Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Tài liệu BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN giáo viên năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 45 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÃ BA GIỒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN
Năm học 2014-2015
Họ và tên giáo viên:NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG
Sinh ngày: 18 tháng 11 Năm 1973
Ngày vào ngành: ngày 1 tháng 1 năm 1993
Trình độ chuyên môn: CĐSP
Chức vụ công tác: GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Nhiệm vụ được phân công: GVCN Lớp 5E
Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho giáo viên năm
học 2014-2015 của nhà trường; Tôi xây dựng kế hoạch BDTX cá nhân năm học
2014-2015 như sau:
I Mục tiêu:
1.Học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế- xã hội, bồi
dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất
lượng giáo dục.
2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá của giáo viên; năng
lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của mình.
II. Nguyên tắc:
1.Thực hiện nội dung bồi dưỡng bám sát chương trình; thực hiện đúng Quy
chế BDTX của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.Bồi dưỡng trọng tâm, tâm trung vào các vấn đề mới, vấn đề khó khăn
trong thực tiễn; bảo đảm được tính kế thừa, hệ thống. không gây quá tải.
3.Phát huy được vai trò nòng cốt trong việc bồi dưỡng theo các hình thức tự
học cá nhân, học tập theo nhóm,tổ chuyên môn, báo cáo chuyên đề.
4. Các khối kiến thức bồi dưỡng ( bắt buộc và tự chọn) đều được đánh giá.
Kết quả đánh giá làm cơ sở xét thi đua vào thời điểm cuối năm học.
1


III. Nhiệm vụ:
-Xây dựng và hoàn thành kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân
đã được phê duyệt; thực hiện nghiêm túc các qui định về BDTX của nhà trường.
-Soạn và báo cáo chuyên đề theo kế hoạch phân công của lãnh đạo nhà
trường.
-Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch
BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX
vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
IV. Lịch trình thực hiện kế hoạch:
Thời
gian
Nội dung bồi dưỡng Hình thức
thực hiện
Thời gian
tự học
(tiết)
Ghi
chú.
Tháng
8-2014
1.Bồi dưỡng chính trị hè.
Bồi dưỡng chính trị,
thời sự, nghị quyết, chính sách
của Đảng, Nhà nước như:
Nghị quyết của Đảng, của
Thành ủy: Bao gồm tổng quát
về nhiệm vụ kinh tế xã hội, đi
sâu về quan điểm đường lối
phát triển giáo dục và đào tạo;
Tình hình phát triển kinh tế -

xã hội và Giáo dục-Đào tạo
2012-2015; Chỉ thị nhiệm vụ
năm học 2014-2015 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; các nội
dung về đáp ứng yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ năm học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; các văn
bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Các vấn đề lý luận cơ
bản và những điểm mới trong
Nghị quyết Hội nghị lần VIII
và Hội nghị lần IX Ban Chấp
-Bồi dưỡng tập
trung tại Trung
tâm bồi dưỡng
chính trị Huyện
Hóc Môn.
30 tiết
2
hành Trung ương Đảng khóa
XI. Những nội dung cơ bản và
những điểm mới của bản Hiếp
pháp nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam được
Quốc hội thông qua năm 2013.
Chuyên đề về học tập và
làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh năm 2014 “Nêu
cao tinh thần trách nhiệm

chống chủ nghĩa cá nhân, nói
đi đôi với làm”.
Tháng
9;10-
2014
Module TH1:
- Ứng dụng phương
pháp "Bàn tay nặn bột"
trong dạy học môn khoa
học và tự nhiên xã hội
(8 tiết )
- Tổ chức dạy học theo
mô hình trường học mới
VNEN( 5 tiết)
- Phát hiện những sai
lầm trong việc dạy Toán
ở Tiểu học (7 tiết )
- Hướng dẫn ra đề môn
Tiếng Việt ở Tiểu học.(5tiết)
- Sử dụng bảng tương
tác trong việc dạy học
môn Tự nhiên xã hội,
Khoa – Sử - Địa trong
trường Tiểu học (5 tiết )
-Bồi dưỡng tại
trường, rút kinh
nghiệm, học hỏi,
trao đổi cùng
đồng nghiệp.
30 tiết

Tháng
11; 12-
2014

Module TH15 :
- Một số phương pháp
dạy học tích cực ở tiểu
học.
-Cá nhân tự học.
Trao đổi, thảo
luận trong tổ
chuyên môn 5
15 tiết
3
Tháng
1;2-
2015
Module TH16 :
- Một số kĩ thuật dạy học
tích cực ở tiểu học.động
giáo dục.
-Cá nhân tự học.
Trao đổi toàn
trường, thực hành
theo tổ.
15 tiết
Tháng
3;4-
2015
MODULE TH 34: Công tác

chủ nhiệm lớp ở trường tiểu
học.
1.Những vấn đề cơ bản về
công tác chủ nhiệm trong giai
đoạn hiện nay:
- Nhiệm vụ, chức năng của
người giáo viên trong trường
tiểu học.
-Yêu cầu đối với giáo viên
chủ nhiệm trong công tác giáo
dục ở địa phương trong gia
đoạn hiện nay.
-Quan hệ giữa giáo viên chủ
nhiệm với Ban giám hiệu,
đồng nghiệp, phụ huynh học
sinh và cộng đồng.
2.Hồ sơ về công tác chủ
nhiệm.
-Cá nhân tự học.
Trao đổi , thảo
luận, học hỏi kinh
nghiệm đồng
nghiệp.
12 tiết
Tháng
5-2015.
-Đánh giá, rút kinh nghiệm về
quá trình tự bồi dưỡng năm
2014-2015.
-Xây dựng kế hoạch BDTX

năm học 2015-2016, đăng ký
chuyên đề bồi dưỡng.
-Đánh giá rút kinh
nghiệm.
Duyệt của Tổ trưởng Ngày ….tháng … năm 2014.
Người lập kế hoạch.
Nguyễn Thị Ngọc Trang
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
4
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
5
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÃ BA GIỒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NỘI DUNG GHI CHÉP
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2014-2015.
I. Nội dung bồi dưỡng: Nội dung 1
1.Bồi dưỡng chính trị hè:
Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước
như: Nghị quyết của Đảng, của Thành ủy: Bao gồm tổng quát về nhiệm vụ kinh tế

xã hội, đi sâu về quan điểm đường lối phát triển giáo dục và đào tạo; Tình hình
phát triển kinh tế - xã hội và Giáo dục-Đào tạo 2012-2015; Chỉ thị nhiệm vụ năm
học 2014-2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Các vấn đề lý luận cơ bản và những điểm mới trong Nghị quyết Hội nghị lần
VIII và Hội nghị lần IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Những nội
dung cơ bản và những điểm mới của bản Hiếp pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2013.
Chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm
2014 “Nêu cao tinh thần trách nhiệm chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”.
2. Thời gian bồi dưỡng:
-Từ ngày 1 tháng 8 năm 2014 đến ngày 31 tháng 8 năm 2014
3. Hình thức bồi dưỡng:
-Bồi dưỡng tập trung tại trung tâm Bồi chính trị huyện Hóc Môn.(1, 2/8/2014)
- Báo cáo viên:
Bà: Bùi Thị Kim Anh ( Phó PGD huyện Hóc Môn)
Bà: Đặng Thị Duy Tư ( GV Trường CBQL TP)
Ông: Trần Văn Giữa ( Chủ nhiệm UBKT Hóc Môn)
Ông: Nguyễn Văn Thông ( PGĐ Đài Truyền hình HM)
4. Kết quả đạt được:
Nghị quyết của Đảng, của Thành ủy: Bao gồm tổng quát về nhiệm vụ
kinh tế xã hội, đi sâu về quan điểm đường lối phát triển giáo dục và đào tạo; Tình
6
hình phát triển kinh tế - xã hội và Giáo dục-Đào tạo 2012-2015; Chỉ thị nhiệm vụ
năm học 2014-2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các nội dung về đáp ứng yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các vấn đề lý luận cơ bản và những điểm mới trong Nghị quyết Hội nghị lần
VIII và Hội nghị lần IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Những nội

dung cơ bản và những điểm mới của bản Hiếp pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2013.
Chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm
2014 “Nêu cao tinh thần trách nhiệm chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”.
5. Những nội dung bản thân sẽ và đã vận dụng vào thực tiễn giảng dạy
và giáo dục tại đơn vị:
Bản thân tự học,tự bồi dưỡng để câp nhận chính thức chính trị, đạo đức nghề
ngiệp,phát triển năng lực dạy học theo yêu cầu của chuẩn nghề ngiệp giáo viên,
yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu phát triển giáo dục của thành phố, yêu cầu đổi
mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
6. Tự đánh giá
Bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công
tác được 100% so với yêu cầu và kế hoạch
Ngày 31tháng 8 năm2014

Ký tên
Nguyễn Thị Ngọc Trang
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
7
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÃ BA GIỒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NỘI DUNG GHI CHÉP
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2014-2015.
1.Nội dung bồi dưỡng: Nội dung 2
Module TH1:
- Ứng dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học môn
khoa học và tự nhiên xã hội (8 tiết )
- Tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới VNEN( 5tiêt)
- Phát hiện những sai lầm trong việc dạy Toán ở Tiểu học(7 tiết)

- Hướng dẫn ra đề môn Tiếng Việt ở Tiểu học.( 5 tiết)
- Sử dụng bảng tương tác trong việc dạy học môn Tự nhiên xã
hội, Khoa – Sử - Địa trong trường Tiểu học (5 tiết)
2. Thời gian bồi dưỡng:
-Từ ngày 3 tháng 9 năm 2014 đến ngày 31 tháng 10 năm2014
3. Hình thức bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng tại trường.
-Rút kinh nghiệm, học hỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp.
4. Kết quả đạt được:
• Ứng dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học
môn khoa học và tự nhiên xã hội
A.Phương pháp “ Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực dựa
trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự
nhiên.
Mục tiêu của phương pháp này là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và
say mê khoa học của hs. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương
pháp “ Bàn tay nặn bột” còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông
qua ngôn ngữ nói và viết cho hs.
B.Nguyên tắc của “ Bàn tay nặn bột”: Có 10 nguyên tắc.
8
1. HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với
đời sống và sẽ thực hành trên những cái đó.
2. Trong quá trình tìm hiểu, hs lập luận bảo vệ ý kiến của mình,đưa ra tập thể
thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết
mà chỉ những hoạt động riêng lẻ không đủ tạo nên.
3. Những hoạt động do gv đề xuất cho hs được tổ chức theo tiến trình sư phạm
nhằm nâng cao dần mức độ học tập, chương trình học tập được nâng cao dần
lên và hs tự chủ khá nhiều.
4. Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ trên tuần trong nhiều tuần liền cho một đề
tài.Sự liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm

bảo trong suốt thời gian học tập.
5. Hs bắt buộc có mỗi em một quyển vở thực hành do các emghi chép theo
cách thức và ngôn ngữ của chính các em.
6. Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của hs các khái niệm khoa học và kĩ
thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố các ngôn ngữ nói và viết.
7. Các gia đình hoặc khu phố được khuyến khích thực hiện các công việc của
lớp.
8. Ở địa phương, các đối tác khoa học( Trường Đại học,Cao đẳng, )giúp các
hoạt động của lớp theo khả năng
9. Ở địa phương, các Viện Đào tạo gv(trường ĐHSP,CĐSP) giúp các gv kinh
nghiệm và pp giảng dạy.
10. GV có thể tìm thấy trên Internet về những bài học đã được thực hiện, những
ý tưởng, những giải đáp thắc mắc.GV là người chịu trách nhiệm giáo dục và
đề xuất những hoạt động của lớp mình.
C. Tiến trình dạy học theo phương pháp “ Bàn tay nặn bột”: gồm 5 bước.
- Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
- Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thiết và thiết kế phương án thực nghiệm
- Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- Bước 5: Kết luận kiến thức mới.
9
GIÁO ÁN DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Môn : Khoa học Lớp 5 – Tiết 53
Bài : CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I)Mục tiêu : Sau bài học HS biết :
- Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ , phôi , chất dinh dưỡng
dự trữ
II) Chuẩn bị : HS : Bảng con , bút dạ ; ươm một số hạt đậu phộng hoặc đậu xanh
vào đất ẩm khoảng 4-5 ngày trước khi mang đến lớp để học .
III) Các hoạt động dạy học :

A, Kiểm tra bài cũ : ( 4 p ) Kiểm tra 3 HS: Em hãy kể tên một số hoa thụ
phấn nhờ gió, hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Lớp và GV nhận xét bổ sung.
B Bài mới :
1,Họat động 1 : (15p)Tìm hiểu cấu tạo của hạt .
Bước 1 : Tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học :
- GV cho HS quan sát vật thực(cây lạc ( Đậu phộng))
Và hỏi : Đây là cây gì ?
- Cây lạc mọc lên từ đâu ?
- Trong hạt lạc có gì ?
- HS làm việc cá nhân ghi lại những hiểu biết của mình về cấu tạo của hạt vào vở
ghi chép thí nghiệm bằng cách viết hoặc vẽ .
Bước 2 : Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh .
Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi
+ Đại diện các nhóm nêu đề xuất câu hỏi về cấu tạo của hạt .
+ GV cho HS làm việc theo nhóm 4
+ GVchốt lại các câu hỏi của các nhóm
10
( Nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học ) :
- Trong hạt có nước hay không ?
- Trong hạt có nhiều rễ không ?
- Có phải trong hạt có nhiều lá không ?
- Có phải trong hạt có cây con không ?
+ Các nhóm lần lượt làm các thí nghiệm tách đôi hạt đậu để quan sát và trả lời các
câu hỏi ở bước 3
Bước 4 : Đề xuất các phương án thí nghiệm nghiên cứu .
+ GV hướng dẫn , gợi ý HS đề xuất các phương án thí nghiệm , nghiên cứu để tìm
câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3
+ Đại diện các nhóm trình bày kết luận về cấu tạo của hạt đậu .
+ HS vẽ và mô tả lại cấu tạo gủa hạt sau khi tách vào vở ghi chép thí nghiệm .
Bước 5 : Kết luận , rút ra kiến thức

+ HS so sánh lại với hình tượng ban dầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng
không ?
+ GV cho đại diện các nhóm trình bày kết luận sau khi làm thí nghiệm .
+ HS nhắc lại cấu tạo của hạt
+ GV cho HS vẽ cấu tạo của hạt đậu .
+ HS làm việc theo nhóm 4 : Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình , nêu
điều kiện để hạt nảy mầm ; chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu trước lớp .
+ GV cho HS so sánh , đối chiếu
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Cho HS nhắc lại cấu tạo của hạt
2. Hoạt động 2 : (10p)Thảo luận
+ GV cho HS làm việc theo nhóm 4
11
+ HS làm việc theo cặp : Quan sát hình 7 trang 109 SGK , chỉ vào từng hình và mô
tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa , kết trái và
cho hạt mới .
+ GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công .
3, Hoạt động 3 : (8p) Quan sát :
+ GV cho HS làm việc theo cặp
+ HS trình bày
+ GV cho một số HS trình bày trước lớp
4- Củng cố , dặn dò : ( 3 p )
+ GV gọi vài HS lần lượt nhắc lại nội dung bài học .
+ Dặn HS về nhà học bài , làm thực hành theo mục thực hành trang 109 sgk .
+ GV nhận xét tiết học . tuyên dương các em học tốt .
• Tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới VNEN:
- Xây dựng góc Thư Viện .
- Trang bị 10 bước học tập .
• Phát hiện những sai lầm trong việc dạy Toán ở Tiểu học
Trong thực tế dạy học hiện nay, tình trạng học sinh lớp 5 còn sai lầm trong

giải toán rất phổ biến. Để giúp học sinh nắm vững cách giải toán là một yêu cầu
cấp bách đối với tất cả giáo viên trực tiếp giảng dạy. Bằng thực tế và kinh nghiệm
giảng dạy, bằng tình thương và trách nhiệm, tôi luôn trăn trở và cùng nhau trao đổi
trong sinh hoạt tổ chuyên môn để tìm ra biện pháp khắc phục, giúp học sinh nhận
dạng được bài toán, nắm được phương pháp giải cho từng dạng toán, giúp học sinh
vận dụng và giải toán theo phương pháp dễ hiểu và hay nhất.
Chính việc xác định những sai lầm trong giải toán và hướng dẫn học sinh
sửa chữa là cơ hội tốt nhất để bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư
phạm phục vụ tốt cho yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học của tôi.
12
*Các biện pháp chính để hướng dẫn học sinh giải toán theo hướng phát
huy tính tích cực
Mục đích của dạy học giải Toán ở Tiểu học là giúp học sinh tự tìm hiểu được
mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, mô tả quan hệ đó bằng cấu trúc phép
tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán.
Để đạt mục đích trên, giáo viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
+ Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc
phép tính, các thuật ngữ, … ( chuẩn bị cho học giải toán ).
+ Tổ chức học sinh thực hiện các bước giải toán.
+ Tổ chức rèn luyện kĩ năng giải toán.
+ Rèn luyện năng lực khái quát hóa giải toán.
Hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật
ngữ.
+ Bài toán có lời văn nêu các vấn đề thường gặp trong đời sống các vấn đề
đó gắn liền với nội dung ( khái niệm, cấu trúc, thuật ngữ ) toán học, do vậy giáo
viên cần cho học sinh nắm vững khái niệm, thuật ngữ.
*Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán
Thông thường giải toán được tiến hành qua 4 bước:
Bước 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán bằng các thao tác:
+ Đọc bài toán (đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc bằng mắt ).

+ Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để hiểu nội dung, nắm bắt bài
toán cho biết cái gì, bài toán yêu cầu phải tìm cái gì?
Bước 2 : Tìm cách giải bài toán bằng các thao tác:
13
+ Tóm tắt bài toán (tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng hình vẽ, tóm tắt bằng sơ
đồ) .
+ Cho học sinh diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt.
+ Lập kế hoạch giải bài toán: Xác định trình tự giải bài toán, thông thường
xuất phát từ câu hỏi của bài toán đi đến các yếu tố đã cho. Xác lập mối quan hệ
giữa các điều kiện đã cho với yêu cầu bài toán phải tìm và tìm được đúng phép tính
số học thích hợp.
Bước 3: Thực hiện cách giải và trình bày lời giải bằng các thao tác:
+ Thực hiện các phép tính đã xác định (có thể viết phép tính sau khi viết câu
lời giải và thực hiện phép tính ).
+ Viết câu lời giải.
+ Viết phép tính tương ứng.
+ Viết đáp số.
Bước 4 : Kiểm tra bài giải: kiểm tra số liệu, kiểm tra tóm tắt, kiểm tra phép
tính, kiểm tra câu lời giải, kiểm tra kết quả cuối cùng có đúng yêu cầu bài toán.
*Một số sai lầm của học sinh lớp 5 khi làm toán:
- Giải toán về tỉ số phần trăm: Đối với loại toán này, nhiều học sinh chưa
xác định đúng dạng từng loại toán về tỉ số phần trăm nên giải sai, hay ghi sai
chỉ số phần trăm vào tìm một số.
- Ví dụ 1: Sai cách trình bày.
Một tổ sản xuất làm được 1200 sản phẩm, trong đó anh Ba làm được 126 sản
phẩm. Hỏi anh Ba làm được bao nhiêu phần trăm số sản phẩm của tổ.
Bài giải :
Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
14
126 : 1200 = 0,105 = 10,5%.

Đáp số : 10,5%.
Cách giải đúng.
Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
126 : 1200 = 0,105
0,105 = 10,5%
Đáp số: 10,5%.
Ví dụ 2: Sai cách thực hiện.
Bài toán: Một cửa hàng bỏ ra 6000000 đồng tiền vốn. Biết cửa hàng đó đã lãi 15%,
tính số tiền lãi.
Bài giải:
Số tiền lãi là:6000000 : 15% = 400000 (đồng).
Đáp số : 400000 (đồng).
Nếu học sinh giải đúng sẽ là.
Số tiền lãi là:6000000 : 100 x 15 = 900000 (đồng).
Đáp số : 900000 (đồng).

Ví dụ 3 : Ghi sai chỉ số phần trăm vào một số.
Tìm một số biết 30% của nó là 72.
Học sinh giải : 72 x 100 : 30 = 240%.
Đáng lẽ , học sinh nên viết : 72 x 100 : 30 = 240.
- Dạy toán liên quan đến các đại lượng hình học
15
Đối với loại toán này khi giải nhiều học sinh còn chưa xác định đúng đề bài,
chưa đổi về cùng một đơn vị đo , hay tìm chưa đúng mối liên hệ của các công thức,
viết sai công thức, trình bày bài chưa hợp lý.
Ví dụ: Ghi sai công thức.
Bài toán: Một đám đất hình chữ nhật có chiều dài 48m, chiều rộng 32m. Tính
chu vi đám đất đó.
Học sinh giải. Chu vi đám đất hình chữ nhật là :
48 + 32 x 2 = 160 (m).

Đáp số :162m.
Điều đáng nói là học sinh quên dấu ngoặc nên bài toán giải sai.
Học sinh cần ghi: (48 + 32) x 2 = 160 (m).
Ví dụ 2 : Trình bày lời giải sai với phép tính; sai đơn vị đo.
Bài toán : Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120m, đáy bé bằng 2/3 đáy
lớn. Đáy bé dài hơn chiều cao 5m. Trung bình cứ 100m thu hoạch được 64,5 kg
thóc. Tính số thóc thu hoạch trên thửa ruộng đó.
Học sinh giải.
Số m của đáy bé là: 120 x 2/3 = 80 (m).
Số m chiều cao là: 80 – 5 = 75 (m).
Diện tích thửa ruộng hình thang là:
( )
2
7580120 x+
= 7500 (m
2
).
Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng là: 7500 : 100 = 75 (m).
Số thóc thu hoạch là:75 x 64,5 = 4837,5 (kg).
Đáp số : 4837,5 kg.
16
Đúng ra , học sinh trình bày cách giải như sau.
Đáy bé của thửa ruộng hình thang là: 120 x 2/3 = 80 (m).
Chiều cao của thửa ruộng hình thang là:80 – 5 = 75 (m).
Diện tích thửa ruộng hình thang là:
( )
7500
2
7580120
=

+
x
(m
2
).
7500 m so với 100 m gấp số lần là: 7500 : 100 = 75 (lần).
Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng là: 75 x 64,5 = 4837,5 (kg).
Đáp số : 4837,5 kg.
Ví dụ 3 : Chưa nắm được mối liên hệ giữa các công thức tính.
Bài toán : Tính diện tích hình tròn biết chu vi bằng 6,28 m.
Bài giải:
Bán kính hình tròn là:6,28 : 3,14 = 2 (m).
Diện tích hình tròn là: 2 x 2 x 3,14 = 12,56 (m
2
).
Đáp số : 12,56 m
2
.
Đúng ra học sinh xác định công thức tính chu vi hình tròn:
C = d x 3,14 Từ đó suy ra : d = C :3,14
C = r x 2 x 3,14 Từ đó suy ra : r = C : 3,14 : 2
Từ đó học sinh sẽ giải đúng.
Bán kính hình tròn là: 6,28 : 3,14 : 2 = 1 (m).
Diện tích hình tròn là:1 x 1 x 3,14 = 3,14(m
2
).
Đáp số : 3,14 m
2
.
17

Ví dụ 4: Học sinh giải toán sai vì chưa đổi về cùng một đơn vị đo hay
chưa đóng ngoặc đơn vị ở phép tính.
Bài tóan: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5 m, chiều rộng 0,6
m và chiều cao 4 dm. Tính thể tích khối gỗ.
Học sinh giải.
Thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật là:1,5 x 0,6 x 4 = 3,6m
3
.
Đáp số : 3,6m
3
.


Nhận xét: Vì chưa đổi 4 dm ra cùng đơn vị với 1,5 m và 0,6 m nên kết quả
sai, cũng như quên đóng dấu ngoặc ở phép tính.
Bài giải đúng.
Thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
1,5 x 0,6 x 0,4 = 0,36 (m
3
).
Đáp số: 0,36m
3
.

Ví dụ 5: Học sinh sai lầm khi nhận định để dẫn đến giải sai.
Bài toán: Một người thợ gò một cái thùng tôn không nắp dạng hình lập
phương có cạnh dài 1,5 m. Tính diện tích tôn dùng để làm thùng ( không tính mép
hàn ).
Học sinh giải .
Diện tích tôn dùng để làm thùng là:

1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m
2
).
Đáp số : 13,5 m
2
.
18
Nhận xét: Học sinh nhầm ở chỗ diện tích toàn phần là 6 mặt nhưng bài toán
cho là thùng không có nắp nên chỉ có 5 mặt.
Bài giải đúng.
Diện tích tôn dùng để làm thùng là:
1,5 x 1,5 x 5 = 11,25 (m
2
).
Đáp số: 11,25 m
2
.
- Dạy toán chuyển đổi hoặc so sánh các số đo đại lượng: Loại toán này ,
học sinh thường chuyển đổi sai các đơn vị đo hay điền dấu > , < , = sai.
Ví dụ 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
4568 kg = …… g 75 ha = …… m
2
5267 m = …… km 7,5 m
2
= …… dm
2

8 m
3
7 dm

3
=

…… m
3
Học sinh thường làm bài như sau.
4568 kg = 456800 g; 75 ha = 75000 m
2
5267 m = 52,67 km; 7,5 m
2
= 7,05 dm
2
hay 705 dm
2

8 m
3
7 dm
3
=

8,7 m
3
hay 8,07 m
3

Cách làm đúng .
4568 kg = 4568000 g 75 ha = 750000 m
2
5267 m = 5,267 km 7,5 m

2
= 750 dm
2

8 m
3
7 dm
3
=

8,007 m
3

Ví dụ 2 : 4,5 giờ 4giờ 5 phút
19
<
>
7m
2
8dm
2
7,8m
2

Học sinh sẽ điền dấu bất kì không cần biết đúng sai
Cách điền dấu đúng 4,5 giờ > 4 giờ 5 phút.
4 giờ 30 phút
7 m
2
8 dm

2
< 7,8 m
2
7,08 m
2
- Dạy giải toán thực hiện các phép tính với số đo thời gian
Với dạng bài này, học sinh thường hay quên chuyển đổi từ hàng thấp lên hàng
cao hơn.
Ví dụ : Tính: 4 năm 3 tháng – 2 năm 8 tháng .
• 3 giờ 15 phút x 5.
• 4 giờ 35 phút + 8 giờ 45 phút.
• 33 giờ 4 phút : 4 .
Học sinh thực hiện tính như sau:
4 năm 3 tháng 4 giờ 35 phút
-
2 năm 8 tháng
+
8 giờ 45 phút
1 năm 5 tháng 12 giờ 80 phút

3 giờ 15 phút
x 5
15giờ 75 phút
20
33 giờ 4 phút 4
1 giờ 0 8 giờ 1 phút
Nhận xét: Học sinh nhầm cách làm ở số tự nhiên hoặc chưa chuyển đổi các
đơn vị đo từ hàng thấp lên hàng cao ( ở kết quả của phép cộng, phép nhân ) hoặc từ
hàng cao xuống hàng thấp để thực hiện tính (ở phép trừ; phép chia ).
Bài làm đúng.

• 4 năm 3 tháng đổi thành 3 năm 15 tháng
-
2 năm 8 tháng
-
2 năm 8 tháng
1 năm 7 tháng
• 4 giờ 35 phút

+
8 giờ 45 phút
12 giờ 80 phút hay13 giờ 20 phút
• 3 giờ 15 phút
x 5
15 giờ 75 phút hay 16 giờ 15 phút
• Hướng dẫn ra đề môn Tiếng
Việt ở Tiểu học.
a) Nguyên tắc
- Kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan trọng của quá trình đào tạo, nó
không những cho chúng ta biết kết quả học tập của học sinh mà còn giúp
chúng ta có căn cứ để điều chỉnh nội dung, phương pháp, các tài liệu dạy
học.
21
33giờ 4phút 4
1giờ = 60 phút 8 giờ 16 phút
64 phút
24 phút
0
- Nội dung, yêu cầu, cách thức và kết quả đánh giá sản phẩm học tập của học
sinh có sức tác động lớn đến hình thành và phát triển năng lực học tập của
mỗi em trong những chặng đường học tập tiếp theo

b) Hướng dẫn ra đề:
- Ra đề theo hướng mở trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng
Việt
- Theo xu hướng phát triển năng lực người học hiện nay, quá trình dạy học
phải tạo cơ hội cho HS huy động kiến thức thu nhận được trong các tài liệu
học tập để áp dụng chúng một cách hiệu quả trong các tình huống, ngữ cảnh
cụ thể.
- Chú trọng đến sự phát triển năng lực cho HS trong bối cảnh hiện nay, đòi
hỏi các em hoạt động tự lực, sáng tạo, tránh áp đặt hoặc yêu cầu các em phải
tạo ra những sản phẩm học tập chỉ là sự sao chép sáo rỗng, không tạo được
sự kết nối giữa những kiến thức được học với những trải nghiệm và khả
năng vận dụng của các em
c) Đánh giá:
- Việc đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học chủ yếu được thực hiện ở hình
thức viết trên giấy với hai dạng thức chính là trắc nghiệm và tự luận
- Đánh giá tương đối đầy đủ và toàn diện 4 kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết
- Đánh giá kiến thức về tiếng Việt thông qua kết quả thực hiện các bài tập
theo chương trình quy định
- Kết hợp hình thức kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm và hình thức kiểm tra
bằng bài viết.
• Sử dụng bảng tương tác trong việc dạy học môn Tự nhiên xã
hội, Khoa – Sử - Địa trong trường Tiểu học
Bảng tương tác thông minh là gì?
Bảng tương tác thông minh là một thiết bị hỗ trợ dạy học mới xuất hiện vài năm
gần đây, có nhiều tác dụng giúp giáo viên thực hành giảng dạy nhằm nâng cao hiệu
quả giờ dạy, học sinh hứng thú học tập.
Với bút điện tử, người dùng có thể trực tiếp kiểm soát các ứng dụng từ bảng trắng,
viết, vẽ, chỉnh sửa, chú thích. Người dùng có thể thưởng thức các chức năng khác
như chụp ảnh màn hình, ghi màn hình, nhận dạng chữ viết, nhập văn bản, phát lại,
liên kết web và các cuộc họp từ xa…

22
Mặt bảng được sử dụng như một giao diện máy tính hiện đại. Hình ảnh và chữ viết
được lưu vào máy tính và được chia sẻ như những dữ liệu điện tử thông thường -
một file trong máy tính. Ngoài ra còn hỗ trợ giáo viên thuận tiện soạn thảo giáo án
phục vụ cho công tác giảng dạy.
Không chỉ có vậy, sự thông minh của bảng tương tác giúp đổi màu bút viết, đổi
màu nét bút đậm nhạt khác nhau. Có khả năng chụp ảnh desktop như một tập tin và
lưu vào máy tính, cũng có khả năng đổi phông nền của desktop sang bảng trắng để
viết.
Những tiện ích của bảng tương tác thông minh
- Lợi ích đối với giáo viên:
Giúp giáo viên tương tác tốt với công nghệ thông tin và truyền thông khi giảng bài
trên lớp
Khuyến khích sáng tạo và linh hoạt, giáo viên có thể vẽ và giải thích rõ ràng những
thông tin đưa ra
Giáo viên có thể lưu và in ra những gì đã trình bày, bao gồm cả những lưu ký đã
được đưa thêm trong quá trình giảng bài, hạn chế phải nhắc lại, ôn lại nhiều lần
Giáo viên có thể chia sẻ và sử dụng những tài liệu đã dạy giúp giảm thiểu đáng kể
khối lượng công việc
Tạo hứng thú cho giáo viên thay đổi phương pháp sư phạm và sử dụng công nghệ
thông tin nhiều hơn, khuyến khích nâng cao chuyên môn
- Lợi ích đối với người học:
Nâng cao hứng thú và động lực học tập
Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng
xã hội và con người
Không phải mất thời gian chép bài nhờ chức năng lưu và in ra tất cả những gì đã
hiển thị trước đó
Học sinh cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin thông qua bài giảng rõ
ràng, hiệu quả và linh hoạt
Giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp

Học sinh có thể tiếp cận với công nghệ mà không cần sử dụng bàn phím. Điều này
giúp những em nhỏ chưa biết sử dụng máy tính có thể tự tin khi sử dụng công nghệ
thông tin .
• Kết quả đạt dược từ việc: Sử dụng bảng tương tác trong việc dạy
học môn Tự nhiên xã hội, Khoa – Sử - Địa trong trường Tiểu
học.
- Được tập huấn Sử dụng bảng tương tác trong việc dạy học môn Tự nhiên
xã hội, Khoa – Sử - Địa trong trường Tiểu học
- Được dự giờ đồng nghiệp sử dụng bảng tương tác trong việc dạy học môn
Tự nhiên xã hội lớp 2; Luyện từ và câu lớp 3; Khoa học lớp 4
23
5. Những nội dung bản thân sẽ và đã vận dụng vào thực tiễn giảng dạy
và giáo dục tại đơn vị:
- Rút kinh nghiệm để thấy rõ những ưu điểm của chuyên đề để tiếp tục phát
huy vàphát hiện những nhược điểm của chuyên đề để kịp thời khắc phục. Đây
cũng chính là biện pháp giúp nâng cao tay nghề cho giáo viên và chất lượng dạy,
học.
- Tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới VNEN:
+Nhằm tạo hứng thú cho hs : Góp 1quyển truyện hoặc sách hay →Đọc
nhiều quyển truyện, sách hay.
+ Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của hs về chủ đề sẽ học; hs sẽ thấy
vấn đề nêu lên rất gần gũi.
+ Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.
- Xây dựng bài soạn đảm bảo mục tiêu kiến thức bài dạy và theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh.
- Đề kiểm tra phải đảm bảo mục tiêu kiến thức bài dạy .
- Bước đầu vận dụng bảng tương tác trong việc dạy học môn Tự nhiên xã
hội, Khoa – Sử - Địa trong trường Tiểu học.
- Trên cơ sở giải tóan việc phát hiện sai sót của học sinh và cách hướng dẫn
khắc phục những sai lầm, giáo viên đã từng bước xây dựng cho các em một cách

làm việc khoa học, biết phân tích, tổng hợp, liên kết các kiến thức khi giải toán.
Thông qua việc khắc phục sai lầm, giáo viên đã rèn cho học sinh tính cẩn
thận, kiên trì, tự tin, chính xác trong học toán tạo tiền đề để học tiếp bậc học trên
cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Để thực hiện tốt vấn đề trên đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu của giáo
viên và học sinh.
+Giáo viên phải:
Qua giảng dạy phải tổ chức cho học sinh nắm chắc các quy tắc, công thức,
cách giải, cấu trúc phép tính, các thuật ngữ toán học …
- Nghiên cứu kĩ tài liệu, sách giáo khoa, chuẩn của bậc Tiểu học và tình hình
của học sinh lớp để thiết kế bài dạy phù hợp.
24
- Người giáo viên phải làm việc với tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề
mến trẻ.
- Lựa chọn, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và hình thức dạy học
giải toán theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.
- Thường xuyên tổ chức luyện tập thực hành để rèn kĩ năng giải toán cho học
sinh. Chấm, chữa bài, sửa chữa sai sót của học sinh một cách chu đáo.
+ Học sinh cần:
Xác định thái độ học tập đúng đắn, tự giác học tập, tự làm việc để chiếm
lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng. Biết rút kinh nghiệm qua những sai sót của bản
thân và của bạn. Biết tự đánh giá kết quả học tập của mình và người khác.
6. Tự đánh giá:
Tham gia tốt các chuyên đề theo kế hoạch.
Thực hiện soạn giảng đúng nội dung chương trình.
Tỗ chức tốt, vận dụng tốt phương pháp mới.
Đề kiểm tra đảm bảo mục tiêu kiến thức bài dạy .
99% bản thân sao khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn
công tác.
Ngày 30 tháng 10 năm 2014

Ký tên
Nguyễn Thị Ngọc Trang
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÃ BA GIỒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NỘI DUNG GHI CHÉP
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2014-2015.
I. Nội dung bồi dưỡng: Nội dung 3
Module TH15 :Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học.
2. Thời gian bồi dưỡng:
-Từ ngày 1 tháng 11 năm 2014 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014
25

×