Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bài 34 cơ bản sự phát sinh loài người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 7 trang )

GIÁO ÁN
BÀI 34: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS phải:
- Nêu được các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người
- Liệt kê được các dạng vượn người hóa thạch, thời gian tồn tại và nguồn gốc phát
sinh loài người.
- Giải thích được quá trình phát sinh loài người từ dạng vượn người hóa thạch
- Phân biệt được 2 giả thuyết về địa điểm phát sinh loài người.
- Trình bày được vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát triển của con người và xã
hội loài người.
- Trình bày được mối quan hệ giữa tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa
2. Kỹ năng: Rèn luyện một số kĩ năng
- Kĩ năng đọc và giải thích thông qua sơ đồ
- Kĩ năng phân tích so sánh
- Kỹ năng lập luận, biện giải và bảo vệ ý kiến của mình
- Kĩ năng làm việc nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục HS, có ý thức trách nhiệm về vai trò của con người trong thế giới sống hiện
nay.
II. Kiến thức trọng tâm
- Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
- Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người
- Sự tiến hóa văn hóa của loài người
III. Phương pháp
- Seminar
- Đặt và giải quyết vấn đề
- Hoạt động nhóm
IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hoàn thành Seminar bài 45 bằng Powerpoint


- Câu hỏi thảo luận
- Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài 45
- Tìm hiểu đưa ra các câu hỏi thảo luận
V. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu khái niệm hóa thạch? Vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu sinh học và
địa chất học?
Câu 2: Nêu tên các đại địa chất? Trình bày đặc điểm địa chất, khí hậu và sinh vật điển
hình của đại cổ sinh và trung sinh?
3. Vào bài mới
a) Đặt vấn đề
Trong lĩnh vực tiến hóa, con người được coi là động vật bậc cao và có trình độ tiến
hóa cao nhất trong giới sinh vật, vấn đề nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người đã được
nghiên cứu và đến nay vẫn là đề tài tranh cãi của các trường phái khoa học và tôn giáo.
Con người là sản phẩm sáng tạo của thượng đế hay là một kết quả của quá trình tiến hóa
lâu dài? Qúa trình tiến hóa thành loài người hiện nay trải qua những giai đoạn nào? Hiện
nay loài người có thể biến đổi thành một loài khác nữa không? (Trình bày qua chiếu sile2)
b) Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người
Sile Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sile3
 Phần trình bày của người báo cáo
GV: Chiếu sile 3, giới thiệu sơ đồ vị trí của loài người
trong sinh giới.
HS: Theo dõi
Sile 4
Sile 5

Sile 6
Sile 7
Sile 8
Sile 8 - 10
Sile 11
GV: Chiếu sile 4, trình bày các đặc điểm giống nhau
giữa người và động vật có vú về giải phẫu so sánh
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 5, trình bày các đặc điểm giống nhau
giữa người và động vật có vú về phôi sinh học
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 6, 7, các hình ảnh minh họa quá trình lại
giống và quá trình phát triển của phôi người và một số
sinh vật khác
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 8 - 10, trình bày các đặc điểm giống
nhau giữa người và vượn người ngày nay
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 11 12 trình bày các đặc điểm khác nhau
giữa người và vượn người, từ đó rút ra kết luận
HS: Theo dõi
Sile 12
Sile 13
Sile 14
Sile 15
Sile 16 - 18
Sile 19
GV: Chiếu sile 13, hình ảnh về quá trình tiến hóa của
loài người.
HS: Theo dõi

GV: Chiếu sile 14, Sơ đồ quá trình phát sinh các loài
trong chi Homo. Từ sơ đồ đó gv, chiếu sile 15 khái quát
quá trình tiến hóa từ người H. Habilis đến người H.
sapiens
HS: Theo dõi
GV: Chiếu các sile từ 16 – 18, các hình ảnh người H.
Habilis về đặc điểm và cả đời sống.
HS: Theo dõi
GV: Chiếu các sile từ 19, hình ảnh người đứng thẳng
(Homo erectus), qua đó giới thiệu đặc điểm và đời sống
của loài này:
+ Loài người đứng thẳng H.erectus sống cách nay
khoảng 1,8 – 200.000 năm.
+ H.erectus được tìm thấy không những ở Châu Phi mà
ở cả Châu Á, Châu Âu.
+ H.erectus có chiều cao 1,4m – 1,8m. Sọ não thay đổi
trong khoảng 750 cm
3
– 1400cm
3
.
+ Đã có khả năng phát ra tiếng nói, biết dùng lửa.
HS: Theo dõi
Sile 20 - 21
Sile 21
Sile 22
Sile 23
Sile 24
GV: Chiếu sile 20 - 21, trình bày đặc điểm của người
hiện đại

HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 22, trình bày 2 giả thuyết về địa điểm
phát sinh loài người
+ Thuyết đơn nguồn
+ Thuyết đa vùng
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 23, nêu các đặc điểm thích nghi của
người hiện đại
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 24, nêu vai trò của loài người trong tự
nhiên.
HS: Chú ý lắng nghe
 Phần thảo luận
* Từ sile 25 – 28 là phần câu hỏi gợi ý thảo luận của
giáo viên. Trong phần thảo luận chủ yếu do nhóm học
sinh không tham gia báo cáo đưa ra các câu hỏi đã chuẩn
bị từ trước và học sinh cả lớp cùng thảo luận, đưa ra các
vấn đề cần giải quyết trong bài học
Sile 25
Sile 26
Sile 27
Sile 28
GV: Chiếu sile 25, đưa ra câu hỏi thảo luận:
Câu hỏi 1: Vai trò của việc đứng thẳng bằng 2 chân
trong quá trình tiến hóa phát sinh loài người?
HS: Thảo luận
GV: Chiếu sile 26, đưa ra câu hỏi thảo luận:
Câu hỏi 2: Vượn người ngày nay có thể biến đổi thành
người được không? Tại sao?
HS: Thảo luận

GV: Chiếu sile 27, đưa ra câu hỏi thảo luận:
Câu hỏi 3: Vì sao loài người không thể biến đổi thành
những loài khác?
HS: Thảo luận
GV: Chiếu sile 28, đưa ra câu hỏi thảo luận:
Câu hỏi 4: Loài người có tiếp tục tiến hóa nữa không?
Vì sao?
HS: Thảo luận
- Sau khi hoàn thành xong phần thảo luận giáo viên nhận
xét đánh giá và đưa ra các vấn đề mới
4. Củng cố
- Cho học sinh làm bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 10 phút.
5. Dặn dò
- HS học bài, trả lời các câu hỏi SGK
- Chuẩn bị cho bài thực hành, bài 45: Thực hành: Bằng chứng về nguồn gốc động vật của
con người.

×