Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm phần sự phát sinh loài ngừoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.01 KB, 3 trang )

Câu hỏi trắc nghiệm phần sự phát sinh loài người
Câu 1: Những nhân tố chính trong quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn
người hóa thạch là:
A. Sự thay đổi điều kiện địa chất ở kỉ thứ 3.
B. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN.
C. Lao động, tiếng nói và tư duy.
D. Sự thay đổi điều kiện khí hậu ở kỉ thứ 3.
Câu 2: Ngày nay, xã hội loài người phát triển dưới tác dụng của các quy luật:
A. Các quy luật sinh học.
B. Các quy luật xã hội.
C. Các quy luật tự nhiên.
D. Cả A và B.
Câu 3: Sự khác nhau cơ bản giữa người hiện đại và người cổ:
A. Người hiện đại có trán rộng và thẳng, không còn gờ trên hốc mắt, chế tạo
được nhiều loại công cụ tinh xảo.
B. Người hiện đại đã chuyển từ giai đoạn tiến hóa hóa sinh học sang giai đoạn
tiến hóa xã hội.
C. Người hiện đại ở giai đoạn tiến hóa sinh học.
D. Cả A và B.
Câu 4: Dạng vượn người hóa thạch cuối cùng là:
A. Đriôpitec. B. Ôxtralôpitec.
C. Pitêcantrôp. D. Prôpliôpitec.
Câu 5: Loài nào sau đây có quan hệ họ hàng gần với người nhất:
A. Vượn. B. Gôrila.
C. Tinh tinh. D. Cả A và B.
Câu 6: Cơ quan thoái hóa là:
A. Cơ quan bị teo đi
B. Cơ quan không còn để lại dấu vết trên cơ thể.
C. Cơ quan không phát triển.
D. Di tích của những cơ quan xưa kia khá phát triển ở động vật có xương sống.
Câu 7: Điểm khác nhau cơ bản giữa người và vượn người là:


A. Dáng đi thẳng.
B. Hộp sọ (Sọ não lớn hơn sọ mặt).
C. Xương chậu, xương chi.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 8: Hiện tượng lại tổ là:
A. Sự phát triển không bình thường của cơ thể.
B. Sự phát triển không bình thường của phôi, tái hiện một số đặc điểm của động
vật.
C. Người có đuôi, có lông rậm khắp cơ thể.
D. Người nhiều vú.
Câu 9: Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là:
1
A. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.
B. Đi bằng 2 chân, hai tay tự do, dáng đứng thẳng.
C. Sọ não lớn hơn sọ mặt, não to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn.
D. Biết giữ lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn.
Câu 10: Những điểm giống nhau giữa người và vượn nguwoif chứng tỏ người và
vượn người:
A. Có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.
B. Tiến hóa theo cùng một hướng.
C. Tiến hóa theo 2 hướng khác nhau.
D. Vượn người là tổ tiên của loài người.
Câu 11: Nguyên nhân chính làm loài người không bị biến đổi thành một loài nào
khác về mặt sinh học là:
A. Con người ngày nay đã có cấu trúc cơ thể hoàn hảo nhất.
B. Sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ 2.
C. Loài người bằng khả năng của mình có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh
thái đa dạng và không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
D. Tất cả các nhận định trên.
Câu 12: Trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ

đạo từ giai đoạn:
A. Người tối cổ trở đi.
B. Vượn người hóa thạch trở đi.
C. Người cổ trở đi.
D. Người hiện đại trở đi.
Câu 13: Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người:
A. Có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lý.
B. Đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.
C. Có hệ thần kinh rất phát triển.
D. Có hoạt động tự duy trừu tượng.
Câu 14: Đối tượng của sinh học:
A. Thực vật.
B. Động vật.
C. Động vật, thực vật, vi sinh vật.
D. Các cơ thể sống.
Câu 15: Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của sinh học:
A. Tìm hiểu các hoạt động của cơ thể sống.
B. Tìm hiểu đặc điểm của giới vô cơ.
C. Giải thích cơ chế của các quá trình diễn ra trong các tổ chức sống.
D. Giải thích bản chất của các hiện tượng sống.
Câu 16: Sinh học là một ngành khoa học:
A. Phát triển đầu tiên.
B. Phát triển trước ngành khoa học tự nhiên khác.
2
C. Phát triển muộn hơn các ngành khoa học tự nhiên khác.
D. Phát triển muộn nhất trong các ngành khoa học.
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sinh học hiện đại:
A. Nghiên cứu sự sống ở nhiều cấp độ tổ chức khác nhau.
B. Đang tập trung nghiên cứu sự sống trong các hệ nhỏ và hệ lớn.

C. Có sự xâm nhập ngày càng mạnh của lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học khác.
D. Chỉ nghiên cứu ở cấp vi mô.
Câu 18: Nghiên cứu cơ quan thoái hóa ở người có tác dụng:
A. Kết luận người có nguồn gốc từ động vật và có ự tiến hóa từ động vật lên
người.
B. Kết luận không có sự tiến hóa từ động vật lên người.
C. Kết luận người và động vật có nguồn gốc khác nhau.
D. Cả A và B.
Câu 19: Cách thức chủ yếu giúp con người thích nghi với môi trường là:
A. Những biến đổi hình thái, sinh lí trên cơ thể.
B. Sự phân hóa và chuyên hóa các cơ quan.
C. Lao động sản xuất tác động vào tự nhiên.
D. Tất cả yếu tố trên.
Câu 20: Trong quá trình phát sinh loài người, hệ quả quan trọng nhất của dáng
đứng thẳng là:
A. Giúp người có thể chuyển xuống sống dưới mặt đất.
B. Giúp vượn người có thể phát hiện kẻ thù từ xa.
C. Kéo theo hàng loạt biến đổi hình thái, cấu tạo trên cơ thể vượn người (cột
sống, lồng ngực, xương châu,…).
D. Giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển.

3

×