Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu cấu trúc vi thể một số cơ quan thuộc hệ tiêu hóa của lợn rừng và lợn mường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
*************************



LÊ THỊ THOA




NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VI THỂ MỘT SỐ CƠ QUAN
THUỘC HỆ TIÊU HÓA CỦA LỢN RỪNG VÀ LỢN MƯỜNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI- 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
*************************





LÊ THỊ THOA




NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VI THỂ MỘT SỐ CƠ QUAN
THUỘC HỆ TIÊU HÓA CỦA LỢN RỪNG VÀ LỢN MƯỜNG






CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01


















NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. NGUYỄN BÁ TIẾP




HÀ NỘI- 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Tác giả luận văn


Lê Thị Thoa







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học TS.
Nguyễn Bá Tiếp ñã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây
dựng luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể cùng các thầy giáo, cô
giáo Bộ môn Tổ chức - Giải phẫu, Ban chủ nhiệm Khoa Thú y – Trường ðại Học
Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn các hộ chăn nuôi lợn tại Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn và
TP Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình ñã tạo mọi ñiều kiện cho tôi có ñược số liệu thực
tế ñể xây dựng luận văn.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ñồng nghiệp và gia ñình ñã giúp ñỡ,
tạo ñiều kiện, ñộng viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Tác giả luận văn


Lê Thị Thoa








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii

1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA LỢN RỪNG 3
2.1.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của lợn Rừng 3
2.1.2. Nuôi lợn Rừng trên thế giới và Việt Nam 5
2.2. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA LỢN MƯỜNG 9
2.2.1. ðặc ñiểm sinh học của lợn Mường 9
2.2.2. Chăn nuôi lợn Mường 10
2.3. CẤU TẠO VI THỂ MỘT SỐ CƠ QUAN THUỘC HỆ TIÊU HÓA 11
2.3.1. Sơ lược về ống tiêu hóa 11
2.3.2. Cấu tạo vi thể thực quản 12
2.3.3. Cấu tạo vi thể dạ dày 13

2.3.4. Cấu tạo vi thể ruột non 18
2.3.5. Cấu tạo vi thể ruột già 23
2.3.6. Cấu tạo vi thể của gan 25
3. ðỐI TƯỢNG – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 27
3.3. VẬT LIỆU 27
3.3.1. Mẫu cơ quan 27
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

iv

3.3.2. Hoá chất 28
3.3.3. Dụng cụ 28
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.4.1. Xử lý mẫu và tạo slide 28
3.4.2. Nhuộm Hematoxilin – Eosin (HE) 29
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 30
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1. Cấu tạo vi thể thực quản lợn Mường và lợn Rừng 32
4.1.1. Cấu tạo vi thể thực quản lợn Mường và lợn Rừng 32
4.2. Cấu tạo vi thể dạ dày lợn Mường và lợn Rừng 35
4.2.1. Các lớp tổ chức của dạ dày lợn Mường và lợn Rừng 35
4.2.2. Kích thước các lớp tổ chức dạ dày lợn Mường và lợn Rừng 38
4.3. Cấu tạo vi thể ruột non 41
4.3.1. Cấu tạo vi thể ruột non lợn Mường và lợn Rừng 41
4.3.2. Kích thước các lớp tổ chức ruột non lợn Mường và lợn Rừng 44
4.4. Cấu tạo vi thể ruột già 46
4.4.1. Cấu tạo vi thể ruột già 46
4.4.2. Kích thước vi thể ruột già lợn Mường và lợn Rừng 47

4.5. CẤU TẠO VI THỂ GAN 50
4.5.1. Cấu tạo vi thể gan lợn Mường và lợn Rừng 50
4.5.2. Kích thước vi thể gan lợn Mường và lợn Rừng 52
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 54
5.1. KẾT LUẬN 54
5.2. ðỀ NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs: Cộng sự
HE: Haematoxilin – Eosin
QD: Quá dài
KHV: Kính hiển vi
Vk: Vật kính








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Quy trình chuyển ñúc mẫu tự ñộng 28
Bảng 3.2. Số lượng tiêu bản các cơ quan của lợn Mường và lợn Rừng 30
Bảng 4.1. Kích thước vi thể thực quản lợn Mường và lợn Rừng 35
Bảng 4.2. Kích thước các tổ chức của dạ dày lợn Mường 39
Bảng 4.3. Kích thước các tổ chức của dạ dày lợn Rừng 39
Bảng 4.4. Kích thước các lớp tổ chức ruột non lợn Mường 45
Bảng 4.5. Kích thước vi thể ruột non lợn Rừng 45
Bảng 4.6. Kích thước vi thể ruột già lợn Mường 49
Bảng 4.7. Kích thước vi thể ruột già lợn Rừng 49
Bảng 4.8. Kích thước vi thể gan lợn Mường 53
Bảng 4.9. Kích thước vi thể gan lợn Rừng 53
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Cấu tạo của thành ruột và nhung mao 18
Hình 2.2: Vị trí của van hồi - manh và ruột thừa 24
Hình 4.1. Cấu tạo vi thể thực quản lợn Mường và lợn Rừng 32
Hình 4.2. Hình thái tổng thể của dạ dày (a) dạ dày của lợn Mường và (b) dạ dày
của lợn Rừng 35
Hình 4.3. Cấu tạo vi thể dạ dày lợn Mường và lợn Rừng 36
Hình 4.4. Cấu tạo vi thể ruột non lợn Mường và lợn Rừng 41

Hình 4.5. Cấu tạo vi thể ruột già lợn Mường và lợn Rừng 46
Hình 4.6: Cấu tạo vi thể gan lợn Mường và Lợn Rừng 50
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

1

1. MỞ ðẦU

1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Hiện nay, kinh tế phát triển nhanh, ñời sống nhân dân ngày càng ñược nâng
cao, nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng tăng cả về lượng và chất. Thịt lợn
Rừng, lợn Mường ñược xem là ñặc sản, ñược nhiều người ưa chuộng. Trước ñây
thịt lợn Rừng bán trên thị trường yếu do săn bắn trên rừng, nhưng giờ ñây nguồn
cung cấp ñó ñã bị thu hẹp do các quy ñịnh về bảo vệ ñộng vật hoang dã ngày
càng ñược thực hiện tốt.
Việt Nam ñược coi là một trong những cái nôi thuần hóa ñộng vật với tập
ñoàn gia súc, gia cầm phong phú (Lê Viết Ly, 1994). Các giống ñược thuần hóa
của chúng ta có khả năng thích ứng tốt với ñiều kiện thời tiết khí hậu và chế ñộ
dinh dưỡng thấp nhưng có sức ñề kháng cao với dịch bệnh. Nhược ñiểm các
giống nội là năng suất thấp nên không ñáp ứng ñược nhu cầu ngày càng tăng số
lượng, chất lượng và ña dạng về sản phẩm. Trong nhiều thập kỷ qua, các chương
trình nhập giống ngoại, lai giống, thay giống và ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi
công nghiệp ñã nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế ñất
nước. Tuy nhiên, chăn nuôi công nghiệp tác ñộng không tốt ñến môi trường do
nhiều nguyên nhân khác nhau trong ñó có sử dụng quá mức chất tẩy trùng, dược
phẩm và vacxin. Ứng dụng yếu tố di truyền trong quá trình tạo ñàn gia súc, gia
cầm kháng bệnh dựa trên các gen kháng bệnh ñược quan tâm trong nhiều thập kỷ
qua. Tập ñoàn giống nội phong phú của Việt Nam có thể ñược xem như ñối
tượng cho các nghiên cứu khám phá, phát hiện gen kháng bệnh, tạo cơ sở cho sự
ra ñời của những hệ thống chăn nuôi bền vững, vừa ñáp ứng ñược yêu cầu về

sản phẩm vừa giảm thiếu tác ñộng ñến môi trường và góp phần giữ ñược tính ña
dạng sinh học (Nguyễn Bá Tiếp, 2011).
Những năm gần ñây ở Việt Nam ñã bắt ñầu nuôi lợn Rừng nguồn gốc từ
Thái Lan, Trung Quốc ñược nhập theo con ñường tiểu ngạch và chính ngạch về
hoặc là ñược thuần dưỡng từ lợn Rừng Việt Nam. Phần lớn lợn Rừng ñược nuôi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

2

theo kinh nghiệm hay tham khảo kỹ thuật từ các tài liệu hướng dẫn, chưa ñưa ra
các dữ liệu khoa học. Một trong những nguyên nhân dẫn ñến thực trạng này là
kết quả nghiên cứu trên lợn Rừng còn hạn chế.
ðối với các nhà khoa học Việt Nam, các nghiên cứu về ñặc tính sinh học
của lợn Rừng, lợn Mường còn rất ít. Nghiên cứu gần ñây của Pham và cs. (2012)
về sự khác nhau trong cấu trúc vi thể dạ dày của lợn Mường và lợn Rừng ñã gợi
ý về mối liên quan giữa môi trường sống, ñặc ñiểm dinh dưỡng và các yếu tố
khác ñến cấu trúc vi thể thông qua quá trình tiến hóa và thích nghi. Kết quả của
các tác giả có thể coi là tiền ñề cho những nghiên cứu tiếp theo về mối liên hệ
giữa cấu trúc vi thể của các hệ cơ quan, ñặc biệt là hệ tiêu hóa của các giống lợn
với những ñặc ñiểm sinh trưởng và miễn dịch của chúng. Nhìn chung vẫn có thể
cho rằng chúng ta còn thiếu dữ liệu về ñặc ñiểm sinh lý, sinh hóa lợn Rừng và
lợn Mường trong ñó có các ñặc ñiểm về cấu trúc vi thể các cơ quan làm cơ sở
cho chẩn ñoán và phòng, trị bệnh, phát triển chăn nuôi và bảo vệ nguồn gen, góp
phần bảo tồn ña dạng sinh học. Trên cơ sở ñó chúng tôi tiến hành ñề tài: “Nghiên
cứu cấu trúc vi thể một số cơ quan thuộc hệ tiêu hóa của lợn Rừng và lợn
Mường”
1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI
Nghiên cứu ñặc ñiểm cấu tạo vi thể một số cơ quan thuộc hệ tiêu hóa của
lợn Rừng và lợn Mường làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu về sinh lý,
bệnh lý trên hai ñối tượng này.






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA LỢN RỪNG
2.1.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của lợn Rừng

Từ tài liệu của các nhà khảo cổ học cho thấy, lợn Rừng ở châu Âu và lợn
Rừng châu Á ñược con người thần hóa sớm nhất và chính chúng là nguồn gốc
của các giống lợn hiện ñược nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Do lợn Rừng phân bố trên phạm vi rất rộng, thích nghi với ñiều kiện sống
rất ña dạng nên tuy cùng gọi là lợn Rừng nhưng chúng có sự khác biệt về màu
sắc lông, ñộ to nhỏ, sức lớn, sức sinh sản v.v… Lợn Rừng châu Âu có tầm vóc
khá hơn lợn Rừng châu Á. Cả hai loại lợn Rừng châu Âu và lợn Rừng châu Á
phần lớn ñều có màu da lông ñen hoặc nâu xám, lông da khô, lông gáy dài và
cứng. Lợn ñực khi trưởng thành có răng nanh rất phát triển. Răng nanh hình tam
giác màu trắng ngà. ðầu răng nanh nhọn, cong vểnh lên ở hai bên mép.
Lợn Rừng khi mới sinh ra hầu hết có lông màu vàng và có những sọc vàng,
hoặc trắng vàng dọc hai bên sườn và lưng. Chúng trông giống sọc của quả dưa,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

4


các vệt sọc này mất dần khi lợn ñạt từ 12kg/con trở lên và mất hẳn khi 17 -
18kg/con. ðiều ñặc biệt ở lợn Rừng là vị trí của lỗ chân lông chụm vào một chỗ
nên lông mọc như khóm lúa. ðây là ñiểm phân biệt rõ nhất giữa thịt lợn Rừng
với thịt lợn nhà.
Lợn Rừng thường có từ 8 - 10 vú, có khi trên 12 vú. Cũng như lợn nhà, lợn
Rừng ñộng dục lần ñầu vào 6 - 7 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể ñạt khoảng 20
- 27kg. Lợn Rừng cái ñộng dục thầm lặng hơn lợn nhà nên khó phát hiện. Chúng
thường ít kêu, thích nằm một chỗ, âm hộ sưng tấy màu ñỏ (2 ngày ñầu), rồi
chuyển sang tím tái (ngày thứ ba, thứ tư). Quá trình ñộng dục diễn ra 3 - 4 ngày
và nếu không ñược phối giống thì sau 20 - 22 ngày lại xuất hiện lần ñộng dục
mới (giống như lợn nhà). Nếu trong quá trình ñộng dục, lợn cái gặp ñược lợn ñực
phối giống và có kết quả thì nó trở thành lợn mang thai. Thời gian mang thai
cũng tương tự như lợn nhà (112 - 116 ngày). Gần tới ngày ñẻ, lợn nái sẽ tự tìm
hoặc tự tạo ra hang hốc và kiếm lá cây khô, cỏ khô… ñể làm ổ ñẻ. Các hang ñất
hoặc hố ñất làm ổ ñẻ thường ở nơi kín ñáo, tĩnh mịch, ấm áp và khô ráo. ðây là
chỗ ñể chúng bảo vệ ñàn con. ðất pha cát là thích hợp nhất ñể lợn mang thai ñào
dũi làm ổ ñẻ. Chúng rất hung dữ khi nuôi con. Lợn mẹ không muốn con người và
các ñộng vật khác biết ổ ñẻ của chúng.
Lợn Rừng có tốc ñộ sinh trưởng thấp, có khi 1 năm tuổi mới nặng 30 -
40kg. Cơ thể càng lớn, tốc ñộ tăng trưởng càng chậm. Nhiều lợn cái ñộng dục và
phối giống lần ñầu lúc 7 - 8 tháng tuổi và chỉ nặng trên dưới 20kg. Vì vậy, lợn
Rừng thường có số con ñẻ ra mỗi lứa thấp, từ 5 - 8 con. Lợn con sơ sinh rất nhỏ,
chỉ vài trăm gram. Lợn con thường ñược lợn mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc tới khi
lợn mẹ mang thai lần kế tiếp nên thời gian chăm sóc con của lợn Rừng có khi kéo
dài ñến 3 - 4 tháng. Do vậy, lợn Rừng thường ñẻ 1,2 - 1,3 lứa/năm. Nếu tách mẹ
sớm, lợn Rừng có thể ñộng dục trở lại và có ñạt số lứa ñể trung bình tới 2,3
lứa/năm.
Cũng do cuộc sống hoang dã nên chúng có da dầy, bụng gọn, chân cao,
chắc, ñi ñứng trên 8 ngón chân rất nhẹ nhàng, nhanh nhẹn. Thân hình lợn Rừng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


5

rất thích hợp với việc ñào bới cây củi, giun dế,… dưới ñất ñể kiếm ăn. Mõm lợn
Rừng nhọn, thẳng và chắc (lợn Rừng Thái Lan còn có một loại mõm ngắn, thân
ngắn). Nó rất phù hợp với việc ñào hang hốc ñể ẩn náu, che mưa, che nắng. Lợn
Rừng cũng rất dễ bị “giật mình” mỗi khi có tiếng ñộng lạ, tiếng người lạ. Nó
thích ñược chạy nhảy tự do thoải mái trên các bãi rộng rãi, có cây bóng mát, vào
những ngày nóng nực lợn Rừng cũng ưa ñược ñầm tắm ở suối hoặc vũng nước.
Ở rừng, lợn ñực rừng thường ưa sống một mình, mỗi con ñực ở tuổi trưởng
thành có một “lãnh ñịa” riêng. Còn lợn cái thường sống thành từng ñàn chừng 20
- 30 con, ñến khi lợn cái ñộng dục thì lợn ñực mới tìm ñến ñàn nái ñể giao phối.
Lợn Rừng thường hoạt ñộng, kiếm ăn về ban ñêm. Ban ngày chúng thường ngủ
trong các hang hốc do nó tự ñào bới hoặc có sẵn trong rừng. Do nguồn thức ăn có
sẵn của lợn Rừng chủ yếu là lá cây, quả, củ và do vận ñộng nhiều nên thịt của
chúng rất nạc, da dày nhưng dòn. ðó là nguồn thực phẩm rất hấp dẫn ñối với
người tiêu dùng hiện nay. Người ta còn dùng mật lợn Rừng (nhất là mật lợn
Rừng ñực ñã già) ñể làm thuốc và ñược coi như mật gấu, dùng xương lợn Rừng
ñể nấu cao (Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Khắc Tích, 2009).
2.1.2. Nuôi lợn Rừng trên thế giới và Việt Nam
2.1.2.1. Nuôi lợn Rừng trên thế giới
Từ 2.500 năm trước, con người ñã có những hiểu biết và khai thác lợn
Rừng, theo tài liệu của nhiều nước thì lợn Rừng ñược thuần hóa và bắt ñầu ñưa
vào hệ thống vật nuôi từ thế kỉ XVI.
Ngày nay lợn Rừng ñã ñược nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như
Pháp, BaLan, Thái Lan, Canada, Anh, Trung Quốc, ðức, Ấn ðộ, Braxin,
Mexico, Tây Ban Nha, Italia, ðan Mạch, Nhật Bản, Nga, Nepan, Angeri,
Indonesia và Việt Nam. Nghề nuôi lợn Rừng ñã trở nên khá phổ biến bởi chúng
thực sự là nghề có giá trị kinh tế cao và có thị trường lớn.
Ở nhiều nước, nuôi lợn Rừng không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thực phẩm

tươi sống hàng ngày bày bán trong các siêu thị mà thịt lợn Rừng còn ñược chế
biến thành xúc xích, lạp xườn, ñồ hộp,… rất ña dạng và ñược ưa chuộng hay nói
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

6

cách khác công nghệ giết mổ, chế biến thịt lợn Rừng ở các nước có nuôi lợn
Rừng cũng ñã rất phát triển.
Da lợn Rừng không những là món ăn ñược ưa thích mà còn là nguyên liệu
cho công nghiệp thuộc da ở một số nước, hiện Peru là nước xuất khẩu da lợn
Rừng duy nhất ở châu Mỹ La Tinh với giá 30USD/tấm. Răng nanh và móng vuốt
cũng ñược buôn bán với giá rất ñắt và thị trường ngày càng trở nên khan hiếm.
Nghề nuôi lợn Rừng càng trở nên sôi ñộng khi nhu cầu tiêu thụ ngày một
tăng, số lượng các khu rừng bị ñóng cửa cấm săn bắn ngày một nhiều nên nguồn
cung cấp từ việc ñi săn bắn ngày càng ít ỏi. Vì vậy, thị trường ñã chấp nhận
nguồn cung cấp chủ yếu từ việc nuôi thuần dưỡng, cũng từ ñó mà các trang trại
chuyên chăn nuôi, cung cấp thịt, giống lợn Rừng ở Thái Lan, Trung Quốc, Pêru,
Indonesia,… ñã hình thành và phát triển hưng thịnh.
2.1.2.2. Nuôi lợn Rừng ở Việt Nam
Nhu cầu về “thịt lợn lạ” ở Việt Nam tăng lên trong những năm gần ñây và
một trong những nguyên nhân dẫn ñến thực trạng này là do diện tích rừng tự
nhiên giảm dẫn ñến làm giảm số lượng lợn Rừng hoang dã (Ishiguro và cs,
2008). Việc phát triển chăn nuôi lợn Rừng và lợn Mường do ñó mà ñược quan
tâm nhằm ñáp ứng nhu cầu của thị trường. Những nỗ lực của người chăn nôi
nhắm nâng cao năng suất của lợn không quan tâm ñến các ñặc ñiểm sinh học của
chúng có thể sẽ là tác ñộng tiêu cực ñến quần thể lợn Rừng và lợn Mường
(Hongo và cs, 2002).
Việc thuần hóa lợn Rừng Việt Nam và lai tạo chúng với các giống lợn bản
ñịa ở các vùng miền núi bắt dầu từ năm 2003 với một vài hộ nông dân ở Bình
Phước, Nuôi lợn Rừng sau ñó phát triển tại nhiều ñịa phương. Nhiều lợn giống ở

Thái Lan ñã ñược nhập về.
Ở Việt Nam hiện nay có hai dòng lợn Rừng nuôi chính là lợn Rừng Thái
Lan và lợn Rừng Việt Nam. Lợn Rừng Thái Lan có thân ngắn, béo, má phệ, bụng
phệ, chân xoạc, lông ngắn, ít bờm, nhiều con chân trắng. Lợn Rừng Việt Nam
mình thon và dài, chân cao, má gọn, có lông bờm dài, móng chụm và ñen. Khi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

7

mới sinh lợn Rừng Việt Nam có sọc dưa vàng ñậm nét hơn lợn Rừng Thái Lan.
Nhiều nơi ñã thành công trong chăn nuôi lợn Rừng, ñem lại lợi nhuận cao
cho người chăn nuôi và cũng góp phần ña dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Một
số trang trại ñã có thương hiệu như trại lợn Rừng của ông Hữu Thành ở Xuân
Lộc - ðồng Nai, trại lợn Rừng kết hợp nông lâm ngư du lịch sinh thái của ông
Nguyễn Phước Hùng huyện Hòa Vang - ðà Nẵng, trang trại lợn Rừng của ông
Bẩy Dũng ở ðồng Phú - Bình Phước…
Theo Tăng Xuân Lưu và cs, (2010), tới tháng 8 năm 2010 tổng ñàn lợn
Rừng nái sinh sản của cả nước ước tính khoảng 1600 con, tổng ñàn lợn Rừng có
nguồn gốc từ Thái Lan là 4200 con. Chủ các trang trại nuôi lợn Rừng ở Việt Nam
ñều khẳng ñịnh tính hiệu quả của chăn nuôi lợn Rừng gấp 5 - 6 lần so với nuôi
lợn nhà.
Thực ra, nghề nuôi lợn Rừng ở Việt Nam chỉ mới bắt ñầu phát triển rộng từ
năm 2005 và mới ñược chú ý từ năm 2006. Trên thị trường thịt và giống chủ yếu
là lợn Rừng lai. ða số các trang trại mua lại giống (nhập lậu giống lợn Rừng Thái
Lan) hoặc mua của các trang trại ñi trước và tự nhân giống bằng cách lai lợn
Rừng ñực thuần với lợn cái ñịa phương thuần chủng.
Việc nuôi lợn Rừng hiện chủ yếu là khai thác giống, khả năng cung cấp thịt
còn hạn chế; các hướng khai thác khác như lông, da, sừng, móng chưa có. Hơn
nữa, giống lợn Rừng lai Thái Lan có tầm vóc không lớn, răng nanh cũng ít phát

triển hơn các giống khác.
Tuy nuôi lợn Rừng ñã có ở Việt Nam ñược hơn 10 năm nhưng việc ñánh
giá thực trạng nuôi lợn Rừng là việc cần thiết từ ñó rút ra những kinh nghiệm cho
quản lý và phát triển trong thời gian tới (Võ Văn sự và cs, 2008).
Kết quả nghiên cứu của Võ Văn Sự và cs (2009) cho thấy hiện nay có sự lai
tạo giữa lợn Rừng và lợn giống ñịa phương dẫn ñến sự ña dạng trong thành phần
giống. Dinh dưỡng cho lợn Rừng rất ña dạng nhưng chủ yếu sử dụng các phế phụ
phầm nông nghiệp và thức ăn của người. Tuy vậy, cũng có hộ chăn nuôi cho ăn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

8

theo kiểu “lợn công nghiệp”. Chuồng trại nuôi lợn Rừng cũng rất ña dạng. Theo
người chăn nuôi, các bệnh thường gặp ở lợn Rừng là bệnh ñường tiêu hóa và hô
hấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

9

2.2. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA LỢN MƯỜNG
2.2.1. ðặc ñiểm sinh học của lợn Mường

Lợn Mường hay còn gọi là lợn ñen ñịa phương, ñược chăn nuôi phổ biến ở
các ñồng bào dân tộc miền núi.
Lợn có tầm vóc nhỏ bé, mình ngắn, tai nhỏ, dựng ñứng, lưng thẳng hoặc
hơi võng. Lông và da ñen tuyền, dài và cứng, thậm chí có thể gặp trường hợp ñen
cả mõm, vú, bốn bàn chân và kẽ móng chân. Một số con có bốn bàn chân và
bụng màu trắng. Chân nhỏ, ñi móng, mắt tinh nhanh, mặt nhỏ, mõm dài, nhọn,
ñuôi dài, nhỏ. Lợn nái trưởng thành bụng gọn, không sệ. Dáng ñi nhanh nhẹn,
vững chãi.

Khả năng dũi ñất của lợn Mường rất khỏe, ñây là tập tính phù hợp với
phương thức tìm thức ăn ñặc trưng của loài lợn này. Chúng tìm bắt các loại côn
trùng trong ñất hay dũi tìm các loại rễ cây, các loại củ như măng, sắn, củ ấu,
khoai lang và một số loại cây rừng ñể ăn…Nhờ ñặc tính ñó mà lợn Mường thích
hợp với phương thức thả rông, tự tìm kiếm thức ăn ở các vạt rừng, bãi cỏ…
Thông thường, lợn về nhà khi ñến giờ chủ cho ăn, lợn con về bú mẹ, cá
biệt có một số ñàn sống hàng tháng trong rừng mới trở về nhà. Do ñó, lợn rất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

10

nhát khi tiếp xúc với người, nhất là người lạ.
Với ñặc ñiểm ñất rộng, người thưa, diện tích vườn lớn nên người dân
thường chăn thả tự do các loại vật nuôi kể cả lợn. Tuy nhiên, những năm gần
ñây, tập quán này cũng dần dần ñược thay ñổi bởi gia súc thả rông sẽ phá hoại
hoa màu. Hầu hết các nông hộ có ñiều kiện kinh tế rất khó khăn, do vậy, phần lớn
chuồng trại ñược sử dụng nuôi lợn Mường ñều là tạm bợ, người dân chỉ sử dụng
tre, nứa, gỗ tạp hay rơm rạ… ñể dựng thành chuồng nuôi tạm nhốt lợn.
Lợn ñực hay lợn cái ñộng dục thường hưng phấn, có thể phá chuồng. Lợn
nái sắp ñẻ thường chạy vào rừng hay lên nương làm ổ ñẻ, sau ñẻ khoảng một
tuần thì lợn mẹ dẫn lợn con về chuồng ñể ăn, khi nuôi con, lợn mẹ rất dữ nên khó
có thể tiếp cận gần. Do vậy, giống lợn này có khả năng thích nghi cao với ñiều
kiện chăn nuôi khó khăn của các gia ñình sống ở vùng trung du, miền núi.
2.2.2. Chăn nuôi lợn Mường
Nhận thức ñược tầm quan trọng và vai trò của nguồn gen lợn bản ñịa quý
hiếm ñối với sản xuất, ñời sống của ñồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, năm
2008 Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông ñã triển khai chương trình nghiên cứu
phục vụ sản xuất nhằm giúp ñồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc phát triển kinh
tế, xóa ñói giảm nghèo bằng nguồn vốn vay của ADB trong ñó có chương trình
phát triển chăn nuôi ñàn lợn bản ñịa.

Mặc dù ñược chăn nuôi trong ñiều kiện kham khổ, kém vệ sinh nhưng với
tập tính sống hoang dã mà lợn Mường có khả năng ñề kháng rất tốt với các loại
mầm bệnh, chúng gần như không bị bệnh. Nếu có, chủ yếu bị giun sán hay cảm
lạnh thông thường.
Vì năng suất sinh sản của lợn Mường thấp và thời gian nuôi kéo dài nên
người dân chăn nuôi lợn Mường với mục ñích chính là ñể phục vụ cho nhu cầu
của gia ñình. Các hộ chỉ bán khi có khách mua lợn với giá cao, hoặc khi gia ñình
không sử dụng hết. Khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn Mường của người dân tăng lên;
các lái buôn thương tìm ñến các hộ chăn nuôi ñể thu mua lợn sau ñó phân phối
lại cho các nhà hàng. ðây chính là yếu tố kích thích chăn nuôi lợn Mường phát
triển. Lợn Mường ñã ñược nhà nước xếp vào nguồn gen quý cần ñược bảo tồn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

11

phát triển ña dạng các giống lợn quý, tăng lên về số lượng và chất lượng ñàn lợn
theo các vùng ñịa lý khác nhau.
2.3. CẤU TẠO VI THỂ MỘT SỐ CƠ QUAN THUỘC HỆ TIÊU HÓA
2.3.1. Sơ lược về ống tiêu hóa
Hệ tiêu hoá bao gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa lớn. Ống tiêu hóa,
bắt ñầu từ miệng và tận cùng ở hậu môn, bao gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày,
ruột non, ruột già, ống hậu môn.
Mỗi ñoạn của ống tiêu hóa có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của nó.
Ngoài những cấu trúc ñặc biệt riêng của mỗi ñoạn, toàn bộ các ống tiêu hóa
chính thức có cấu trúc cơ bản chung giống nhau.
Thành của ống tiêu hoá chính thức, từ ngoài vào trong có 6 lớp (1) lớp áo
ngoài, (2) lớp áo cơ, (3) lớp hạ niêm mạc, (4) lớp cơ niêm, (5) lớp ñệm và (6) lớp
biểu mô. Lớp áo ngoài là một màng bọc tạo bởi mô liên kết thưa, mặt ngoài ñược
lợp bởi một lớp trung biểu mô. Lớp áo cơ ñược tạo thành bởi những bó sợi cơ
trơn (trừ ở ñoạn 1/4 của thực quản, tầng cơ này do cơ vân tạo thành). Các bó cơ

tạo thành hai lớp cơ có hướng khác nhau: lớp trong gồm các sợi cơ có hướng
vòng quanh thành ống, lớp ngoài các sợi cơ có hướng dọc. Giữa hai lớp cơ có
tùng thần kinh Auerbach. Riêng ở dạ dày, tầng cơ còn có thêm lớp cơ gồm những
sợi cơ có hướng chéo với những sợi cơ thuộc hai lớp cớ vòng và cơ dọc. Lớp thứ
ba, lớp cơ chéo, nằm phía trong cơ vòng. Lớp hạ niêm mạc ñược tạo thành bởi
mô liên kết thưa có nhiều sợi chun, nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, những sợi
thần kinh, những ñám rối thần kinh Meisser, có thể có các tuyến. Lớp cơ niêm
gồm hai lớp cơ trơn mỏng: lớp trong gồm những sợi cơ hướng vòng, lớp ngoài
gồm những sợi cơ hướng dọc. Lớp cơ niêm ngăn cách lớp niêm mạc với lớp hạ
niêm mạc. Lớp ñệm là mô liên kết thưa, nằm dưới biểu mô. Trong lớp ñệm có
tuyến, tuỳ từng ñoạn mà có các loại tuyến riêng biệt, có mạch máu, mạch bạch
huyết, những ñầu tận cùng thần kinh. Lớp biểu mô: biểu mô lợp trên mặt niêm
mạc thay ñổi tuỳ thuộc chức năng của từng ñoạn, biểu mô lát tầng không sừng
hoá ở thực quản và hậu môn, biểu mô trụ ñơn ở dạ dày và ruột.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

12

Lớp biểu mô, lớp ñệm và lớp cơ niêm tạo thành tầng niêm mạc. Tuỳ từng ñoạn,
mặt của lớp niêm mạc có thể khác nhau: nhẵn, có những gợn nhỏ, có những nếp lồi lên
trên mặt.
2.3.2. Cấu tạo vi thể thực quản
Thực quản là một ñoạn ống của tuyến tiêu hóa, là một ống cơ có chức
năng chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày,có biểu mô lát tầng không sừng. Nói
chung thực quản cũng có các tầng cấu tạo giống như các ñoạn khác của ống tiêu
hóa (Trịnh Bình và cs, 2002), thực quản có cấu tạo vi thể từ ngoài vào trong như
sau:
Ngoài cùng là lớp áo ngoài ñước cấu tạo bởi tổ chức liên kết ,hung mạc
mỏng. Tiếp theo là lớp áo cơ, lớp hạ niêm mạc ,dải cơ niêm, lớp ñệm là lớp tiếp
theo, trong cùng là lớp biểu mô kép lát ñã sừng hóa cùng với lớp ñệm tạo thành

những nhú gai làm cho lòng của thực quản lồi lõm (Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm
ðức Lộ, 1980).
Tầng cơ của thành thực quản có 1/ 4 trên tầng cơ gồm những sợ cơ vân ở
cả lớp trong lẫn lớp ngoài, 3/ 4 dưới những sợi cơ trơn dần dần thay thế những
sợi cơ vân. Ở ñoạn 1/3 dưới cùng của thực quản, tầng cơ ñược hoàn toàn tạo bởi
những sợi cơ trơn. Hai lớp của tầng cơ, lớp trong và lớp ngoài không hoàn toàn là
những lớp cơ hướng vòng, hướng dọc mà lớp trong người ta thấy có nhiều bó cơ
hướng chéo hay hướng xoắn ốc. Những bó cơ có hướng dọc của lớp ngoài ở
nhiều chỗ có hướng bất thường. Giữa hai lớp của tầng cơ có tùng thần kinh
Auerbach.
Tầng dưới niêm mạc ñược tạo thành bởi mô liên kết thưa, cách với tầng
niêm mạc bởi cơ niêm. Tầng dưới niêm mạc cùng với cơ niêm tạo ra nhiều nếp
gấp dọc làm cho lòng thực quản lồi lõm không ñều. Khi nuốt thức ăn, những nếp
gấp ñó trở nên mỏng. Trong tầng dưới niêm mạc có những tuyến thực quản chính
thức, những tuyến này nhỏ, thuộc loại tuyến kiểu chum nho. Phần chế tiết do các
tế bào nhày tạo thành. Những ống bài xuất ngắn họp lại vớ nhau thành ống bài
xuất chính, vượt qua lớp cơ niêm ñể mở ra mặt tự do của niêm mạc bởi một lỗ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

13

nhỏ. Biểu mô lợp các ống bài xuất lớn (ống bài xuất chính là biểu mô lát tầng.
Những tuyến thực quản - vị giống tuyến tâm vị của dạ dày nhưng người ta vẫn có
thể phân biệt ñược hai loại: một loại (thực quản vị) nằm ở phần trên của thực
quản, ngang với ñộ cao của sụn nhẫn và vòng sụn khí quản thứ năm, còn loại thứ
hai nằm ở phân dưới thực quản, gần tâm vị. Khác với tuyến thực quản chính
thức, những tuyến thực quản - vị thường chỉ khu trú ở lớp ñệm của niêm mạc. Ở
tầng dưới niêm mạc có các tuyến tiết nhày gọi là tuyến thực quản có vai trò tiết
chất nhày hỗ trợ thức ăn di chuyển và bảo vệ niêm mạc.
Tầng niêm mạc của thực quản ñược chia làm 3 lớp:

Lớp biểu mô niêm mạc thực quản là biểu mô lát tầng không sừng hoá.
Những tế bào nằm trên cùng chứa những hạt sừng nhưng không xảy ra quá trình
sừng hoá thực sự, nghĩa là những tế bào nằm trên cùng vẫn còn nhân và không
biến thành những vẩy sừng. Biểu mô loại này lợp niêm mạc từ suốt họng ñến dạ
dày, có sự chuyển tiếp ñột ngột từ biểu mô lát tầng sang biểu mô trụ ñơn. Quan
sát ñại thể thấy biên giới giữa niêm mạc nhẵn, mau nhợt nhạt của thực quản vơí
mặt niêm mạc màu hồng của dạ dày là một ñường lồi lõm.
Lớp ñệm ñược tạo thành bởi mô liên kết thưa trong ñó có những sợi keo
nhỏ, lưới sợi chun mỏng, những tế bào liên kết. Trong lớp ñệm còn có những
tuyến thực quản- vị. phần chế tiết của tuyến thực quản- vị ñước tạo thành bởi
những tế bào khối vuông, trong bào tương của chúng có chứa những hạt chất
nhày. ðường bài xuất của tuyến ñổ ra mặt tự do của niêm mạc và ñược vây
quanh bởi các tế bào lympho.
Lớp cơ niêm của thực quản khá dày, ñước tạo thành bởi những bó sợi cơ
trơn.
ðoạn cuối thực quản gần dạ dày chỉ có cơ trơn và cơ vân xen nhau, ñoạn
trên cùng thực quản có cơ vân. Chỉ ñoạn thực quản nằm trong khoang bụng mới
có thanh mạc. ðoạn thực quản nằm trong vùng ngực ñược bao bởi mô liên kết
thưa kết gắn với các mô xung quanh (Trịnh Bình và cs, 2002)
2.3.3. Cấu tạo vi thể dạ dày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

14

Dạ dày là ñoạn phình to của ống tiêu hoá, nôi thực quản với ruột non. Dạ
dày là cơ quan ñể chứa và tiêu hoá thức ăn. Như vậy về mặt chức năng, dạ day
vừa là phần cơ học, vừa là phần hoá học. trong trường hợp bình thường, khi dạ
dày trống rỗng, kích thước của nó không lớn hơn ruột bao nhiêu. Miệng nối thực
quản với dạ dày gọi là tâm vị. Bên trái tâm vị, thành dạ dày có hình cong cao lên
trên chỗ nối thực quản-dạ dày. Vùng này gọi là vùng ñáy. Cạnh lõm bên phải,

cạnh lồi bên trái gọi là bờ cong nhỏ và bờ cong lớn của dạ dày. Phần trung tâm
rộng là thân. Vùng chuyển tiếp dạ dày với tá tràng gọi là môn vị. Thành dạ dày
cũng giống các ñoạn khác của ống tiêu hoá. từ ngoài vào trong gồm 4 lớp: Lớp
áo ngoài, lớp áo cơ, lớp hạ niêm mạc, lớp niêm mạc. Trong lớp niêm mạc ñược
chia ra 3 phần từ ngoài vao trong như sau: cạnh lớp hạ niêm mạc là dải cơ niêm,
tiếp ñến là lớp ñệm và lớp biểu mô nằm trong cùng.
Áo ngoài là lớp ngoài cùng của thành dạ dày, là một lớp mỏng mô liên kết
lóp phía ngoài áo cơ, mặt ngoài cùng của tầng vỏ ngoài có lớp trung biểu mô lợp.
Lớp áo cơ gồm 3 lớp cơ trơn: lớp ngoài chủ yếu là những bó sợi cơ trơn
có hướng dọc, lớp giữa những bó sợi hướng vòng, lớp trong hướng chéo. Những
bó sợi cơ ở lớp ngoài cùng là những bó cơ trơn hướng dọc kéo dài từ thực quản
xuống. Những sợi cơ dọc giữ nguyên hướng dọc của mình dọc theo cả ở những
chỗ cong, còn ở mặt trước và mặt sau dạ dày, các sợi cơ dần dần chuyển hướng
theo hướng của ñường cong lớn. Ở vùng môn vị, những sợi cơ hướng dọc tập
trung lại thành một lớp và tiếp tục ñi xuống trở thành lớp cơ dọc ở tầng cơ của
ruột. Ở chính ngay môn vị, các sợi cơ tạo thành một vùng cơ gọi là vùng cơ thắt
dầy. Vùng cơ này giúp việc kiểm tra sự trống rỗng của dạ dày. Sự trống rỗng dạ
dày phụ thuộc chủ yếu vào sự co bóp của tầng cơ dạ dày.
Lớp hạ niêm mạc ñược tạo thành bởi mô liên kết thưa có nhiều tế bào mỡ,
dưỡng bào, tế bào lympho tự do và những bạch cầu hạt trung tính. lớp hạ niêm
mạc ñồng thời có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết.
Lớp cơ niêm của niêm mạc dạ dày gồm có một lớp cơ trơn hướng vòng
nằm trong và một lớp cơ trơn hướng dọc nằm ngoài. Những bó tế bào cơ trơn của
lớp cơ niêm có thể tiến vào tận phía tuyến. Các bó sợi cơ này khi co rút, ép tầng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

15

niêm mạc làm các tuyến có thể dễ dàng ñẩy các sản phẩm mà chúng sản xuất
ra ngoài

Lớp ñệm là mô liên kết trong ñó có chứa một lượng lớn tuyến. Do ñó
trong lớp ñệm, mô liên kết chỉ còn lại các dải mô liên kết mỏng, nằm xen vào
giữa các tuyến. Trong mô liên kết có các tế bào sợi, các tế bào sợi tạo keo, những
sợi cơ trơn và các máu, mạch bạch huyết nhỏ.
Trong lớp ñệm, ngoài những nhân tế bào nhạt màu hình bầu dục, có thể là
những nhân của tế bào sợi, trong các lỗ của lưới sợi còn có chứa nhiều tế bào
lympho, một số tương bào, các cạch cầu ña nhân, những bạch cầu hạt trung tính và
những dưỡng bào. ðôi khi giữa những tế bào của biểu mô tuyến, ngươi ta thấy có
những bạch cầu co những hạt chất vùi ưa acid to hay nhỏ gọi là thể Rusel. Những
hạt này có thể phát triển trong ñiều kiện sinh lý, nhưng trong ñiều kiện bệnh lý,
chúng thường phát triển nhiều hơn. Các tuyến trong lớp ñệm dạ dày thuộc loại
tuyến ống, mở vào ñáy các rãnh. Sản phẩm của các tuyến gọi là dịch vị, có vai trò
quan trọng trong sự tiêu hoá thức ăn.
Ở ba vùng khác nhau của dạ dày, mỗi vùng có một loại tuyến riêng.
Vùng thân vị có tuyến thân vị (hay tuyến dạ dày), là tuyến quan trọng nhất
trong việc chế tiết ra dịch vị, thuộc loại tuyến ống thẳng, chia nhánh. Thành
tuyến ñáy ñược lợp bởi bốn loại tế bào: tế bào chính, tế bào thành (hay tế bào
viền), tế bào phụ tiết ra chất nhày cổ tuyến và tế bào ưa bạc. ðoạn trên cao nhất
là eo, ñoạn giữa là cổ tuyến, hai ñoạn này có tế bào nhày và tế bào viền. ðoạn
dưới cùng là ñáy tuyến có tế bào chính và tế bào ưa bạc. Sự phân chia tế bào ở
tuyến phần lớn ñược thực hiện bởi những tế bào ở vùng cổ tuyến và cũng có thể
ở cả tế bào chính.
Tế bào chính (tế bào sinh enzyme) là những tế bào hình khối vuông hay
trụ thấp, tạo thành biểu mô lợp thành tuyến ở 1/2 hay 1/3 dưới của ống tuyến.
Mỗi tế bào có một nhân hình cầu. Vì vậy việc giữ tế bào nguyên vẹn hầu như
không thể thực hiện ñược. Nếu trong dạ dày không có loại acid nào, những tế bào
chính có thể tồn tại trong một thời gian. Khi ñược cố ñịnh ñúng, hoặc sau một
giai ñoạn nhịn ăn, những tế bào có ñày những hạt lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


16

Tế bào viền (hay tế bào thành) ñược nhận thấy nằm xen kẽ vào những tế
bào biểu mô của vùng eo hay xen vào những tế bào nhày hay tế bào chính. Tế
bào viền là những tế bào hình cầu hay hình tháp lớn, có cực ngọn nhọn bé lại,
xen vao fgiữa hững tế bào sinh enzyme cạnh nhau. Nhiều khi cực ñáy của các tế
bào viền lồi ra ngoài bề mặt của tuyến, nhất là sau hoạt ñộng chế tiết tích cực kéo
dài và sau khi những tế bào sinh enzyme giảm khối lượng. Thường thì mỗi tế bào
viền có một nhân to, hình cầu, nhưng ñôi khi tế bào có hai nhân. Bào tương tế
bào bắt màu Eosin. Dáng vẻ ñặc hiệu nhất của tế bào viền là có những vi quản
nội bào tạo thành một lưới vi quản chung quanh nhân và mở ra phía cực ngọn
của tế bào ñể ñưa chất tiết vào lòng tuyến ñáy. Nhiều tế bào viền hầu như không
bị biến ñổi hình thái rõ rang nào có thể nhận thấy trong suốt các giai ñoạn hoạt
ñộng chức năng.
Tế bào nhày nằm ở cổ tuyến. Tại ñây, những tế bào dưới cùng ñi tới các
rãnh dạ dày. Nhưng ở vùng sâu của túi tuyến các tế bào nhày ñược thay thay thế
bởi những tế bào sinh enzyme. Tế bào nhày cổ tuyến có hình trụ, vùng bào tương
ở cực ngọn của tế bào chứa ñầy những giọt sinh nhày, vì vậy trong những tiêu
bản thông thường dễ nhầm với tế bào chính. Ở những tiêu bản còn tươi và không
nhuộm màu, các tế bào nhày cổ tuyến chứa ñầy hạt nhạt, bóng, ñó là chất nhày
mucopolysaccarit. Trong các tiêu bản nhuộm màu và khi chất nhày không ñược
bảo tồn, những tế bào này rất dễ nhầm với tế bào chính.
Tế bào ưa bạc là những tế bào nhỏ, rải rác từng cái một trong biểu mô, xen
vào ñáy các tế bào chính. Những tế bào này ở biểu mô lợp niêm mạc dọc theo tất
cả các ñoạn từ dạ dày xuống ruột. người ta phân biệt những tế bào này thành hai
loại dựa vào phản ứng của từng loại tế bào với muối bạc. Những tế bào ưa bạc có
những hạt phá huỷ muối bạc mà không cần xử lý ñặc biệt. còn những tế bào
nhiễm bạc là những tế bào cần sự ăn màu trước khi những hạt của nó phản ứng
với bạc.
Tuyến môn vị, tuyến này thuộc loại tuyến cong queo, chia nhánh. Thành

tuyến ñược lợp bởi những tế bào nhày hình khối vuông. Bào tương nhạt màu và

×