Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Rủi ro đạo đức các công cụ giải quyết.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.33 KB, 14 trang )

RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT
Mục lục
Mục lục .............................................................................................................................................................. 1
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................................................... 1
I.Khái niệm: ........................................................................................................................................................ 3
II.Phân loại: ....................................................................................................................................................... 3
1.Rủi ro đạo đức trong thị trường nợ: .......................................................................................................... 3
2.Rủi ro đạo đức trong thị trường vốn: ........................................................................................................ 5
III.Các biện pháp giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức: .......................................................................................... 7
1.Trong các hợp đồng vốn: ........................................................................................................................... 7
a.Sản xuất thông tin, theo dõi ................................................................................................................... 8
b.Điều hành của chính phủ ....................................................................................................................... 8
c.Nắm quyền kiểm soát ............................................................................................................................. 9
d.Tăng lợi nhuận cho người đại diện ........................................................................................................ 9
2.Trong thị trường nợ: .................................................................................................................................. 9
III.Một vài trường hợp rủi ro đạo đức xảy ra trong thị trường tài chính Việt Nam ....................................... 11
IV.Kết luận ....................................................................................................................................................... 12
Danh mục tham khảo: ..................................................................................................................................... 13
LỜI NÓI ĐẦU
1
K09404B- NHÓM CURRENCY
RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT
Trong một tiến trình giao dịch vốn, đối với nhà đầu tư tức là người cần vốn bao giờ
cũng nắm rõ thông tin về mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư mà anh ta đang
tiến hành hơn là người cung cấp vốn. Vấn đề này còn gọi là thông tin bất cân xứng. Tình
trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện khi một trong hai bên trong một giao dịch có ít
thông tin hơn bên kia về đối tượng giao dịch, khiến cho việc đưa ra quyết định không chính
xác. Thông tin bất cân xứng sẽ làm nảy sinh vấn đề rủi ro đạo đức khiến người thừa vốn
không sẵn lòng cung cấp vốn cho người cần vốn, từ đó hạn chế đến việc lưu chuyển vốn
trên thị trường vốn.
Vậy rủi ro đạo đức là gì và làm thế nào để hạn chế rủi ro đạo đức để đảm bảo cho


thị trường tài chính hoạt động một cách có hiệu quả là vấn đề chúng tôi sẽ đề cập trong bài.
2
K09404B- NHÓM CURRENCY
RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT
I.Khái niệm:
− Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ một
loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái.
− Rủi ro đạo đức là một kiểu thất bại thị trường nảy sinh trong môi trường thông tin
phi đối xứng.
− Rủi ro đạo đức là vấn đề chênh lệch thông tin diễn ra sau khi thực hiện giao dịch.
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi
đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo
hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế
thông tin.
Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin được bên kém ưu
thế thông tin cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình. Việc
này sẽ dẫn tới nguy cơ tổn hại về mặt tài chính đối với các bên tham gia.
− Rủi ro đạo đức tạo ra hệ quả là các công ty nhận thấy rằng việc huy động vốn bằng
các hợp đồng nợ là dễ dàng hơn bằng cách phát hành cổ phiếu.
II.Phân loại:
1.Rủi ro đạo đức trong thị trường nợ:
- Xảy ra khi người đi vay sử dụng những khoản vay không đúng mục đích
cam kết trong hợp đồng vay nợ. Sử dụng vốn sai trình tự, đầu tư vào
những hạng mục rủi ro mà không thông báo cho bên cho vay.
- Ta thấy rằng, người đi vay bao giờ cũng hiểu rõ mục đích sử dụng những
khoản vay trong khi người cho vay (Ngân hàng, các tổ chức tài chính,
hoặc cá nhân) thì không. Từ sự thiếu thông tin và thiếu giám sát người
cho vay sẽ dễ dàng gặp rủi ro đạo đức khi người đi vay sử dụng các
khoản vay một cách quá mạo hiểm và không có hiệu quả.
* Tìm hiểu về rủi ro đạo đức trong ngân hàng nhận thấy rằng

3
K09404B- NHÓM CURRENCY
RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT
- Thiếu giám sát tài chính (cả từ phía chính phủ lẫn từ phía cổ đông) có
thể làm nảy sinh rủi ro đạo đức ở các ngân hàng, đó là việc họ cho vay
mạo hiểm quá mức.
- Niềm tin rằng chính phủ vì lợi ích của người gửi tiền sẽ cứu các ngân
hàng khỏi bị đổ vỡ có thể làm nảy sinh rủi ro đạo đức ở các ngân hàng.
Người gửi tiền chỉ quan tâm ngân hàng nào đưa ra lãi suất cao thì gửi chứ
không quan tâm liệu ngân hàng đó có mất khả năng thanh toán hay
không.
- Bản thân các ngân hàng lại có thể gặp phải những rủi ro đạo đức ở người
đi vay khi ngân hàng không giám sát được đầy đủ người đi vay kích thích
người này dùng khoản vay một cách mạo hiểm quá mức.

⇒ Rủi ro đạo đức trong các hoạt động giao dịch vay nợ là khá phổ biến. Nó đặt ra
câu hỏi “kiểm soát” đối với các Tổ chức tài chính trong việc giám sát việc sử dụng
“đồng vốn” của khách hàng.
* Ngoài ra, một vấn đề đáng chú ý trong thị trường nợ là vấn đề đảo nợ với rủi ro
đạo đức cao.
Giả sử một doanh nghiệp đang có dư nợ cũ tại ngân hàng với lãi suất cao và trong
điều kiện khó khăn hiện nay khiến khoản nợ trên có nguy cơ trở thành nợ xấu. Với
chính sách cho vay đảo nợ, doanh nghiệp chỉ cần vay khoản nợ mới để trả khoản
nợ cũ và như thế khiến cho người ta dễ đánh giá rằng doanh nghiệp đã trả được tốt
khoản nợ vay, còn ngân hàng thì không những thu hồi được vốn vay mà nợ xấu
cũng không có.
Thực ra vấn đề không phải đơn giản như vậy vì chúng ta chưa bàn đến “số mệnh”
của khoản nợ mới sẽ như thế nào. Khoản nợ mới được dùng để trả nợ cũ thì không
thể tạo ra thu nhập để trả nợ cho chính nó. Doanh nghiệp sẽ lấy tiền đâu để trả
khoản nợ mới đây?

Hơn nữa, nếu đảo nợ được thực hiện quá dễ dàng và không được kiểm soát tốt thì
người vay sẽ chẳng phải ý thức đến việc phải sử dụng vốn vay hiệu quả và trả nợ
4
K09404B- NHÓM CURRENCY
RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT
theo cam kết. Bởi vì khi nợ vay đến hạn họ chỉ cần vay khoản tiền mới để trả
khoản nợ cũ, rồi khoản nợ mới lại đến hạn và người ta lại tiếp tục vay nợ mới để
trả nợ cũ, cứ xoay vòng như vậy cho đến mãi mãi.
Như vậy khoản nợ cũ ban đầu thực ra chẳng bao giờ đáo hạn trong khi ngân hàng
vẫn phải có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người gửi. Tất nhiên đây chỉ là lý thuyết
nhưng thực tế nếu đảo nợ chỉ diễn ra qua ba vòng thì cũng đã vượt ra ngoài tầm
kiểm soát của ngân hàng.
⇒ Đảo nợ là một vấn đề hết sức nhạy cảm nên cần phải thận trọng khi quyết định
có cho phép đảo nợ hay không. Phân tích khía cạnh rủi ro đạo đức cho thấy đảo nợ
nếu không được kiểm soát tốt có thể làm xấu đi tính lành mạnh của hệ thống tài
chính.
Thay vì cho phép đảo nợ, Chính phủ nên có chính sách khuyến khích các ngân hàng
cơ cấu lại nợ vay cho doanh nghiệp, điều chỉnh lại lãi suất và xem xét giảm, giãn lãi
cho doanh nghiệp. Chính sách này, mặc dù không hoàn toàn giúp doanh nghiệp
vượt qua các khó khăn nội tại và bản thân nó cũng không thể tránh khỏi yếu tố rủi
ro đạo đức, nhưng trước mắt nó cũng giúp gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp
hiện nay.
2.Rủi ro đạo đức trong thị trường vốn:
Trong thị trường Vốn, ta cũng gặp những rủi ro về mặt đạo đức, khi có sự bất cân
xứng thông tin giữa bên góp vốn và bên sử dụng vốn, bên nhận vốn sử dụng vốn
không có hiệu quả, mạo hiểm. Những rủi ro này cũng gây ra những tổn thất lớn về
mặt tài chính.
Vấn đề ông chủ và người đại diện (Principal - Agent Problem ) hay còn gọi là vấn
đề người ủy thác và người nhậm thác là một ví dụ điển hình của rủi ro đạo đức nảy
sinh do người quản lý ( hay còn gọi là người đại diện ) có nhiều thông tin hơn

những người cổ đông của công ty có được – đây là vấn đề chênh lệch thông tin.
- Người đại diện là người chỉ sở hữu một phần nhỏ trong vốn cổ phần của một công
ty, ngược lại các ông chủ lại là người sở hữu phần lớn vốn cổ phần. Do có sự tách
biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý đã gây nên một vấn đề là người quản lý có
thể hành động theo lợi ích riêng của họ nhiều hơn so với lợi ích của người sở hữu
bởi người quản lý ít có động lực để tối đa hoá lợi nhuận so với những người chủ
sở hữu.
5
K09404B- NHÓM CURRENCY

×