Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi HSG N.Văn cấp trường 10-11, THCS Bình Tân, Mộc Hóa, LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.97 KB, 4 trang )




ĐỀ CHÍNH THỨC
…………………………………………………………………….
A. PHẦN I: (8.0 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm)
a) Theo em, những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan khuất cho nhân vật Vũ
Nương (Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ) ? (0.75 điểm)
b) Nêu sự khác nhau về bút pháp nghệ thuật mà Nguyễn Du đã sử dụng qua ba
đoạn trích Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích. (0.75 điểm)
Câu 2: (2.5 điểm)
a) Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác. (1.0 điểm)
b) Hãy nêu nhận xét của em về bức tranh mùa xuân thiên nhiên đất trời và cảm
xúc của tác giả Thanh Hải thể hiện trong khổ thơ sau: (1.5 điểm)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ)
Câu 3: (2.0 điểm) Cho câu sau: Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt
dào thêm sức sống, sức cảm xúc, mến yêu và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến
đấu.
(Xuân Diệu)
Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu trên làm lời dẫn trực tiếp.
Câu 4: (2.0 điểm) Về hình thức, đoạn văn sau đã sử dụng phép liên kết nào ?
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông
hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến
trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.


(Vũ Tú Nam)
B. PHẦN II: (12 điểm) Nghị luận xã hội
Xưa các cụ đã dạy chúng ta: Lời chào cao hơn mâm cỗ, vậy mà nay việc chào
hỏi dường như ít được quan tâm (nhất là đối với học sinh). Hãy bàn về hiện tượng
này.
****************************
1
PHÒNG GD & ĐT MỘC HÓA
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP
TRƯỜNG ( NĂM HỌC 2010 – 2011)
MÔN THI : NGỮ VĂN
THỜI GIAN : 150 phút (không kể phát đề)
NGÀY THI : … /03/2011
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC : 2010 – 2011
MÔN THI : NGỮ VĂN
THỜI GIAN : 150 PHÚT
NGÀY THI : /03/2011
************
A. PHẦN I: (8.0 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm)
a) Những lí do đã dẫn đến bi kịch oan khuất cho nhân vật Vũ Nương (Chuyện
người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ) là:
- Sự vô tình của đứa con ; (0.25 điểm)
- Sự cả ghen đến mức mù quáng của Trương Sinh ; (0.25 điểm)
=> Đây là hai nguyên nhân trực tiếp.
- Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho đôi vợ chồng trẻ phải xa nhau (nguyên
nhân gián tiếp). (0.25 điểm)
b) Sự khác nhau về bút pháp nghệ thuật mà Nguyễn Du đã sử dụng qua ba đoạn

trích Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích là: (0.25 điểm)
- Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du chủ yếu sử dụng bút pháp
nghệ thuật ước lệ để khắc hoạ chân dung, tính cách nhân vật. (0.25 điểm)
- Trong đoạn trích , Cảnh ngày xuân Nguyễn Du chủ yếu sử dụng bút pháp
nghệ thuật (trực tiếp tả cảnh thiên nhiên) tả và gợi, ngôn ngữ, hình ảnh giàu
chất tạo hình. (0.25 điểm)
- Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích , Nguyễn Du chủ yếu sử dụng bút
pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và sử dụng điệp ngữ, từ láy một cách tài
hoa. (0.25 điểm)
Câu 2: (2.5 điểm)
a) Bài thơ Viếng lăng Bác:
- Tác giả : Viễn Phương. (0.5 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ : Năm 1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc
rồi vào lăng viếng Bác. (0.5 điểm)
b) HS có nhiều cách diễn đạt nhận xét của mình về bức tranh mùa xuân thiên
nhiên đất trời và cảm xúc của nhà thơ với bức tranh mùa xuân thiên nhiên đất trời
thể hiện trong khổ thơ đã trích, nhưng cần nêu được những nhận xét cơn bản sau:
- Đó là một bức tranh mùa xuân có vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên
đất trời mùa xuân (có hình ảnh, màu sắc, âm thanh: bông hoa tím biếc, dòng sông
xanh, tiếng hót chim chiền chiện ). (0.5 điểm)
- Cảm xúc cuả nhà thơ say sưa, ngây ngất. (0.5 điểm)
- Nghệ thuật diễn đạt của nhà thơ ở khổ thơ này (liệt kê, chọn lọc hình ảnh, dùng từ
gợi tả, đảo trật tự cú pháp, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ). (0.5 điểm)
Câu 3: (2.0 điểm)
* HS viết đoạn văn cần thể hiện nội dung nói về tác dụng của văn học đối với cuộc
sống con người, thể hiện được tình cảm yêu mến văn học Việt Nam, có sử dụng câu
2
văn đã cho làm lời dẫn trực tiếp (lời đẫn trực tiếp phải được đặt trong dấu ngoặc
kép, sau dấu hai chấm). Ví dụ, HS có thể viết đoạn văn như sau:

Tác dụng của văn học đối với đời sống con người thật là to lớn. Đặc biệt là văn
học bằng tiếng mẹ đẻ. Về điều này, nhà thơ Xuân Diệu viết: “Yêu quốc văn, yêu
văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống, sức cảm xúc, mến yêu và suy
nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu”. Đúng như vậy, biết yêu văn học, biết cảm thụ
văn học, con người sẽ giàu tình cảm hơn và sẽ có cuộc sống nội tâm phong phú
hơn, hoàn thiện hơn.
* Cách chấm: Đoạn văn có nội dung như yêu cầu, chấm (1.0 điểm); hình thức diễn
đạt đúng thể thức một đoạn văn, có sử dụng lời dẫn trực tiếp đúng, văn phong sáng
sủa, mạch lạc, câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ đúng chính tả, trình bày sạch sẽ,
chấm (1.0 điểm).
 Nếu HS viết đoạn văn còn hạn chế so với các yêu cầu trên, thì tuỳ vào mức độ
diễn đạt cụ thể mà cân nhắc chấm (0.25 điểm – 1.75 điểm)
Câu 4: (2.0 điểm) Về hình thức, đoạn văn đã cho có sử dụng các phép liên kết như:
- Phép lặp từ ngữ (0.25 điểm): hàng ngàn (0.25 điểm) ;
- Phép thế (0.5 điểm): tất cả (0.25 điểm) ;
- Phép liên tưởng (0.25 điểm): cây gạo – bông hoa – búp nõn (0.25 điểm); tháp đèn
- ngọn lửa – ánh nến (0.25 điểm).
B. PHẦN II: (12 điểm) Nghị luận xã hội
Xưa các cụ đã dạy chúng ta: Lời chào cao hơn mâm cỗ, vậy mà nay việc chào
hỏi dường như ít được quan tâm (nhất là đối với học sinh). Hãy bàn về hiện tượng
này.
I/ DÀN BÀI CƠ BẢN (cần đạt):
* HS có nhiều có nhiều cách diễn đạt, nhưng cần nêu được các ý chính sau:
1) Mở bài: Nêu nhận xét, ý kiến, đánh giá khái quát của mình về hiện tượng mà
đề bài đã nêu (có thể nêu ra hai ý kiến sau để nhận xét):
- Có người cho rằng, cử chỉ khoanh tay, cúi đầu khi chào hỏi, khi xin lỗi, là rất
đẹp.
- Có người lại phê phán cư xử như vậy là phong kiến, lỗi thời
2) Thân bài:
- Nêu và phân tích, đánh giá các biểu hiện của hiện tuợng thiếu lịch sự trong chào

hỏi: học sinh càng lớn càng ngại chào thầy cô giáo ; ở gia đình thì đi không thưa, về
không chào ; gặp người lớn thì không chào hỏi, hoặc có thì thiếu nghiêm túc; người
lớn gặp nhau thiếu cả cái gật đầu hoặc ngưụơc lại xun xoe thái quá,
- Đề xuất cách chào hỏi phù hợp (vừa giữ được nét đẹp truyền thống, vừa văn
minh hiện đại): có thể không nhất thiết phải là khoanh tay, cúi đầu, nên phân loại
đối tượng, tình huống tiếp xúc để có cách chào hỏi phù hợp,
3/ Kết bài: Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của hiện tượng vừa phân tích, đánh
giá:
- Chào hỏi là thể hiện nhân cách con người.
- Chào hỏi cũng phản ánh trình độ văn minh của xã hội, càng quan tâm đến nếp
ứng xử này khi đất nước hội nhập với văn hoá toàn cầu.
II/ BIỂU ĐIỂM CHẤM
* Tuỳ vào sự diễn đạt của HS mà GV cân nhắc chấm theo các khung điểm sau:
1) Mở bài: (1.5 điểm)
3
- Mở bài có ấn tượng, đúng kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong
đời sống; nêu được ý cơ bản như dàn ý; diễn đạt mạch lạc, câu văn đúng ngữ pháp,
dùng từ đúng, không sai ngữ pháp;trình bày sạch sẽ, chấm (1.5 điểm)
- Nếu diễn đạt còn hạn chế hơn so với yêu cầu trên thì chấm (0.25-1.25 điểm)
- Không thể hiện rõ đoạn mở bài thì không chấm phần này.
2) Thân bài: (9.0 điểm)
- Điểm 8.0 – 9.0: Diễn đạt mạch lạc, biết tách đoạn hợp lý (ít nhất 2 đoạn), nêu
được các ý như dàn ý TB, văn phong sáng sủa, câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ
đúng, sai chính tả không quá 2 lỗi cơ bản, trình bày rõ ràng, sạch sẽ,…
- Điểm 7.0 – dưới 8.0: Diễn đạt còn hạn chế hơn về nội dung lẫn hình thức so
với khung điểm trên, sai chính tả không quá 4 lỗi,…
- Điểm 6.0 – dưới 7.0 : Diễn đạt luận điểm chưa sâu sắc, luận cứ chưa thuyết
phục lắm, còn sai sót lỗi (ngữ pháp, từ ngữ, chính tả, ) so với mức trên trên.
- Điểm 5.0 – dưới 6.0 : Diễn đạt chưa mạch lạc, luận điểm thiếu sâu sắc, luận
cứ còn sơ sài, còn sai sót nhiều lỗi (ngữ pháp, từ ngữ, chính tảso với mức trên trên.

- Điểm 4.0 – dưới5.0 : Nội dung nghị luận sơ sài, diễn đạt thiếu mạch lạch,
sai nhiều lỗi (dùng từ, viết câu, chính tả, trình bày, ) so với khung trên.
- Điểm dưới 4.0: Kĩ năng nghị luận quá kém, luận điểm, luận cứ quá sơ sài
chưa nêu được ý cơ bản của vấn cần nghị luận. Diễn đạt không đạt được như yêu
cầu ở khung trên.
3/ Kết bài: (1.5 điểm)
- Diễn đạt mạch lạc, biết kết thúc vấn đề phù hợp với mở bài, nêu được ý chính
như dàn ý kết bài; diễn đạt mạch lạc, câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không
sai ngữ pháp; trình bày sạch sẽ, chấm (1.5 điểm)
- Nếu diễn đạt còn hạn chế hơn so với yêu cầu trên thì chấm (0.25-1.25 điểm)
- Không thể hiện rõ đoạn kết bài thì không chấm phần này.
********************
4

×