TIỂU LUẬN NHÓM
RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC
CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT
Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thọ Phú
Lớp : K09402B
Nhóm thực hiện : Nhóm Lucky Money
1. Võ Khánh Ngọc K094020326
2. Nguyễn Hữu Minh Phúc K094020339
3. Lê Thị Thảo Trang K094020368
4. Dương Nguyễn Thùy Trang K094020370
5. Phạm Thị Thùy Trang K094020371
6. Nguyễn Hoàng Tuấn K094020379
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2011
Rủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết Nhóm Lucky Money
Bảng phân công công việc
Họ tên MSSV Công việc
1. Võ Khánh Ngọc K094020326 Rủi ro đạo đức trong thị trường
tài chính và Thuyết trình
2. Nguyễn Hữu Minh Phúc K094020339 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng
chủ sở hữu
3. Lê Thị Thảo Trang K094020368 Rủi ro đạo đức trong thị trường
tài chính và làm powerpoint
4. Dương Nguyễn Thùy Trang K094020370 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng
chủ sở hữu và làm word
5. Phạm Thị Thùy Trang K094020371 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng
chủ sở hữu và Thuyết trình
6. Nguyễn Hoàng Tuấn K094020379 Rủi ro đạo đức trong thị trường
tài chính và làm word
- 2 -
Rủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết Nhóm Lucky Money
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................6
1. Thuật ngữ ‘rủi ro đạo đức’:...........................................................................6
1.1 Khái niệm: .......................................................................................6
1.2 Các dạng của rủi ro đạo đức:............................................................6
1.3 Nguyên nhân nảy sinh :.....................................................................7
2. Rủi ro đạo đức trong hợp đồng chủ sở hữu – “ vấn đề người chủ và người
quản lý”:...............................................................................................................7
2.1 Nêu vấn đề:..........................................................................................7
2.2 Ví dụ:...................................................................................................7
2.3 Các công cụ giải quyết vấn đề ngươi chủ - người quản lý:..........10
2.3.1 Sản xuất thông tin – theo dõi:...............................................10
2.3.2 Sự điều hành của nhà nước: ..................................................10
2.3.3 Trung gian tài chính:...............................................................11
2.3.4 Các hợp đồng vay nợ:..............................................................11
3. Rủi ro đ ạo đ ức tron g lĩnh vực tài chính:....................................................12
3.1 Rủi ro xuất phát từ phía người cho vay:.......................................12
3.1.1 Đặt vấn đề:...............................................................................12
3.1.2 Giải pháp:.................................................................................12
3.2 Rủi ro đạo đức xuất phát từ phía người vay v
ố
n (trong thị
trường nợ):......................................................................................................13
- 3 -
Rủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết Nhóm Lucky Money
3.2.1 Đặt vấn đề:.............................................................................13
3.2.2 Công cụ điều chỉnh: ...............................................................14
3.2.2.1 Vốn chủ sở hữu:...................................................................14
3.2.2.2 Theo dõi và các điều khoản bắt buộc................................14
3.2.2.3 Trung gian tài chính:........................................................16
KẾT LUẬN......................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................19
- 4 -
Rủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết Nhóm Lucky Money
Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết, ngày nay tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính đã
và đang trở thành một trong những thành phần kinh tế quan trọng của thị trường
kinh tế nước ta. Là sinh viên khối ngành kinh tế, việc tìm hiểu và nắm bắt những
nguyên lý cơ bản trong tài chính tiền tệ, tìm hiểu các mối quan hệ, các yếu tố tác
động đến thị trường tài chính là một trong những bước cần thiết bổ trợ sinh viên
trong việc tư duy phân tích tài chính. Trong các yếu tố tác động đến thị trường tài
chính đó, có một yếu tố hết sức quan trọng đó chính là “Rủi ro đạo đức”. Vậy câu
hỏi đặt ra là rủi ro đạo đức xuất phát từ đâu? Những biểu hiện của rủi ro đạo đức
trên các lĩnh vực tài chính và cách khắc phục nó ra sao?
Để trả lời các câu hỏi đó, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực
hiện đề tài “Rủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết”. Qua đề tài này, chúng tôi
mong muốn cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quan về khía cạnh rủi ro đạo
đức, và ngoài ra còn nhằm khẳng định tầm quan trọng của bộ môn lý thuyết tài
chính tiền tệ.
- 5 -
Rủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết Nhóm Lucky Money
Phần nội dung
1. Thuật ngữ “rủi ro đạo đức”:
1.1 Khái niệm:
Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và chính trị được sử dụng để chỉ
rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi ro đạo đức là một
loại thất bại thị trường xảy ra trong môi trường thông tin phi đối xứng.
Theo Dembe và Boden (2000) thì thuật ngữ moral hazard đươc các nhà cung cấp
dịch vụ bảo hiểm Anh quốc đặt ra từ thế kỉ XVII. Vào thập niên 60 của thế kỉ XX,
các nhà kinh tế học người Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng thường xuyên thuật ngữ này để
chỉ tình trạng kém hiệu suất nảy sinh từ loại rủi ro như trên. Sau này, thuật ngữ
moral hazard được sử dụng trong bối cảnh nhấn mạnh các yếu tố tâm lý hơn. Ở
nhiều quốc gia, người ta chấp nhận gọi thuật ngữ này bằng tên gốc tiếng Anh của nó
hoặc phiên âm từ moral hazard sang tiếng nước đó ( như người Nhật phiên âm
thành "moraru hazādo"). Ở Việt Nam, moral hazard được dịch thành nhiều tên gọi
khác nhau như “ rủi ro đạo đức”, “ nguy cơ đạo đức”, “Hiểm nguy đạo đức”, “suy
thoái đạo đức”… hoặc cũng có thể giữ nguyên là “moral hazard”.
Rủi ro đạo đức là rủi ro nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được
tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành
động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể
làm hại cho bên kém thông tin.
Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin được bên kém ưu
thế thông tin hơn cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình.
1.2 Các dạng của rủi ro đạo đức:
Rủi ro đạo đức có thường xuyên được nhắc đến với 2 dạng sau:
o Rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính: là rủi ro người vay có những hành
động mà người cho vay không mong muốn vì chúng làm cho khoản vay ít có
khả năng được hoàn lại.
o Rủi ro đạo đức trong hợp đồng chủ sở hữu – “Vấn đề người chủ và người
quản lý” ( principal – agent prolem): bên ủy thác ( người chủ) là bên kém ưu
thế thông tin, còn bên được ủy thác ( nhà quản lý) là bên có ưu thế thông tin.
- 6 -
Rủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết Nhóm Lucky Money
Bên ủy thác không giám sát được đầy đủ hành vi của bên nhận ủy thác và
bên nhận ủy thác hiểu được điều này. Tình trạng này khiến cho bên được ủy
thác tự nhiên nảy sinh động cơ hành động theo hướng mà bên ủy thác cho là
không phù hợp.
1.3 Nguyên nhân nảy sinh :
Như đã nói ở trên, nguyên nhân chính dẫn đến xảy ra rủi ro đạo đức vẫn là do vấn
đề thông tin không đầy đủ, không cân xứng. Thiếu những thông tin chính xác về
khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như uy tín, tính trung thực
của bên đối tác.
Bên cạnh đó còn do pháp luật vẫn còn nhiều khe hở cho các cá nhân, tổ chức lợi
dụng, tiến hành lừa đảo. Nguyên nhân sâu xa vẫn do lòng tham của con người.
2. Rủi ro đạo đức trong hợp đồng chủ sở hữu – “ vấn đề người chủ và người
quản lý”:
2.1 Nêu vấn đề:
Các hợp đồng chủ sở hữu, hay các cổ phần chủ sở hữu của các công ty ( cổ phiếu),
là quyền được chia lợi nhuận và tài sản của doanh nghiệp. Đây là đối tượng đạc
trưng cho dạng rủi ro đạo đức được gọi là vấn đề của người chủ và người quản lý
khi nhà quản lý chỉ sở hữu một phần nhỏ tài sản của công ty mà anh ta đang phục
vụ và các cổ đông là chủ sở hữu phần lớn cổ phần của công ty.
Sự phân biệt và tách rời quyền chủ sở hữu và sự quản lý doanh nghiệp làm cho các
nhà quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng của mình chứ không theo lợi ích của
các cổ đông chủ sở hữu bởi vì các nhà quản lý doanh nhigiehieeph ít có động lực tối
đa hóa lợi nhuận hơn các chủ sở hữu.
2.2 Ví dụ:
Giả sử một nhà hàng cần có số vốn ban đầu là 100 triệu. Anh A chỉ có 10 triệu nên
anh ta đề nghị bạn đồng chủ sở hữu, do vậy bạn mua số cổ phần còn lại của nhà
hàng với 90 triệu.
90% nhà hàng do bạn sở hữu
- 7 -