
b.Dưới góc độ các quốc gia bị ảnh hưởng của chuyển giá
Tác động tích cực:
Quốc gia đó sẽ được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân

thanh toán quốc tế.
Tác động tiêu cực:
Tác động rõ ràng nhất là việc bị thất thoát nguồn thu lớn từ thuế, từ đó sẽ làm mất cân đối trong
hoạt động thu chi của NSNN.
2.4 Các ví dụ về hoạt động chuyển giá
a)Google
Trong năm 2008, doanh thu từ quảng cáo tại Anh của Google đạt 1,6 tỷ bảng, tương
đương với 2,57 tỷ USD và bằng 14% doanh thu toàn cầu của hãng. Đáng lẽ ra Google phải đóng
khoản thuế TNDN 450 triệu bảng Anh, tương đương với 724 triệu USD. Tuy nhiên, trên thực tế
công ty này không phải đóng một xu. Theo hồ sơ tại cơ quan hải quan Hoàng gia Anh, Google
chỉ đóng một khoản khiêm tốn 141.519 bảng một số loại thuế mákhác.Sở dĩ Google lách luật
thành công vì họ chọn đặt trụ sở chính văn phòng châu Âu ở Dublin, Ireland. Tất cả doanh thu
thu được từ hoạt động quảng cáo tại Anh được rót về Ireland. Nhờ đó, Google né được sự kiểm
soát của Anh, nơi đánh thuế doanh nghiệp khácao từ 28 đến 30%. Tại Ireland, hóa đơn thuế gửi
đến cho Google nhẹ nhàng hơn nhiều,do mức thuế TNDN tại đây chỉ là 12,8 đến 15%.Tuy nhiên,
ngay cả khi chuyển sang Ireland để chịu thuế, Google vẫn tiếp tục tìm cách tối giản số tiền phải
đóng. Theo đó, họ kê khai chi phí lên thật cao tại những nơi đánh thuế cao, và hưởng lợi tại
những nơi đánh thuế thấp. Những thủ thuật lách thuế này không trái luật. Nhờ đó, tại Dublin,
trong năm 2008, Google chỉ phải đóng 6,7 triệu bảng Anh tiền thuế, tương đương với khoảng
10,8 triệu USD.
b)Enron
Enron là một công ty đa quốc gia hùng mạnh trong lĩnh vực năng lượng. Công ty có hoạt
động hơn 40 quốc gia trên thế giới. Enron có 7.500 nhân viên làm việc tại tòa nhà 50 tầng ở
trung tâm Houston. Enron đã phát triển những chiến lược chuyển giá rất đa dạng để chuyển thu
nhập tới những nơi có thuế thấp hoặc không có thuế. Với những lờikhuyên từ Arthur Andersen,
Deloitte & Touche, Chase Manhattan, Deutsche Bank,Bankers Trust và một số công ty luật, tập
đoàn năng lượng khổng lồ của Mỹ Enron đã tạora 3.500 chi nhánh và công ty con trong và ngoài
nước tại những nơi như Turks &Caicos, Bermuda và Mauritius. Trong đó có 441 công ty và chi
nhánh được thành lập ở Cayman Islands, nơi mà lợi nhuận doanh nghiệp không bị đánh bất kỳ
loại thuế nào. Cụthể như: Lợi nhuận 1,785 tỷ USD của Enron từ năm 1996 đến năm 2000 thì

không nộpthuế. Nó cũng tránh thuế ở các nước đang phát triển như Ấn Độ và Hungary.
c)Toyota
Việc chuyển giá của tập đoàn Toyota bằng cách chuyển thu nhập tới những nơi cóthuế
TNDN thấp. Doanh thu nội địa trong sổ sách kế toán của Toyota (UK) tính đến ngày31 Tháng Ba
2003 thì công ty này đã bị lỗ trước thuế là 116 triệu bảng Anh trong khidoanh thu bán hàng là 1,4
tỷ bảng Anh, trong khi đó Toyota (GB), là chi nhánh phân phốivà bán hàng lại có lợi nhuận là 3
triệu bảng Anh trên doanh thu bán hàng là 1,5 tỷ bảngAnh. Các nhà máy sản xuất của Toyota ở
châu Âu đều tập trung tại Anh và Pháp, vàToyota cũng tuyên bố lợi nhuận hoạt động ở khu vực
châu Âu của mình trong sổ sách kếtoán so với tập đoàn ở Nhật Bản trong cùng thời kỳ. Nhưng
lợi nhuận lại không phát sinhtại UK, bởi đây là một trong nơi có luật thuế TNDN cao nhất ở
châu Âu.
PHẦN III. HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN
3.1Khái niệm về rủa tiền
Theo định nghĩa, “rửa tiền” là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ
quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. (Đúng hơn, nếu dịch từ
tiếng Anh “money laundering” thì phải là “giặt tiền” thay vì “rửa tiền”, lý do là các tổ
chức tội phạm ở Mỹ vào những năm 1920 dùng các tiệm giặt – laundry − để biến tiền
phi pháp thành hợp pháp, vì nhà nước không thể đòi hỏi các tiệm này cung cấp danh
sách khách hàng.)
3.2Ai cần rửa tiền?
Có thể xếp những người rửa tiền làm hai nhóm chính:
(1) Các tổ chức khủng bố, những người buôn lậu (ma tuý, vũ khí, lao động bất hợp pháp…)
(2) Những người tham nhũng
(ngoài ra còn có những người muốn tránh thuế, hoặc là những người muốn giữ kín thu nhập
thật sự (dù là hợp pháp) của mình)
Bảng thống kê Đơn vị: tỉ USD (trích nguồn số liệu từ IFM)
Toàn cầu Các nước chậm tiến và các nước
đang chuyển đổi
Ước lượng cao Ước lượng thấp Ước lượng cao Ước lượng thấp
Tội phạm $549 $331 $238 $169

Tham nhũng $50 $30 $40 $20
Tổng cộng $599 $361 $278 $189
3.3 Quy trình rửa tiền
Quá trình rửa tiền cơ bản có 3 bước.
Bước 1, chạy chỗ: Mục đích của bước này là biến đổi hình thái ban đầu của các khoản thu nhập
phạm pháp và tách chúng khỏi tổ chức tội phạm nhằm tránh sự phát hiện của các cơ quan chức
năng. Một số thủ đoạn phổ biến là chia nhỏ tiền bất chính để gửi vào các ngân hàng nhiều lần để
số lượng mỗi lần không đến mức phải khai báo, mua các công cụ tiền tệ hay hàng hóa xa xỉ đắt
tiền, chuyển lậu tiền ra nước ngoàikẻ rửa tiền chèn tiền bẩn vào một tổ chức tài chính hợp pháp,
thường là dưới hình thức tiền mặt gửi ngân hàng. Đây là bước nguy hiểm nhất của quá trình rửa
tiền bởi vì một lượng lớn tiền mặt dễ gây nghi ngờ và các ngân hàng được yêu cầu phải báo cáo
các giao dịch có giá trị cao.
Bước 2, phân tán: gửi tiền thông qua các giao dịch tài chính khác nhau nhằm thay đổi hình thức
và làm cho người ta khó theo dõi. càng nhiều giao dịch tài chính càng tốt, đặc biệt là các giao
dịch xuyên quốc gia, nhằm tạo ra một mạng lưới giao dịch chằng chịt, phức tạp và khó lần dấu
vết
Chuyển giao giữa các ngân hàng, giữa các tài khoản khác nhau mang các tên khác nhau ở các
quốc gia khác nhau, liên tục gửi và rút để thay đổi số tiền trong các tài khoản, thay đổi chủng
loại tiền tệ, và mua sắm những thứ có giá trị cao như tàu thuyền, nhà cửa, xe hơi, kim cương,
tranh tượng… để biến hóa hình thức tiền. Đây là bước phức tạp nhất trong bất kỳ âm mưu rửa
tiền nào, với mục tiêu làm sao cho tiền bẩn càng khó theo dõi càng tốt.
Bước 3, hội nhập: Dù tiền bẩn có được quay vòng qua bao nhiêu giao dịch thì đích đến cuối
cùng vẫn là tổ chức tội phạm ban đầu .tiền vào lại nền kinh tế trong hình thức hợp pháp, có thể là
chuyển tiền vào tài khoản một doanh nghiệp địa phương dưới danh nghĩa "đầu tư" đổi lấy lợi
nhuận, bán du thuyền, kim cương hoặc lập những đơn hàng hàng triệu USD mua những thứ
hàng “vớ vẩn” từ công ty thuộc sở hữu của chính kẻ rửa tiền.
Đến được bước này, kẻ rửa tiền xem như đã thành công vì nhà chức trách rất khó bắt chúng nếu
như không đủ chứng cứ thu được từ những bước trước đó.
Rửa tiền - hoạt động ưa thích của bọn tội phạm
3.4Tác động của rửa tiền

Loại hình tội phạm này có ảnh hưởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống
như kinh tế xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng và từ lâu đã vươn những chiếc vòi bạch tuộc
của chúng ra ngoài biên giới các quốc gia. Trong phạm vi bài viết này chỉ xin đề cập đến ảnh
hưởng của rửa tiền đến nền kinh tế vĩ mô:
• Sự lưu chuyển các luồng tiền trong thế giới ngầm gây ra những đột biến trong cầu tiền tệ
và bất ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái
• Hoạt động kinh tế ngầm tác động xấu đến hướng đầu tư, chuyển từ các khoản đầu tư cẩn
trọng sang đầu tư rủi ro cao làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
• Hoạt động rửa tiền làm giảm tính hiệu quả của các công cụ tiền tệ của chính phủ, kích
thích các hành vi tội phạm kinh tế như trốn thuế, thâm ô, mua bán nội gián, gian lận
thương mại, tăng tính bất ổn của nền kinh tế.
• Các giao dịch ngầm làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch hợp pháp, gây mất
lòng tin đối với thị trường.
• Hệ thống ngân hàng tài chính bị suy yếu, thậm chí có thể bị thao túng bởi các băng nhóm
tội phạm.
• Các con số thống kê bị bóp méo, gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách và giảm
hiệu quả điều tiết của chính phủ.
3.5Biện pháp phòng chống rửa tiền
Việc phòng chống rửa tiền không phải là công việc của riêng bất kì tổ chức nào cả, mà
nói đòi hỏi phải có sự phối hợp của toàn xã hội. Thậm chí ngay cả những người dân thường cũng
đóng góp vào công việc này. Ví dụ trong những vụ phanh phui rửa tiền bên Mỹ, đã từng có 1 vụ
nguyên nhân là do người dân quanh nhà của bọn tội phạm rửa tiền nghe thấy tiếng máy đếm tiền
hoạt động liên tục 24/24 sinh nghi ngờ và thông báo cho cơ quan chức năng đến kiểm tra và
khám xét. Bắt đầu từ đầu mối này mà truy ra được hệ thống chân rết dài dằng dặc của bọn tội
phạm. Tuy đây là việc chung của toàn xã hội nhưng có lẽ chủ yếu vẫn là ở các đầu chốt là ngân
hàng. Như đã phân tích trong các bước để tiến hành rửa tiền thì bước đầu tiên là bước dễ bị tấn
công nhất. Cho nên chúng ta nên tập trung kiểm soát chặt chẽ ở bước này. Việc này đòi hỏi sự
phối hợp của các ngân hàng. Và mới đây nhất, luật phòng chống rửa tiền đã được quốc hội ban
hành. Trong luật quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng nói chung, và cụ
thể ở đây là các ngân hàng. Luật chỉ ra một ngân hàng cần phải :

_Nhận biết rõ các khách hàng của mình, đồng thời cập nhật thông tin thường xuyên các khách
hàng đó
_Mọi thông tin có được đều phải chuyển giao cho các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
_Áp dụng các biện pháp cần thiết khi có nghi vấn hoặc khi đã xác định được vi phạm cụ thể
Ngoài ra trong luật còn quy định chức năng của nhiều bộ và ban ngành trong việc phối hợp
phòng chống rửa tiền.
PHẦN IV BIỆN PHÁP NÀO CHO CÁC THIÊN ĐƯỜNG THUẾ
Sau những thực tế ở trên thì câu hỏi được đặt ra ở đây là biện pháp có thể được đưa ra để
xử lý các thiên đường thuế này. Trên thực tế, các chủ đề liên quan đến thiên đường thuế chỉ thực
sự nóng khi mà nền kinh tế toàn cầu trải qua khủng hoảng. Lý do quan trọng là sau những cuộc
khủng hoảng đó, ngân sách của nhiều quốc gia bị thâm hụt nặng nề, và khi thiếu tiền thì một
trong những nguồn mà ngân sách quốc gia phải nghĩ tới đầu tiên chính là thuế, và các khoản trốn
thuế hơn lúc nào hết được quan tâm một cách kỹ lưỡng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu thập niên 1930 từng khiến các nhà điều tra thuế của nhiều
nước “đổ bộ” vào Thụy Sĩ, làm chao đảo ngành ngân hàng nước này và là tiền đề cho sự ra đời
về luật bí mật ngân hàng năm 1934.
Lịch sử đang lặp lại. Với khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ vì khủng hoảng kinh tế, các
quốc gia bắt đầu điều tra tài khoản bí mật của những “đại gia” nước mình tại Thụy Sĩ. Thu hồi
các khoản trốn thuế, gian lận thuế cũng là một khoản đáng kể mà nhiều nước không thể bỏ qua.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lần này đang làm yếu đi, thậm chí đe dọa nguyên tắc bí mật
mà các ngân hàng Thụy Sĩ xem là chìa khóa của thành công.
Liên tục trong năm 2009, Thụy Sĩ phải đương đầu với đòi hỏi minh bạch của hệ thống tài chính
quốc tế từ nhiều nước. Cũng vì truyền thống bí mật ngân hàng gần như tuyệt đối mà cho đến đầu
năm 2009, Thụy Sĩ vẫn bị Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) xếp vào danh sách
những nước “chưa có sự hợp tác tốt về thuế”.
Liệu cách tấn công quyết liệt vào thiên đường thuế có phải là giải pháp hợp lý?Các ngân
hàng Thụy Sĩ hiện đang giữ số tài sản khoảng 2.000 tỉ euro, phần lớn là từ những khách hàng
ngoại quốc. Nếu thuận theo áp lực của cộng đồng quốc tế mà nới lỏng các quy định về giữ bí mật
thông tin khách hàng, ngành ngân hàng Thụy Sĩ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì khách
hàng bỏ sang những “thiên đường thuế” khác.

Vì vậy Thụy Sĩ sẵn sàng “ăn miếng trả miếng” khi các nước khác điều tra “quá nhiệt
tình” về bí mật ngân hàng. Tháng 8-2009, Pháp và Thụy Sĩ ký hiệp ước song phương về hỗ trợ
thuế. Chỉ 4 tháng sau, Thụy Sĩ tuyên bố tạm ngưng áp dụng hiệp ước để phản đối việc Paris mua
thông tin do một chuyên viên tin học của một Ngân hàng ở Thụy Sĩ đánh cắp được. Vụ việc này
liên quan đến số tài khoản trị giá 3 tỉ euro của khoảng 3.000 khách hàng người Pháp bị cáo buộc
trốn thuế.
Hồi tháng 2-2010, Đức tuyên bố đang xem xét mua lại một CD có chứa thông tin của
những người gian lận thuế đang gửi tiền tại Thụy Sĩ. Ngay lập tức, một nghị sĩ Thụy Sĩ tuyên
bố: “Nếu Đức mua lại những thông tin bất hợp pháp này, chúng tôi sẽ xem xét công bố toàn bộ
tài khoản ngân hàng tại Thụy Sĩ của các quan chức Đức”. Theo tờ Bild, “ngành tài chính Thụy Sĩ
nắm trong tay những bằng chứng cho thấy nhiều quan chức, thẩm phán Đức ( và nhiều quốc gia
khác trên thế giới) có tài khoản tại Thụy Sĩ.
Như vậy việc xóa bỏ hay tấn công các thiên đường thuế không hề đơn giản bởi điều đó sẽ
động chạm tới lợi ích của một lượng lớn các nhân vật quan trọng. Có lẽ phương pháp hợp lý nhất
là phải thương lượng từ từ để tìm ra những giải pháp sao cho có lợi từ đôi bên.
Những động thái gần đây cho thấy để giảm bớt áp lực quốc tế, tháng 3-2011, Thụy Sĩ
tuyên bố sẽ xem xét việc ký kết hiệp ước hỗ trợ kiểm soát thuế với những nước có yêu cầu.Theo
đó, những thỏa thuận song phương ký với các quốc gia khác đều có những quy định rất nghiêm
ngặt. Các ngân hàng Thụy Sĩ đồng ý cung cấp thông tin tài khoản của công dân các nước này
nhưng chỉ trong những trường hợp gian lận thuế cụ thể. Sau khi ký 12 hiệp ước, Thụy Sĩ đã được
OECD xóa tên khỏi danh sách đen về các thiên đường thuế. Thụy Sĩ còn đề nghị chuyển tiền
thuế trị giá 15 - 25% tài khoản của công dân những nước đã ký thỏa thuận với điều kiện vẫn để
ẩn danh tính của họ. Làm như vậy đối tác vẫn thu được thuế còn Thụy Sĩ vẫn bảo vệ được bí mật
ngân hàng. Cuối tháng 10-2011 vừa qua, Đức và Thụy Sĩ đã ký thỏa thuận về vấn đề này. Tài sản
của người Đức tại Thụy Sĩ ước tính khoảng 200 tỉ euro, như vậy, Berlin có thể thu về đến 30 tỉ
euro tiền thuế.

×