Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HSG Khối 9 cấp trường-Nh 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.82 KB, 3 trang )

THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 CẤP TRƯỜNG
Năm học 2010-2011
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (Không kể giao đề)
ĐỀ:
Câu 1 (4 đ):
Từ hiểu biết về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, hãy viết một đoạn văn (ít nhất 10 câu)
theo luận điểm:Những người đồng chí, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca.
Câu 2 (8 đ):
Cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích
Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Câu 3 (8 đ):
Phân tích chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
---------Hết--------
Đáp án
Môn: Ngữ văn 9
Câu 1:
Đoạn văn ( ít nhất 10 câu) hoàn chỉnh, mạch lạc, hợp lí, liên kết về nội dung và hình thức.
+Nội dung nêu được 2 ý cơ bản sau:
*Từ cuộc đời thật:
-Người lính cách mạng thực sự sống trong cuộc sống hàng ngày ở làng quê nghèo xơ xác, cằn
cỗi: nước mặn....,ngôi nhà gió lung lay, với giếng nước gốc đa...tất cả đều có thật, quen thuộc,
gần gũi.
-Từ biệt ruộng đồng, họ bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
-Họ lên đường chiến đấu thật tự nhiên, hôm qua là nông dân, hôm nay là chiến sĩ.
-Tác giả không tô hồng, mà còn nhấn mạnh cái đói nghèo tưởng không thành thơ chút nào: áo
rách vai, quần vá, chân không giày...
*Đi vào thơ ca:
-Chính những hình ảnh giản dị của cuộc đời thật đã tạo thành chất thơ và đã thành thơ.
-Người lính nông dân đã trở thành nguồn cảm hứng văn học.
-Nhà thơ đã đưa họ từ cuộc đời thật bước vào thơ ca.


+Hình thức: chỉ viết đúng một đoạn văn, có mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
 Thang điểm:
-Điểm 3-4: Nội dung đạt các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, sai không quá 2 lỗi diễn đạt.
-Điểm 1-2: Nội dung chưa đạt yêu cầu như trên, sai không quá 4 lỗi diễn đạt
-Điểm 0: Bài làm không đúng yêu cầu, hoặc không làm được gì.
Câu 2:
Gợi ý: Nội dung làm bài cần đạt các yêu cầu sau:
*Mở bài:
-Truyện Kiều có nhiều đoạn miêu tả thiên nhiên đặc sắc.
-Cảnh ngày xuân là bức tranh xuân đẹp...
*Thân bài:
Phân tích cách dùng từ gợi hình gợi tả, bút pháp miêu tả thiên nhiên theo thời gian không gian,
chủ yếu trong bốn câu thơ đầu và sáu câu thơ cuối:
+Bốn câu đầu: gợi tả khung cảnh ngày xuân:
-Thời gian thấm thoắt trôi nhanh..., chim én rộn ràng trên bầu trời trong sáng.
-Bức tranh xuân tuỵệt đẹp: thảm cỏ non xanh đến tận chân trời, điểm xuyết vài bông hoa lê
màu trắng.
-Màu sắc hài hòa gợi nét đặc trưng của mùa xuân: mới mẻ tinh khôi, giàu sức sống, khoáng
đạt trong trẻo, nhẹ nhàng thanh khiết. Từ "điểm" làm cho cảnh vật trở nên sinh động.
+Sáu câu thơ cuối:cảnh thiên nhiên trong buổi chiều tà, khi chị em Thúy Kiều chơi xuân trở về:
-Cảnh nhốm màu tâm trạng của nhân vật trữ tình...
-Cảnh tan hội khác cảnh vào hội...
-Những từ láy (tà tà, thanh thanh, nao nao...) miêu tả sắc thái cảnh vật, bộc lộ tâm trạng con
người.
-Tất cả những chuyển động chậm hơn, không còn tưng bừng nhộn nhịp như trước.
-Cảnh vật như diễn tả tâm trạng bâng khuân, luyến tiết cảnh một ngày xuân sắp tàn của chị
em Thúy Kiều, đồng thời như dự cảm một điều gì đó sắp xảy ra.
*Kết bài;
-Kết cấu hợp lí, ngôn ngữ tạo hình, bút pháp tả và gợi.
-Lấy cảnh xuân tươi đẹp trong sáng nhưng ẩn chứa những mầm mống buồn làm bối cảnh để

Kim Kiều gặp gỡ. Qua đây, tác giả ngầm dự báo số phận hai người sẽ không trọn vẹn.
 Thang điểm:
-Điểm 6-8: Nội dung đảm bảo các yêu cầu trên, trình bày hợp lí, sai không quá 3 lỗi diễn đạt.
-Điểm 4-5: Nội dung trình bày tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, sai không quá 4 lỗi diễn
đạt.
-Điểm 2-3: Nội dung trình bày được các yêu cầu trên nhưng diễn đạt lủng củng, sai từ 5 lỗi
diễn đạt trở lên.
-Điểm 0-1: Không làm được gì- bài làm lạc đề
Câu 3: Phân tích chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương.
Bài làm cần đạt các yêu cầu sau:
*Mở bài:
-Chi tiết để lại dấu ấn cho người đọc.
-Chiếc bóng có vai trò thắc nút, mở nút cho câu chuyện làm nên điều kì diệu cho tác phẩm.
*Thân bài:
+Lí do xuất hiện cái bóng:
-Cái bóng của Vũ Nương khi Trương Sinh đi lính...
-Cái bóng khi Vũ Nương đã mất...
Cả hai trường hợp đề xuất phát từ lời nói của bé Đản...giá trị của chi tiết này làm cho câu
chuyện thêm hấp dẫn.
+Vai trò của từng chiếc bóng trong truyện:
-Chiếc bóng 1: Làm cho câu chuyện thắ nút... đẩy kịch tính lên đến đỉnh điểm...đến lúc cần
phải giải quyết.
-Chiếc bóng 2: Mở nút cho câu chuyện, làm cho câu chuyện rẽ sang một hướng khác: giải oan
cho Vũ Nương.
+Ý nghĩa:
-Trong xã hội phong kiến nam quyền, một lời nói đùa cũng đủ gây ra tai họa khủng khiếp cho
người phụ nữ.
-Từ cái bóng và số phận cuộc đời của Vũ Nương đã để lại cho người đời nhiều bài học:
.Hôn nhân phải dựa trên tình yêu chân chính.
.Hạnh phúc gia đình phải do mỗi thành viên, nhất là chông- vợ cùng tạo nên.

.Vợ chồng phải tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau.
*Kết bài:
-Cái bóng là chi tiết nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo độc đáo của tác giả, làm cho câu chuyện
thêm sâu sắc, giàu tính nhân văn.
-Chi tiết cái bóng đã làm cho Chuyện người con gái Nam Xương trở thành áng văn "Thiên cổ
kì bút"
 Thang điểm: Như câu 2
*Ghi chú: bài làm có ý tưởng sáng tạo, độc đáo hợp lí nên cho điểm khuyến khích.

×