Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2014-2015 Môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.69 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II- NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: LỊCH SỬ 6
I. CHƯƠNG III: THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP:
Câu 1: Giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TrCN đến thế kỉ X gọi là thời Bắc
thuộc: Vì trong thời gian này nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau
thống trị, đô hộ.
Câu 2: Trình bày chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta
từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI?
- Đầu thế kỉ III, tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.
- Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.
- Thu nhiều thứ thuế, lao dịch và cống nạp nặng nề.
- Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, bắt nhân dân ta phải theo
phong tục tập quán của họ.
Câu 3: Nêu các chính sách cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến Trung Quốc
đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc? Chính sách nào là thâm độc nhất?
* Các chính sách cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến Trung Quốc:
- Chiếm đoạt đất đai, xóa tên nước ta.
- Vơ vét, bóc lột sức người, sức của.
- Thực hiện đồng hoá dân tộc.
* Chính sách thâm độc nhất: đồng hoá dân tộc.
Câu 4: Chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I-VI có
điểm gì giống và khác thời kì trước đó?

* Giống:
- Đều thi hành chính sách vơ vét, bóc lột sức người và sức của.
- Thực hiện chính sách chia để trị, chiếm đất đai và đồng hoá dân tộc.
* Khác:
- Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.
- Tăng cường bóc lột nhân dân ta bằng việc tăng thuế, lao dịch và cống nạp.
- Thi hành chính sách đàn áp nhân dân ta tàn bạo và cai quản chặt chẽ hơn.
Câu 5: Trình bày những biểu hiện phát triển kinh tế ở nước ta từ giữa thế kỉ I-


giữa thế kỉ VI ?
Mặc dù còn hạn chế nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển.
a) Nông nghiệp:
- Sử dụng phổ biến công cụ sắt và sức kéo của trâu, bò.
- Biết đắp đê phòng lụt và trồng lúa hai vụ một năm.
b) Thủ công nghiệp: rèn sắt, nghề gốm, nghề dệt phát triển.
c) Thương nghiệp:
- Buôn bán trong và ngoài nước phát triển.
- Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.
Câu 6: Những nét mới về văn hoá nước ta trong các thế kỉ I- VI?
- Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán.
- Đưa Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, những luật lệ và phong tục Hán vào nước
ta.
- Tổ tiên ta đấu tranh giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của dân tộc và tiếp
thu tinh hoa của Trung Quốc.
Câu 7: Những biến chuyển về xã hội nước ta trong các thế kỉ I- VI?

THỜI VĂN LANG- ÂU LẠC THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ
Vua Quan lại đô hộ
Quý tộc Hào trưởng Việt Địa chủ Hán

Nông dân công xã
Nông dân công xã

Nông dân lệ thuộc
Nô tì Nô tì
Câu 8: Các cuộc đấu tranh của dân tộc ta chống lại các thế lực phong kiến phương
Bắc từ thế kỉ I- X?
Thời gian Tên người
lãnh đạo

Diễn biến chính Chống giặc Kết quả
Năm 40 Trưng Trắc,
Trưng Nhị
Mùa xuân năm 40,
Hai Bà Trưng
dựng cờ khởi
nghĩa ở Hát Môn.
Nghĩa quân nhanh
chóng chiếm toàn
bộ Giao Châu.
Đông Hán
Thắng lợi, khôi
phục nền độc
lập thời Văn
Lang- Âu Lạc.
Năm 248 Bà Triệu( Triệu
Thị Trinh)
Bùng nổ năm 248
ở Phú Điền- Hậu
Lộc- Thanh Hoá
rồi lan ra khắp
Giao Châu.
Ngô
Bị đàn áp.
Năm 542 Lý Bí( Lý Bôn) Năm 542, Lý Bí
phất cờ khởi nghĩa.
Trong vòng chưa
đầy 3 tháng, nghĩa
quân chiếm hầu
hết các quận,

huyện. Nhà Lương
hai lần đem quân
sang đàn áp nhưng
đều thất bại. Khởi
Lương
Thắng lợi, lập
nước Vạn
Xuân.
nghĩa thắng lợi lập
nước Vạn Xuân.
Năm 550 Triệu Quang
Phục
Triệu Quang Phục
chọn Dạ
Trạch( Hưng Yên)
làm căn cứ và tổ
chức cách đánh du
kích. Năm 550,
nhà Lương có
loạn, Triệu Quang
phục phản công và
giành thắng lợi.
Lương
Thắng lợi, tiếp
tục nền độc lập
của nước Vạn
Xuân.
Đầu thế kỉ VIII Mai Thúc Loan Bùng nổ đầu thế kỉ
VIII ở Hoan Châu.
Ông liên kết với

nhân dân khắp
Giao Châu và
Cham- pa đánh
chiếm Tống Bình.
Năm 722, bị nhà
Đường đàn áp.
Đường
Bị đàn áp.
Khoảng năm
776- 791
Phùng Hưng Khoảng năm 776,
khởi nghĩa nổ ra ở
Đường Lâm.
Nghĩa quân nhanh
chóng chiếm thành
Tống Bình. Năm
791, bị nhà Đường
đàn áp.
Đường
Lúc đầu thắng
lợi, đến năm
791 bị đàn áp.
Năm 905 Khúc Thừa Dụ Cuối thế kỉ IX, nhà
Đường suy yếu,
Khúc Thừa Dụ nổi
dậy đánh chiếm
Tống Bình rồi tự
xưng Tiết độ sứ và
xây dựng chính
quyền tự chủ.

Đường
Thắng lợi, mở
ra thời kì tự
chủ cho đất
nước.
Từ năm 930-
931
Dương Đình
Nghệ
Năm 930, quân
Nam Hán sang
xâm lược nước ta.
Năm 931, Dương
Đình Nghệ đem
quân đánh chiếm
Tống Bình và đánh
tan viện binh giặc
Nam
Hán( lần I)
Thắng lợi, tiếp
tục xây dựng
nền tự chủ.
rồi tự xưng là Tiết
độ sứ và tiếp tục
xây dựng nền tự
chủ.
Năm 938 Ngô Quyền Cuối năm 938,
quân Nam Hán
theo đường biển
tiến vào nước ta.

Khi nước triều
dâng cao, Ngô
quyền cho thuyền
nhỏ đánh nhử giặc
vào trận địa. Lúc
nước triều rút,
quân ta dốc toàn
lực đánh quật trở
lại, Hoằng Tháo bị
giết tại trận.
Nam
Hán( lần II)
Thắng lợi, mở
ra thời kì độc
lập, tự chủ…
Câu 9: Kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc? Cuộc
khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Vì sao?
* Các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng- năm 40;
- Khởi nghĩa Bà Triệu- năm 248;
- Khởi nghĩa Lý Bí- năm 542;
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan- đầu thế kỉ VIII;
- Khởi nghĩa Phùng Hưng- năm 776.
* Tiêu biểu nhất là: cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Vì khởi nghĩa thắng lợi, lập nước Vạn
Xuân, thể hiện tinh thần độc lập.
Câu 10: Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? Ý nghĩa của những việc
làm trên?
* Những việc làm của Lý Bí:
- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế( Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn
Xuân.

- Xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch( Hà Nội), lập triều đình với hai ban văn, võ.
* Ý nghĩa của những việc làm trên:
Thể hiện tinh thần, ý chí độc lập của dân tộc…
Câu 11: Ý nghĩa sự ra đời của nước Vạn Xuân? Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên
nước là Vạn Xuân?
* Ý nghĩa:
- Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai và không còn lệ thuộc
Trung Quốc.
- Thể hiện ý chí của dân tộc Việt Nam.
* Suy nghĩ:
- Mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước.
- Thể hiện ý chí độc lập của dân tộc.
Câu 12: Nối tiếp truyền thống của Hai Bà Trưng, ở tỉnh ta có vị nữ tướng nào? Em
biết gì về vị nữ tướng đó?
Nữ tướng Nguyễn Thị Định quê ở (Giồng Trôm) đã có những đóng to lớn trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
Câu 13: Nêu những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành được độc lập? Ý
nghĩa của những việc làm đó?
* Những việc làm của Hai Bà Trưng:
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua( Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh.
- Phong chức tước cho những người có công.
- Xá thuế hai năm liền cho dân, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.
* Ý nghĩa: khẳng định chủ quyền dân tộc, góp phần nâng cao ý chí đấu tranh bảo vệ
độc lập của nhân dân…

Câu 14: Bốn câu thơ nói về lời thề của Bà Trưng Trắc trong ngày xuất quân:
“ Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”

( Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII)
Câu 15: Câu nói của Bà Triệu:
Có người khuyên bà lấy chồng, bà khẳng khái đáp: “ Tôi muốn cỡi cơn gió
mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại
giang sơn, cỡi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”
II. CHƯƠNG IV: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X
Câu 16: Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được
những gì để củng cố quyền tự chủ?

* Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ:
- Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu( Hải Dương), sống khoan hòa, được mọi
người mến phục.
- Cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình rồi
tự xưng Tiết độ sứ và xây dựng chính quyền tự chủ.
- Đầu năm 906, vua Đường phải phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.


* Những việc làm của họ Khúc và ý nghĩa:
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay và xây dựng đất nước
tự chủ:
+ Đặt lại khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
+ Định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc và lập lại sổ hộ khẩu.
- Ý nghĩa: chứng tỏ đất nước đã giành được quyền tự chủ…
Câu 17: Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng năm 938?
- Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo chỉ huy quân Nam Hán theo đường biển tiến vào
nước ta.
- Lúc nước triều dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra đánh nhử giặc vào trận địa
cọc ngầm trên sông Bạch Đằng.
- Lúc nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, thuyền giặc xô vào bãi
cọc vở tan tành, Hoằng Tháo bị giết tại trận.

Trận Bạch Đằng thắng lợi hoàn toàn.

Câu 18: Tại sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ
đại của dân tộc ta? Nguyên nhân làm nên chiến thắng trên?

* Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại vì:
- Chấm dứt hơn một ngàn năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
trên đất nước ta.
- Khẳng định và mở ra thời kì độc lập lâu dài trên đất nước.
* Nguyên nhân làm nên chiến thắng đó:
- Tinh thần yêu nước, đoàn kết quyết chiến của nghĩa quân.
- Sự lãnh đạo tài giỏi của Ngô Quyền:
+ Huy động được sức mạnh toàn dân.
+ Tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng.
+ Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo.
Câu 19: Vì sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ hai?
- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ đã
làm cho nhân dân và Ngô Quyền bất bình.
- Sau thất bại năm 931, nhà Nam Hán chưa từ bỏ ý đồ thống trị nước ta nên nhân
cơ hội Kiều Công Tiễn cầu cứu. Năm 938, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần
hai.

Câu 20: * Chú ý nguyên nhân thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa:
- Sự ủng hộ của nhân dân.
- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, hi sinh của nghĩa quân.
- Sự chỉ huy tài giỏi của người lãnh đạo.
Câu 21: Chú ý khi liên hệ về các anh hùng dân tộc:
- Tự hào, biết ơn, học tập, noi gương…
- Giữ gìn, bảo vệ, tuyên truyền các di tích về người anh hùng đó.
- Học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

×