Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm thuốc lá của công ty thuốc lá bắc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.38 KB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN ðẠI HẢI




NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT KINH DOANH SẢN PHẨM THUỐC LÁ
CỦA CÔNG TY THUỐC LÁ BẮC SƠN





LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







NGUYỄN ðẠI HẢI



NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT KINH DOANH SẢN PHẨM THUỐC LÁ
CỦA CÔNG TY THUỐC LÁ BẮC SƠN



CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY




HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là trung thực, nghiêm túc chưa được
công bố và sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin trích dẫn trong luận
văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả


Nguyễn ðại Hải





















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn Thạc sỹ, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết cho phép tôi cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn - Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt khoá học Thạc sỹ này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng
dẫn Tiến sỹ.Vũ Thị Phương Thụy, các thầy cô trong bộ môn Tài nguyên và môi
trường – Khoa kinh tế và phát triển nông thôn - Trường đại học Nông Nghiệp Hà
Nội đã tận tình đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty thuốc lá Bắc Sơn, các cơ quan, tổ chức
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã hỗ trợ,
giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tác giả


Nguyễn ðại Hải







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế


iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan
i

Lời cảm ơn
ii

Mục lục
iii

Danh mục các từ viết tắt
vi

Danh mục bảng
vii

PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ
1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
3

1.2.1 Mục tiêu chung

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
4

PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
5

2.1 Cơ sở lý luận về chiến lược PTSXKD sản phẩm thuốc lá của
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
5

2.1.1 Các khái niệm về phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm của
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
5

2.1.2 Nội dung và trình tự xây dựng chiến lược SXKD của doanh
nghiệp
9

2.1.3 Nội dung nghiên cứu chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh

sản phẩm thuốc lá
18

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển sản xuất kinh
doanh sản phẩm thuốc lá
22

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

iv

2.2 Cơ sở thực tiễn nghiên cứu đề tài
29

2.2.1 Một số chiến lược kinh doanh trong nước
29

2.2.2 Thực tiễn và kinh nghiệm rút ra từ phát triển chiến lược sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới
35

2.2.3 Tổng quan về phát triển sản xuất kinh doanh thuốc lá ở Việt Nam
38

PHẦN III: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
44

3.1 Giới thiệu khái quát về Công ty thuốc lá Bắc Sơn
44


3.1.1 Giới thiệu về Công ty
44

3.1.2 Điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty
51

3.2 Phương pháp nghiên cứu
59

3.2.1 Phương pháp chọn điểm, thu thập tài liệu
59

3.2.2 Các phương pháp phân tích
62

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
65

3.3.1 Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất thuốc lá nguyên liệu
65

3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả tiêu thụ và kinh doanh
66

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
68

4.1 Khái quát tình hình xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh
doanh của Công ty thuốc lá Bắc Sơn

68

4.1.1 Các cơ sở, điều kiện xây dựng chiến lược sản xuất sản phẩm
thuốc lá của công ty thuốc lá Bắc Sơn
68

4.1.2 Tình hình và nội dung xây dựng chiến lược phát triển SXKD sản
phẩm thuốc lá trong thời gian qua.
73

4.2 Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển sản xuất kinh
doanh sản phẩm thuốc lá của Công ty thời gian qua
78

4.2.1 Đánh giá tình hình thực hiện phát triển sản xuất sản phẩm thuốc
lá của Công ty
78

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

v

4.2.2 Đánh giá tình hình thực hiện phát triển kinh doanh tiêu thụ sản
phẩm của Công ty
91

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền chiến lược phát triển sản
xuất kinh doanh sản phẩm thuốc của Công ty
95


4.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong công ty
95

4.3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của các yêu tố bên ngoài công ty.
105

4.3.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất kinh
doanh của Công ty.
107

4.3.3 Những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức của công ty.
108

4.4 Hoàn thiện chiến lược và giải pháp chủ yếu phát triển SXKD của
công ty.
113

4.4.1 Hoàn thiện chiến lược phát triển SXKD sản phẩm thuôc lá của
công ty
113

4.4.2 Giải pháp phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
125

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
132

5.1 Kết luận
132


5.2 Kiến nghị
133

TÀI LIỆU THAM KHẢO
135


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SXKD : Sản xuất kinh doanh
CLPTSXKD: Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh
DN : Doanh nghiệp
KCN : Khu công nghiêp.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân

KT-XH : Kinh tế xã hội
XNK : Xuất nhập khẩu
LN : Lợi nhuận
DT : Lợi nhuận
CP : Chi phí
VLĐ : Vốn lưu động
CSH : Chủ sở hữu
HTK : Hàng tồn kho
SXTL : Sản xuất thuốc lá
TCT : Tổng công ty

CC : Cơ cấu
GT : Giá trị
SL : Sản lượng
TSCĐ : Tài sản cố định
KH : Khấu hao
BQ : Bình quân
PC : Phân xưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Thay đổi chiến lược tăng trưởng tập trung
16

2.2 Danh mục đối thủ cạnh tranh trong nước
26

3.1 Cơ cấu lao động của công ty đến 31/12/2012
51

3.2 Cơ cấu lao động của công ty thuốc lá Bắc Sơn theo trình độ đào tạo.
53

3.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty
55


3.4 Một số chỉ tiêu kết quả SXKD của công ty, 2010 – 2012
57

3.5 Phân bố số lượng mẫu điều tra
61

4.1 Danh mục sản phẩm cạnh tranh của công ty
72

4.2 Kế hoạch đầu tư thu mua nguyên liệu của công ty
75

4.3 Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của công ty
77

4.4 Tình hình thực hiện thực hiện phát triển vùng nguyên liệu theo
chiến lược đầu tư trực tiếp và gián tiếp của công ty trên địa bàn.
80

4.5 Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu theo
chiến lược đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
81

4.6 Tình hình chất lượng lao động của công ty
83

4.7 Tình hình sử dụng lao động của công ty, 2010 - 2012
84


4.8 Kết quả sản lượng sản phẩm sản xuất của Công ty, 2010 – 2012
86

4.9 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm của công ty,
2010 - 2012
87

4.10 Phân loại sản phẩm theo chất lượng của Công ty, 2010 – 2012
88

4.11 Tình hình sản xuất sản phẩm theo chất lượng công ty
89

4.12 Kết quả sản lượng sản xuất theo nhãn hiệu sản phẩm của Công
ty, 2010 – 2012
90

4.13 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm theo nhãn hiệu
của công ty, 2010 - 2012
91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

viii
4.14 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo nhóm mặt hàng của công ty
92

4.15 Tình hình thực hiện phát triển sản xuất sản phẩm của công ty
93


4.17 Tình hình thực hiện phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm
của công ty
95

4.18 Đầu tư sản xuất theo yếu tố chi phí của Công ty 2010-2012
97

4.19 Giá thành một đơn vị sản phẩm của Công ty 2010 – 2012
97

4.20 Tình hình thực hiện chi phí sản xuất của công ty, 2010 - 2012
98

4.21 Tình hình đầu tư vốn mở rộng sản xuất, 2010-2012 theo giá trị
nguyên giá
100

4.22 Một số thiết bị sản xuất thuốc lá của công ty đến năm 2012.
102

4.23 Tình hình tài sản của Công ty
103

4.24 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty
113

4.25 Kế hoạch thu hút và sử dụng lao động của công ty
117

4.26 Kế hoạch đầu tư thiết bị sản xuất thuốc lá của công ty

120







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

1

PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Trên thương trường, bất kể doanh nghiệp nào cũng đều phải tự quyết định
con đường phát triển cho riêng mình, hoặc doanh nghiệp tồn tại và phát triển, hoặc
sẽ tụt hậu và dần bị loại bỏ ra khỏi vũng xoáy của nền kinh tế thị trường - Đặc biệt
là trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay. Trong quá trình chuyển đổi cơ
chế quản lý kinh tế đó, không ít các doanh nghiệp tỏ ra lúng túng, làm ăn thua lỗ,
thậm chí đi tới phá sản. Ở cuộc chiến thương trường tuy không nhìn thấy khói lửa
mịt mùng, song sự tàn khốc đó rất ghê ghớm. Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp ra
kinh doanh từ một số vốn ít ỏi, sau những bỡ ngỡ ban đầu họ đó dần thích ứng được
với cơ chế thị trường và nhanh chóng thành đạt, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Để đạt được điều đó thì doanh nghiệp phải biết tận dụng các cơ hội và xây
dựng được chiến lược kinh doanh cho mình sát thực tế, đạt hiệu quả. Nếu chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp
bảo tồn được nguồn vốn và phát triển lâu dài, bền vững. Ở nước ta, từ khi chuyển
sang nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đó bắt đầu phân
cực. Một số thích ứng với cơ chế mới, xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng

đắn và nhanh chóng phất lên. Ngược lại, nhiều người tỏ ra lúng túng không tỡm
được lối thoát, dẫn đến làm ăn ngày càng thua lỗ. Vỡ thế trong nền kinh tế thị
trường, nếu doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh hoặc xây dựng chiến
lược kinh doanh sai lầm thì chắc chắn sẽ thất bại.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, loại trừ những yếu tố may rủi, ngẫu
nhiên; sự tồn tại và thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp đều phụ thuộc
trước hết vào tính đúng đắn của chiến lược kinh doanh đó được vạch ra và thực thi
tốt các chiến lược đó. Việc xác định đúng hướng đi sẽ khuyến khích các lãnh đạo và
nhân viên làm tốt phần việc của mình trong ngắn hạn cũng như mục tiêu dài hạn của
doanh nghiệp. Ngoài ra, tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh là biểu hiện mối quan
hệ giữa sử dụng các nguồn lực tài nguyên và mục tiêu của doanh nghiệp với thị
trường, trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi, cần nhanh chóng tạo ra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

2

những cơ hội tìm kiếm lợi nhuận. Những việc làm đó đầy cạm bẫy và rủi ro. Chính
vì vậy, chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội
kinh doanh ngay từ khi chúng vừa xuất hiện và giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt
động trên thương trường. Việc phân tích, dự báo chính xác các điều kiện của môi
trường kinh doanh trong tương lai sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng
tốt các cơ hội, đồng thời có thể giảm bớt các nguy cơ liên quan đến điều kiện của
môi trường. Nhờ vận dụng kinh doanh theo chiến lược, các doanh nghiệp có thể
thực thi các quyết định của mình phự hợp với điều kiện của môi trường và làm chủ
các diễn biến trên thị trường. Mối quan hệ giữa một bên là tài nguyên, nguồn lực và
mục tiêu của doanh nghiệp với bên kia là các cơ hội của thị trường được thể hiện
một cách khăng khít và chặt chẽ trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh không nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể, chi tiết như một kế
hoạch mà nó được xây dựng trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có một cái nhỡn tổng thể về bản thõn mỡnh cũng

như về môi trường kinh doanh bên ngoài để hình thành nên các mục tiêu chiến lược
và các chính sách, các giải pháp thực hiện thành công các mục tiêu đó.
Hiện nay các sản phẩm chủ yếu của nhà máy là: Vinataba, Bắc Sơn, Aroma,
Sunny, Model, Hello, D’rao, Dambri, Blucky, Bayleaf được sản xuất trên dây
truyền hiện đại của Anh quốc và cộng hòa liên bang Đức đảm bảo chất lượng ổn
định, mùi vị đặc trưng, độc đáo, mẫu mã bao bì đẹp, đáp ứng nhu cầu ngày cành cao
của thị trường và người tiêu dung, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước, góp
phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế.
Doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thi trường trong hội nhập kinh
tế thế giới phải xác định những mục tiêu và chiến lược cụ thể, để có thể sản xuất
kinh doanh ổn định, tồn tại và phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của bản thân doanh
nghiệp mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Đặc biệt là trong xu thế
hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh
tế, không ít các doanh nghiệp tỏ ra lúng túng, làm ăn thua lỗ, thậm chí đi tới phá
sản. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì Công ty thuốc lá Bắc Sơn chịu sự biến
Hc vin Nụng nghip Vit Nam Lun vn thc s Khoa hc Kinh t

3

ng thng xuyờn ca mụi trng kinh doanh õy l c hi ca doanh nghip
nhng cng l thỏch thc ln i vi Cụng ty, khin cho Cụng ty luụn phi t ra
chin lc phỏt trin th trng tn ti v phỏt trin doanh nghip. T ú Cụng
ty cn cú cỏc chớnh sỏch, chin lc kinh doanh khoa hc, cú tớnh cnh tranh cao
cho sn phm nhm mc tiờu hn ch mc thp nht ri ro trong SXKD, nú cú ý
ngha c bit quan trng i vi s phỏt trin ca Cụng ty nõng cao hiu qu
v kh nng cnh tranh ca doanh nghip. Xut pht t lý do trờn tụi chn ti:
Nghiờn cu chin lc phỏt trin sn xut kinh doanh sn phm thuc lỏ ca
Cụng ty thuc lỏ Bc Sn
1.2 Mc tiờu nghiờn cu

1.2.1. Mc tiờu chung
ỏnh giỏ tỡnh hỡnh xõy dng v thc chin lc phỏt trin sn xut kinh
doanh sn phm ca Cụng ty thuc lỏ Bc Sn. T ú hon thin chin lc phỏt
trin sn xut kinh doanh v gii phỏp ch yu thc hin CLPTSXKD sn phm ca
Cụng ty thuc lỏ Bc Sn. Gúp phn ỏp ng yờu cu th trng v tng thu nhp
cho cỏn b cụng nhõn viờn ca Cụng ty.
1.2.2 Mc tiờu c th
- C s lý lun v thc tin v chin lc phỏt trin sn xut kinh doanh sn phm
ca doanh nghip sn xut kinh doanh.
- ỏnh giỏ tỡnh hỡnh xõy dng v thc hin chin lc phỏt trin sn xut kinh
doanh ca Cụng ty nhng nm qua ng thi phỏt hin nhng nguyờn nhõn lm hn ch
thc hin chin lc kinh doanh sn phm thuc lỏ ca Cụng ty thi gian qua.
- xut nh hng phỏt trin hon thin chin lc v a ra cỏc gii phỏt
kinh t cho cụng ty trong thi gian ti.
* Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu đề tài.
- Cú nhng c s lý lun no cho vic phỏt trin sn xut kinh doanh sn
phm thuc lỏ ca Cụng ty?
- Xỏc nh chin lc phỏt trin sn xut kinh doanh sn phm thuc lỏ ca
Cụng ty l gỡ? Xõy dng v thc hin chin lc phỏt trin sn xut kinh doanh sn
phm thuc lỏ ca Cụng ty nh th no?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

4

- Mục tiêu của chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm thuốc lá
của Công ty như thế nào?
- Kế hoạch chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm thuốc lá của
Công ty như thế nào?
-Hệ thống biện pháp chủ yếu nào giúp cho việc thực hiện chiến lược phát
triển sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao ?

1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm của
Công ty thuốc lá Bắc Sơn
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về nội dung
- Nghiên cứu những nội dung, lý luận, thực trạng, yếu tố ảnh hưởng về chiến
lược phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm thuốc lá VINATABA của Công ty
thuốc lá Bắc Sơn
- Đánh giá chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm thuốc lá của
Công ty và chính sách hỗ trợ phát triển tiêu thụ sản phẩm mà Công ty thuốc lá Bắc
Sơn đang áp dụng trên thị trường hiện nay.
- Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh sản
phẩm thuốc lá của công ty thuốc lá Bắc Sơn qua.
- Đề xuất những giải pháp cho chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh sản
phẩm của Công ty thuốc lá Bắc Sơn.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Luận văn được thực hiện tại công ty thuốc lá Bắc Sơn tỉnh Bắc Ninh
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
Đánh giá chiến lược phát triển marketing sản phẩm thuốc lá vinataba của
công ty thuốc lá Bắc Sơn ( từ năm 2010 đến năm 2012 )
+ Số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ năm 2010 – 2012
+ Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 04/2012 đến tháng10/ 2013 tại các
phòng ban như: Phòng kinh doanh công ty, các phân xưởng sản xuất sản phẩm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

5

PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


2.1. Cơ sở lý luận về chiến lược PTSXKD sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh
2.1.1. Các khái niệm về phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm của doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh
2.1.1.1 Các khái niệm
Thuật ngữ chiến lược được khái niệm theo nhiều cách khác nhau; Song theo
nghĩa thông thường, chiến lược (xuất phát từ gốc từ Hy Lạp là strategos) là một
thuật ngữ quân sự dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bổ lực lượng với mục tiêu
đánh thắng kẻ thù. Carl von Clausewitz- Nhà binh pháp của thế kỷ 19 đã mô tả
chiến lược là “lập kế hoạch chiến tranh và hoạch định các chiến dịch tác chiến.
Những chiến dịch ấy sẽ quyết định tham gia của từng cá nhân”. Gần đây hơn, sử gia
Edward Mead Earle đã mô tả chiến lược là ‘‘nghệ thuật kiểm soát và dùng nguồn
lực của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia nhằm mục đích đảm bảo và
gia tăng hiệu quả cho quyền lợi thiết yếu của mình’’
Ngày nay, các tổ chức kinh doanh cũng áp dụng khái niệm chiến
lược tương tự như trong lĩnh vực quân sự, khái niệm chiến lược cũng được
sử dụng trong lĩnh vực kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô, có nhiều định nghĩa
khác nhau về chiến lược.
Theo Alferd (Đại học Hazard) “Chiến lược bao hàm việc ấn định các
mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức tiến
hành hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực
hiện các mục tiêu đó”.
Sammen.B.Quinn (Đại học Darmouth) “Chiến lược là một dạng thức
hoặc kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và trình tự hành
động thành một tổng thể kết dính lại với nhau”.
Còn William Glucek- Businesspolicy & strategic managent lại coi
“chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

6


hợp được thiết kế để đảm đảo đảm rằng các mục tiêu cơ bản của doanh
nghiệp sẽ được thực hiện” .
“Nhiều nhà khoa học Trung Quốc cho rằng chiến lược là những
mưu tính và quyết sách đối với những vấn đề trọng đại có tính chất toàn
cục và lâu dài’’
Phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Là sự gia tăng về số
lượng và chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh nhưng phải đảm bảo yêu cầu phát triển ổn định và bền vững. Nghĩa là sự mở
rộng quy mô doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
Phát triển doanh nghiệp ở mức độ thấp, trong đó cơ cấu doanh nghiệp chưa có sự
thay đổi lớn như: mở rộng quy mô sản xuất (thêm dây chuyền sản xuất, thêm mạng
lưới cung ứng và các điểm bán hàng, tuyển thêm lao động, phát triển thêm một số sản
phẩm mới nhưng tính chất công nghệ về cơ bản là không đổi); thâm nhập vào một số
thị trường mới, có vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp cùng ngành hàng ở khu
vực và trong nước. Phát triển ở mức độ cao là sự lớn mạnh của doanh nghiệp, trong
đó có sự biến đổi to lớn về cấu trúc doanh nghiệp (về quy mô, về trình độ công nghệ
sản xuất, về thị trường cạnh tranh, ). Các hình thức phát triển doanh nghiệp: cải tiến,
nâng cao chất lượng sản phẩm; mở rộng quy mô sản xuất; mở rộng phạm vi thị
trường; tổ chức lại sản xuất theo hướng đưa công nghệ mới (thực hiện các yếu tố kinh
tế tri thức); mở rộng thêm doanh nghiệp mới; sáp nhập thêm doanh nghiệp khác để
mở rộng quy mô; đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực.[6]
Phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài đạt mục tiêu về lợi
nhuận mà còn phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì việc phát triển đó mới
bền vững. Có nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng có thể hiểu
theo cách như sau “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh
trình ñộ lợi dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực, tiền vốn) ñể ñạt ñược mục tiêu
xác ñịnh. Trình ñộ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể ñược ñánh giá trong mối quan
hệ với kết quả tạo ra ñể xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác ñịnh có thể tạo ra
kết quả ở mức ñộ”[6]. Hiệu quả phản ánh mặt chất lượng các hoạt động, trình độ lợi

dụng các nguồn lực trong sự vận động không ngừng của các quá trình, không phụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

7

thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố.
• Ý nghĩa phát triển sản xuất kinh doanh của DN
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đồng nghĩa với phát triển doanh nghiệp. Phát triển sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, như:
- Phát triển sản xuất kinh doanh là nhu cầu bản thân mỗi doanh nghiệp.
Thông qua quá trình tổ chức và sản xuất kinh doanh sẽ đáp ứng nhu cầu cho xã hội
đồng thời nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp về lợi nhuận và sự gia tăng giá
trị của doanh nghiệp. Phát triển doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu và là mục
tiêu của doanh nghiệp và mọi nền kinh tế.
- Phát triển sản xuất kinh doanh là sự gia tăng về lợi nhuận cho doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện tái sản xuất, mở rộng quy mô của doanh
nghiệp, nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện nhiệm vụ xã hội và phát
triển đất nước.
- Phát triển sản xuất kinh doanh sẽ giúp việc đáp ứng nhu cầu về hàng hoá,
dịch vụ tốt hơn, sản phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại mẫu mã, Chất lượng
cũng như số lượng sản phẩm được gia tăng hơn từ đó làm cho sức cạnh tranh và uy
tín của doanh nghiệp được nâng cao hơn.
- Phát triển sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sẽ trực tiếp làm tăng của
cải vật chất cho xã hội, nghĩa là đồng thời làm tăng GDP cho đất nước.
Sự phát triển của doanh nghiệp không những có ý nghĩa vô cùng quan trọng
với chính bản thân doanh nghiệp mà còn với cả nền kinh tế. Đặc biệt, đối với nước
ta, nông nghiệp vẫn là một ngành chủ yếu, đồng thời, thực tế cho thấy tình hình phát
triển kinh tế địa phương tỷ lệ thuận với số lượng doanh nghiệp tại địa phương. Để
phát triển nông thôn, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, việc phát triển thêm

nhiều doanh nghiệp ở nông thôn là rất cấp bách. Cụ thể:
- Phát triển doanh nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp giúp giải phóng mọi
tiềm năng của lực lượng sản xuất, phát triển nông thôn bền vững: vừa phát triển
kinh tế vừa bảo vệ và phát triển môi trường; vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo
công bằng xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

8

- Phát triển doanh nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp là nhằm tạo ra thật
nhiều việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, không chỉ thiếu việc
làm trong thời gian nông nhàn (còn đến 30 – 40% thời gian lao động). Cấp bách
nhất là ở những vùng nông dân không còn đất canh tác, do bị thu hồi. Vấn đề này
lại càng bức bách vì nhiều nông dân, sau khi tiêu hết số tiền được đền bù vào việc
xây nhà, mua sắm tiện nghi sinh hoạt, thì di chuyển vào thành phố để tìm việc làm
tạo ra sức ép rất lớn về mặt xã hội. Thực tế cho thấy, giúp nông dân thoát nghèo
không chỉ bằng những đồng tiền cứu trợ theo cách “ thực hiện trách nhiệm xã hội”
của doanh nghiệp – dù rằng đây là sự trân trọng, mà giải pháp căn cơ nhất vẫn là
tìm cho họ việc làm, để họ tự vươn lên làm giàu bằng tài năng, trí tuệ của họ.
2.1.1.2 Vai trò chiến lược sản xuất kinh doanh sản phẩm của doanh ngiệp
a. Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh
CLKD đem lại thắng lợi cho doanh nghiệp: Lịch sử kinh doanh trên thế giới đó
từng chứng kiến không ít các doanh nghiệp bước vào kinh doanh từ một số vốn ít ỏi,
nhưng họ đó nhanh chóng thành đạt, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác nhờ có được
chiến lược kinh doanh hiệu quả.
CLKD thích hợp giúp bảo tồn nguồn vốn và phát triển kinh doanh: Sự nghiệt
ngã của thị trường đó từng ngốn mất tài sản, vốn liếng của nhiều doanh nghiệp nhảy
vào kinh doanh mà không có chiến lược kinh doanh hoặc chiến lược kinh doanh không
sát thực tế.
CLKD thích hợp làm cho doanh nghiệp thích ứng với thị trường: Ở nước ta, từ

khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, các
doanh nghiệp đó bắt đầu phân cực: Một số thích ứng với cơ chế mới, xây dựng được
chiến lược kinh doanh đúng đắn và nhanh chóng phất lên. Ngược lại, nhiều doanh
nghiệp tỏ ra lúng túng không tìm được lối thoát, dẫn đến làm ăn ngày càng thua lỗ. Vỡ
thế trong nền kinh tế thị trường, nếu doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh
hoặc chiến lược kinh doanh chưa phù hợp thì chắc chắn về lõu dài sẽ thất bại.
b. Lợi ích của chiến lược kinh doanh
- Các định hướng đúng đắn và thực hiện tốt chiến lược đó đề ra
Trong hoạt động kinh doanh, loại trừ các yếu tố may rủi, ngẫu nhiên, sự tồn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

9

tại và thành công của doanh nghiệp đều phụ thuộc trước hết vào tính sát thực và phù
hợp của chiến lược kinh doanh đó được vạch ra và thực thi tốt các chiến lược đó.
- Xác định đúng hướng đi
Xác định đúng hướng đi là yếu tố cơ bản, quan trọng đảm bảo sự thành công
của doanh nghiệp. Hướng đi đúng sẽ khuyến khích các lãnh đạo và nhân viên làm tốt
phần việc của mình trong kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.
- Tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh
Tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh là biểu hiện mối quan hệ giữa sử dụng
các nguồn lực tài nguyên và mục tiêu của doanh nghiệp với thị trường. Trong điều
kiện kinh doanh biến đổi, cần nhanh chóng tìm ra những cơ hội tìm kiếm lợi nhuận,
nhưng việc làm này cũng đầy cạm bẫy và rủi ro. Chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho
doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh ngay từ khi chúng vừa xuất
hiện và giảm bớt rủi ro trên thương trường.
- Giảm bớt rủi ro trong môi trường kinh doanh
Có chiến lược kinh doanh đúng sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp giảm thiểu
các rủi ro trong kinh doanh. Việc phân tích, dự báo tương đối chính xác các điều
kiện của môi trường kinh doanh trong tương lai sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp nắm

bắt tận dụng tốt các cơ hội, đồng thời có thể giảm bớt các nguy cơ có liên quan đến
điều kiện môi trường.
- Làm chủ được những thay đổi
Nhờ vận dụng kinh doanh theo chiến lược, các doanh nghiệp có thể thực thi
các quyết định của mình phự hợp với kiều kiện thực tế. Mối quan hệ giữa một bên
là tài nguyên, nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp với một bên là các cơ hội thị
trường được thể hiện một cách khăng khít và chặt chẽ trong suốt quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp.
Trên thế giới, chiến lược kinh doanh đó có từ lâu và được khẳng định. Đó là
quá trình phát triển tất yếu của việc quản trị chiến lược kinh doanh.
2.1.2 Nội dung và trình tự xây dựng chiến lược SXKD của doanh nghiệp
2.1.2.1 Nội dung chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh thường được xuất phát từ những kế hoạch và những kế
hoạch này thường được triển khai trong ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. Để một
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

10
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đũi hỏi doanh nghiệp đó phải xác định được cho
mình những phương hướng, chính sách và những mục tiêu cụ thể cần đạt được
trong khoảng thời gian dài. Đây được xem là những chiến lược phát triển của doanh
nghiệp vì vậy mỗi chiến lược thường có đặc điểm:
- Hoạch định chiến lược là phác thảo khuôn khổ cho các hoạt động kinh
doanh dài hạn của doanh nghiệp trong tương lai, dựa trên cơ sở các thông tin thu
thập được qua quá trình phân tích và dự báo. Do vậy, sự sai lệch giữa các mục tiêu
định hướng và khuôn khổ phác thảo chiến lược ban đầu với hình ảnh kinh doanh
đang diễn ra trong thực tế là chắc chắn, sẽ có sự xem xét tính hợp lý và điều chỉnh
các mục tiêu ban đầu cho phù hợp với các biến động của môi trường và điều kiện
kinh doanh đó thay đổi phải là việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp trong
quá trình tổ chức kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh luôn luôn tập trung về ban lãnh đạo công ty hoặc thậm

chí về những người đứng đầu công ty để đưa ra quyết định những vấn đề lớn, quan
trọng đối với công ty. Chiến lược chung toàn công ty đề cập tới những vấn đề như:
+ Các mục tiêu cơ bản của công ty là gì?
+ Công ty hiện đang tham gia những lĩnh vực kinh doanh nào?
+ Liệu có rút lui hoặc tham gia một ngành kinh doanh nào đó không ? Chiến
lược chung phải được ban lãnh đạo cao nhất của công ty thông qua.
- Chiến lược kinh doanh luôn luôn xây dựng trên cơ sở các lợi thế so sánh
với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bởi vỡ kế hoạch hoỏ chiến lược mang
bản chất động và tấn công, chủ động tận dụng thời cơ, điểm mạnh của mình để hạn
chế rủi ro và điểm yếu, cho nên tất yếu là phải xác định chính xác điểm mạnh của ta
so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Muốn vậy phải đánh giá đúng thực trạng
của công ty mỡnh trong mối liên hệ với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó.
- Chiến lược kinh doanh luôn xây dựng cho những ngành nghề kinh doanh
trong những lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hoá truyền thống và thế mạnh của
công ty. Phương án kinh doanh của công ty được xây dựng trên cơ sở kết hợp
chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản xuất kinh doanh và kinh doanh tổng hợp. Mỗi
chiến lược đều hoạch định tương lai phát triển của tổ chức, có thể chia chiến lược
kinh doanh làm hai cấp, chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

11
* Chiến lược tổng quát (chiến lược cấp Công ty) : là chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp vạch ra mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong khoảng thời
gian dài, chiến lược tổng quát quyết định những vấn đề sống cũn của doanh nghiệp.
Chiến lược tổng quát tập trung vào các mục tiêu sau [3]
- Tăng khả năng sinh lời: Tối đa hoá lợi nhuận với mức chi phí thấp nhất,
mục tiêu tỷ lệ sinh lợi của đồng vốn và tỷ lệ lợi nhuận càng cao càng tốt phải là mục
tiêu tổng quát của mọi doanh nghiệp.
- Tạo thế lực trên thị trường: Thế lực trên thị trường của doanh nghiệp
thường được đo bằng thị trường mà doanh nghiệp kiểm soát được; tỷ trọng hàng

hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp so với tổng cung về hàng hoá, dịch vụ đó trên thị
trường, khả năng tài chính, khả năng liên doanh, liên kết trong, ngoài nước, mức độ
phụ thuộc của các doanh nghiệp khác vào doanh nghiệp, uy tín tiếng tăm của doanh
nghiệp đối với khách hàng.
- ðảm bảo an toàn trong kinh doanh: Kinh doanh luôn gắn liền với may rủi,
chiến lược kinh doanh càng táo bạo cạnh tranh càng khốc liệt thỡ khả năng thu lợi
nhuận càng lớn, rủi ro càng cao. Rủi ro là sự bất chắc không mong đợi nhưng các
nhà chiến lược khi xây dựng chiến lược chấp nhận nó thì sẽ tìm cách ngăn ngừa, né
tránh, hạn chế nếu có chính sách phòng ngừa tốt thì thiệt hại sẽ ở mức thấp nhất.
* Chiến lược bộ phận: là các chiến lược chức năng bao gồm: chiến lược
thương mại, chiến lược tài chính, chiến lược sản xuất, chiến lược xã hội, chiến lược
công nghệ, chiến lược mua sắm, chiến lược marketing :
- Chiến lược thương mại: Tập hợp các chính sách dài hạn nhằm xác định vị
trí của các doanh nghiệp trên thị trường.
- Chiến lược tài chính: là tập hợp các chính sách nhằm đảm bảo sự phù hợp
giữa nhu cầu tài chính để theo đuổi các mục tiêu thương mại với những điều kiện
đặt ra bởi thị trường vốn.
- Chiến lược sản xuất: là tập hợp cỏc chớnh sỏch nhằm xác định loại sản
phẩm cần sản xuất, số lượng sản phẩm từng loại và phân bổ phương tiện hay các
nguồn sản xuất để sản xuất một cách có hiệu quả sản phẩm cung cấp cho thị trường.
- Chiến lược xã hội: là tập hợp các chính sách xác lập hành vi của doanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

12
nghiệp đối với thị trường lao động, nói rộng lớn hơn là đối với môi trường kinh tế
xã hội và văn hoá.
- Chiến lược ñổi mới công nghệ: là tập hợp các chính sách nhằm nghiên cứu
phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới và hoàn thiện các sản phẩm hiện hành cũng
như các phương pháp công nghệ đang sử dụng.
- Chiến lược mua sắm và hậu cần: là tập hợp các chính sách nhằm đảm bảo

cho doanh nghiệp “mua tốt” và sử dụng hợp lý các nguồn vật chất từ khâu mua sắm
đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện hành cũng như các phương pháp công nghệ
đang sử dụng.
Các chiến lược này tác động qua lại với nhau, chiến lược này là tiền đề để
xây dựng chiến lược kia và thực hiện một chiến lược sẽ ảnh hưởng đến việc thực
hiện các chiến lược còn lại.
Chiến lược tổng quát hay chiến lược bộ phận liên kết với nhau thành một
chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh của doanh nghiệp:












Sơ ñồ 2.1: Mối quan hệ giữa chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận

2.2.1.2 Trình tự xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp
a , Xây dựng chiến lược theo phân cấp quản lý
Theo phân cấp quản lý doanh nghiệp: Chia thành chiến lược kinh doanh tổng
quát (cấp công ty) và chiến lược kinh doanh của các bộ phận chức năng trực thuộc
công ty.
Tạo thế lực trên thị
trường



Tối ña hóa lợi nhuận

Bảo ñảm an toàn trong
kinh doanh


Chiến lược tổng quát


Chiến lược bộ phận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

13
- Chiến lược kinh doanh cấp công ty: Là chiến lược tổng thể đề cập đến vấn
đề ngành kinh doanh nào cần tiếp tục, ngành kinh doanh nào cần loại bỏ, ngành
kinh doanh mới nào cần đầu tư mới tham gia.
- Chiến lược kinh doanh của các bộ phận chức năng của đơn vị trực thuộc
công ty. Trên cơ sở chiến lược của công ty, các đơn vị trực thuộc và các cơ quan
chức năng các cấp cần cụ thể hoá chiến lược của cấp mình quản lí.
b , Trình tự xây dựng chiến lược kinh doanh
ðể xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp, ta cần phải
xác định một số vấn đề sau:
Một là xác ñịnh chủ trương: Trong giai đọan hiện tại, căn cứ vào các kết quả
điều tra cơ bản về tình hình thị trường đối với các mặt hàng mà công ty đang kinh
doanh, để xác định chiến lược tổng thể cho quá trình sản xuất kinh doanh của công
ty đang kinh cần đạt tới Từ khâu đầu vào => Sản xuất => Chế biến => Đóng gói
=> Tiêu thụ sản phẩm.
Cần dự đoán những biến đổi quốc tế và nội tại có thể xảy ra mà xác định nhu

cầu thị trường, nhu cầu vốn đầu tư, cơ cấu sản phẩm đầu tư và vùng thị trường cung
ứng đối với từng sản phẩm của công ty.
Hai là xác ñịnh phương hướng, mục tiêu:
Trong giai đoạn này là cụ thể hoá kết quả nghiên cứu kinh doanh của giai
đoạn trước bằng các chỉ tiêu tổng hợp về những vấn đề cần xây dựng như cơ cấu
sản phẩm, thị trường, giá cả, phân phối, nguồn vốn đầu tư, nhân sự [4]; Tính toán
theo phương pháp cân đối dự báo để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đề ra.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tiến hành tổng hợp, liên kết các kết quả theo những
căn cứ có khoa học để xác định các chỉ tiêu tổng hợp của chiến lược kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh sẽ được cụ thể hoá thành những kế hoạch dài hạn (thường là
05 năm) để làm khung cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.
Ba là các biện pháp thực hiện mục tiêu: Từ những nghiên cứu phương hướng
sản xuất kinh doanh chủ yếu sẽ xác định các mục tiêu và biện pháp thực hiện. Bằng
phương pháp định lượng sẽ xác định các chỉ tiêu gộp bằng cách gắn vào các chương
trỡnh cú mục tiờu, chương trỡnh kinh doanh cụng ty đang thực hiện. Từ đó lập sơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

14
đồ tổng hợp phân bố lực lượng sản xuất kinh doanh. Đồng thời xác định các biện
pháp cơ bản nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả phát triển công ty như việc
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bố trí sử dụng hợp lý lực lượng lao động, bố trí
cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện cơ chế quản lý tương thích, có hiệu quả,
Khi xây dựng các chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp phải căn cứ vào
những định hướng phát triển kinh tế xã hội, chế độ, chính sách pháp luật của Nhà
nước, kết quả điều tra nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, kết quả phân tích tính
toán, dự báo về nguồn lực mà doanh nghiệp có thể khai thác.
Chiến lược kinh doanh luôn được hoàn thiện và sửa đổi khi có những biến
động lớn về chủ trương và sự thay đổi lớn của tình hình thị trường. Chiến lược kinh
doanh được hình thành thông qua bước nghiên cứu hiện trạng; nhận thức về quan
điểm phát triển của Nhà nước; nhận định về thị trường và đề ra các chính sách phát

triển trong các chiến lược bộ phận.
Có nhiều cách thức được tổng kết để xây dựng chiến lược ở doanh nghiệp.
Tuy nhiên không có quy trình nào được coi là hoàn hảo, cần nghiên cứu hoàn thiện
tiếp. Tuy cách thức tiến hành có khác nhau song nội dung của các quy trình này về
cơ bản là đồng nhất với nhau. Sau đây là quy trình 8 bước hoạch định chiến lược ở
cấp công ty.
Bước 1: Phân tích dự báo về môi trường kinh doanh, trong đó cốt lõi nhất là
phát triển và dự báo về thị trường, doanh nghiệp cần nhận thức rõ các yếu tố của
môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình, đo lường mức độ
chiều hướng ảnh hưởng của chúng.
Bước 2: Tổng hợp kết quả phát triển và dự báo về môi trường kinh doanh.
Các thông tin, kết quả phân tích và dự báo cần được xác định theo hai hướng có thể
xảy ra trong môi trường kinh doanh.
- Thời cơ, cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh
- Rủi ro, cạm bẫy, đe doạ.
Bước 3: Phân tích và đánh giá tình trạng của doanh nghiệp. Nội dung đánh
giá cần bảo đảm tính toàn diện, hệ thống song các vần đề cốt yếu cần được tập trung
là hệ thống tổ chức tình hình nhân sự và tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

15
Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích và đánh giá tình trạng doanh nghiệp theo 2
hướng cơ bản :
- Xác định điểm mạnh, điểm lợi thế trong kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định các điểm yếu, bất lợi trong kinh doanh.
Bước 5: Nghiên cứu các quan điểm, mong muốn, ý kiến của những lãnh
đạo trong công ty.
Bước 6: Xác định các mục tiêu chiến lược, các phương án chiến lược.
Bước 7: So sánh đánh giá, lựa chọn phương án chiến lược tối ưu cho
doanh nghiệp, cần đánh giá toàn diện và lựa chọn theo mục tiêu ưu tiên

Bước 8: Chương trình hóa chiến lược đó được lựa chọn và hai công tác
trọng tâm như:
- Cụ thể hoá mục tiêu kinh doanh chiến lược, phương án, dự án
- Xác định các chính sách kinh doanh, các công việc quản trị nhằm
thực hiện chiến lược kinh doanh.










Sơ ñồ 2.2: Quy trình 8 bước xây dựng chiến lược

Việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc
lập các định hướng, các chính sách, các kế hoạch phát triển toàn diện của doanh
nghiệp trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp trong
các điều kiện:
Phân tích và
dự báo về
môi trường
KD

Tổng hợp kết quả
phân tích và dự báo
về môi trường KD


Đánh giá
đúng thực
trạng của DN

Tổng hợp kết quả
đánh giá thực trạng
của doanh nghiệp


c
quan đi
ểm
mong muốn, kỳ
vọng lãnh đạo của
DN

Hình

thành

các

phương

án

chiến

lược
So sánh

đánh
giá và
lựa
chọn
chiến
lược tối
ưu

Xác
định
các
nhiệm
vụ
nhằm
thực
hiện
chiến
lược
lựa
chọn

×