Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phương pháp dạy học trong trường sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.22 KB, 2 trang )

Phương pháp dạy học trong trường sư phạm
Trong quá trình tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, thiết nghĩ khâu đột phá phải bắt đầu từ các
trường sư phạm. Vai trò của các trường sư phạm phải là: máy cái cho sự đổi mới phương pháp dạy học,
tiên phong về đổi mới phương pháp dạy học Phương pháp dạy học ở các trường sư phạm có ảnh
hưởng rất lớn, nếu không nói là quyết định đến phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Nếu ở trường
sư phạm, sinh viên có điều kiện tiếp cận với phương pháp dạy học thích hợp thì đến lượt họ, khi là giáo
viên phổ thông mới có thể sử dụng được các phương pháp đó vào trong công tác giảng dạy của mình.
Vậy các trường sư phạm cần sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để vừa đáp ứng nguyên tắc
chung, vừa đảm bảo phù hợp với đặc thù của trường đào tạo giáo viên trong giai đoạn hiện nay?
Ở góc độ đổi mới phương pháp dạy học, phải nhìn nhận rằng, việc đổi mới phương pháp dạy học ở đại
học không nên chỉ nghĩ đến khâu giảng bài trên lớp, cũng không nên nghĩ rằng việc độc thoại một chiều
là không đổi mới. Không phải trong từng bài học người dạy đều phải theo phương pháp gợi mở, trao đổi
hai chiều với người học, dẫn dắt người học để họ tìm kiếm kiến thức. Nếu từng bài đều làm như vậy thì
không thể hoàn thành chương trình vốn dĩ rất eo hẹp về thời gian, và không phải phải bài nào người dạy
cũng có khả năng và thời gian để làm được như vậy. Đó là chưa kể nếu cứ làm như vậy thì người học ít
có điều kiện được nghe một bài giảng có hệ thống, theo lối thuyết trình vốn có ở đại học. Cái chính
không phải là đổi mới bằng phương pháp gì, mà là dạy như thế nào để khơi gợi hứng thú, tò mò, ham
muốn đào sâu, suy nghĩ độc lập, phát triển óc phê phán, khắc phục lối dạy học thuần túy chỉ là thông tin
- tiếp thu từ "mồm đến tai" hay hiện nay là từ " mồm đến mắt, tai " qua việc quá lạm dụng phương tiện
dạy học hiện đại như over head, powerpoint
Sau đây là một số định hướng về phương pháp dạy học mà chúng tôi cho rằng có tính khả thi trong các
trường đại học sư phạm:
1. Phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập của sinh viên.
Tức là lấy hoạt động nhận thức của học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học. Thực ra không có
phương pháp dạy học nào được coi là vạn năng, phù hợp với mọi bài dạy, vì vậy khó có thể nói phương
pháp nào thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên. Người dạy cần phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp
dạy học trên cơ sở tính đến nội dung bài dạy, điều kiện dạy học và đặc biệt là tính đến khả năng thực
hiện hoạt động nhận thức của học sinh. Hiện nay, tuy không còn phổ biến nhưng trong các trường sư
phạm vẫn đang tồn tại các phương pháp dạy học có tính truyền thụ một chiều, cần phải thay đổi để tiến
tới giúp người học tự phát hiện và giải quyết vấn đề, chủ động trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức mới và
cách thức hoạt động mới. Điều này rất quan trọng và cần thiết cho sinh viên trong các trường sư phạm,


giúp sinh viên khi ra trường có phương pháp giảng dạy thích hợp và biết tổ chức các hoạt động cho học
sinh (ngoại khoá, xêmina ).
2. Tăng cường bồi dưỡng cho người học ý thức, thói quen và phương pháp tự học.
Tự học là một phần có ý nghĩa rất quan trọng để sinh viên trong các trường sư phạm hoàn thiện vốn kiến
thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp. Kiến thức mà người thầy cần truyền thụ phải được hoàn thiện
trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện của trò.
Tự học yêu cầu người học có tính độc lập, tự giác cao. Khi tự học người học không có thầy trực tiếp
dạy, không có mẫu trực tiếp để bắt chước, không bị áp đặt từ bên ngoài người học hầu như hoàn toàn
chủ động trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp hoạt động, tự kiểm tra, tự đánh giá Trong xu thế
"học suốt đời" hiện nay, hoạt động tự học trở thành một phần cơ bản của hoạt động học tập.
Ở trường sư phạm cần bồi dưỡng cho sinh viên ý thức, thói quen, phương pháp tự học, tự làm giàu vốn
hiểu biết của mình vì người thầy giáo không chỉ giỏi chuyên môn mà còn cần phông kiến thức rộng. Khi
được trang bị đầy đủ về khả năng tự học, sinh viên khi ra trường sẽ tự tin hơn khi hướng dẫn cho học
sinh tự học.
3. Tăng cường rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
Trong đào tạo giáo viên, thực hành, thực tế, thực tập là những hoạt động hết sức quan trọng nhằm hình
thành kỷ năng sư phạm, cách thức tổ chức hoạt động cho người học. Thực hành, thực tế, thực tập ở
trường sư phạm có thể bao gồm các nội dung, mức độ sau:
- Vận dụng kiến thức đã học vào việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh phổ thông.
- Thông qua thực tiễn để củng cố, kiểm chứng kiến thức lý thuyết.
- Tập phân tích nội dung, chương trình môn học mà sau này sinh viên sẽ đảm nhận ở trường phổ thông,
tập xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh.
- Soạn giáo án, lên lớp và tổ chức các hoạt động cho học sinh.
Hoạt động thực hành ở trường sư phạm trước hết phải được hướng dẫn và thực hiện giả định tại trường.
Trong quá trình đào tạo, trường sư phạm cần quan tâm đúng mức đến công tác rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm cho sinh viên, đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng sư phạm. Bắt đầu từ các kỹ năng đơn giản nhất
(đọc, viết bảng ) đến các kỹ năng phức tạp nhất (tổ chức các hoạt động học tập, các mối quan hệ trong
giờ học, giải quyết các tình huống sư phạm, nghiên cứu khoa học giáo dục ).
Để việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đem lại hiệu quả cao, trường sư phạm cần xác định rõ các hoạt
động rèn luyện cho các học kỳ, các năm học tương ứng với nội dung học tập của sinh viên và đảm bảo

logic của quá trình rèn luyện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Ngoài ra cần đa dạng các hoạt
động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm như: tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các câu lạc bộ kỹ
năng sư phạm, tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm
Một hoạt động quan trọng khác đối với sinh viên sư phạm là hoạt động thực hành một cách thường
xuyên, liên tục ở trường phổ thông trên đối tượng thực là học sinh. Vì thế, việc xây dựng trường thực
hành đang trở thành vấn đề cấp thiết đối với các trường sư phạm. Cùng với nó, nội dung thực hành cũng
cần được xây dựng thành một qui trình thuận tiện cho giáo viên phổ thông hướng dẫn và việc thực tập
của giáo sinh.
4. Môđun hóa nội dung dạy học
Việc hình thành các môđun dạy học là một trong các hướng nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học ở đại học hiện nay, đặc biệt là trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
Với chương trình các môn học hiện hành, người dạy có thể thiết kế nội dung môn học với hình thức của
các môđun dạy học. Nó vừa đảm bảo cho quá trình dạy học tuân thủ đúng chương trình, theo thời lượng
qui định, vừa cho phép người dạy tham gia tích cực vào quá trình phát triển chương trình dạy học. Các
mô đun dạy học tồn tại với tư cách là tài liệu tự học có hướng dẫn. Nếu sử dụng các mô đun dạy học, thì
phương pháp dạy của người dạy và phương pháp học của người học phải thay đổi tương ứng. Do vậy,
với việc định hướng về cách thức thiết kế các môđun dạy học, người dạy sẽ có khả năng tự tạo ra những
điều kiện để hoàn thiện cả phương pháp dạy và phương pháp học của cả thầy và trò.
Khi sinh viên sư phạm được tiếp cận với hình thức dạy học theo môđun, đến lượt mình họ cũng sẽ có
khả năng môđun hóa nội dung dạy học khi họ là giáo viên phổ thông.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình đào tạo
Việc hoàn thiện phương pháp đào tạo ở các trường sư phạm đòi hỏi phải từng bước ứng dụng công nghệ
thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình đào tạo như: hệ thống nghe nhìn, công cụ tin
học đa phương tiện, Internet Nhờ các phương tiện này mà có thể tăng nhịp dộ giờ dạy, gây hứng thú
học tập cho sinh viên, và điều quan trọng hơn là có thể hình thành ở sinh viên kỹ năng sử dụng các
phương tiện dạy học hiện đại.
Kết luận: Trong xu thế đổi mới quá trình đào tạo hiện nay, mỗi trường sư phạm đều có các giải pháp
nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, tùy vào đặc trưng của từng trường mà thực hiện theo cách không
giống nhau nhưng cùng hướng tới mục đích chung là nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã
hội và yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, có thể đánh giá rằng, phương pháp dạy học ở

các trường sư phạm vẫn chưa bám sát với thực tiễn dạy học ở bậc phổ thông, chưa thực sự đáp ứng yêu
cầu thực tế đặt ra Hy vọng rằng trong tương lai thật gần, mỗi một giảng viên trường sư phạm đều có ý
thức và không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, áp dụng những phương pháp dạy học
tiên tiến, nâng cao chất lượng đào tạo và từ đó góp phần nâng cao chất lượng cho công cuộc đổi mới
phương pháp dạy học trong các trường phổ thông.

×